Thế nào là hành vi vi phạm pháp luật năm 2024

Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quan hệ dân sự được pháp luật bảo vệ, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, làm phát sinh trách nhiệm dân sự.

Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, mà theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 phải bị xử lý hình sự.

Mục đích

Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác

Xâm phạm đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Chủ thể bị xâm hại

Quan hệ dân sự

Quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thẩm quyền xử phạt

Tòa án hoặc trọng tài

Tòa án

Ví dụ

Hành vi vi phạm hợp đồng là vi phạm pháp luật dân sự, xâm phạm đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

Hành vi trộm cắp tài sản là vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản.

Như vậy, vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm pháp luật hình sự là hai loại vi phạm pháp luật khác nhau, có những điểm khác biệt cơ bản về mục đích, chủ thể, chủ thể bị xâm hại, cơ quan có thẩm quyền giải quyết và hình thức xử lý.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Thế nào là hành vi vi phạm pháp luật năm 2024

Phân biệt vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm pháp luật hình sự? (Hình từ Internet)

Có các loại tội phạm nào?

Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định phân loại tội phạm:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
...

Như vậy, có 04 loại tội phạm được quy định cụ thể như sau:

(1) Tội phạm ít nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức phạt cao nhất là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

(2) Tội phạm nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức phạt cao nhất là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

(3) Tội phạm rất nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức phạt cao nhất là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

(4) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức phạt cao nhất là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Những tranh chấp về dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Căn cứ Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, bao gồm:

- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

- Tranh chấp về thừa kế tài sản.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước 2012.

- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng.

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.