Tận tụy trong công việc cảnh giác, bí mật

Đối với lực lượng CAND, Người đã đặt nền móng cho lý luận Công an, đó là tư tưởng quý báu đối với nhiều lĩnh vực công tác Công an hiện nay:

Thứ nhất, CAND bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của Nhân dân đối với các thế lực phản động.

Ngay từ khi sáng lập ra lực lượng CAND, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ: “CAND hoàn toàn khác Công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân... Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt. CAND phải thực sự phục vụ nhân dân”1; Người nhấn mạnh: “Nhân dân ta có hai lực lượng. Một là quân đội, để đánh giặc ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hòa bình. Một lực lượng nữa là Công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hòa bình. Lúc chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì tập luyện. Còn Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc”2. "Công an là một bộ máy để thực hiện chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ nền chuyên chính của nhân dân đối với các thế lực phản động khác”3.

Về phương pháp, biện pháp công tác, mục tiêu bảo vệ và đối tượng đấu tranh của CAND, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Công an phải: 1. Nhận rõ nhiệm vụ của Công an là bảo vệ và phục vụ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân. 2. Để làm tròn nhiệm vụ thì phải luôn luôn đoàn kết nội bộ, nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, khinh địch, tự mãn. 3. Phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ. 4. Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được”4.

Thứ hai, CAND phải đi đúng đường lối quần chúng, lấy “dân làm gốc”

Người xác định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân...", "tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân". Đường lối quần chúng đã trở thành biện pháp công tác cơ bản của CAND, cũng như sự phối hợp đã trở thành quy chế và cơ chế phối hợp của CAND với các bộ, ngành.

Người nói: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người thì chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đôi bàn tay. Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân. Nếu không thế thì sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”5. Do đó, toàn thể cán bộ và chiến sĩ Công an phải gắn bó với nhân dân, nỗ lực cố gắng vượt mọi khó khăn, làm trọn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của Công an cách mạng, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân, của Đảng và Chính phủ.

Tận tụy trong công việc cảnh giác, bí mật

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị Cảnh sát nhân dân Thủ đô Hà Nội, mùng 1 Tết
Quý Mão (1963). Ảnh tư liệu.

Thứ ba, phải xây dựng CAND cách mạng.

Theo Người, CAND phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, vì nhân dân phục vụ, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Người chỉ rõ: “Làm Công an không phải làm “quan cách mạng”. Làm Công an là để giữ trật tự, an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phản động làm hại nhân dân”6. Những lời dạy của Người về tư cách người Công an cách mạng, đó là: "Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”7 Đây là những phẩm chất hết sức quan trọng của người Công an cách mạng để vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ trong công tác bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Muốn phục vụ nhân dân tốt, phải đi đường lối quần chúng. Được nhân dân tin, yêu, phục thì việc gì cũng làm được. Không đi đường lối quần chúng là không gần dân, là thiếu dân chủ, là trở thành quan liêu. Quan liêu thì không đoàn kết được ai. Đoàn kết là rất cần thiết, đoàn kết nội bộ ngành Công an, đoàn kết với ngành khác, đoàn kết với nhân dân. Có thế thì công tác mới làm được.

Thứ tư, phải có lý luận về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật và lý luận chuyên ngành

Lý luận CAND bắt nguồn từ thực tiễn đấu tranh cách mạng được tổng kết nâng lên thành lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng của Người, phải thường xuyên đối phó với mạng lưới mật thám địch. Từ bài học trong lịch sử, Người đã rút ra nhiều vấn đề có tính chỉ dẫn cho lý luận CAND. Sau khi đất nước mới giành lại độc lập, năm 1946, về công tác tình báo, Người đã chỉ dẫn: "Lý luận tình báo trong quyển Tôn tử binh pháp, tất cả các chú đã nghiên cứu chưa? Chưa thì cần phải nghiên cứu. Nó là nền tảng của của công tác tình báo"8 Lý luận cơ bản nhất của lý luận nghiệp vụ Công an là: bí mật, mưu kế, đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế. Điều đầu tiên có tính chiến lược của lý luận CAND là bí mật và phải biết giữ bí mật.

