Điện áp định mức của tụ điện là gì

Điện áp định mức là gì? Có khá nhiều người đang thắc mắc vấn đề này. Vì thế hôm nay Minh Tùng sẽ giải đáp cho các bạn về các thông tin này. Nhằm mang tới những thông tin thú vị và bổ ích cho mọi người. Hiểu được những định nghĩa này có thể sẽ giúp bạn trong cuộc sống cũng như công việc đó.

Bài viết liên quan >>

  • Công suất danh định là gì? Vai trò và cách tính công suất định mức UPS
  • Công suất là gì? Công suất tiêu thụ có ý nghĩa như thế nào?
  • Tác dụng của ổn áp là gì và nguyên lý hoạt động của ổn áp

Điện áp định mức (hay còn gọi là điện áp danh định, ký hiệu Uđm hoặc Udd) của lưới điện là điện áp cơ sở để thiết kế và vận hành lưới điện. Điện áp định mức là đại lượng quan trọng nhất của lưới điện. Nó quyết định khả năng tải của lưới điện cũng như kết cấu, thiết bị và giá thành của lưới điện.

Đối với lưới điện có 2 loại điện áp: điện áp dây (giữa 2 dây pha) và điện áp pha (giữa dây pha và dây trung tính hay đất). Điện áp danh định là điện áp dây. Chỉ ở lưới điện hạ áp mới dùng điện áp pha và giá trị điện áp này viết dưới điện áp dây sau dấu phân số.

Các cấp điện áp danh định của lưới điện Việt Nam là:

  • Hạ áp: 0,38 /0,22kV – trực tiếp cấp điện cho các thiết bị dùng điện;
  • Trung áp: 6 – 10 – 15 – 22 – 35kV;
  • Cao ấp: 110 – 220kV;
  • Siêu cao áp 500kV.

Ngoài các mức điện áp trên thì trên thế giới còn dùng các mức điện áp khác 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV. Sở dĩ có nhiều cấp điện áp trung, cao và siêu cao khác nhau là vì lý do kinh tế. Để tải công suất không đổi nếu điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ, chi phí cho cách điện lớn nhưng chi phí liên quan đến dây dẫn nhỏ.

Ngược lại khi điện áp thấp chi phí cho cách điện nhỏ nhưng chi phí liên quan đến dây dẫn lớn, như vậy sẽ có điện áp tối ưu cho mỗi công suất tải và độ dài đường dây. Tuy nhiên trong một hệ thống điện nhất định chỉ sử dụng một số cấp điện áp nhất định.

Đối với cấp điện áp dưới 1000V, khi lựa chọn điện áp ngoài lý do kinh tế còn có lý do an toàn cho người dùng điện, vì thế có nước dùng điện áp 100V cho lưới điện hạ áp.

  • Mỗi cấp điện áp có thể tải được lượng công suất nhất định và hoạt động tốt trong khoảng cách nhất định.
  • Điện áp định mức của máy biến áp, thiết bị phân phối điện và thiết bị dùng điện có giá trị bằng hoặc gần bằng điện áp danh định của lưới điện.
  • Các thiết bị điện được thiết kế theo điện áp này. Ở điện áp định mức, các thiết bị dùng điện tiêu thụ đúng công suất thiết kế.
  • Tham khảo các sản phẩm Bộ lưu điện Minh Tung nếu bạn cần đến >>
  • Bộ lưu điện 6kvA
  • Bộ lưu điện 10kvA

Điện áp vận hành của lưới điện có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức nhưng trong 1 giới hạn cho phép. Giới hạn trên của điện áp vận hành Umax xác định bởi điều kiện an toàn cho cách điện của đường dây điện, đó cũng là điều kiện chọn cách điện khi thiết kế đường dây điện.

Giới hạn max đó là:

  • 6kV < Udđ < 220kV thì Umax = 1,1.Udđ ;
  • Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.

Giới hạn dưới Umin là do điều kiện điều chỉnh điện áp ở các trạm biến áp, điện áp này phải đủ để có thể đạt được điện áp yêu cầu ở đầu ra của biến áp. Giới hạn này cũng khoảng 5 ÷ 10%:

  • Udđ < 220kV thì Umin = 0,9.Udđ ;
  • Udđ = 500kV thì Umin = 0,95.Udđ.

Nếu điện áp ở các nút tải xuống thấp dưới 70% Udđ thì có thể xảy ra hiện tượng sụp đổ điện áp rất nguy hiểm cho lưới điện.

Ở lưới điện hạ áp giới hạn trên và dưới do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.

Nếu lưới điện trung áp cấp điện trực tiếp cho thiết bị dùng điện thì giới hạn điện áp cũng do tiêu chuẩn chất lượng điện áp quyết định.

Dưới đây là khoảng cách an toàn điện hạ thế, trung thế, cao thế từ 6kv, 15kv, 22kv, 35kv, 110kv, 500kv. Bạn cần phải hiểu rõ các thông số này để phục vụ cho công việc của các bạn.

  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật Điện lực được quy định trong bảng sau:

Điện áp Đến 22KV 35kV 66-110KV 220KV Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần Khoảng cách an toàn phóng điện 1,0m 2,0m 1,5m 3,0m 4,0m 6,0m

  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 4 Điều 51 của Luật Điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và được quy định trong bảng sau:

Điện áp Đến 22kV 35KV 66KV 110KV 500KV Khoảng cách an toàn phóng điện 4,0m 4,0m 6,0m 6,0m 8,0m

  • Khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp quy định tại khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 51 của Luật Điện lực là khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ và được quy định trong bảng sau:

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về điện áp định mức là gì? Hi vọng những thông tin này hữu ích cho công việc của bạn sau này. Hãy theo dõi và chia sẻ các bài viết đến bạn bè nếu họ cần nhé.

