Thi công chức là thi những môn gì năm 2024

Muốn có hợp đồng biên chế, làm việc Nhà nước lâu dài, bạn phải thi công chức. Nhưng thi công chức là gì thì không phải ai cũng hiểu đầy đủ. Hôm nay, Luyện thi 3M công viên chức sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc về vấn đề này.

Công chức là gì?

Trước khi đi sâu vào kì thi công chức, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về khái niệm công chức. Theo Điều 4 Chương I của Luật Cán bộ, công chức, bạn có thể hiểu công chức như sau:

.jpg)

Công chức là người được bầu cử, được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào một ngạch công chức hay người được giao giữ chức vụ thường xuyên trong các cơ quan của nhà nước từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, cấp trung ương. Là công dân Việt Nam trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Từ khái niệm công chức phía trên có thể thấy rằng, thi công chức là thi tuyển dụng vào vị trí việc làm thuộc một ngạch công chức trong các cơ quan của nhà nước từ cấp xã, huyện, tỉnh cho tới cấp trung ương. Không những thế, khi đã trúng tuyển kì thi công chức, người thi có thể trở thành cán bộ. Mặc dù đặc điểm nhận diện cũng giống công chức nhưng cán bộ còn có cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cán bộ cấp xã).

  • Các cán bộ cấp xã là những người được bầu cử để giữ chức vụ theo từng nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy.
  • Cán bộ cấp xã có thể là người người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
  • Cán bộ cấp xã được tuyển dụng để giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thi công chức có mấy vòng?

Theo mục 2 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định, các thí sinh phải thực hiện đầy đủ 2 vòng thi. Đó là:

  • Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung
  • Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

.jpg)

Trong đó, ở vòng 1, các thí sinh sẽ được làm trắc nghiệm trên máy tính. Nếu không có máy tính, thí sinh sẽ được làm bài thi trên giấy. Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung sẽ được chia ra làm 3 phần là:

  • Thi kiến thức chung (60 câu, 60 phút làm bài)
  • Thi ngoại ngữ (30 câu, 30 phút làm bài)
  • Thi tin học (30 câu, 30 phút làm bài)

Còn ở vòng thi môn nghiệp vụ chuyên ngành, tùy thuộc vào từng đơn vị công lập mà hình thức ra đề có thể phụ thuộc 1 trong 3 hình thức thi dưới đây:

  • Phỏng vấn (30 phút)
  • Viết (180 phút)
  • Phỏng vấn và viết (210 phút)

Dù thi theo hình thức nào đi chăng nữa, thang điểm cho vòng 2 vẫn là 100 điểm.

Quy định trúng tuyển công chức

Những người đáp ứng được tất cả các điều kiện dưới đây sẽ được coi là trúng tuyển công chức:

  • Vòng thi thứ 2 (kiến thức chuyên ngành) có số điểm từ 50 trở lên.
  • Nếu thi hình thức Phỏng vấn và Viết thì phải tham dự đủ cả 2 phần, không được bỏ 1 trong 2 phần thi.
  • Tổng điểm thi của vòng 2 và điểm ưu tiên được quy định tại Điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng công chức (nếu có) phải cao hơn khi chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu tuyển dụng công chức.

.jpg)

Trong trường hợp có từ 2 người trở lên đều có tổng điểm bằng nhau và đều ở chỉ tiêu tuyển dụng công chức cuối cùng thì người nào có điểm vòng 2 cao hơn sẽ là người đỗ hợp đồng biên chế.

Điều kiện được thi công chức

Luật Cán bộ, công chức (22/2008/QH12) được Quốc hội ban hành ngày 13/11/2008 đã sửa đổi, bổ sung một số điểm mới về điều kiện thi tuyển công chức. Theo đó, điều 36 mục 2 đã ghi rõ những người đủ điều kiện thi công chức phải đáp ứng được các tiêu chí như sau:

  • Chỉ có một quốc tịch duy nhất và quốc tịch đó là Việt Nam.
  • Độ tuổi từ đủ 18 trở lên.
  • Lý lịch và đơn dự tuyển phải minh bạch và rõ ràng.
  • Phải có đạo đức tốt và phẩm chất chính trị vững vàng.
  • Có đủ sức khỏe thật tốt để đảm nhận nhiệm vụ được giao phó.
  • Sở hữu chứng chỉ và văn bằng phù hợp.
  • Đáp ứng một số điều kiện khác theo yêu cầu của từng vị trí đăng ký dự tuyển.