Trong bài viết giữ bí mật, Người đã viết: "Vị tổ sư của các nhà quân sự là ông Tôn Tử nói rằng: “Trong chiến tranh điều gì quan trọng nhất? Giữ bí mật là điều quan trọng nhất”. Ông lại nói: “Ta dò được tin tức địch, thì ta thắng địch. Địch dò được tin tức ta, thì địch thắng ta”. Thế là cuộc chiến tranh thắng hay bại, một phần lớn do biết giữ bí mật hay không biết giữ bí mật mà quyết định”9. Người thường xuyên nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ bí mật nhà nước và coi đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất để làm nên những chiến công của lực lượng CAND.

Thứ năm, lý luận CAND phải làm rõ nhiệm vụ, mục tiêu, đối tượng đấu tranh

Người chỉ rõ: “Bọn phản động không bao giờ muốn cho chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, Công an phải luôn luôn cảnh giác, ngăn ngừa những hành động phá hoại của chúng để bảo vệ lợi ích của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp cách mạng”10. Là một bộ phận của cả bộ máy nhà nước nhân dân, dân chủ chuyên chính tiến lên chủ nghĩa xã hội, Công an phải bảo vệ dân chủ của nhân dân và thực hiện chuyên chính với những kẻ chống lại dân chủ của nhân dân... Cách mạng càng tiến lên càng khó khăn. Nhân viên, cán bộ Công an càng phải nâng cao chí khí cách mạng, nâng cao tinh thần cảnh giác. Người căn dặn thêm "Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, của Công an nói riêng và của toàn dân nói chung; là nhiệm vụ mà quân đội và công an phải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt"11.

Những lời dạy của Người chính là chiến lược, nghệ thuật công tác Công an. Tư tưởng của Người đã được các thế hệ cán bộ CAND tiếp thu và phát triển, trở thành lý luận CAND Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. 

-------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.365; (2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.l 18; (3) Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác an ninh, trật tự, NXB, CAND 1990, tr.93; (4) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.119; (5) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.366; (6) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.365; (7) SĐD, Tr.10; (8) SĐD, Tr.I5; (9) SĐD, Tr.13; (10) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.447; (11) SĐD, Tr.96.

 •  16:47 thứ ba ngày 16/12/2003

III. Tận tụy nguồn gốc của chất lượng và hiệu quảIII. 1 Khái niệmTận tụy là hết lòng, hết sức với công việc của mình làm; tận tâm, tận lực với trách nhiệm được giao. Tận tụy được biểu hiện qua các đức tính cần cù, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, hy sinh; qua cách làm việc chu đáo, tỉ mỉ với tinh thần trách nhiệm cao, không vì lợi ích riêng tư, lợi ích cục bộ. Đã tận tụy thì dù khó khăn gian khổ đến mấy cũng quyết tâm làm, nhằm đi đến thắng lợi cuối cùng; không tận tụy thì dù việc rất dễ dàng cũng khó bảo đảm thành công.        

