Luật Hình sự Đại học Luật Hà Nội

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh do tập thể tác giả là giảng viên trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh biên soạn.

Chủ biên: TS. Trần Thị Quang Vinh

Tham gia biên soạn:

ThS. Mai Khắc Phúc

ThS. Cao Văn Hào

ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

ThS. Vũ Thị Thúy

ThS. Phan Anh Tuấn

TS. Trần Thị Quang Vinh

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Luật Hình sự Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy đối với chương trình đào tạo cử nhân Luật tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nhà trường tổ chức biên soạn Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Chung).

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I. Khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc của Luật hình sự

1. Khái niệm luật hình sừ

2. Bản chất giai cấp của Luật Hình sự

3. Nhiệm vụ của Luật hình sự

4. Các nguyên tắc của Luật hình sự

5. Khoa học luật hình sự và một số ngàng khoa học khác có liên quan

Chương II. Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam

1. Khái niệm đạo luật Hình sự Việt Nam

2. Cấu tạo đạo luật hình sự Việt Nam

3. Hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam

4. Giải thích đạo luật hình sự

Chương III. Tội phạm

1. Khái niệm tội phạm

2. Phân loại tội phạm

3. Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác

4. Vấn đề nguồn gốc và bản chất giai cấp của tội phạm

Chương IV. Cấu thành tội phạm

1. Các yếu tố của tội phạm

2. Khái niệm cấu thành tội phạm

3. Phân loại cấu thành tội phạm

4. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Chương V. Khách thể của tội phạm

I. Khách thể của tội phạm

2. Đối tượng tác động của tội phạm

Chương VI. Mặt khách quan của tội phạm

1. Khái niệm

2. Hành vi khách quan của tội phạm

3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

Chương VII. Chủ thể của tội phạm

1. Khái niệm

2. Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm

3. Vấn đề nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự

Chương VIII.Mặt chủ quan của tội phạm

1. Khái niệm

2. Lỗi

3. Động cơ và mục đích phạm tội

4. Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đối với trách nhiệm hình sự

Chương IX. Các giai đoạn thực hiện tội phạm

1. Khái niệm

2. Các giai đoạn thực hiện tội phạm

3. Tự ý nửa chừng chấn dứt việc phạm tội

Chương X. Đồng phạm

1. Khái niệm và các dấu hiệu của đồng phạm

2. Các loại người đồng phạm

3. Các hình thức đồng phạm

4. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

5. Những hành vi liên quan đến tội phạm cấuthành tội độc lập

Chương XI. Các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi

1. Khái niệm

2. Phòng vệ chính đáng

3. Tình thế cấp thiết

4. Các trường hợp khác

Chương XII. Trách nhiệm hình sự và hình phạt

1. Trách nhiệm hình sự

2. Hình phạt

Chương XIII. Hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp

A. Hệ thống hình phạt

B. Các biện pháp tư pháp

Chương XIV. Quyết định hình phạt

1. Khái niệm quyết định hình phạt

2. Các căn cứ quyết định hình phạt

3. Quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt

Chương XV. Miễn, giảm trách nhiệm hình sự và xóa án tích

A. Miễn, giảm trách nhiệm hình sự

B. Xóa án tích

Chương XVI. Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Đường lối xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

2. Các biện pháp xử lý hình sự áp dụng riêng đối với người chưa thành niên phạm tội

4. Đánh giá bạn đọc

Nội dung cơ bản của giáo trình gồm: Khái niệm, nguyên tắc, nhiệm vụ, các nguyên tắc của Luật hình sự; đạo luật của Luật Hình sự; tội phạm, cấu thành tội phạm; khách thể, chủ thể của tội phạm; mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm; các giai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi; trách nhiệm hình sự và hình phạt; hệ thống hình phạt; quyết định hình phạt; miễn, giảm trách nhiệm hình sự và xóa án tích; trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ hoạt động dạy và học bộ môn Luật hình sự Việt Nam đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về pháp luật hình sự.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh".

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định về xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộitheo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 để bạn đọc tham khảo:

Điều 90. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Điều 94. Hòa giải tại cộng đồng

1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;

b) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.

4. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm.

Điều 98. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:

1. Cảnh cáo.

2. Phạt tiền.

3. Cải tạo không giam giữ.

4. Tù có thời hạn.

Điều 99. Phạt tiền

Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Điều 100. Cải tạo không giam giữ

1. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.”

2. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.