Tết trung thu bên trung quốc gọi là gì

Ở Trung Quốc, Trung thu là lễ tết lớn thứ hai trong năm, người ta coi vầng trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn tụ mỹ mãn trong cuộc sống. Vậy nên tết Trung thu thường được người Trung Quốc gọi là tết Đoàn viên, là ngày lễ để các thành viên trong gia đình đoàn tụ bên nhau.

Thời gian và tên gọi của tết Trung thu

Người Trung Quốc quan niệm mùa Thu bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9 âm lịch, vậy nên tháng 8 là tháng nằm giữa tiết mùa thu, ngày 15/8 là ngày chính Thu. Vậy nên tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15/8.

Tên gọi của tết Trung thu (中秋节) gắn liền với thời gian tổ chức lễ tết, đó là chính giữa mùa Thu. Ngoài ra ngày Tết này còn có những tên gọi khác như tết thiếu nhi, tết trẻ con, tết trông trăng, tết hoa đăng…

Tết Trung thu là dịp gia đình đoàn tụ (Nguồn: Internet).

Tết Trung thu có nguồn gốc từ thời Hán (206 TCN – 220 SCN), được hoàn thiện vào thời Đường (618 – 907), hiện nay đây là ngày Tết lớn thứ 2 trong năm. Theo lịch nghỉ Tết của chính phủ Trung Quốc, thì năm nay cả nước được nghỉ 3 ngày, từ 19/9 đến 21/9.

Các hoạt động trong ngày tết Trung thu

Cúng trăng và ngắm trăng

Đây là phong tục tập quán quan trọng trong ngày tết Trung thu ở Trung Quốc, xuất phát từ thời cổ đại. Các triều đại phong kiến Trung Quốc coi tết Trung thu là dịp để cúng tế mặt trăng, hoàng gia cho dựng đàn tế trăng và tổ chức ca hát dưới trăng. Hiện nay vẫn còn tồn tại một số di tích liên quan đến lễ cúng trăng như Bái Nguyệt Đàn, Bái Nguyệt Đình, Vọng Nguyệt Lầu…

Tết cúng trăng (Nguồn: Internet).

Ăn bánh trung thu

Bánh có hình tròn, tượng trưng cho mặt trăng, cho ý nghĩa viên mãn đoàn tụ. Sử sách ghi chép loại bánh này có nguồn gốc từ thời Đường, gắn với các nhân vật Đường Thái Tông Lý Thế Dân và đại tướng quân Lý Tịnh. Ban đầu bánh có tên là Hồ Bính, sau được Dương Quý Phi đổi thành Nguyệt Bính, tức bánh hình mặt trăng.

Ở Trung Quốc có hàng trăm loại bánh trung thu. Người ta thường chia các vùng sản xuất bánh như sau: Kinh, Tân, Quảng, Tô, Hồ. Nhân bánh trung thu có hai loại chính là bánh mặn và bánh ngọt; trên bánh trang trí hoa văn, chữ…

Thưởng thức bánh Trung thu (Nguồn: Internet).

Trong dịp tết Trung thu, người dân Trung Quốc thường mua bánh Trung thu để biếu cho những người thân yêu của mình, để tỏ tấm lòng quý trọng và tình cảm với nhau.

Bánh Trung thu là thức quà biếu cho người thân (Nguồn: Internet).

Phong tục rước đèn lồng

Trong ngày Tết Trung thu, người Trung Quốc tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian, trong đó đặc biệt nhất là rước đèn. Dân gian truyền lại rằng từ thời Bắc Tống (960-1127) người ta đã tổ chức các hoạt động thả đèn hoa đăng xuống sông để cầu phúc.

Trên khắp đất nước Trung Quốc rộng lớn, mỗi vùng lại có phong tục rước đèn khác nhau, ở các tỉnh phía Nam có các loại đèn phổ biến như đèn vỏ trứng, đèn rồng, đèn hình cá, đèn hạt dưa, các loại đèn hình chim, hình thú, hình hoa, đèn hình bí ngô, đèn hình quả bưởi…

Bánh Trung thu đẹp (Nguồn: Internet).

Thờ cúng tổ tiên

Một số địa phương Trung Quốc coi trọng ngày tết Trung thu ở khía cạnh đoàn viên, họ soạn mâm cúng đủ đầy các loại thức ăn của mùa Thu, trước là dâng cúng tổ tiên sau là gia đình cùng quây quần bên mâm cỗ.

Đèn lồng trung thu (Nguồn: Internet).

Múa rồng

Từ tối ngày 14/8 âm lịch, nhiều địa phương đã tổ chức múa rồng lửa để đón tết Trung thu. Người ta thường làm con rồng dài khoảng 70m, phân thành 32 khúc, vào đêm Trung thu kéo rồng đi khắp các ngõ phố để xua đuổi tà ma, cầu may mắn bình an đến cho tất cả mọi người.

Múa rồng trung thu (Ảnh: Internet).