III.2 Trong ngành Bưu Điện dù hoạt động ở lĩnh vực nào cũng đòi hỏi sự tận tuỵNgày xưa, thông tin liên lạc chỉ dựa vào sức người, súc vật để chuyển đa công văn, thư tín đi xa và dùng tín hiệu chuyển tiếp theo kiểu dây truyền đến người nhận.Bưu chính cổ xa thời phong kiến, còn gọi là phu trạm, chủ yếu là dùng ngựa chạy hoả tốc chuyển đưa tín bài, thư tín từ triều đình đến các nha, các phủ, các địa phương, các nơi quan ải xa xôi và ngược lại. Vì phải đa đi xa, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, bí mật, nên phải tổ chức cung đoạn hợp lý, có đủ người ngựa, trực suốt ngày đêm để hoàn thành nhiệm vụ chuyển tiếp tin bài.Người làm phu trạm- tức giao thông viên (như hộ tống viên thư báo ngày nay), phải tận tụy, hết lòng, để thư tín đi nhanh nhất. Nếu không, có thể giặc đã đánh vào biên ải mà triều đình chưa biết, không ứng phó kịp thời, không ngăn được quân xâm lược, có thể dẫn đến mất nước. Nếu không tận tụy, để lỡ chuyến, chậm trễ, mất mát tín bài cửa triều đình cũng có thể bị chém đầu.Còn điện tín cổ xa, tức viễn thông ngày nay, để truyền tin, tổ tiên ta đã dùng khói lửa, trống mõ làm tín hiệu chuyển tiếp theo các quy ước nhất định.Cũng phải tổ chức người trực suốt ngày đêm, căng mắt mà nhìn, căng tai mà nghe để nhận biết ngay những tín hiệu đầu tiên, kịp thời truyền báo cho trạm sau một cách nhanh chóng chính xác, nhất là khi có giặc phải làm sao cho phía sau có biện pháp ứng phó hiệu quả. Việc làm đó cũng phải rất tận tụy, nếu không, để sơ sảy, không hoàn thành trách nhiệm cũng có thể bị xử theo tội nặng nhất. Ngày nay, người làm công tác bưu chính, dù là giao dịch viên hay chia chọn, đóng gói công văn, thư tín, báo chí, bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền...cũng phải hết sức tận tụy, tỉ mỉ, chính xác, nếu không sẽ thất lạc, mất mát, chậm trễ. Giao thông viên, hộ tống viên vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, người bưu tá đi phát công văn thư báo, nếu không tận tụy thì trong trường hợp bất trắc sẽ không bảo đảm được vật phẩm an toàn, nhanh chóng đến tay người nhận.Cũng như thế đối với viễn thông, người làm các công việc như kỹ thuật, khai thác, điều hành, bảo dưỡng ... tại các Đài, Trạm, các trung tâm kỹ thuật, các tuyến via, cáp quang lúc bình thường cũng như khi xảy ra thiên tai, địch hoạ, đòi hỏi phải hết sức tận tụy, sẵn sàng chịu đựng gian khổ, dám hy sinh cả bản thân, mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.Bưu điện là một ngành phục vụ đặc biệt, đòi hỏi mọi người phải có tinh thần tận tuỵ, hết lòng, nhiệt tình, chu đáo với công việc. Ngày nay trong cơ chế thị trường và sắp tới trong cạnh tranh hội nhập càng đòi hỏi sự nhanh nhạy cao hơn, tận tuỵ hơn với công việc.