Lưu ý: Những điều kiện khác ở đây vừa phải phù hợp với khung năng lực việc làm, vừa không được thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được vi phạm pháp luật, không được phân biệt các loại hình đào tạo và bắt buộc đi kèm văn bản báo cáo để nộp cho cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

.jpg)

Những người không đủ điều kiện thi công chức

  • Nơi cư trú không thuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
  • Năng lực hành vi dân sự bị hạn chế hoặc bị mất.
  • Có tiền sử tội phạm.
  • Người đang bị truy cứu về các trách nhiệm hình sự.
  • Bản án đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành.
  • Tòa án chưa xóa án tích hình sự.
  • Người đang bị xử lý hành chính đưa vào các cơ sở giáo dục hoặc cơ sở chữa bệnh.

Thi công chức cần chuẩn bị những gì?

Trước khi làm bài thi, bạn không thể không chuẩn bị một bộ hồ sơ có đầy đủ giấy tờ để nộp cho cơ quan tổ chức tuyển dụng công chức. Cụ thể, các giấy tờ đó bao gồm:

  • Chứng chỉ, văn bằng:

Nếu cơ quan của bạn yêu cầu phải có chứng chỉ hay văn bằng thì hãy chuẩn bị chu đáo từ sớm. Đừng có ý định làm giả giấy tờ vì đó là hành động vi phạm pháp luật. Đặc biệt, chứng chỉ tin học và chứng chỉ tiếng Anh là hai điều kiện bắt buộc khi ứng tuyển nên đừng quên hai loại chứng chỉ này.

.jpg)

  • Ảnh thẻ:

Tùy từng nơi mà họ sẽ yêu cầu kích thước ảnh khác nhau. Có nơi yêu cầu kích cỡ ảnh 3x4, nơi thì ghi kích cỡ ảnh 6x9. Ngay cả phông ảnh cũng phải chú ý. Thường thì các cơ quan nhà nước luôn yêu cầu ảnh chân dung nên phóng ảnh sẽ có màu xanh hoặc màu trắng để tăng tính nghiêm túc. Bên cạnh đó, nhớ chuẩn bị từ hai ảnh trở lên để phòng những trường hợp đáng tiếc như mất ảnh, ảnh bị hỏng, bị rách,.... Ảnh thẻ giúp người nhận hồ sơ xác định được danh tính của người gửi hồ sơ nên đây là thủ tục không thể bỏ qua.

  • Đơn thi dự thi công chức

Bất kể bạn ứng tuyển ở đâu đi chăng nữa, đơn xin ứng tuyển là bắt buộc. Bạn đi xin việc thì nộp đơn xin việc, bạn thi công chức thì bạn phải nộp đơn thi công chức. Nơi gửi chắc chắn là cơ quan và bạn dự định sẽ làm trong tương lai. Mọi thông tin được ghi trên đơn thi công chức phải đảm bảo tính trung thực, chính xác. Hãy cân nhắc khi ghi lý do ứng tuyển hoặc thi tuyển đây sẽ là điểm nhấn trong lá đơn của bạn.

  • Giấy khám sức khỏe

Đối với một số ngành nghề công chức nhất định, các cơ quan sẽ yêu cầu người ứng tuyển phải có đủ sức khỏe để đảm bảo tiến độ công việc. Do đó, giấy khám sức khỏe cũng quan trọng chẳng kém gì những loại giấy tờ còn lại.

  • Giấy tờ tùy thân

Các giấy tờ tùy thân ở đây có thể là: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, tờ photo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân,... Để không phải mất công di chuyển nhiều lần, bạn nên photo công chứng tất cả những loại giấy tờ này kể cả khi cơ quan không yêu cầu. Vì rất có thể sau khi thi xong, bạn đỗ kỳ thi công chức và những cơ quan nhà nước sẽ lại yêu cầu bạn một lần nữa nộp tất cả những loại giấy tờ này.

  • Lệ phí thi

Khi bạn đi thi, ban tổ chức của kỳ thi công chức cũng phải làm việc rất vất vả nên khi bạn đóng lệ phí thi là đang trả công cho họ. Tùy mỗi nơi mà lệ phí thi có thể dao động ở nhiều mức khác nhau.

.jpg)

Số lượng thí sinh đăng ký dự thi sẽ ảnh hưởng đến lệ phí thi. Thí sinh đăng ký càng nhiều thì lệ phí thi càng giảm. Dưới đây là một số tham khảo về lệ phí thi công chức:

  • Số lượng thí sinh tham dự là 100 thì thì phải nộp 130.000 đồng cho mỗi lần thi.
  • Số lượng thí sinh tham dự dao động từ khoảng 100 đến không quá 500 thì sinh sẽ phải nộp 100 nghìn đồng cho mỗi lần thi. Số lượng thí sinh tham gia từ 500 thí sinh đến dưới 1.000 thí sinh thì mức thu phí là 70.000 nghìn đồng cho một lần thi.