Tại sao không nên cắt tóc vào tháng Giêng

Khi nào nên kiêng cắt tóc

Kiêng cắt tóc vào mùng 1 đầu tháng hoặc đầu năm mới

Theo quan niệm dân gian, ngày đầu tháng đầu năm nên kiêng cắt tóc, nếu không sẽ tiêu tan hết tài lộc mà sức khỏe cũng suy giảm, khiến cho cả tháng, cả năm xui xẻo không ngóc đầu lên được.

Thực ra kiêng kỵ này không có cơ sở khoa học nào cả, phần lớn do truyền miệng. Trong một số trường hợp có sự trùng hợp ngẫu nhiên, nên người ta mặc nhiên coi sự hên xui là 50/50. "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" vốn là câu nói cửa miệng của người Việt.

Kiêng cắt tóc trong tháng cô hồn

Trong quan niệm dân gian, tháng cô hồn là tháng âm binh và thường gặp nhiều chuyện xui xẻo. Chính vì vậy, nhiều người thường kiêng làm những việc đại sự như: cưới hỏi, xây nhà, khai trương… vào tháng cô hồn.

Bên cạnh đó, một số người tuyệt đối kiêng cắt tóc vì cho rằng tóc là một phần của cơ thể, cắt là mất. Chính vì vậy, trong tháng cô hồn, mọi người thường không cắt tóc vì sợ sẽ gặp điều xui xẻo, bị ốm đau, bệnh tật, thậm chí gây ảnh hưởng đến tài vận, sự nghiệp của người đó.

Kiêng cắt tóc khi mang bầu

Nhiều nơi cho rằng trong suốt thai kì, các bà bầu không nên đi cắt tóc. Cũng có nơi rất kị bà bầu cắt tóc vào ngày rằm, mùng 1 theo lịch âm. Đó là do người ta cho rằng mái tóc gắn liền với sinh mệnh, khi bà mẹ mang thai sức khỏe yếu mà lại cắt tóc thì có thể khiến cho đứa trẻ bị đoản mệnh hay ốm yếu..

Tuy nhiên, việc cắt tóc ngắn giúp cho các bà bầu thoải mái và thư giãn rất nhiều. Bụng bầu nặng nề đi cắt tóc cũng khiến bà bầu dễ chịu hơn, chỉ cần tránh việc sử dụng hóa chất làm tóc là được.

Kiêng cắt tóc trước khi thi

Các bạn học sinh, sinh viên ngoài lên chùa cầu may trước mỗi kỳ thi, còn rỉ tai nhau bí quyết đạt điểm cao là kiêng không cắt tóc gội đầu. Thế là trong suốt một tháng thi học kỳ vất vả, các sĩ tử mải mê "dùi mài kinh sử" nên bỏ bẵng mái tóc của mình. Đạt điểm cao hay không thì chưa biết nhưng danh sách thi lại, học lại trên mỗi bảng tin ngày càng dày lên.

Lý giải cho hành động này, một số người cho rằng tóc chính là ăng ten của bộ não,cắt tóc trước kỳ thi, khi mà bộ não cần tập trung cao độ, có khác gì phá đi bộ phận thu -phát hiệu quả. Do đó trí thông minh và sự tập trung sẽ giảm sút dẫn đến kết quả thi cử sẽ không được như mong muốn.

Một số ngày tốt phù hợp nhất cho việc cắt tóc

Với những ngày dưới đây, khi cắt tóc sẽ đem lại may mắn, phú quý và sức khỏe tốt cho quý bạn:

• Cắt tóc mùng 3 tinh thần thoải mái, công việc tiến hành thuận lợi, suôn sẻ, tài lộc vượng phát.

• Cắt tóc vào ngày mùng 4 rước lộc vào nhà, của cái dồi dào, khí sắc tốt.

• Mùng 8 cắt tóc đem lại sức khỏe, trường thọ, nhiều may mắn sẽ đến với bạn.

• Ngày mùng 10 cắt tóc đem lại tín hiệu tốt trong công việc, nhiều chuyện vui mừng

• Ngày 11 là ngày tốt cắt tóc cho bé, đem lại sự may mắn và thông minh, ngoan ngoãn cho bé.

• Ngày 13 mà cắt tóc thì tinh thần phấn chấn, tốt cho việc thăng quan tiến chức, công danh tài lộc phát đạt.

• Ngày 26 cắt tóc sẽ làm gia tăng của cải, gặp nhiều chuyện vui mừng.