III.3 Tận tuỵ gắn liền với hiệu quả của Ngành

Tận tuỵ là mục tiêu, là yêu cầu mà tuyệt đại bộ phận cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện nước ta lâu nay đã làm được. Nhiều tấm gương sáng về tinh thần tận tụy trong công việc của cán bộ công nhân viên Bưu điện qua các thời kì hoạt động bí mật, trong chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam và ở phía Bắc, hay xây dựng và bảo vệ đất nước sau khi đã hoà bình, thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội. Những gương sáng đó đáng để chúng ta ghi nhớ, học tập và động viên nhau tiếp tục phát huy, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.Chúng ta còn nhớ tấm gương trong sáng của người cán bộ Cộng sản, người chiến sĩ giao liên đầu tiên của Đảng mà chúng ta rất lấy làm tự hào: đồng chí Nguyễn Lương Bằng.Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (Bí danh Sao Đỏ) là một thanh niên yêu nước, tham gia cách mạng từ những ngày đầu khi còn là Thanh niên cách mạng đồng chí hội, trước hết là bằng công tắc thông tin liên lạc. Dù biết khó khăn gian khổ, mật thám thực dân Pháp và bè lũ tay sai theo dõi, rình rập, bắt bớ, có thể phải bị tù đày, đánh đập hoặc hy sinh, Nhưng được Tổ chức giao làm nhiệm vụ thông tin liên lạc đồng chí đã đi lại nhiều lần ở Việt Nam và Trung Quốc. Bằng đường bộ, đường thuỷ, mang theo nhiều thư từ, báo chí, tài liệu cách mạng để chuyển cho các tổ chức, cán bộ lãnh đạo ở trong hay ngoài nước, phục vụ công tác tuyên truyền và gây dựng phát triển tổ chức Đảng. Đồng chí đã hết sức tận tuỵ, cẩn thận, nhờ đó tài liệu luôn luôn được bảo vệ an toàn.Trong thời kì hoạt động cách mạng bí mật, còn có nhiều cán bộ giao liên của Đảng rất trung thành với cách mạng, tận tuỵ với nhiệm vụ được giao mà sự tích không tài nào kể hết, nh các đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Kim Đồng, Vừ A Dính...Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng có nhiều tấm gương sáng người. Trên các mặt trận cũng nh vùng địch hậu, vùng giáp ranh, những cán bộ giao liên phải giả dạng đi qua các vùng địch chiếm một cách hợp pháp, để đa đón cán bộ lãnh đạo, chuyển giao tài liệu. Gặp lúc khó khăn bất trắc, nhiều cán bộ giao liên đã tìm cách đánh lạc hướng địch, làm dấu hiệu khéo léo để cho lãnh đạo tránh thoát, cũng có lúc phải nhanh chóng tiêu huỷ tài liệu, nhai nuốt thư tín vào bụng để không rơi vào tay giặc. Cũng như thế, các cán bộ thông tin chuyên phục vụ liên lạc vô tuyến hệ mật cho cán bộ Lãnh đạo chủ yếu ở T.W và các địa phương.Lúc trèo đèo lúc lội suối, bị muỗi, vắt và sốt rét rừng, lúc bám làng, bám thị, lúc tránh máy bay, pháo kích để bảo đảm liên lạc kịp thời. Ở hậu phương Miền Bắc, trong chiến tranh chống Mỹ, bị máy bay địch ngày đêm bắn phá, nhiều công trình thông tin, phát thanh, các đài quan trắc điện ly, địa từ bị ném bom làm h hỏng, sụp đổ, mất liên lạc, không ít người bị thương vong, số còn lại vẫn bám máy, tu sửa thiết bị, nối lại đường dây, khôi phục và duy trì thông tin, bảo đảm sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm trật tự an ninh, kinh tế và đời sống, chi viện cho chiến trường đánh thắng.Nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên, khai thác viên trực đài, các trạm cơ vụ, trạm viba, tổng đài điện thoại, phát thanh, ở trên đỉnh núi, hay trong hầm sâu, cuộc sống hàng ngày rất gian khổ. Lương thực, nước dùng phải lấy từ xa, đi xuống gần một buổi, lên gần một ngày, Nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, tận tuỵ phục vụ; trong những ngày đêm, địch đánh phá rất ác kiệt, anh chị em vẫn bám máy, bám tổng đài để phục vụ chiến đấu, không quản ngại hy sinh, tất cả cho bảo đảm thông tin liên lạc.Trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu.Làm nghề Bưu chính, khai thác và vận chuyển thư báo, để bảo đảm nhanh chóng, chính xác, an toàn, anh chị em chúng