Tại sao trump bị ghét

Chính do những phát ngôn gây sốc mà Donald Trump đã gây ra làn sóng phản đối không chỉ trong giới chính trị.

Cách đây gần 2 tháng, hàng loạt quan chức đã tẩy chay đại hội đảng Cộng hòa do họ đề cử Donald Trump làm ứng viên cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ.

Donald Trump gọi người Mexico là tội phạm, những kẻ cưỡng hiếp…, đồng thời cũng không buông tha cộng đồng hồi giáo với những lời lẽ xúc phạm. Donald Trump còn gây chia rẽ trong chính người dân nước Mỹ.

Bị giới công nghệ lên án

Với giới công nghệ, Donald Trump cũng bị nhìn nhận là người "không ra gì". Sau vụ lùm xùm giữa Apple và FBI liên quan tới việc tạo cổng hậu để mở khóa iPhone, ông này đã kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Apple.

Không những thế, Donald Trump còn muốn Apple chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất về Mỹ, không đặt tại Trung Quốc. Quan điểm này được nhìn nhận là sẽ "bóp chết" các công ty công nghệ cao của Mỹ.

Donald Trump kêu gọi tẩy chay sản phẩm Apple trong khi bản thân vẫn sử dụng iPhone.

Cùng với những phát ngôn theo khuynh hướng bị cho là "cực đoan", giới công nghệ nước Mỹ, Thung lũng Silicon xem Donald Trump là mối đe dọa tiềm ẩn, và đặc biệt nguy hại nếu ông này đắc cử Tổng thống Mỹ.

"Thảm họa cho sáng tạo công nghệ" – đang là cụm từ mà giới công nghệ nói về Donald Trump. Rõ ràng ứng viên tổng thống này đang gây ra sự bất an to lớn trong cộng đồng làm công nghệ nước Mỹ.

Sự việc được đẩy đi xa hơn khi 145 CEO công nghệ, các nhà đầu tư triệu phú và các doanh nhân thuộc nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất của Silicon Valley ký vào thư ngỏ lên án Donald Trump cách đây vài ngày.

Trong số 145 nhà lãnh đạo công nghệ trên, có khá nhiều người nổi tiếng như đồng sáng lập Irwin Jacobs của Qualcomm, Dustin Moskovitz từ Facebook, Steve Wozniak của Apple và nhà sáng lập Stewart Butterfield của Flickr…

Dân Mỹ biểu tình chống Donald Trump.

Tuy nhiên, nếu để ý có thể thấy không có người của Microsoft, Amazon, Apple, hoặc Google ký vào thư ngỏ này. Mark Zuckerberg cũng không ký, tuy rằng chị của ông là Arielle Zuckerberg cũng nằm trong danh sách những người ký thư.

Donald Trump bị giới công nghệ nhìn nhận như một người "bóp chết" sáng tạo. Tư tưởng của ông này bị cho là cố chấp và chống lại các ý tưởng sáng tạo, ngăn chặn tự do và kết nối với thế giới bên ngoài – vốn là động lực phát triển của nền kinh tế Mỹ, đồng thời là nền tảng cho đổi mới và tăng trưởng.

Ứng viên tổng thống xuất thân từ tỉ phú này từng để xuất "đóng cửa" một phần Internet và đây chính là ý tưởng bị giới công nghệ ghét nhất. Những nhà lãnh đạo công nghệ tin rằng tự do trao đổi ý tưởng, bao gồm cả tự do Internet, sẽ gieo mầm cho sáng tạo. Donald Trump bị chê là không hiểu gì về công nghệ, đồng thời cố tình làm ngơ vai trò của công nghệ.

Donald Trump nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc.

Ông này cũng đồng thời đưa ra ý tưởng ngăn chặn mạng xã hội, nhất là sau khi có những nhận xét ác ý về ông trên mạng xã hội.

Donald Trump bị giới công nghệ "quy tội" làm méo mó thị trường công nghệ, làm giảm xuất khẩu và khiến cho người Mỹ mất việc.

Lầu Năm góc "gặp nguy" vì Donald Trump

Nếu Donald Trump thành Tổng thống Mỹ, công sức của Silicon Valley bao lâu nay với Lầu Năm góc có thể đổ sông đổ biển. Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Ash Carter, đã mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc thuyết phục các công ty tại Silicon Valley tiến cử tài năng làm việc cho quân đội Mỹ.

Ash Carter luôn tin rằng việc có được sức mạnh sáng tạo từ Silicon Valley sẽ giúp duy trì sự ưu việt của quân đội Mỹ trên khắp thế giới. Ash Carter là khách thường xuyên của Silicon Valley, đặc biệt hay lui tới Google.