Một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện là điện áp định mức. Chúng có nhiều ý nghĩa trong các thiết bị và vật dụng tiêu thụ điện. Vậy thực tế điện áp định mức là gì? Bài viết này không chỉ giúp quý khách hiểu hơn về khái niệm này mà còn bật mí thông tin về khoảng cách an toàn điện. Cùng chuyendoitinhieu tìm hiểu ngay các kiến thức quan trọng ngay phía dưới đây nhé! 

Điện áp định mức là gì

Tổng quan về điện áp định mức

1. Điện áp định mức là gì?

Thuật ngữ này có tên gọi khác là điện áp danh định. Hiện được biết đến với ký hiệu là Uđm hoặc Udđ. Thông qua trị số điện áp định mức, người thiết kế điện sẽ căn cứ để tạo nên bộ lưới điện phù hợp. Nhờ đó, quá trình sử dụng thiết bị và vật dụng tiêu thụ điện hiệu quả hơn.

Hiện nay, điện áp định mức là giá trị quyết định khả năng tải của lưới điện. Đặc biệt, kết cấu, thiết bị và mức giá cho các thành phần của lưới điện.

Bạn thường biết đến 2 loại điện áp phổ biến là điện áp dây và điện áp pha. Trong đó:

  • Điện áp dây là phần chênh lệch điện áp giữa 2 dây pha
  • Điện áp dây là phần chênh điện áp giữa dây pha và dây trung tính (hoặc dây tiếp đất).
Đo điện áp đơn giản

2. Các cấp điện áp điển hình

Tại lưới điện Việt Nam, hiện có 4 cấp lưới điện chính gồm:

  • Điện hạ áp với trị số 0.38/0.22 kV. Đây là lưới điện quan trọng khi trực tiếp cấp điện cho các thiết bị sử dụng.
  • Điện áp trung thế với giá trị: 6- 10 – 15 – 22 – 35 kV.
  • Điện cao áp với giá trị từ 110v-220V.
  • Điện áp cao thế với trị số 110-220V.
  • Siêu áp cao cấp với giá trị 500kV.

3. Đặc điểm cấp điện áp trên thế giới

So với lưới điện Việt Nam, điện áp trên thế giới có nhiều mức đa dạng hơn. Xuất hiện thêm bậc điện áp 60 – 150 – 330 – 400 – 750kV. Điều này được giải thích do tính kinh tế và sự khác biệt giữa các cấp điện áp. Thông thường, khi điện áp cao thì dòng điện sẽ nhỏ. Như vậy chi phí cách điện sẽ cao trong khi phí dây dẫn không đáng kể.

Cấp lưới điện dưới 1000V còn có lý do đến từ tính an toàn cho người sử dụng. Đây là lý do có nước  vẫn sử dụng lưới điện 100V.

Đặc điểm cấp điện áp là gì?

Tìm hiểu về điện áp vận hành

Giá trị điện áp vận hành có thể lớn hoặc nhỏ hơn điện áp định mức. Tuy nhiên, chúng thường có một khoảng giá trị giới hạn trong mức cho phép. Trong đó, giới hạn trên được xác định thông qua điều kiện an toàn với đường cách điện bên dưới.

Giá trị Umax thường là Umax= 1,1.Udđ với 6Kv < Udđ , 220Kv. Hoặc Udđ = 500kV thì = l,05.Udđ.

Giới hạn Umin được quyết định bởi điều chỉnh điện áp ở trạm biến áp. Chúng cần đạt mức đủ để đạt được điện áp đầu ra của biến áp. Mức giới hạn cho phép trong khoảng 5 đến 10%.

Umin =0.9 * Udđ khi Udđ <220kV và Umin = 0.95*Udđ khi Udđ= 500 kV.

Hiện tượng sụp đổ điện áp khá nguy hiểm. Chúng xảy ra khi điện áp ở nút tải xuống thấp dưới 70%.

Khoảng cách an toàn điện 

Việc tìm hiểu khoảng cách an toàn điện có nhiều ý nghĩa quan trọng. Chúng đảm bảo lưới điện được thiết lập và lắp đặt đúng theo các quy định Pháp Luật về tính an toàn. Ngoài ra, giảm thiểu các tai nạn điện đáng tiếc xảy ra.

Khoảng cách an toàn điện được quy định rõ ràng

Theo đó, điều khoản 1 điều 51 có quy định rất rõ về khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp. Bạn có thể tham khảo bảng giá trị bên dưới, tương ứng với từng loại dây:

Điện áp <22kV 35kV 66-110kV 220kV
Loại dây Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần Chung
Khoảng an toàn 1.0m 2.0m 1.5m 3.0m 4.0m 6.0m

Điều 51 khoản 4 quy định về khoảng cách an toàn giữa điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ đến công trình lưới điện cao áp. Chúng được thể hiện trong bảng mô tả sau đây:

Giá trị điện áp Đến 22kV 35kV 66kV 110kV 500KV
Khoảng an toàn 4.0m 4.0m 6.0m 6m 8m

Bài viết này đã giúp quý khách hiểu điện áp định mức là gì? Hiểu chính xác thuật ngữ này, bạn sẽ biết cách sử dụng và thiết kế lưới điện hiệu quả. Ngoài ra, biết các quy định an toàn về khoảng cách lưới điện có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nhờ đó đảm bảo tính an toàn trong thi công lưới điện và đáp ứng tiêu chuẩn của Luật pháp Việt Nam.

Video liên quan

Chủ đề