Chi tiết về xem ngày cắt tóc cát hung trong 1 tháng (tính theo ngày âm lịch)

Mùng 1: rút ngắn sinh mệnh

Mùng 2: bệnh tật liên miên, phiền phức kéo tới

Mùng 3: Tài lộc vượng phát

Mùng 4: Tài sản tăng thêm, khí sắc tốt

Mùng 5: Tiền của gia tăng

Mùng 6: khí sắc kém, ốm yếu

Mùng 7: dễ vướng họa thị phi, nhiều rắc rối

Mùng 8: trường thọ, sức khỏe tốt

Mùng 9: gặp được ý trung nhân

Mùng 10: nhiều chuyện vui mừng

Ngày 11: Trí tuệ minh mẫn, thông minh đĩnh ngộ

Ngày 12: Dễ mắc bệnh, nguy hiểm đến tính mạng

Ngày 13: Tinh thần tốt, trí tuệ tốt

Ngày 14: thêm nhiều tài sản

Ngày Rằm: tăng thêm phúc báo, cát tường

Ngày 16: dễ mắc bệnh, đau ốm

Ngày 17: mắt mờ, da dẻ xấu

Ngày 18: mất của, hao tốn tiền bạc

Ngày 19: thêm tuổi thọ

Ngày 20: Dễ bị đói, gặp chuyện xui

Ngày 21: mắc bệnh, thần kinh không vững

Ngày 22: bệnh tình nặng thêm

Ngày 23: gia sản hùng mạnh

Ngày 24: ốm đau, bệnh tật

Ngày 25: mắt kèm nhèm, đau mắt

Ngày 26: gặp chuyện vui mừng

Ngày 27: nhiều may mắn, cát lành

Ngày 28: dễ cãi cọ, gây gổ đánh nhau

Ngày 29: mất hồn, mất tiếng, đau họng

Ngày 30: vướng thị phi, tranh tụng

-Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo-

MrBO (TH) (Theo Công lý & xã hội)

  • Tag
  • Cắt tóc
  • kiêng kỵ
  • may mắn
  • vận xui

Kiêng kị nhất định phải biết vào ngày Rằm tháng Giêng và những ngày sóc, ngày vọng hàng tháng

Chia sẻ

"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", những kiêng kị trong dân gian được truyền từ xưa tới nay này ai đã biết là cố gắng hạn chế phạm phải - dù những kiêng kị đó thực hư, đúng sai vẫn chưa được kiểm chứng theo khoa học, nhưng người dân thấy an tâm hơn.

Kiêng kị một số món ăn ngày mùng 1, ngày rằm và Rằm tháng Giêng

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng (còn gọi là ngày sóc, ngày vọng) kiêng kị ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng, trứng vịt. Nhiều người còn kiêng kỹ trong mùng - ít nhất từ ngày mùng 1 tới ngày mùng 10 là không ăn những món được cho là dễ đem tới xui xẻo).

Ngày Rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu được coi là thiêng liêng nhất trong năm, nên phần lớn người dân kiêng từ mồng 1 - mồng 10 không ăn những món ăn được cho là không may mắn, thậm chí có thể mang lại những xúi quẩy, xui rủi, mất tài lộc... đó.

Tại sao không nên cắt tóc vào tháng Giêng

Mùng 1, ngày rằm món mực là một trong những món nhiều người kiêng kị. Ảnh minh họa.

Kiêng cắt tóc ngày rằm, mùng 1 hằng tháng

Những người làm nghề cắt tóc có tâm linh vào ngày rằm và những ngày đầu tháng tuy mở cửa hàng nhưng chỉ nhận gội đầu, làm đẹp, chứ không khuyến khích người làm đầu cắt tóc trong tuần đầu tiên của tháng.

Thực tế một số người vẫn ngại cắt tóc vào sáng ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng vì họ sợ tài lộc sẽ tiêu hao cả tháng đó. Người Việt cho rằng, tóc là bộ phận của con người nên không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong ngày đầu tháng. Bởi cắt là mất, có thể gặp chuyện không suôn sẻ, hay đau ốm...

Mùng 1 kiêng kị vay mượn tiền, xuất tiền bạc

Trong dân gian ngày mùng 1 kiêng xuất tiền của (kiêng đi vay mượn, đi trả nợ...) vì sợ bị "dông" cả tháng - nhất là những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán. Các việc như mua nhà, mua đất... cũng không nên làm vào những ngày này.

Mùng 1 kiêng kị vay nợ tiền bạc. Ảnh minh họa.

Kiêng kị kì kèo trả giá rồi không mua

Với những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán ngày mùng 1 hàng tháng rất quan trọng. Họ thường thắp hương, khấn vái mong muốn gặp may mắn trong cả tháng. Họ đặc biệt chú ý, quan tâm đến người "mở hàng", và cho là rất may mắn nếu cả hai bên cởi mở, thuận mua vừa bán.

