5h6 1 ấp 5 xã phạm văn hai bình chánh năm 2024

Vỡ nợ bán nhà 58m2 đ.Trần Văn Giàu, 1t, 1l, 2pn, 2wc, gần bệnh viện, SHR , 856Tr

Đường Trần Văn Giàu, Xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh, Hồ Chí Minh

Xã Phạm Văn Hai nằm cánh Bắc huyện Bình Chánh, diện tích tự nhiên 2.745 ha, có các trục lộ chính đi qua như Tỉnh lộ 10, Hương lộ 80, đường Thanh Niên, đường Nguyễn Văn Bứa…Địa bàn được phân chia thành 07 ấp (ấp 1,2,3,4,5,6,7), bao gồm 92 tổ nhân dân, trong đó có 25.119 nhân khẩu (KT1: 12.431 nhân khẩu, KT2: 5.569 nhân khẩu, KT3, KT4: 7.119 nhân khẩu) với 6.722 hộ.

2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

2.1. Thống kê kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua

  1. Điều kiện tự nhiên:

- Khí hậu, thời tiết:

Xã Phạm Văn Hai nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao, ổn định với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

+ Nhiệt độ: tương đối cao và ổn định, trung bình trong năm dao động khoảng 25 -290C, nhiệt độ cao nhất là tháng 7 (28,80C), thấp nhất là tháng 12 (24,80C). Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn vào mùa khô có trị số 8 – 100C.

+ Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều tập trung vào tháng 5 đến tháng 10, lớn nhất thường xảy ra vào tháng 9 hoặc tháng 10 với lượng từ 250-130 mm/tháng; số ngày mưa trung bình hàng năm khoảng 135-162 ngày, tổng lượng mưa trung bình năm khoảng từ 1.500 – 1.700 mm. Trong các tháng mùa mưa vẫn xuất hiện những tháng hạn gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp, thường xảy ra vào tháng 7 -8 hàng năm.

+ Gió: Phạm Văn Hai nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ yếu: Từ tháng 2 – 4 gió mùa Đông Nam hoặc Nam, vận tốc trung bình 1,5-2,5 m/s; Từ tháng 6-9 gió mùa Tây hoặc Tây Bắc, vận tốc trung bình 1,5-3 m/s; Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 1-1,5 m/s.

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình khá cao 79,5% vào mùa khô; 80-90% vào mùa mưa. Tháng có độ ẩm không khí trung bình cao nhất là tháng 4, thấp nhất là tháng 10. Biên độ trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển của động thực vật quanh năm.

- Tài nguyên, khoáng sản:

+ Đất đai:

Đất Nông nghiệp: 1830,48 ha, chiếm 66%

- Đất sản xuất nông nghiệp: 1351,03ha

- Đất lâm nghiệp (rừng tự nhiên và rừng trồng): 454,34 ha

- Đất thủy sản: 25,11ha

Đất phi nông nghiệp: 915,47 ha, chiếm 33,88%

- Đất ở: 121,18 ha, trong đó đất ở nông thôn 121,18 ha, đất ở đô thị 0 ha

- Đất chuyên dùng: 733,25 ha

- Đất trụ sở cơ quan, công trình: 43,95 ha.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 246,79 ha.

- Đất quốc phòng, an ninh: 0 ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 1,33 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,51 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 56,20 ha.

+ Tài nguyên nước:

Xã Phạm Văn Hai có hệ thống các tuyến kênh, rạch khá dày với 71 tuyến kênh với tổng chiều dài 55,18km. Hệ thống các tuyến kênh, rạch tại xã phục vụ rất lớn cho mục đích giao thông thủy, bộ như: kê An Hạ, 02 đường An Hạ và Thanh Niên, đường Tỉnh lộ 10, đường Vĩnh Lộc (Hương lộ 80), Mặc khác hệ thống các tuyến kênh, rạch tại xã góp phần rất quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thoát nước của người dân trên địa bàn xã.

