Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào

4.1 15 Bình chọn

Article Rating

Đất nước Việt Nam được biết đến với hai đặc sản nổi tiếng là: nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử lâu đời! Trong đó, nổi bật lên một quần thể di sản đã bị quên lãng tận hàng thế kỷ. Mãi cho đến sau này, khu di tích mới được phát hiện và được UNESCO công nhận. Không nơi nào khác đó là di tích thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Quần thể di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ.

Nhắc đến Thành phố Thanh Hóa là nhắc đến mảnh đất của địa linh nhân kiệt, là cái nôi của biết bao vị vua vĩ đại, anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam. Đến với vùng đất miền Trung Thanh Hóa, du khách sẽ được lắng đọng theo những câu chuyện lịch sử và huyền thoại đầy bí ẩn, gắn liền với các chiến tích vẻ vang một thời.

Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những di tích lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, mặc cho bao biến cố thăng trầm. Thậm chí là các cuộc xâm lược có tàn khốc đến đâu cũng không thể làm sụp đổ được các di tích ấy. Chiến tranh đi qua, đã để lại hàng loạt các di tích, đền đài, kinh thành,… Nổi bật nhất là di tích thành nhà Hồ với nét đẹp rêu phong, bền bỉ trước những khắc nghiệt của tạo hóa. Điều đó cũng phần nào thể hiện được tính cách rắn rỏi, mạnh mẽ và kiên cường của con người Việt Nam qua các thời kỳ tiền chiến. Khiến bạn bè thế giới mỗi khi nhìn vào cũng phải ngưỡng mộ!

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Thành phố Thanh Hóa là cái nôi của những vị vua, vị anh hùng kiệt xuất tạo nên những thắng lợi lịch sử cho dân tộc.

Thành nhà Hồ sau khi thành lập đã được thay đổi nhiều cái tên khác nhau qua từng thời kỳ: thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh, thành Tây Giai. Sau này, nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ. Tòa thành khi ấy là kinh đô nước Đại Ngu, hay gọi theo kiểu hiện đại bây giờ là quốc hội nước Việt Nam thời nhà Hồ. Mang trong mình các giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, đặc biệt là công trình kiến trúc bền vững. Tính đến nay, thành đã tồn tại hơn VI thế kỷ, tuy không còn nguy nga tráng lệ, nhưng một số đoạn của tòa thành vẫn còn nguyên vẹn.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Di tích thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ nay thuộc xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Thành cách thủ đô Hà Nội 140km, cách thành phố Thanh Hóa 45km và cách thành phố Tam Điệp 42km. Kiến trúc ấn tượng của thành là bốn cửa thành được thiết kế vòm cuốn độc đáo hướng về bốn phía: Đông, Tây, Nam, Bắc. Bên cạnh đó, thành cũng được xây dựng trên địa thế khá hiểm trở, điều đó giúp ích rất nhiều trong phòng ngự quân sự, hơn là xây dựng trên các trung tâm có điểm mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị. Xung quanh thành là sông nước và núi non vô cùng hiểm yếu, vừa mang ý nghĩa chiến lược phòng thủ vừa phát huy được lợi thế giao thông thủy bộ.

Qua đó, chúng ta thấy được tầm nhìn xa trông rộng của các vị vua thời ấy. Lựa chọn nơi hiểm trở nhất để biến nó thành nơi an toàn nhất. Đồng thời cũng thể hiện sự khôn khéo của các ngài trong các cuộc chiến, không chỉ dùng binh lính để đánh giặc, mà còn dựa vào “nhân hòa địa lợi” nhằm tăng phần chiến thắng, khiến quân giặc cũng phải khó lường.

Tham quan thành nhà Hồ có thu vé không?

Theo như các thông tin đã được cập nhật, thì giá vé tham quan thành nhà Hồ sẽ tăng lên gấp 4 lần so với các năm trước bắt đầu từ dịp Tết Nguyên Đán 2017, chính thức là vào ngày 01/01/2017. Giá vé sẽ được áp dụng cho tất cả các du khách lẫn trong và ngoài nước, cụ thể như sau:

Đối với người lớn: 40.000đồng/người.