ta bắng mọi cố gắng, khắc phục mọi khó khăn trong đời sống, việc riêng t, bảo đảm canh trực suốt ngày đêm đẻ chia chọn, đóng túi, giao nhận đúng chuyên thư, bám xe, bám tàu để vận chuyển từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc, thư từ, bưu kiện, bưu phẩm, báo chí không bị suy chuyển, thất lạc, mất mát, đến tay người nhận kịp thời, đầy đủ. Công tác phát thư báo cũng phải hết sức tận tuỵ hết mình để phục vụ các cơ quan và nhân dân. Đã là bưu tá hay giao thông viên, ngày nào cũng nh ngày nào, không kể nắng to hay ma bão, ở đường phố xe cộ qua lại đông đúc hay trên đường làng gồ ghề, vắng vẻ, đường sông hay đường núi xa xôi, phải qua đèo cao suối sâu, thác lũ ma nguồn, thú dữ hay bọn cướp, phỉ, dù đi xe đi bộ hay mang vác nặng vẫn phải đi, vẫn cố gắng vợt qua, để hoàn thành nhiệm vụ.Từ tấm gương của một Tổ phát thư ở Hải Phòng, đã nhân lên hàng trăm ngàn Tổ phát thư Hải Phòng ở các nơi khác. Có nhiều bức thư mà người gửi ở nơi xa, trong hay ngoài nước, địa chỉ ghi không đầy đủ, không rõ ràng, có nhiều sai lệch, có người đã thay tên đổi họ, có người không còn nữa, có địa phương, có tên đường phố đã thay đổi nhiều lần trước và sau năm 1945, trước hay sau ngày giải phóng. Trong những trường hợp đó phải đi phát nhiều lần Nhưng không được, anh chị em đã bàn bạc, đã đi dò hỏi những người lớn tuổi, đi tra cứu địa chỉ ở các cơ quan hữu quan, mất bao công sức nhiều ngày, nhiều tháng, và cuối cùng đã phát được tận tay người nhận, đem lại cho họ những tin tức quý giá, những niềm vui vô hạn. Đó là việc làm vì lương tâm và trách nhiệm của người làm nghề Bưu điện.Trực ở các trạm viba trên núi cao, gió thổi quanh năm suốt tháng, nắng nh lửa đốt, rét như cắt thịt da, xa gia đình, đời sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, kéo hết năm này đến năm khác. Nhưng vì trách nhiệm được phân công anh chị em vẫn kiên trì để bảo đảm nguồn điện, bảo đảm chuyển tiếp thông tin không ngừng.Ở Đài Điện báo T.W có Tổ báo nội vụ A, dù thiếu người, nhiều trường hợp phải làm thêm, kéo dài phiên trực căng thẳng, mệt mỏi, Nhưng với tinh thần thi đua Xã Hội Chủ Nghĩa, anh chị em đã cần cù tận tuỵ, phối hợp giúp đỡ nhau chuyển nhận điện báo, nhiều năm liền, hàng chục vạn tiếng điện không có sai sót. Ngoài Tổ phát thư Hải Phòng, Tổ báo nội vụ A, còn nổi lên nhiều tập thể điển hình khác nh Tổng Đài điện thoại tự động (Hà Nội), Phòng Bưu điện SaPa (Lào Cai), Phòng Bưu điện Yên Mỹ (Hng Yên) ...Nhiều điện thoại viên tận tuỵ ở Tổng đài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác đã học thuộc lòng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn số máy, để trả lời người hỏi được nhanh chóng kịp thời, tiếp cho các luồng thông tin ít bị ngng đọng. Chị em đã tranh thủ mọi lúc mọi nơi tìm mọi biện pháp để học tập. Đó cũng là những tấm gương tận tuỵ, nếu không có ý thức vì sự nghiệp cách mạng, vì cuộc sống nhân dân thì không thể có được.Có những người gần như trọn đời vì một đường thư. Đó là những bưu tá ở những vùng cao và rẻo cao, đã len lỏi suốt một đời với đèo dốc, rừng rậm, suối lũ, không bỏ sót một bức thư nào của dân bản ở nơi hẻo lánh, đem báo Đảng- tiếng nói của Đảng về với vùng sâu, vùng xa. Những tấm gương như thế có cả nghìn người, từ các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu đến các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên...Những năm 1945-1975, đất nước ta bị chia cắt. Đồng bào hai miền Nam-Bắc hầu nh không có tin tức về nhau. Khi nhịp cầu qua sông Bến Hải được nối liền, đường hàng không Hà Nội – Sài Gòn được thiết lập, thì một cuộc bùng nổ về thông tin cũng diễn ra trên mạng thông tin.Thư tín trên đường Bắc – Nam được tính bằng tấn, ca kíp khai thác tăng vọt, mặt bằng chia thư cũng mở rộng không ngừng. Đội ngũ khai thác, vận chuyển lúc này làm việc không kể ngày đêm. Bởi tình cảm đồng bào sau 