Nước mặt: Nguồn nước mặt được cung cấp bởi các tuyến kênh, mương, ao hồ và nước mưa trên địa bàn, đáp ứng tạm ổn (hiện tại) nhu cầu phát triển sản xuất, tuy nhiên cần phải được xử lý làm sạch trước khi đưa vào sử dụng.

Nước ngầm: Xã Phạm Văn Hai hiện có 5 tầng chứa nước, ở tầng trên, độ sâu dưới 60m là nguồn nước nhiễm mặn, 3 tầng tiếp theo độ sâu từ 60 – 400 met thì nguồn nước ngầm khá phong phú nhưng chất lượng nước không đạt chuẩn.

  1. Điều kiện kinh tế, xã hội:

Trong những năm qua, cùng với huyện Bình Chánh, Thành phố, xã Phạm Văn Hai chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo sự chỉ đạo của lãnh đạo, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Với vị trí nằm giáp với nhiều xã trong địa bàn, Long An, Hóc Môn xã Phạm Văn Hai đã và đang được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, trong đó có nhiều công trình giao thông lớn đã và đang thực hiện (đường Tỉnh lộ 10, đường Đặng Công Bỉnh, đường An Hạ…), từ đó đã tác động và hình thành nên một số Khu công nghiệp (KCN An Hạ), cơ cấu kinh tế lao động của Xã có su hướng chuyển sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

  1. Diện tích, dân số và lao động:

* Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên: 2745,95 ha, chia ra:

+ Đất Nông nghiệp: 1830,48 ha, chiếm 66%

- Đất sản xuất nông nghiệp: 1351,03ha

- Đất lâm nghiệp (rừng tự nhiên và rừng trồng): 454,34 ha

- Đất thủy sản: 25,11ha

+ Đất phi nông nghiệp: 915,47 ha, chiếm 33,88%

- Đất ở: 121,18 ha, trong đó đất ở nông thôn 121,18 ha, đất ở đô thị 0 ha

- Đất chuyên dùng: 733,25 ha

- Đất trụ sở cơ quan, công trình: 43,95 ha.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 246,79 ha.

- Đất quốc phòng, an ninh: 0 ha.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 1,33 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,51 ha.

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 56,20 ha.

+ Đất chưa sử dụng: 0 ha, chiếm 0 %

* Dân số và lao động: (Tính đến ngày 31/12/2011)

+ Dân số toàn xã là: 24.201 nhân khẩu, trong đó:

- Dân số thương trú: 16.194 nhân khẩu.

- Dân số tạm trú: 8.007 nhân khẩu.

+ Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là: 10.35 %, trong đó: tăng dân số cơ học: 8.66%

* Mật độ tăng dân số năm 2011 là: 915 người/km2

- Tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động: 16.451 người

- Lao động phi nông nghiệp: 6.484 người

+ Lao động công nghiệp, tiểu thủ CN:1.404 người

+ Lao động nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản: 0

+ Lao động bưu điện, tín dụng: 45 người

+ Lao động TM, DV, DL: 2.474 người

+ Lao động hành chính, sự nghiệp: 2.561 người

- Lao động nông nghiệp: 1.373 người

  1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

* Phát triển kinh tế: Tổng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2008 – 2011 đạt 5,77.521.592 tỷ đồng/ năm, trong đó năm 2011 đạt 6,427.690.368 tỷ đồng, tăng 118 % so năm 2010; đảm bảo tự cân đối thu, chi.

+ Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: (Số cơ sở, loại hình, quy mô và thu nhập): 170

+ Về thương mại, dịch vụ: (Số cơ sở, loại hình, quy mô và thu nhập): 127

+ Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản:…

* Đảm bảo quốc phòng, an ninh:

- Về chính sách hậu phương quân đội; công tác quân sự quốc phòng trên địa bàn:

An ninh chính trị - an ninh kinh tế - văn hóa xã hội được giữ vững, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đời sống quần chúng nhân dân được ổn định. Thường xuyên phối hợp cùng công an tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ địa bàn.