Đối với trẻ em (từ 08 đến 15 tuổi): 20.000đồng/người.

Đối với trẻ em dưới 08 tuồi: miễn phí giá vé tham quan.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Tham quan di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ.

Du khách có thể di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành nhà Hồ bằng nhiều phương tiện như: tàu lửa, máy bay, xe khách,…  nhưng đa phần du khách sẽ xuất phát từ Hà Nội. Dù điểm xuất phát từ đâu thì cũng có rất nhiều tuyến đường với các phương tiện phù hợp, sẽ phục vụ cho chuyến du lịch của du khách được thoải mái và tiện lợi nhất! Du khách có thể tham khảo các thông tin sau:

Xe khách: đây là phương tiện mà chắc hẳn sẽ được rất nhiều du khách lựa chọn, vì giá thành tương đối rẻ. Du khách có thể đặt vé xe đi từ Hà Nội đến thành nhà Hồ ở các hãng xe nổi tiếng.  

Tàu lửa: ở ga Hà Nội cũng có tuyến tàu đi về phía tòa thành.

Xe máy: đây cũng là phương tiện được nhiều người lựa chọn, nhất là đối với giới trẻ có sở thích đi phượt. Thành nhà Hồ chỉ cách Hà Nội 140km nên việc đi bằng xe máy cũng khá dễ dàng, lại thoải mái về mặt thời gian.

Máy bay: phương tiện này sẽ rất thích hợp đối với du khách có điểm xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh. Giá vé cũng phải chăng, với tốc độ di chuyển nhanh của máy bay, thì du khách sẽ không phải chờ đợi lâu để bắt đầu chuyến tham quan của mình.

Hi vọng những gợi ý trên sẽ giúp cho du khách có được sự lựa chọn ưng ý và phù hợp nhất, đem lại cho du khách kỳ nghỉ thật sự tiện nghi và thuận tiện nhất!

Du lịch thành nhà Hồ mùa nào đẹp?

Bất cứ là mùa nào hay thời gian nào trong năm, du khách cũng có thể du lịch thành nhà Hồ. Nhưng sẽ tuyệt vời hơn, nếu du khách đi vào đúng dịp các lễ hội được diễn ra. Khi đó, du khách sẽ được hòa mình vào không khí mùa lễ hội tấp nập, mang đậm màu sắc truyền thống. Trong đó hai lễ hội nổi bật nhất được tổ chức hàng năm là: lễ hội Đền Sòng và lễ hội Cầu Ngư. Kèm với sự nhộn nhịp, đông đúc là những lời cầu chúc may mắn, bình an và hạnh phúc.

Quá trình hình thành và bề dày lịch sử của thành nhà Hồ

Lịch sử thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ vào lúc bấy giờ được gọi là thành Tây Đô, được xây dựng vào năm 1397, dưới thời trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ý tưởng xây tòa thành này là của quyền thần Hồ Quý Ly, lúc ấy giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, là người nắm mọi quyền lực trong triều đình. Ông cũng là người lập ra triều đại nhà Hồ sau này (1400).

Thành bắt đầu khởi xây vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu, niên hiệu Quang Thái thứ 10. Mục đích sâu xa của việc xây dựng tòa thành này chính là buộc vua Trần Nhân Tông phải dời đô từ Thăng Long (Hà Nội ngày nay) về Thanh Hóa, nhằm lật độ bộ máy cai trị của triều Trần và thiết lập một triều đại mới. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, và thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô, lấy quốc hiệu là Đại Ngu với ý nghĩa yên bình, thịnh trị.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Lịch sử thành nhà Hồ với các chiến tích lẫy lừng.