Google và Lầu Năm góc đã ký một thỏa thuận thiết lập "Đơn vị Thử nghiệm Đổi mới Quốc phòng" (DIUx) để có được các tài năng công nghệ làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ. Chính tư tưởng "không giống ai" của Donald Trump có thể hủy hoại những thỏa thuận hợp tác kiểu này.

Eric Daimler, Chủ tịch Hiệp hội đổi mới Hoa Kỳ, thậm chí còn gọi Donald Trump là "mối đe dọa an ninh quốc gia". Xem ra "cuộc chiến" giữa Donald Trump và giới công nghệ Mỹ sẽ còn dài và sẽ được đẩy lên đỉnh điểm nếu ứng viên này trở thành Tổng thống Mỹ.

C. Martin Beck, giảng viên tại Đại học Coppin State ở Maryland, lý giải tại sao ông bầu cho ứng cử viên Biden trong khi nhiều người Mỹ khác ủng hộ Tổng thống Trump năm nay.

C. Martin Beck giảng dạy tại Đại học Coppin State ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ. Ông viết và tích cực tham gia các hoạt động hướng tới công bằng, bình đẳng trong xã hội Mỹ. Đây là bài viết riêng của ông cho Zing.

Châu Á thân mến,

Từ Mỹ, tôi viết những dòng này để xin lỗi các bạn. Những cơn bão mọi người đang hứng chịu, cuộc đấu tranh với đại dịch Covid-19, hay thậm chí cách các bạn thành công phục hồi nền kinh tế, chưa bao giờ được lên trang nhất các tờ báo ở đất nước tôi. Vì ở đó, tổng thống Mỹ đang rải đầy những bài viết trên Twitter với thông tin y tế và định hướng chính trị sai lệch.

Nước Mỹ chưa bao giờ bị chia rẽ sâu sắc như vậy. Chúng tôi đang tranh cãi lớn tiếng đến mức cả thế giới đều nghe thấy.

Lần này, cuộc đấu tranh trong lòng nước Mỹ là để lựa chọn giữa hai người đàn ông da trắng lớn tuổi. Những giá trị của họ không đại diện cho thế giới hiện đại và niềm tin cốt lõi của họ cũng chỉ tương đồng với một số ít công dân Mỹ.

Ngày 3/11, chúng tôi sẽ chọn ra người lãnh đạo quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Tôi cầu mong người Mỹ đủ khôn ngoan để chọn ra người giỏi nhất lãnh đạo đất nước này.

Người ủng hộ ông Trump tại cuộc mít tinh vào rạng sáng 3/11 ở Grand Rapids, Michigan. Ảnh: Reuters.

"Joe Biden là sự lựa chọn tốt nhất cho Mỹ vào thời điểm này"

Vào năm 2016, giống như số đông cử tri Mỹ, tôi cũng bỏ phiếu cho Hillary Clinton. Tôi nghĩ đây là sự lựa chọn duy nhất thể hiện trách nhiệm của mình: Bầu cho ứng cử viên không phải ông Trump.

Vào đêm công bố kết quả bầu cử, tôi yên tâm đi ngủ và tin rằng tôi đã bỏ phiếu để cứu nước Mỹ. Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra là gì? Chúng ta đều đã biết.

Bất cứ ai đang đọc những dòng này của tôi có lẽ đều nhận ra rằng trong bốn năm qua, các biện pháp bảo vệ môi trường đã bị gạt sang bên như thế nào, thuế đánh vào người giàu giảm xuống và danh tiếng của nước Mỹ như một nhà lãnh đạo thế giới cũng bị ảnh hưởng. Hình ảnh nước Mỹ bị thả rơi từ vách đá xuống biển, nơi có câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Miami. Tại đây, những ai tham vọng có thể trả tiền để được gặp tổng thống Mỹ.

Ai biết được liệu chúng tôi có thể lấy lại những gì đã mất hay không? Nhưng chắc chắn chúng tôi không thể hồi sinh được gần 225.000 người đã tử vong vì Covid-19. Nước Mỹ cũng không thể đảo ngược ngay lập tức sự nóng lên toàn cầu vì sử dụng quá độ nhiên liệu hóa thạch.

Và quan trọng nhất, thật khó để lấy lại niềm tin vốn đã tan vỡ của người Mỹ hay tình đoàn kết giữa họ. Bởi trong bốn năm qua, họ nhận ra rằng trong gia đình hay khu phố của mình có những người ghét dân nhập cư, người da màu và cộng đồng LGBTQIA+.

