Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp

Bài viết được tham vấn bởi đội ngũ Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Hệ Thống Y Khoa Diamond TP. HCM.

Theo dõi cử động thai là phương pháp giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe thai nhi. Vậy thai phụ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ bao nhiêu?

Thai máy là gì?

Thai máy hay cử động thai là hiện tượng thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi cử động mà người mẹ cảm nhận được.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp

Có thể nhận biết thai máy từ tuần bao nhiêu?

- Mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần thai thứ 20. Thông thường trong ba tháng giữa này, cử động của thai thường không đều đặn, nhưng càng về sau sẽ càng đều đặn hơn.

- Đối với con rạ, bình thường bà mẹ mang thai có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ từ tuần 16 và tuần đối 22 với con so.

Xem thêm:

- Tim thai xuất hiện từ tuần thứ mấy?

Những dấu hiệu thai máy cho thấy thai nhi ổn định

Trung bình mỗi ngày số cử động của thai là 16 - 45/lần, khoảng cách tối đa ghi nhận giữa các lần thai máy là 50 - 75 phút. Mẹ sẽ không cảm nhận được cử động trong khoảng thời gian bé ngủ. Thời gian ngủ của thai nhi thường kéo dài 20-40 phút.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp

Số lần thai máy thường cao nhất ở khoảng tuần 28 – 32, sau đó giảm chút ít đến khi sắp sinh.

Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?

Thai máy thể hiện tình trạng sức khoẻ của thai nhi. Khi số lần cử động thai giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi. Khi thai nhi không máy hay máy yếu có thể cho biết thai suy hay đã ngưng thai. Do đó, thai máy là cách để thai nhi báo cho mẹ mang thai là “con vẫn ổn”.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp

Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu?

- Mỗi ngày, mẹ bầu hãy chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm và tập trung đếm số cử động thai trong vòng 1 giờ, cùng thời gian để có được 10 cử động thai. Nên tránh chu kỳ ngủ của thai (có thể từ 20 - 75 phút). Ban đêm là lúc thai nhi hoạt động nhiều nhất.

- Một thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.

- Nếu bé yên ắng, ít cử động so với bình thường, mẹ có thể làm một số hoạt động sau để kích thích phản ứng của bé:

- Chuyển từ nằm sang ngồi, đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp

- Mát xa nhẹ quanh bụng và toàn thân, gõ nhẹ lên bụng để gọi bé dậy.

- Trường hợp số lần đạp của bé ít đi chưa đến 10 lần trong 12 tiếng hoặc mẹ đếm số lần đạp của bé trong 1 tiếng đồng hồ sau ăn không đến 4 lần, đây có thể đây là sự bất thường, mẹ cần đi khám ngay để được kiểm tra.

Để đặt lịch khám, Quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài (𝟬𝟮𝟴) 𝟯𝟵𝟯𝟬 𝟳𝟱 𝟳𝟱 hoặc đặt lịch trực tiếp website https://ykhoadiamond.com/ trên toàn Hệ thống Diamond để được hỗ trợ.

Làm mẹ là một thiên chức tuyệt vời đối với mỗi người phụ nữ, mẹ và trẻ được gắn kết với nhau ngay từ khi phôi thai làm tổ, rồi định hình trong bụng mẹ.

Đặc biệt hơn nữa, thiên chức này sẽ được mẹ cảm nhận rất rõ khi thai nhi cử động lần đầu tiên. Việc khi nào thai đạp và cách theo dõi cử động thai nhi trong bụng luôn là một điều đầy hào hứng và thích thú đối với mỗi cặp bố mẹ trong hành trình chào đón con yêu.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp
Theo dõi cử động thai nhi qua từng tháng

Cảm nhận về cử động của thai nhi là trải nghiệm đầu tiên của thai phụ về sự có mặt của một cơ thể khác đang phát triển từng ngày trong chính cơ thể mình. Những cử động của thai nhi mà mẹ có thể cảm nhận được bao gồm: xoay, đạp, cuộn tròn,… Biểu hiện này cho thấy tình trạng hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương cũng như hệ cơ – xương – khớp của trẻ. Các cử động này thường diễn ra đều đặn, xen kẽ đó là khoảng thời gian ngủ hay nghỉ ngơi của thai nhi.

Việc theo dõi cử động thai giúp mẹ theo dõi được tình trạng của thai nhi, từ đó, phát hiện kịp thời các bất thường. Các can thiệp y khoa tiến hành sau đó nhờ vậy sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, theo dõi cử động thai góp phần giúp mẹ bớt lo lắng, căng thẳng hơn, nhất là trong những thai kỳ nguy cơ cao. Mẹ cũng lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu DHA để thai nhi phát triển tốt hơn.

Khi nào thai đạp?