Từ khi nắm quyền lực từ triều Trần cho đến khi thiết lập triều đại mới, Hồ Quý Ly đã ban hành và thực thi một loạt các chính sách cải cách từ kinh tế, chính trị, cho đến văn hóa, giáo dục, với mong muốn khắc phục triệt để cuộc khủng hoảng quân chủ cuối triều Trần. Đồng thời, ông cũng thiết lập lại bộ máy nhà nước, hệ thống các chính sách và đưa ra các biện pháp trong công cuộc cải cách đầy táo bạo, nhưng cũng khá toàn diện. Tuy chỉ trị vì vỏn vẻn có 7 năm, nhưng dưới sự lãnh đạo và các chính sách cải cách của vua Hồ đã mang lại không ít những thành tựu to lớn, cuộc sống ấm no cho nhân dân. Sự cống hiến của vua Hồ sau này vẫn luôn được nhắc đến, và được sử sách đánh giá cao.

Khám phá thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ được xây dựng trong thời gian kỷ lục, chỉ chừng ba tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397). Các kiến trúc khác như: cung điện, La thành, Đàn tế Nam Giao,… được tiếp tục xây dựng cho đến năm 1402 mới hoàn thiện. Bên ngoài tòa thành được xây dựng bằng những phiến đá lớn kiên cố, bên trong chủ yếu là lắp đất. Thành nhà Hồ cũng được xây dựng như bao thành quách khác, cũng bao gồm thành ngoại và thành nội. 

Thành ngoại là các bức tường thành với sự kết hợp của bốn cổng chính được làm từ các phiến đá màu xanh, đục đẽo tinh tế nhờ bàn tay tài hoa của con người, rồi xếp khít lại với nhau. Phía bên trong được gọi là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật, được đắp đất. Điểm nhấn của các cổng chính là đều có kiến trúc vòm cuốn, những phiến đá cũng được qua đục đẽo tỉ mỉ thành hình múi bưởi, với chiều dài hơn 6m, và nặng khoảng 20 tấn. Điều này cũng khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc: “Vậy tại sao người xưa lại có thể dịch chuyển những khối đá to như thế lên trên được trong khi không có sự hỗ trợ của máy móc?” Lý giải cho thắc mắc trên, các nhà khảo cổ học cho rằng người ta đã áp dụng vật lý học, dùng các hòn đá bi để tăng sự chuyển động, làm động lực để lăn các phiến đá lên trên.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Khám phá thành nhà Hồ với lối kiến trúc vòm cuốn, các phiến đá được đục đẽo vô cùng tinh xảo.

Bao quanh thành nội là Hào thành, được nối với sông Bưởi qua một con kênh ở góc Đông Nam. Mỗi cổng chính của thành nội đều có mỗi cây cầu bằng đá bắc qua Hào thành. Che chắn kiên cố cho thành nội cũng là nơi sinh sống của cư dân trong thành, là La thành – vòng thành ngoài. La thành có chiều dài 10m, xây dựng theo địa hình tự nhiên, cũng được đắp đất, và trồng tre gai nối liền các ngọn núi với sông Bưởi và sông Mã.

Kế tiếp là đàn tế Nam Giao, một trong các phần quan trọng của kiến trúc thành nhà Hồ. Đàn tế được xây dựng vào năm 1402 phía Tây Nam núi Đốn Sơn, nằm thẳng trên đường thần đạo từ cổng Nam nhìn ra, cách thành nhà Hồ 2.5km về phía Đông Nam. Đàn có diện tích 43.000m vuông, là nơi tế trời, cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, vương triều trường tồn, thịnh trị. Ngoài ra, đây cũng là nơi tế linh vị của các vị hoàng đế, các vì sao và các vị thần. 

Thành nhà Hồ xưa kia cũng là một công trình kiến trúc nguy nga, lộng lẫy không thua kém gì kinh thành Thăng Long. Nhưng do chiến tranh, các cung điện, dinh thự trong khu vực gần như bị phá hủy, di tích còn lại ngày nay là bốn cổng thành với bốn phía khác nhau. Trong đó, đàn tế Nam Giao là di tích còn khá nguyên vẹn. Công trình kiến trúc của tòa thành thể hiện một trình độ chuyên sâu, áp dụng các định luật vật lý để nâng những khối đá khổng lồ lên cao mà không có bất kỳ sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật. Chẳng những thế, các khối đá được ghép lại với nhau mà hoàn toàn không có một chất kết dính nào, lại tồn tại hơn 600 năm qua. Đó thật sự là một công trình đầy bí ẩn vẫn chưa tìm ra lời giải đáp nào phù hợp.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Thành nhà Hồ theo thời gian và do chiến tranh tác động, đã gần như bị phá hủy.