Trước đây họ không thể hiện ra sự ghét bỏ đó, nhưng giờ đây thì có bởi chính những quan điểm này cũng được thể hiện ở Nhà Trắng và phát đi trên truyền hình.

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Mỹ đang nghiêng về ứng viên Biden. Ảnh: AP.

Đây chính là lý do tôi bầu cho Joe Biden. Tôi đã bỏ phiếu nhiều tuần trước qua bưu điện. Tiểu bang của tôi cho phép bỏ phiếu sớm và vắng mặt để tránh việc phải xếp hàng dài, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Tôi tin vào khoa học. Thật hài hước khi phải nói như vậy. Ai lại không tin vào những sự thật khách quan dựa trên số liệu và quan sát được?

Nhưng tôi có thể kể đến một vài người. Đầu tiên là thư ký báo chí Nhà Trắng, sau đó là các nhóm vũ trang đến thủ phủ bang Michigan để yêu cầu chấm dứt các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Một người hàng xóm của tôi, là người da trắng lớn tuổi, nói với tôi rằng người châu Á chỉ mang theo tội phạm, sự nghèo đói và dịch bệnh ở mọi nơi họ đến. Và đây chính là những quan điểm đang nổi lên ở Mỹ. Đó là lý do tôi bầu cho Joe Biden.

Tôi từng không muốn bầu cho ông Biden. Tôi không đồng tình với một số chính sách của ông ấy. Cựu phó tổng thống đến từ thời kỳ lịch sử mà nước Mỹ chính là quốc gia vĩ đại trong khẩu hiệu “Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” của ông Trump.

Vào thời đó, những người đàn ông da trắng giàu có là người nắm quyền, phụ nữ da trắng thượng lưu là những người duy nhất có thể ủng hộ nữ quyền trong khi những phụ nữ khác chỉ nấu nướng và sinh con. Còn người lao động da màu sẵn sàng làm bất cứ công việc nào, miễn là được trả lương dù ít hay nhiều.

Tuy nhiên, tôi vẫn bỏ phiếu cho Biden. Ông ấy là lựa chọn tốt nhất cho nước Mỹ vào thời điểm này.

Tại sao người Mỹ bầu cho Donald Trump?

Dù bầu cho ông Biden, tôi hiểu tại sao nhiều người Mỹ bầu cho Tổng thống Trump. Tôi thực sự hiểu. Tôi lớn lên trong một gia đình quân nhân sống ở miền Nam nước Mỹ. Bản thân tôi đã phục vụ trong Lực lượng Không quân Mỹ, sống ở miền Trung Tây nước Mỹ. Tôi có quãng thời gian dài sống ở những bang bảo thủ của nước Mỹ, nơi ủng hộ những giá trị bảo thủ.

Nói một cách chính xác hơn, xung quanh tôi là những người thuộc nhóm đa số về chủng tộc, tôn giáo, kinh tế xã hội và chính trị. Họ được hưởng tất cả lợi ích đi kèm với số đông và hoàn toàn không muốn nghĩ đến việc mất đi đặc quyền đó.

Giờ đây có hai nước Mỹ khác nhau. Một là mảnh đất rộng lớn phì nhiêu của những người sống ở nông thôn, thị trấn nhỏ. Họ là người da trắng, người theo đạo Thiên chúa, và theo chủ nghĩa bảo thủ đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, một nước Mỹ khác lại chỉ là hòn đảo nhỏ, với số ít người Mỹ thuộc nền văn hóa khác, màu sắc khác, tôn giáo khác, quan điểm khác, những người không muốn lấy đi lợi ích của bất kỳ ai. Họ chỉ muốn chia sẻ chúng.

Tuy nhiên, nhóm theo chủ nghĩa bảo thủ từ chối thay đổi và từ chối chia sẻ. Câu hỏi đặt ra cho cuộc bầu cử năm nay là liệu hai nước Mỹ này có thể cùng tồn tại hay không?

Ông Christopher Beck cho rằng nhiều người Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump vì không muốn mất đặc quyền của nhóm đa số. Ảnh: Reuters.

Tôi có những thành viên trong gia đình, bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, những người không phân biệt chủng tộc, bài ngoại và không ủng hộ việc nước Mỹ chia rẽ. Họ chỉ không muốn bất cứ ai lấy đi những gì họ có. Vì vậy, họ sẽ bỏ phiếu cho một Tổng thống Trump với quan điểm phân biệt chủng tộc, bài ngoại và ủng hộ chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Họ nghĩ rằng nếu ai đó khác đắc cử, họ sẽ mất đi quyền lợi. Họ bầu cho ông Trump để bảo vệ nguồn thu nhập của mình vì nếu người nhập cư đến Mỹ tìm việc làm, họ sẽ mất việc.

Tôi hiểu điều đó.

Mãi cho đến sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, khi tôi chuyển đến một trong những đô thị của Mỹ với đầy những người da màu, tôn giáo khác, sắc tộc khác, văn hóa khác, giá trị khác và quan điểm chính trị khác, tôi mới nhận ra rằng thực sự có đủ chỗ cho tất cả chúng tôi.

Trên thực tế, càng chia sẻ nhiều, chúng ta lại càng có nhiều. Từ lâu tôi đã từ bỏ chủ nghĩa bảo thủ. Tôi muốn mọi người được hưởng nhiều quyền hơn, tự do hơn, có nhiều việc làm hơn, tiền lương cao hơn, được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, được sống trong môi trường sạch với thực phẩm an toàn hơn và ít chia rẽ hơn.

Nhưng điều này đòi hỏi sự thay đổi ở cấp lãnh đạo.

Tôi phải nhắc lại rằng Joe Biden là lựa chọn tốt nhất cho Mỹ vào thời điểm này. Đây không phải là một cuộc hôn nhân. Nếu đắc cử, ông ấy sẽ không phải là tổng thống của chúng tôi mãi mãi. Nhưng hiện tại, ông Biden là tiếng nói của hòa bình.

Ông Biden đại diện cho một đảng ủng hộ bảo vệ môi trường và đảm bảo một tương lai an toàn cho nước Mỹ. Ông ấy biết rằng khoa học không phải quan điểm chính trị và cuộc sống của người nghèo không phải là công cụ trên sân khấu chính trị.

Cựu phó tổng thống Mỹ là nhân vật có thể khôi phục phẩm giá cho chính phủ, coi trọng danh tiếng của nước Mỹ và sức mạnh của các tổ chức quốc tế đóng vai trò quan trọng cho sự ổn định toàn cầu.

Hy vọng nước Mỹ sẽ yên bình trở lại

Có lẽ những kỳ vọng đó là quá nhiều đối với bất kỳ ai, và thực sự là gánh nặng đối với một tổng thống khi phải giải quyết những thiệt hại trong bốn năm qua. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu làm vậy.

Một đời tổng thống, nhiều nhất là 8 năm, sẽ không thể đưa người Mỹ đến ngay điểm cuối như một chuyến Grab hay Uber. Thay vào đó, hãy nghĩ đây là một chuyến tàu điện ngầm. Chúng tôi sẽ không đến đích ngay lập tức, nhưng có thể rút ngắn hành trình từng bước một và tất cả có thể đi cùng nhau.

Đây là lý do tại sao tôi bỏ phiếu cho ông Biden để tiến gần hơn đến một nước Mỹ mà chúng tôi có thể tự hào, có thể sống an toàn và hòa bình dù có nhiều khác biệt.

Sau ông ấy, chúng tôi có những lựa chọn tốt hơn. Chúng tôi có các chính trị gia trẻ hơn đã sẵn sàng thực hiện tầm nhìn của họ cho nước Mỹ, nơi người dân có thể chia sẻ quyền bình đẳng.

Nhưng ngay thời khắc này, chúng tôi cần phải đưa nước Mỹ đi theo hướng đó.

Thị trưởng New York Bill de Blasio đứng xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm ở Brooklyn. Ảnh: Reuters.

Châu Á thân mến,

Tôi xin lỗi vì bạn phải chứng kiến cuộc chiến trong nội bộ nước Mỹ. Chúng tôi xấu hổ vì đã lạc lối và mất mặt với các quốc gia.

Tôi hy vọng rằng không bao lâu nữa, ở đây sẽ yên bình trở lại.

Tôi hy vọng rằng vài tuần ồn ào, hỗn loạn sắp tới sẽ được giải quyết bằng sự lựa chọn tốt nhất cho nước Mỹ.

Tôi hy vọng rằng vào tháng 1, chúng tôi sẽ có một tổng thống khiến bạn kính trọng và ngưỡng mộ.

Khi điều đó trở thành hiện thực và chúng tôi cuối cùng có thể kiểm soát được Covid-19 ở Mỹ, tôi hy vọng các bạn sẽ đến thăm, học tập và sinh sống ở đất nước tôi.

Chúng tôi có đủ chỗ và nhiều điều để chia sẻ.

Thị trấn 5 cử tri tại Mỹ mở đầu ngày bầu cử 3/11 Kết quả kiểm phiếu tại Dixville Notch cho thấy ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ, là người chiến thắng. Tất cả cử tri tại thị trấn đều bầu cho cựu phó tổng thống Mỹ.

Video liên quan

Chủ đề