Mẹ cần tìm hiểu khi nào thai đạp, để có thể biết và theo dõi thật sát sao về tình trạng thai trong bụng của mình. Khoảng thời gian mẹ bắt đầu cảm nhận được những cử động này của thai nhi là khác nhau. Đối với thai phụ lần đầu mang thai, thời điểm bắt đầu cảm nhận được thai máy là khoảng 18 – 20 tuần, với thai phụ mang thai từ con thứ 2 thì sớm hơn, 16 – 18 tuần, tức khoảng giai đoạn bầu tháng thứ 4.

Mẹ cảm nhận được rõ ràng nhất cử động của thai nhi ở thời điểm sau tuần 28 của thai kỳ. Từ khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ có thể cảm thấy thai cử động ít hơn trước, nhưng thực chất, theo diễn tiến bình thường của thai kỳ, cử động của thai nhi đang dần trở nên có “tổ chức” hơn và đi vào ổn định; mỗi cử động tuy chậm hơn nhưng cường độ mạnh và rõ ràng hơn.

Khi thai nhi trong trạng thái bị đe dọa, cử động của thai sẽ giảm xuống, mục đích nhằm giảm tiêu thụ oxy và giảm tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, cử động thai nhi không chỉ phụ thuộc vào những thay đổi bất thường bên trong cơ thể mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: trạng thái ngủ của thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau bám (giảm khi bánh nhau ở mặt trước), tư thế (cử động thai ở tư thế đứng hay ngồi ít hơn khi ở tư thế nằm), mẹ uống rượu, hút thuốc hay có sử dụng các loại thuốc (thuốc an thần nhóm diazepam, methadone, opioid…), mẹ bị béo phì hay có thai lần đầu.

Theo dõi cử động thai như thế nào?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp
Mẹ cần thường xuyên theo dõi cử động thai

Việc dành thời gian để đếm cử động thai sẽ khuyến khích bạn nghỉ ngơi để có thời gian gắn kết với trẻ. Bắt đầu bằng việc tìm một vị trí thoải mái trong thời gian trẻ thường cử động tích cực nhất. Một số người mẹ thích ngồi ở tư thế tựa lưng và đặt tay lên bụng. Một số khác thì thích nằm nghiêng sang trái, vì tư thế này khiến họ cảm thấy thoái mái nhất và theo dõi trẻ hiệu quả nhất. Việc nằm nghiêng sang trái còn giúp cho máu lưu thông tốt nhất để trẻ hoạt động tích cực hơn.

Hiệp Hội Sản Phụ Khoa khuyến cáo bạn nên tính thời gian để cảm nhận hết 10 cú đá, cú huých, cựa quậy hoặc cuộn tròn. Lý tưởng nhất là bạn nên cảm nhận được ít nhất 10 cử động trong vòng hai giờ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cảm nhận được 10 chuyển động trong thời gian ngắn hơn.

Trước khi đếm số lần thai máy, thai phụ cần làm trống bàng quang của mình, nằm thư giãn và đặt tay lên bụng để đếm số cử động của thai nhi.

  • Thai phụ cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm số lần thai máy. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.
  • Đếm số lần thai máy trong vòng một giờ. Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
  • Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, thai phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác.

Mẹ cần biết

  • Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4
  • Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
  • Đọc vị các chỉ số đo sự phát triển của thai nhi
  • Những thực phẩm chứa DHA cần thiết cho mẹ khi mang thai
  • Mẹ bầu cần thận trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh
  • Mẹ bầu thử ngay 7 động tác đơn giản giúp thai nhi xoay đầu thuận ngôi
  • Thực đơn ăn uống khi mang thai tốt nhất cho thai nhi trong 3 tháng đầu

Theo dõi cử động thai là việc nên làm mỗi ngày của mẹ, để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi mà không tốn chi phí và sức lực. Nếu mẹ phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng hơn mẹ nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và vui vẻ, sẵn sàng chào đón con yêu của mình!

Mang thai bao lâu thì em bé đạp?

Từ tuần 16 – 22, thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của bé. Số cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút. Khi bé ngủ, mẹ sẽ không cảm nhận được thai máy.

Thai 27 tuần đắp bao nhiêu lần 1 ngày?

Thường trong những tháng giữa này, số lần thai máy của thai nhi thường không đều đặn, nhưng càng về sau số lần thai máy càng đều đặn hơn. Thời gian hoạt động rõ nhất là từ cuối tuần thứ 27-32. Số lần thai máy của thai nhi thường đếm sau bữa ăn và đếm 3 lần mỗi ngày, tối thiểu phải đếm 1 lần trong ngày.

Thai nhi 27 tuần tuổi đạp như thế nào?

Thai nhi 27 tuần tuổi đạp như thế nào cũng là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Ở tuần này, bé sẽ bắt đầu đạp nhiều hơn, xoay liên tục, thi thoảng, bạn cũng có thể cảm nhận được những cú đạp mạnh mẽ của bé.

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu là đủ?

2. Sự phát triển của thai nhi 20 tuần. Thai nhi 20 tuần nặng bao nhiêu gam? Lúc này thai nhi đã dài khoảng 25.7 cm và nặng khoảng 330 g.