Tuy được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, nhưng với những cải cách và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc của vương triều Hồ, thành nhà Hồ trở thành dấu ấn văn hóa nổi bật tuy không dài, nhưng đó là một sự kiêu hãnh cho cả dân tộc Việt Nam mỗi khi có ai nhắc đến, nhất là đối với các nước bạn.

Bí ẩn thành nhà Hồ

Trong các phế tích của thành nhà Hồ, đáng chú ý là ngay tại nền chính điện, có một đôi tượng rồng đá rất đẹp dài 3.8m. Các hoa văn trên thân đôi tượng rồng được trang trí mang nét điển hình của thời nhà Trần. Chúng có hình dáng thon gọn, uốn mình thành bảy khúc, vảy được phủ kín, và mang giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù. Đôi tượng rồng được các nhà sử học đánh giá là đôi tượng to nhất còn sót lại ở Việt Nam.

Mỗi khi nhìn vào kiến trúc vĩ đại này, người ta nhận thấy ngay đôi tượng rồng này không có đầu. Đó cũng là một trong những câu chuyện có ẩn khuất lớn mà cho đến nay vẫn chưa có ai tìm ra được câu trả lời xác thực. Đã có những giả thuyết đưa ra lập luận rằng: khi giặc Minh xâm lược nước ta, quân Minh đã chặt đầu rồng mang về báo công. Lập luận ấy được nhiều người đồng tình.

Tìm hiểu về các cấu trúc trong thành nhà Hồ

Hào thành

Bao quanh cả một tường thành đồ sộ là Hào thành. Qua kết quả khai quật Hào thành, người ta nhận thấy Hào thành rộng khoảng hơn 90m, đáy hào rộng 52m, và sâu hơn 6.50m. Bề mặt Hào thành rộng va thoải dần, để giữ cho Hào thành vững chắc, người xưa đã dùng đá hộc, các mảnh dăm đá rải lót ở phía dưới. Dưới sâu lòng Hào thành, phát hiện ra một số di vật thời Trần – Hồ. Đến nay, tuy nhiều phần của Hào thành đã bị lắp cạn, nhưng vẫn có thể nhìn thấy rất rõ các dấu tích của Hào thành ở cả bốn phía với chiều rộng trung bình là 50m.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Hào thành kiên cố, bảo vệ cho bức tường thành nhà Hồ.

Phía trước tường thành vững chãi kia là Hào thành, phía trước Hào thành là La thành để bảo vệ toàn diện cho thành nhà Hồ. La thành hiện còn là một tòa thành đất cao khoảng 6m, mặt cắt dạng hình thang với bề mặt rộng 9.20m, có nhiệm vụ là lớp chắn cho tường thành và Hào thành. Mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải kiểu bậc thang, mỗi bậc cao 1.50m, một số vị trí có trộn thêm sạn sỏi gia cố. Toàn bộ La thành được đào đắp dựa theo địa hình tự nhiên, có đoạn thì nối liền với núi đá và hình thành nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có đoạn thì nương theo dòng sông. Trong đó có những đoạn là đê của sông Bưởi và sông Mã, có chức năng phòng lũ lụt cho toàn bộ kinh thành. Dù đã trải qua VI thế kỷ, hứng chịu trực tiếp các tác động chủ quan và khách quan, nhưng La thành vẫn còn nguyên vẹn với lũy tre dài vô tận.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
La thành bảo vệ toàn diện cho tường thành và Hào thành.

Trong các nghi lễ của các kinh đô phương Đông cổ truyền, đàn tế Nam Giao và nghi thức tế lễ hàng năm của các vương triều được xem là bộ phận văn hóa tinh thần quan trọng bậc nhất vẫn được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Lễ tế được tổ chức nhằm cầu chúc những điều tốt lành, may mắn đến cho đất nước, vương triều, và dân tộc.