Trên đây là một số đặc điểm về phong tục tết Trung thu của người Trung Quốc, BlogAnChoi hi vọng các bạn sẽ có những chuyến du lịch đến quốc gia hơn 1 tỷ dân này vào dịp tết Trung thu để cảm nhận rõ hơn về dịp tết lớn thứ hai trong năm này.

Một số bài viết về tết Trung thu:

Các bạn hãy theo dõi mục du lịch của BlogAnChoi để tìm hiểu về những địa điểm tham quan đẹp nhé.

Cũng giống như văn hóa phong tục truyền thống của các nước, ở Trung Quốc có những nét đẹp văn hóa độc đáo riêng so với các nước ở Đông Á khác. Ngày Tết trung thu của Trung Quốc đến với người dân nơi đây như chính là một truyền thống và dấu ấn khó quên bởi chính những vẻ đẹp truyền thống đã làm nên chính những điều này. Tết trung thu ở Trung Quốc có những khám phá mới lạ và độc đáo nào hãy cùng mình đi tìm hiểu và khám phá dưới bài viết này nhé

Nguồn gốc hình thành Tết trung thu của Trung Quốc

Tết trung thu ở trung quốc gọi là gì?

Tết trung thu của Trung Quốc có những nét đẹp văn hóa thuần phong mỹ tục mang nét đẹp đặc trưng của quốc gia này.

Tết trung thu của Trung Quốc có những nét đẹp văn hóa thuần phong mỹ tục mang nét đẹp đặc trưng của quốc gia này. Tết trung thu còn gọi là tết đoàn viên bởi vì đây là dịp lễ hiếm hoi trong năm mà mọi thành viên trong gia đình trở về, tụ họp với nhau.

Nguồn gốc hình thành tết trung thu Trung Quốc

Tại Trung Quốc, dịp Tết trung thu được bắt nguồn từ chính những câu chuyện truyền thuyết về chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Theo như tương truyền kể lại rằng trong giai đoạn của thời cổ đại, từ khi mà Trái Đất có đến 10 mặt trời, điều này đã khiến cho thế giới đang phải chịu đựng và gánh chịu những hạn hán khủng khiếp đè nặng lên mặt tinh thần của người dân nơi đây. Cũng từ những sự áp lực này từ đó Ngọc Hoàng đã ra lệnh cho Hậu Nghệ đi bắn hạ chín mặt trời để từ đó cứu sống đem lại sự sống phồn thịnh cho muôn loài nhân dân.

Độc đáo hoạt động đón Tết trung thu ở Trung Quốc

Từ những hành động đó, để ghi nhận những công lao lớn và với mục đích khích lệ động viên tinh thần, Người đã ban cho chàng một viên thuốc bất tử. Sau đó Hậu Nghệ đã mang mó về nhà và đặt trong chính một chiếc hộp của mình và dự định rằng sau này sẽ chia sẻ cho người vợ của mình là Hằng Nga. Câu chuyện sẽ còn thú vị hơn bởi chính trong sự tò mò này của người vợ, bà đã tò mò và mở chiếc hộp sau đó nuốt viên thuốc rồi bay tận lên trên trời cao và cuối cùng vì thuốc quá mạnh bà đành phải hạ xuống Mặt Trăng

Một giả thuyết khác về nguồn gốc ngày Tết trung thu Trung Quốc rằng ngày có liên quan đến nàng Dương Qúy Phi ở thời nhà Đường – một trong tứ đại mỹ nhân của tinh hoa cổ đại Trung Quốc. Tương truyền rằng, sau khi vua Đường Huyền Tông bị buộc phải ban cho chính vị phi tử của mình dải lụa trắng để nàng tự sát nhằm làm yên lòng quân thì lúc này vua cũng quên ăn quên ngủ vì tiếc thương vô hạn cho người ngọc. Điều này đã làm cho các tiên nữ phải động lòng thương xót nên đã cho phép vua được gặp lại Dương Qúy Phi và đêm trăng sáng nhất mùa thu tức là ngày rằm tháng Tám Âm lịch hằng năm. Chính từ những sự kiện này, ngày Tết trung thu ở nơi đây đã bắt đầu được trở thành một ngày Tết truyền thống được người dân Trung Hoa giữ gìn và phát triển vẻ đẹp của nó

Ngày Tết trung thu ở Trung Quốc gắn liền với nguồn gốc sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử

Vẻ đẹp truyền thống Tết trung thu ở Trung Quốc

Để khám phá hết nét đẹp cổ truyền trong ngày Tết trung thu nơi đây cũng như khám phá ra được giá trị ẩn sâu bên trong nó những gì mà ngày Tết này đem lại hãy cùng ANB Việt Nam khám phá và khai thác những hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết trung thu này nhé

Ngắm trăng

Đã từ rất lâu xưa từ thời cổ đại của người Trung Quốc đã gắn liền với phong tục ngắm trăng để cảm nhận vẻ đẹp và những giá trị của chính ngày này mang lại vào đêm trung thu. Từ xa xưa đã có rất nhiều những ghi chép lịch sử vào thời Chu đã đề cập rất nhiều tới buổi lễ tế thần mặt trăng vào chính đêm trăng sáng nhất năm này để chào đón một sự giao thoa về mùa đó chính là mùa đông.