Họ rất kiêng những người đã ngã giá định mua nhưng rồi lại không mua nữa. Người buôn bán quan niệm rằng nếu họ gặp những khách hàng như thế thì cả tháng họ sẽ gặp "dông". Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải "đốt vía" bằng cách vơ vội cái nón mũ cũ, hay hay que đóm, tờ giấy... rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó. Điều này cũng được chú ý ngay cả buổi sáng - khi mà người bán hàng "mở hàng".

Mùng 1, ngày rằm kiêng kị gặp gái, gặp người vía dữ

Sáng mùng 1 và ngày rằm (sau này một số người kiêng cả buổi sáng sớm hàng ngày) nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn... người ta rất kị ra ngõ gặp đàn bà, con gái, hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt.

Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tính tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn.

Kiêng sinh con gái vào ngày rằm

Dân gian vẫn có câu "trai mồng một, gái ngày rằm" - ý chỉ những bé trai sinh ngày mùng 1 và bé gái sinh ngày rằm thường rất "khó nuôi", vì vậy cố gắng tránh sinh con vào những ngày này. Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về tục kiêng kỵ này nhưng không phải lý giải nào cũng thực sự thuyết phục.

Dưới góc độ lý học Đông phương, mỗi người sinh ra đều chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian (tượng trưng là các chòm sao). Theo đó, Mặt Trăng tượng trưng bởi sao Thái Âm mang năng lượng âm. Vì vậy, vào ngày rằm khi trăng tròn, Thái Âm sẽ vượng nhất, năng lượng âm đạt cực đại, con gái sinh vào ngày này sẽ là cực âm thành ra cá tính, khó dạy hơn.

Ngày 1 tránh đi thăm phụ nữ đẻ

Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ sẽ bị rông bởi "sinh dữ tử lành" - các cụ xưa nay vẫn kiêng thế.

Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Họ cho rằng đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến - nhưng thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm.

Đối với người bình thường: Họ cũng kiêng đi thăm bà đẻ, và cũng chờ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới không bị xui rủi.

Đối với các bà bầu: Các cụ xưa cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị đẹn.

Đối với các tài xế lái xe: Họ rất kiêng kị đi thăm gái đẻ, bởi quan niệm sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát...

Thực ra, dân gian kiêng đi thăm bà đẻ trong vòng 1 tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Theo khoa học, trong vòng tháng đầu cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bặm sẽ nhiễm vào mẹ và bé. Chẳng may khách bị cảm cúm, bệnh tật truyền nhiễm... sẽ càng nguy hiểm hơn cho mẹ và bé.

Mùng 1 đầu tháng kiêng quan hệ nam nữ: Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

Hiện nay quan niệm này tuy đã không còn nặng nề như trước, nhưng không ít cặp vợ chồng vẫn kiêng khem và đại kị chuyện ấy trong những thời khắc nhạy cảm.

Mùng 1 và ngày rằm kiêng làm đổ vỡ đồ dùng: Ông bà ta quan niệm đầu tháng mà đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương là điều không tốt. Từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình. Vì thế, trong ngày đầu tháng không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.

Mùng 1 và rằm kiêng không nói tới điều rủi ro: Nhiều người rất kiêng kị việc nói tới những điều rủi ro trong ngày đầu tháng, họ sợ rằng cả tháng cũng sẽ gặp phải rủi ro như lời đã nói.

Mùng 1 kiêng nói bậy, chửi tục: Nói bậy chửi tục phản ánh một phần nào đó văn hóa của mỗi người - là điều rất nhiều người kiêng kị để không xuất hiện trong những ngày đầu tháng. Nhiều người quan niệm nếu đầu tháng mà nói bậy chửi tục thì cả tháng sẽ gặp những chuyện thị phi.

Mùng 1, ngày rằm kiêng câu cá: Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào những ngày này sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Vì vậy các cụ xưa kiêng kị ngày mùng 1 và ngày rằm thường không đi câu cá.

Những điều kiêng kị ngày mùng 1 và ngày rằm trên đây được lưu truyền nhiều đời nay, tin hay không tin tùy quan niệm mỗi người. Tuy chưa có kiểm chứng khoa học, nhưng hy vọng qua bài viết này người dân chú ý hơn về những điều này trong cuộc sống của mình để giảm bớt sự không may mắn.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/kieng-ki-nhat-dinh-phai-biet-vao-ngay-ram-thang-gieng-va-nhung-ngay-soc-n...

Tại sao không nên cắt tóc vào tháng Giêng

Chuyên gia gợi ý mâm cỗ, bài cúng rằm tháng Giêng cầu bình an năm 2022

Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị trong ẩm thực.

Bấm xem >>