Đàn tế được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía trong La thành, có tổng diện tích là 35.000m vuông. Đàn được thiết kế chia làm nhiều tầng, với các bậc cấp cao dần lên, trong đó tần đàn trung tâm cao 21.70m so với mực nước biển. Chân đàn có độ cao khoảng 10.50m so với mực nước biển.Sau khi khai quật với diện tích khoảng 15.000m vuông, kết quả là phát hiện ra cấu trúc tổng thể của phần đàn trung tâm bao gồm ba vòng tường đàn bao bọc lẫn nhau. Toàn bộ ba vòng đàn ôm trọn nền đàn tế hình chữ nhật, lòng nền đàn có dấu tích đàn tế hình tròn (Viên đàn).

Vòng đàn ngoài cùng xuất lộ một phần dài 145m, rộng 113m có hai đầu lượn tròn.

Vòng đàn giữa gần hình vuông 65x65m.

Vòng đàn trong cùng hình đa giác (60.60x52m) có hai cạnh trên vát chéo.

Giếng vua 

Gần ngay Đàn tế Nam Giao, phía góc Đông Nam có một kiến trúc được bảo tồn cũng khá nguyên vẹn, đó là giếng Vua đã được 600 tuổi. Cấu trúc của giếng được chia làm hai phần:

Phần thành giếng được xây bằng các khối đá có mặt bằng hình vuông, có bậc đi xuống nhỏ dần dẫn vào trong lòng giếng.

Phần lòng giếng hình tròn, mặt cắt hình phễu. Phần miệng tròn có đường kính khoảng 6.50m, độ sâu tính từ miệng giếng vuông 4.90m.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Giếng vua thành nhà Hồ đã ngót 600 tuổi.

Đình Đông Môn được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng (1570-1623), tính đến nay, đình đã trải qua ba lần trùng tu. Ngôi đình được từ vật liệu chính là gỗ, rộng năm gian, lợp ngói đỏ, cùng với các chạm trổ tinh xảo trên các cây cột, kèo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của làng đình Việt. Hiện ngôi đình vẫn còn lưu giữ một số di vật của thành nhà Hồ, các sinh hoạt truyền thống cũng được gìn giữ cho đến nay. Đình Đông Môn cũng được đánh giá cao về giá trị lịch sử, văn hóa và được xếp hạng là di tích lịch sử kiến trúc cấp tỉnh năm 1992.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Đình Đông Môn cũng là một trong các di tích cổ của thành nhà Hồ.

Trong ngôi làng cổ, xuất hiện một ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng thuộc làng Tây Giai, cách thành nhà Hồ 200m phía cổng Tây. Ngôi nhà từng được UNESCO công nhận là một trong 10 ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất của Việt Nam, với các giá trị về kiến trúc, về sự mộc mạc giản dị. Năm 2002, ngôi nhà cổ này được tổ chức JICA của Nhật Bản đầu tư kinh phí nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu. Ngoài nhà cổ lâu đời của ông Phạm Ngọc Tùng, còn có rất nhiều nhà cổ truyền thống khác, có niên đại từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Ngôi nhà cổ lâu năm cách thành nhà Hồ 200m phía cổng Tây.

Thành nhà Hồ là nơi chứng kiến các cuộc đấu tranh cónkhi khốc liệt, có khi lừng lẫy, chiến thắng vang dội. Di tích lịch sử này không những từng là căn cứ quân sự cho chính quyền Lê – Trịnh, mà còn là một trung tâm văn hóa lớn của khu vực.