Thường xuyên phối hợp cùng công an và tự vệ công ty TNHH MTV Cây trồng TP tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp hoạt động bảo vệ An ninh Chính trị và TTXH trong tình hình mới theo Quyết định 107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu tuyển quân; Xây dựng lực lượng dân quân đạt theo tỉ lệ dân số quy định; lực lượng dân quân thường trực đạt 100% dân số.

- Về an ninh trật tự, an toàn xã hội:

Là một trong những địa bàn phức tạp, giáp ranh nhiều địa bàn trọng điểm, trong đó có các phường của quận Bình Tân. Mặc dù vậy, tình hình trật tự xã hội, an ninh trên địa bàn cơ bản ổn định. Tỷ lệ phá án đạt trên 80% án nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng trên 90%; xây dựng lực lượng dân phòng ở 7 ấp (bình quân 4-6 đội viên/ấp); kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn xã.

* Kết cấu hạ tầng:

- Đường giao thông:

Tổng chiều dài hệ thống giao thông tại xã là 72,762 km với 195 tuyến đường: Trong đó, đường liên ấp có 03 tuyến đường với tổng chiều dài là 3,7 km, liên xã có 06 tuyến với tổng chiều dài là 27,72 km, đường liên tổ có 186 tuyến đường với tổng chiều dài là 41,34 km.

- Thủy lợi: Trên địa bàn xã có hệ thống các tuyến kênh, rạch khá dày với 71 tuyến kênh với tổng chiều dài 55,187 km. Hệ thống các tuyến kênh, rạch tại xã phục vụ rất lớn cho mục đích giao thông thủy, bộ như: kênh An Hạ, 02 đường An Hạ và Thanh Niên, đường Tỉnh lộ 10, đường Vĩnh Lộc (Hương lộ 80).

- Điện: Toàn xã có hệ thống điện trung thế 22 km chủ yếu nằm dọc theo các tuyến đường Tỉnh lộ 10, đường Thanh Niên, một phần đường An Hạ. Hệ thống điện hạ thế 29 km nằm dọc chủ yếu ở các tuyến đường lô 2 ấp 1,2,3,4 và các tuyến đường hẻm trên địa bàn. Có 146 trạm biến thế (18 trạm 1 pha, 128 trạm 3 pha). Tổng dung lượng năm 2010 Xã Phạm Văn Hai là 38.755KVA. Hiện xã có 99,6% hộ dân đang sử dụng điện quốc gia đã có đồng hồ riêng.

- Nhà ở, trụ sở làm việc:

+ Trường mần non: có 02 trường với 26 giáo viên (đạt chuẩn 100%), số phòng học 11 phòng.

+ Trường Tiểu học: có 03 trường với 76 giáo viên (đạt chuẩn 100%), số phòng học 55 phòng.

+ Trường Trung học cơ sở: có 01 trường với 43 giáo viên (đạt chuẩn 100%), số phòng học 18 phòng.

+ Chợ: Trên địa bàn xã hiện có 01 chợ tạm (Chợ Bà Lát) và 01 chợ chính (Chợ Cầu Xáng).

+ Bưu điện: xã hiện có 01 bưu điện văn hóa xã tuy nhiên hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị hiện có hạn chế. Toàn xã có 1.959 điện thoại cố định, bình quân hơn 3 hộ có 1 máy. Toàn xã có 13 điểm truy cập internet đang hoạt động tại 7 ấp.

+ Nhà ở dân cư nông thôn: Tổng số nhà ở trên địa bàn xã là 5.208 căn, diện tích xây dựng ước tính khoảng trên 113,58 ha.

- Thoát nước, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường: Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 94% hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn khoảng 90,9%; 85% hộ đăng ký thu gom và xử lý rác thải dân lập, số hộ còn lại tự tiêu hủy rác bằng hình thức chôn hoặc đốt tại nhà vườn do xe thu gom rác không vào được.