20 năm bị dồn nén, không còn thông tin về gia đình, người thân, họ hàng,quê quán, nay đi tìm nhau qua những bức thư, một cuộc tìm về cội nguồn, hội tụ gia tộc, hội tụ dân tộc thông qua con đường Bưu điện. Song chính trong cuộc bùng nổ ấy đã có hàng vạn bức thư không rõ địa chỉ bởi người xa cách đã lâu, trí nhớ phai mờ, địa chỉ thay đổi, xáo trộn. Điều đó diễn ra ở hầu khắp các tỉnh, thành phố, trước hết là Hà Nội và Sài Gòn. ở Hà Nội có thư không rõ và sai lạc địa chỉ, xếp lên cao ngập đầu người. Có bức thư đề người nhận ở phố Tượng đồng không có số nhà. Người phát thư đã tìm được người nhận ở phố Quán Thánh- vì người gửi quên tên phố chỉ nhớ có pho Tượng đồng ở đền Quán Thánh mà đề vào bì thư.Nhiều bức thư chỉ đề tên người ở Hà Nội, không có số nhà, tên phố. Song những bưu tá cần mẫn ngày đêm đã lần tìm và phát đến tay người nhận.Chỉ trong những năm 1975-1976 với sự cần cù, tận tuỵ lần theo từng đầu mối, từng dấu vết, đội ngũ bưu tá trong ngành đã phát hàng vạn bức thư không rõ địa chỉ, sai lạc địa chỉ đến tay người nhận, giúp đồng bào tìm lại người thân sau bao năm chia ly cách biệt, và đó cũng là chắp nối cho sự hoà hợp dân tộc, mối liên hệ cộng đồng.Và còn nhiều, rất nhiều tấm gương tận tuỵ khác. Như việc đi khảo sát thiết kế, xây dựng các công trình thông tin ở khắp các miền đất nước trong thời chiến cũng như thời bình. Việc ngày đêm mày mò nghiên cứu khắc phục khó khăn, cải tiến thiết bị, chế tạo vật liệu, trang bị cung ứng vật tư thiết bị cho chiến trường, cho các đài trạm bảo đảm thông tin, phòng chống bão lụt, làm nổ bom từ trường, phá huỷ thuỷ lôi của Mỹ các bến cảng, cửa lạch... Để có số liệu liên tục phục vụ thông tin và chiến đấu, phải quan trắc địa từ, phát sóng thăm dò tầng điện ly trong chiến tranh, nhiều trường hợp ngồi cạnh rada, thu hút tên lửa do máy bay từ xa điều khiển phóng đến... là các tấm gương tiêu biểu nhất trong nhiều tấm gương tiêu biểu của Ngành. Thời kì đổi mới, phát triển và hiện đại hoá thông tin, cán bộ công nhân viên ngành ta đã cố gắng vơn lên, cần cù chịu khó học tập, không ngừng bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ, tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài, tận tuỵ với công việc để bảo đảm thông tin nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi hơn. Rõ ràng là thiết bị càng hiện đại, càng phức tạp, càng đòi hỏi người thiết kế, xây dựng, sử dụng, vận hành quản lý mạng lưới phải có trình độ cao hơn, tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc hơn, kỷ luật bảo đảm chặt chẽ hơn, càng phải tận tuỵ trong học tập, sáng tạo hơn trong lao động sản xuất và kinh doanh.Đó là những nét đẹp truyền thống của Ngành, không chỉ là cá biệt, nhất thời, mà là có nhiều, có ngay từ đầu và liên tục cho tới nay. Sở dĩ có được như thế là vì người làm việc ở ngành Bưu điện đã được chọn lọc, được giáo dục, đào tạo, đặc biệt là giáo dục truyền thống ngành nghề. tự hào về ngành nghề của mình, giữ vững và phát huy truyền thống từ các thế hệ đi trước đã xây đắp nên.Tuy vậy, bên cạnh các mặt tốt, các tấm gương tận tuỵ hy sinh, vẫn có những yếu kém tồn tại cần ra sức khắc phục. Đó là tinh thần, thái độ phục vụ cha tốt, còn nhiều trường hợp để chậm, mất thư, báo, chiếm dụng tiền, do sơ suất làm hỏng các thiết bị, gây trở ngại thông tin, lãng phí vật t, nguồn điện, tiền của nhân dân. Có trường hợp còn lợi dụng việc đi hộ tống vận chuyển thư báo kết hợp chở hàng lậu...

Vì vậy, mỗi CBCNV chúng ta một mặt tiếp tục học tập, noi gương và phát huy truyền thống gương Ngơi tốt, Việc tốt, Tận tuỵ, Hy sinh, mặt khác mỗi người cũng phải nghiêm túc với mình, ra sức thi đua phấn đấu, thực hiện Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công vô t nh Bác Hồ đã dạy, thực hiện thật tốt cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh Bưu điện do Ngành và Công đoàn BĐVN đề ra.