Trong suốt thời Lê Trung Hưng và thời Tây Sơn, thành nhà Hồ vẫn được sử dụng như một pháo đài quân sự trong phòng thủ và tấn công khi có giao tranh. Tuy mất vai trò kinh đô và đã tồn tại hơn 600 năm, nhưng thành nhà Hồ vẫn đứng sừng sững, uy nghi như một tòa thành quân sự kiên cố trong suốt thời gian dài. Thành cũng được xem như biểu tượng thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết của dân tộc ta, như một lời nhắc cho con cháu đời sau, dù có đi xa, làm gì cũng hãy nhớ đến những chiến tích, di tích lịch sử mà ông cha đã cố gắng gầy dựng và gìn giữ mà lấy làm tự hào.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Ý nghĩa lịch sử của thành nhà Hồ

Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) đã kết hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam, tổ chức việc khai quật với mục đích góp phần vào việc tiến hành bảo tồn hệ thủy cổ và tôn tạo cảnh quan nhằm phục vục phát triển du lịch.

Qua khai quật khảo cổ học tại khu vực trường thành phía Đông Bắc thành nhà Hồ, cho thấy quy mô kết cấu tường thành phức tạp, công cuộc xây dựng thành bằng đá quy mô và đồ sộ của vương triều xưa. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện nhiều di vật, hiện vật thuộc nhóm vật liệu kiến trúc như: gạch, ngói, đá khối, trang trí kiến trúc và nhóm các loại hình đồ dùng trong sinh hoạt như: sành, sứ, tiền kim loại, chủ yếu thuộc niên đại Lý – Trần – Hồ – Lê.

Khu vực núi Xuân Đài với hai hố khai quật cũng đã phát hiện nhiều di vật như: gốm men, gạch bìa, gạch có chữ Hán, gạch trang trí hoa chanh, ngói mũi nhọn thuộc kiến trúc thời Trần, gốm men trắng trang trí hình sóng nước, đinh sắt các loại,…

Việc khai quật khảo cổ học chỉ ra một di tích với quy mô kiến trúc to lớn. Nhiều hiện vật đẹp là cơ sở khoa học cần được gìn giữ, bảo vệ nguyên trạng. Các dấu tích kiến trúc và hiện vật này cần được trưng bày, quảng bá rộng rãi để phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Hình ảnh thành nhà Hồ như hiện ra ngay trước mắt

Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận

Thành nhà Hồ với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ kính, rêu phong, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới trong niềm vui và những giọt nước mắt hạnh phúc vỡ òa của cả dân tộc! Tòa thành là một minh chứng cho sự phát triển của Nho giáo ở thời kỳ hiện đại và đã đạt được các tiêu chí sau để được công nhận:

Tiêu chí II: thể hiện các giá trị nhân văn và sự ảnh hưởng quan trọng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới. Những đóng góp này mang tính phát triển về kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, và cách quy hoạch thành phố.

Tiêu chí IV: thành nhà Hồ trở thành ví dụ điển hình về một loại hình công trình cổ xưa, hiện ra một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.

Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào
Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận.

Qua các tiêu chí trên, chúng ta càng cảm thấy khâm phục ông cha ngày xưa, đã hi sinh để tạo nên những chiến công vang dội và một công trình kiến trúc vĩ đại được lưu lại trong từng trang sử cho các thế hệ mai sau. 

Đây quả thực là nơi du lịch lý tưởng, du khách có thể vừa tận hưởng bầu không khí trong lành, sự yên tĩnh, vừa hiểu thêm về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là du khách đến từ các nước bạn và đối với những ai yêu thích, có niềm đam mê, muốn tìm tòi về lịch sử. Sẽ tuyệt vời hơn nữa, nếu du khách có dịp ghé thăm di tích thành nhà Hồ, như bước vào một cổ máy thời gian quay về thời xa xưa, được tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp tìm ẩn và huyền bí này. Đặc biệt là được chạm tay vào những phiến đá và cảm nhận sức sống mãnh liệt từ chúng. 

Hiện nay, Bạn Đi Đâu đã và đang có các dịch vụ như: đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, và đặt vé xe nhằm phục vụ cho chuyến đi của quý khách tốt nhất! Liên hệ với chúng tôi để kỳ nghỉ của quý khách được thuận tiện và thoải mái! Bạn Đi Đâu sẵn sàng đồng hành cùng quý khách trên mọi nẻo đường!

Kính chúc quý khách có chuyến du lịch hấp dẫn và những trải nghiệm đầy thú vị!