Sau này, mãi về sau đến thời nhà Đường – Tống, việc ngắm trăng và thưởng bánh lại ngày một trở nên thịnh hành và phổ biến rộng rãi hơn nữa nên chính những người dân ở nơi đây có quan niệm rằng trung thu là Tết ngắm trăng. Cứ hằng năm, đến mỗi khoảng thời gian này, người dân Trung Hoa sẽ cùng nhau ra đường để chiêm ngưỡng và tận hưởng những vẻ đẹp này của đêm trăng rằm. Ngắm trăng và cảm nhận chính vẻ đẹp này là một trong những khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng nó biểu hiện cho sự tròn đầy, viên mãn và ao ước về một điều gì đó may mắn và hạnh phúc

Ngăm trăng khổng lồ với ngày Tết trung thu ở Trung Quốc

Ăn bánh Trung thu

Cũng giống như ngày Tết trung thu ở Việt Nam vậy, ở Trung Quốc ngày Tết trung thu ngoài hoạt động ngắm trăng ra thì việc ngắm trăng và thưởng thức những hương vị thơm ngon của bánh trung thu đem lại chính là những giây phút cảm giác được đoàn tụ tượng trưng cho chính sự đoàn viên và sum vầy.

Bánh Trung thu ở Trung Quốc cũng có rất nhiều những hương vị độc đáo và mới lạ khác nhau và nổi bật có ý nghĩa hơn cả đó chính là những chiếc bánh Trung thu hình tròn với hình hoa văn đẹp mắt bên trên biểu thị cho sự viên mãn và tròn đầy

Trung Quốc và truyền thống ăn bánh trung thu vào ngày Tết trung thu

Tế trăng

Tế trăng chính là một phong tục đón Tết trung thu nơi đây bắt nguồn từ thời cổ đại xa xưa. Tại sao lại có Tế trăng. Tế trăng xuất phát từ câu chuyện diễn ra ở chính nước Tề. Tương truyền đã kể lại rằng, có một cô gái xuất hiện với dung nhan xấu xí nhưng rất có tài đức và đặc biệt là cô rất thành kính cầu khấn lên thần mặt trăng. Chính những điều đó đã giúp cho cô được được tuyển vào cung nhưng không được nhà vua sủng ái. Nhân dịp vào một đêm ngày rằm tháng Tám cô đi dạo dưới ánh trăng và nhà vua đã bắt gặp và vua cảm nhận được vẻ đẹp này của cô từ đó đã bèn phong cô làm Hoàng hậu. Cho nên Tế trăng cũng chính là một hoạt động để cầu mong mình có một vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như chính Hằng Nga của nước Tề xưa kia

Tế trăng gắn liền với những ước mơ về vẻ đẹp của các cô gái trong ngày Tết trung thu ở Trung Quốc

Thả đèn cầu an

Người Trung Quốc có một phong tục đó là vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch sẽ thả đèn lên trời để cầu mong một điều gì đó may mắn, hạnh phúc sẽ đến với chính bản thân và những người xung quanh mình. Thả đèn là một hoạt động vô cùng có ý nghĩa đối với trẻ em tuổi thơ và với những em thiếu nhi. Bắt đầu thả đèn, ai ai cũng đều thành tâm cầu nguyện, mong mỏi những điều ước bay đi xa và trở thành những hiện thực đáng mơ ước

Thả đèn cầu an vào ngày Tết trung thu mang lại những ao ước về hạnh phúc viên mãn và bình an của người dân Trung Quốc

Giải câu đố

Hoạt động này phổ biến được nhiều người dân Trung Quốc ủng hộ nhất là vào dịp Tết trung thu, họ cùng nhau sum vầy bên gia đình, người thân giải những câu đố sau đó treo lên chiếc đèn lồng lung linh sau đó cùng nhau thưởng trà, ăn bánh, sum vầy bên nhau giải những câu đố rất thú vị bên chiếc đèn lồng.

Giải câu đố đã trở thành một hoạt động có ý nghĩa trong ngày Tết trung thu ở Trung Quốc

Mỗi đất nước đều mang trong chính mình những sự mới mẻ và đa dạng đa màu sắc riêng của văn hóa ngày lễ truyền thống. Tại Trung Quốc cũng vậy, Tết trung thu của Trung Quốc đã để lại những dấu ấn khó có thể phai mờ trong tiềm thức của những người dân bản địa nơi đây đã sinh ra lớn lên và phát triển gắn bó với mảnh đất quê hương yêu dấu này. Nếu như muốn được học hỏi và khám phá nhiều hơn nữa về nét độc đáo văn hóa của nước bạn cũng như để trau đồi thêm mới mẻ kiến thức để phát triển bản thân hãy nhanh tay làm một tấm visa Trung Quốc để cảm nhận và học hỏi nét văn hóa độc đáo của đất nước này nhé.

Please follow and like us:

502

1902

Video liên quan

Chủ đề