Tại sao tay chân bị nổi gân xanh

Nổi gân xanh ngoằn ngoèo vùng chân là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh giãn tĩnh mạch.

Bệnh giãn tĩnh mạch được gây nên bởi sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch, làm cho máu chảy theo chiều trái ngược với thông thường. Thay vì được bơm từ bàn chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch. Thêm vào đó khi các tĩnh mạch giãn, sẽ kéo các van và làm cho tình trạng hở các van cũng như tình trạng dòng máu chảy ngược nặng thêm. Hậu quả là làm tăng áp lực trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch, giãn các tĩnh mạch kèm theo các biến chứng khác.

Tại sao tay chân bị nổi gân xanh
Chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo là dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch

Những điều cần biết về bệnh giãn tĩnh mạch

  • Cứ 10 người lớn thì có 3 người mắc bệnh giãn tĩnh mạch
  • Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới
  • Di truyền là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến giãn tĩnh mạch
  • Chân nổi gân xanh ngoằn ngoèo là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh
  • Giãn tĩnh mạch là bệnh mãn tính, không thể tự khỏi nếu không được chữa trị

Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch

Tùy thuộc vào từng cấp độ bệnh mà bệnh giãn tĩnh mạch có những biểu hiện khác nhau. Bệnh không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nặng nề, đau tức và nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Gân xanh nổi ngoằn ngoèo vùng chân
  • Nặng, mỏi chân (đặc biệt là khi đứng lâu, ngồi nhiều)
  • Đau tức bắp chân
  • Nóng rát lòng bàn chân
  • Chuột rút về đêm

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Có nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch như điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp mang vớ y khoa; phẫu thuật, điều trị bằng các phương pháp kỹ thuật cao như sóng cao tần, laser tĩnh mạch. Tùy thuộc vào cấp độ suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Trong các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thì laser nội  mạch được đánh giá cao hơn cả về hiệu quả cũng như độ an toàn. Laser nội tĩnh mạch là kỹ thuật điều trị giãn tĩnh mạch kỹ thuật cao, ít xâm lấn. Với phương pháp này, năng lượng từ tia laser cho phép loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn ngay từ bên trong mà không phải qua bất kỳ đường mổ nào.

Tại sao tay chân bị nổi gân xanh
Laser nội mạch: Điều trị giãn tĩnh mạch hiệu quả và ít tốn kém

Ngoài việc loại bỏ phần lớn các triệu chứng giãn tĩnh mạch, điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như độ an toàn cao, hạn chế biến chứng, thời gian điều trị và phục hồi nhanh chóng, ít gây đau đớn, không để lại sẹo, sau khi điều trị, bệnh nhân có thể về ngay và sinh hoạt, làm việc bình thường.

Hỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi nổi nhiều gân xanh ở chân có nghiêm trọng không? Càng về tuổi cao gặp nhiều vấn đề khó khăn gì không thưa bác sĩ? Em cảm ơn bác sĩ.

Lưu Văn Hoá (1995)

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng đơn nguyên Sức khỏe tổng quát - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Nổi nhiều gân xanh ở chân có nghiêm trọng không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Nổi gân xanh ở chân có thể do hệ thống tĩnh mạch nằm nông và có thể kèm theo dấu hiệu giãn tĩnh mạch. Đây là một trong những dấu hiệu của suy tĩnh mạch chi dưới. Tuy nhiên, nếu chỉ với dấu hiệu nổi gân xanh như bạn mô tả thì không đủ để chẩn đoán. Triệu chứng của suy tĩnh mạch chi dưới thường là đau bắp chân khi đứng lâu, đôi khi có phù bàn chân, tê dị cảm, đêm thường hay bị chuột rút,...

Để chẩn đoán nguyên nhân nổi gân xanh nhiều ở chân bạn cần đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để được khám lâm sàng, siêu âm doppler mạch từ đó sẽ chẩn đoán và điều trị nếu có chỉ định.

Nếu bạn còn thắc mắc về nổi nhiều gân xanh ở chân, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bàn tay gân guốc, nổi nhiều gân xanh khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, đa số tình trạng này là một hiện tượng tự nhiên, nhưng bên cạnh đó nó cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý. Vậy bàn tay gân guốc phải làm sao?

Bàn tay gân guốc hay nổi gân xanh chính là các đường tĩnh mạch ở dưới da, có chức năng vận chuyển máu từ các bộ phận trên cơ thể trở về tim. Tùy thuộc vào sắc tố da và cơ địa của mỗi người mà gân xanh nổi lên có các màu khác nhau như: xanh biển, xanh lá, tím. Khi quan sát được hiện tượng nổi gân xanh trên bàn tay của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác nhiều người không khỏi lo lắng và thắc mắc. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này hoàn toàn là vấn đề bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng bàn tay gân guốc như:

Vì các đường tĩnh mạch nằm ở vị trí ngay phía dưới da do đó những người có da mỏng sẽ nhìn thấy rõ ràng gân xanh nổi lên hơn so với những người da dày. Ngoài ra, một số người còn có đường tĩnh mạch nằm ngay sát da bẩm sinh.

Bên cạnh đó, màu da cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng nổi gân xanh. Thông thường những người da trắng, da nhợt nhạt sẽ dễ bị nhìn thấy gân xanh hơn so với những người da sẫm màu.

Đối với những người quá gầy, lớp mỡ dưới da ít, dẫn tới không thể che phủ được hết tĩnh mạch. Do đó, các tĩnh mạch trở nên nổi bật và rõ ràng. Đặc biệt, ở những người cao tuổi thì tình trạng này càng rõ hơn. Bởi vì khi chúng ta già đi, các lớp mỡ dưới da sẽ dần tiêu biến, da mỏng hơn khiến cho các đường tĩnh mạch nổi rõ trên tay, chân.

Khi chơi thể thao hay vận động mạnh, các bó cơ trên cơ thể sẽ căng lên và cần nhiều oxy hơn, lúc này tim co bóp mạnh và nhanh để tống máu đến các tế bào mô, dẫn tới tốc độ tuần hoàn máu nhanh hơn. Chính vì vậy, các đường tĩnh mạch được đẩy nổi cao trên da, tạo nên hiện tượng bàn tay gân guốc. Sau khi bạn kết thúc việc tập luyện hay vận động mạnh, các cơ bắp dãn ra, đường tĩnh mạch sẽ xẹp dần xuống và trở lại bình thường.

Tại sao tay chân bị nổi gân xanh

Bàn tay gân guốc do quá gầy

Cơ thể của người phụ nữ trong thời gian mang thai thường nổi nhiều đường tĩnh mạch hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do lượng máu tăng lên để nuôi em bé, vì vậy các mạch máu căng lên và nổi rõ ràng trên da hơn. Tình trạng này thường sẽ hết sau khi bạn sinh em bé. Đặc biệt, trong giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ, bạn cũng có thể thấy xuất hiện các mạch máu nổi rõ hơn ở vùng bụng người mẹ. Việc bụng to lên rất nhiều khiến da căng ra và làm cho tĩnh mạch trở nên nổi rõ hơn.

XEM THÊM: Bắp chân trái nổi gân xanh ngoằn ngoèo là bệnh gì? Có đáng lo không?

Ngoài những trường hợp nêu trên thì tình trạng bàn tay gân guốc, nổi tĩnh mạch đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có một số vấn đề về sức khỏe. Nổi tĩnh mạch nhiều và dày đặc ở mu bàn tay cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Khi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn rất khó để phát hiện ra vì thỉnh thoảng mới có cảm giác đau thoáng qua hoặc căng tức ở vị trí tĩnh mạch bị giãn. Đặc điểm của tĩnh mạch ở giai đoạn này là nổi to và ngoằn ngoèo trên da. Đối với những người bàn tay gân guốc nổi nhiều tĩnh mạch và kèm theo dấu hiệu căng thẳng mệt mỏi, căng cứng cơ bắp,... thì cơ thể có thể đang bị ứ đọng nhiều dịch và gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn.

Nếu tĩnh mạch nổi rõ ở các vùng khác như trong lòng bàn tay, bạn có thể mắc phải một số bệnh như:

Tại sao tay chân bị nổi gân xanh

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện bàn tay gân guốc

Đối với những trường hợp bàn tay gân guốc không phải do tình trạng bệnh lý, mặc dù không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng cũng rất mất thẩm mỹ, đặc biệt ở các chị em phụ nữ. Vì vậy, để hạn chế tình trạng bàn tay gân guốc bạn nên lưu ý những việc sau:

  • Thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi tập thể dục.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, và tránh việc độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn như yoga, thiền để hạn chế tình trạng căng thẳng, giảm stress.
  • Massage tay và tay thường xuyên với nước ấm để tránh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần ngay từ lúc trẻ để nắm rõ tình trạng sức khỏe và phòng ngừa bệnh.

Tóm lại, tình trạng bàn tay gân guốc là hiện tượng hết sức bình thường do các tĩnh mạch dưới da nổi lên. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tình trạng bệnh lý như suy giãn tĩnh mạch. Bàn tay gân guốc có thể làm cho các chị em phụ nữ mất thẩm mỹ, do vậy để giảm tình trạng này bạn hãy thực hiện tập các bài tập giãn cơ và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: