Tại sao cần có luật pháp

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống tòa án, trong đó, quan tòa sẽ nghe tranh tụng từ các bên và áp dụng các quy định để đưa ra phán quyết công bằng và hợp lý. Cách thức mà luật pháp được thực thi được biết đến như là hệ thống pháp lý, thông thường phát triển trên cơ sở tập quán tại mỗi quốc gia.

Phần lớn các quốc gia dựa vào cảnh sát pháp lý để thi hành luật pháp. Cảnh sát pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức, kỹ năng thực thi luật pháp trước khi được cho phép có các hành vi nhân danh pháp luật, chẳng hạn như đưa ra các cảnh báo và trát đòi hầu tòa, thực thi việc tìm kiếm hay ra các lệnh khác cũng như thực hiện việc tạm giam, tạm giữ.

Những người hành nghề pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các bên tại tòa án,

Luật pháp dưới góc độ luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

Luật pháp thông thường được thực thi thông qua một hệ thống các cơ quan thực thi, bao gồm các cơ quan như Công an (cảnh sát), tòa án, Việc kiểm sát, thi hành án.....Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho xã hội và đến một mức độ cần thiết mới có thể bị đưa ra Toà án. Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hai "nhánh" là thực thi luật pháp theo con đường hành chính và thực thi theo con đường hình sự. Hành chính và hình sự là hai cấp độ khác nhau và không thể đồng thời áp dụng lên một hành vi vi phạm. (Cụ thể xin vui lòng xem thêm quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành để biết quy định nào sẽ cấu thành tội phạm hình sự và hành vi nào sẽ bị xử phạt hành chính).

Về cơ bản, luật pháp được thực thi thông qua các biện pháp hành chính là nhiều hơn cả, ví dụ như: cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm, thanh tra xây dựng thanh tra và xử phạt vi phạm.....

Trong xã hội dân sự, mặc dù Tòa án vừa đóng vai trò là cơ quan thực thi nhưng cũng vừa là một người trọng tài để đưa ra các phán xét của mình về tính hợp pháp của hành vi. Tuy vậy, ở Việt Nam và đại đa số các nước châu Á nói chung, việc đưa vụ việc đến Tòa án chưa trở thành một thói quen và văn hóa pháp luật.

Phần lớn các quốc gia dựa vào cảnh sát pháp lý để thi hành luật pháp. Cảnh sát pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức, kỹ năng thực thi luật pháp trước khi được cho phép có các hành vi nhân danh pháp luật, chẳng hạn như đưa ra các cảnh báo và trát đòi hầu tòa, thực thi việc tìm kiếm hay ra các lệnh khác cũng như thực hiện việc tạm giam, tạm giữ.

Những người hành nghề pháp lý nói chung phải được đào tạo chuyên nghiệp về các kiến thức pháp lý trước khi được phép biện hộ cho các bên tại tòa án, dự thảo các văn bản pháp lý hay đưa ra các tư vấn pháp lý.

Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó. Chính vì vậy, luật pháp có tính chất giai cấp. Luật pháp còn có tính xã hội vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ. Nếu không luật pháp sẽ bi chống đối. Luật pháp có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức của các dân tộc trong đất nước. Bản chất này cho phép luật pháp gần gũi với dân chúng, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội. Luật pháp có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, có khả năng hội nhập với luật pháp quốc tế.

Về mặt nội dung, luật pháp có tính quy phạm phổ biến. Luật pháp là do Nhà nước đặt ra, nên đối tượng điều chỉnh của nó phổ biến hơn các quy phạm xã hội khác.

Về mặt hình thức, luật pháp có tính chặt chẽ. Để dân chúng biết được và phải biết ý chí của Nhà nước, thì ý chí này phải được thể hiện dưới các hình thức chặt chẽ. Có 3 hình thức luật pháp cơ bản, đó là tập quán pháp, tiền lệ pháp, và văn bản quy phạm pháp luật.

Luật pháp được đảm bảo bằng Nhà nước. Sau khi đặt ra luật pháp, Nhà nước đưa luật pháp vào đời sống thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế chính trị, các cán bộ, nguồn lực tài chính, các phương pháp quản lý đặc biệt là phương pháp cưỡng chế.

  • Điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.
  • Là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội; giải quyết các tranh chấp trong xã hội.
  • Là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người; bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
  • Đảm bảo sự phát triển bên vững của xã hội và giữ vai trò giáo dục của pháp luật.

Pháp luật thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; là vũ khí chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng, chống đối trong xã hội.

Đối với Nhà nước

Pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước; là công cụ bảo vệ nhà nước; và là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Pháp luật là cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân viên nhà nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phẩm chất công vụ; là công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước, để nhà nước tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

Đối với kinh tế

Pháp luật là phương tiện tạo lập cơ sở pháp lý để các chủ thể kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật; là phương tiện để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với nền kinh tế, để bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng cho các chủ thể kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong nền kinh tế thị trường.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội

Pháp luật là phương tiện quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, mọi công dân.

Đạo đức

Pháp luật và đạo đức luôn bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật được xây dựng dựa trên cơ sở các giá trị đạo đức tiến bộ và là phương tiện khẳng định, duy trì đạo đức đó.

Tính quy định của kinh tế đối với pháp luật. Pháp luật trước hết được ra đời trên cơ sở hạ tầng và bị quy định (cả nội dung và sự phát triển của pháp luật) bởi cơ sở hạ tầng. Cơ cấu kinh tế, tính chất của các quan hệ kinh tế sẽ quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật và phương pháp điều chỉnh pháp luật. Khi cơ chế kinh tế thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi trong tổ chức, hoạt động của các thiết chế và thủ tục pháp lý.

Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế. Pháp luật phù hợp quy luật vận động khách quan của các quan hệ kinh tế và phù hợp thực tiễn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu pháp luật không phù hợp điều kiện, yêu cầu của kinh tế sẽ cản trở những ý tưởng và hành vi kinh doanh chính đáng mang lại lợi ích chính đáng cho xã hội.

Với chính trị

Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị thể hiện ở mối quan hệ giữa quan điểm, đường lối của Đảng cầm quyền với hoạt động xây dựng pháp luật. Đường lối chính trị có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Pháp luật thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành ý chí chung của xã hội, nhà nước.

Với Nhà nước

Pháp luật và Nhà nước là hai bộ phận của kiến trúc thượng tầng, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước là tổ chức để thực hiện quyền lực chính trị của đảng cầm quyền, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được thực hiện và có hiệu lực trên cơ sở thực hiện pháp luật. Ngược lại, pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và luôn phản ánh các chính sách của Nhà nước, bảo đảm cho các chính sách đó được thực thi trong xã hội. Với ý nghĩa đó, Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh các quan hệ xã hội khi được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

Bài chính Các hệ thống pháp luật trên thế giới.

 

Hình trên bia mộ vua Hammurabi mô tả thần Shamash đang tiết lộ bộ luật cho vua. Hiện vật bảo tàng Louvre.

Nói chung có 4 hệ thống pháp luật đang được thực thi ngày nay trên thế giới.

Dân luật/Luật châu Âu lục địa

Bài chính Hệ thống luật châu Âu lục địa

Hệ thống luật châu Âu lục địa hay dân luật là sự pháp điển hóa đặt thành một hệ thống bao hàm toàn diện các quy tắc được áp dụng và làm sáng tỏ bởi các quan tòa. Đây là hệ thống luật được thực thi lớn nhất trên thế giới, với khoảng 60% dân số thế giới sống tại các quốc gia được điều hành bởi hệ thống luật này.

Sự khác biệt quan trọng nhất của hệ thống luật này với thông luật hay luật Anh-Mỹ, là thông thường thì chỉ có các quy định trong các đạo luật mới được coi là có giá trị ràng buộc pháp lý mà không phải là các tiền lệ, ngoại trừ các trường hợp tương tự đã được phán quyết tại tòa án tối cao. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử đối với các trường hợp tương tự thì các tòa án thông thường theo các phán quyết trước đây của mình. Ngoài ra, tại một số hệ thống luật pháp theo hệ thống luật châu Âu lục địa (chẳng hạn tại Đức), các văn bản của các học giả pháp lý cũng có ảnh hưởng đáng kể tại tòa.

Trong phần lớn các chế định pháp lý thì lĩnh vực hạt nhân của luật tư được pháp điển hóa trong dạng luật dân sự, nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn tại Scotland thì chúng không được pháp điển hóa. Hệ thống luật châu Âu lục địa có nguồn gốc từ Luật La Mã, đã được các học giả và các tòa án kế tục và sử dụng từ cuối thời kỳ Trung cổ trở đi. Phần lớn các hệ thống pháp lý ngày nay có nguồn gốc từ xu hướng pháp điển hóa trong thế kỷ 19. Luật dân sự của nhiều quốc gia, cụ thể là tại các thuộc địa cũ của Pháp và Tây Ban Nha có các vết tích từ bộ luật Napoleon trong nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, điều này không đúng đối với phần lớn các quốc gia trong khu vực Trung và Đông Âu, Scandinavia và Đông Á. Đáng chú ý là Bộ Luật Dân sự của Đức BGB đã được phát triển từ luật La Mã với sự tham chiếu tới các tập quán pháp lý của Đức và có ảnh hưởng quyết định tới sự đi theo dân luật tại các quốc gia khác.

Tầm quan trọng của luật Napoléon cũng không nên cường điệu hóa quá mức do nó chỉ bao hàm một số lĩnh vực cơ bản của luật tư, trong khi còn có các bộ luật khác điều chỉnh các lĩnh vực như luật doanh nghiệp, luật hành chính, luật thuế và hiến pháp v.v.

Thông luật/luật Anh-Mỹ

Thông luật hay luật Anh-Mỹ là một hệ thống pháp luật với hình thức pháp lý đặc thù là tiền lệ pháp. Đó là pháp luật dựa trên các phán quyết tạo ra tiền lệ (stare decisis) từ các vụ án trước đó. Hệ thống thông luật hiện nay được áp dụng tại Ireland, Anh, Australia, New Zealand, Nam Phi, Canada (ngoại trừ Québec) và Hoa Kỳ (bang Louisiana sử dụng cả thông luật và dân luật Napoleon). Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng áp dụng hệ thống thông luật trong một hệ thống hỗn hợp, chẳng hạn như Pakistan, Ấn Độ và Nigeria chủ yếu áp dụng hệ thống thông luật, nhưng kết hợp cả luật tôn giáo và tập quán pháp.

Tập quán pháp

Bài chính: Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quán có ích sẵn có đối với một nhà nước mới được thành lập và được nhà nước này thừa nhận làm pháp luật. Lưu ý là luật tập quán cũng có thể thích hợp trong các phán quyết tại các hệ thống pháp lý khác trong những lĩnh vực hay vụ việc mà các quy định pháp lý điều chỉnh lại không (hoặc chưa) tồn tại. Ví dụ, tại Áo, các học giả luật tư thông thường cho rằng luật tập quán vẫn còn tồn tại, trong khi các học giả luật công lại không công nhận điều này. Trong bất kỳ trường hợp nào, rất khó để tìm các ví dụ thích hợp trong thực tế.

Luật tôn giáo

Bài chính: Luật tôn giáo.

Nhiều quốc gia xây dựng hệ thống pháp luật của mình trên cơ sở các nguyên lý tôn giáo. Hệ thống có ảnh hưởng lớn nhất trong dạng này là Sharia, hay luật Hồi giáo.

Luật Do Thái (Halakha), được tuân thủ bởi những người Do Thái Chính thống và Bảo thủ (trong các dạng khác nhau đáng kể) đề cập cả các quan hệ có tính chất tôn giáo cũng như dân luật. Tuy nhiên, không giống như Sharia, hiện nay không có quốc gia nào có luật pháp tuân theo Halakha một cách đầy đủ.

Ở mức độ nhỏ hơn thì hiện nay vẫn còn các khu vực trên thế giới áp dụng luật giáo hội, nó được tuân thủ bởi những người theo Công giáo và Anh giáo, và hệ thống pháp lý tương tự được sử dụng bởi Chính thống giáo Đông phương. Tuy nhiên, luật giáo hội Kitô giáo ngày nay gần như chỉ để phân xử các quan hệ tôn giáo chứ không giống như Sharia, trong đó nó liên quan tới cả dân luật (chẳng hạn các quyền về tài sản, hợp đồng, công ty, hiệp hội và đền bù tổn thất) cũng như luật hành chính.

Trong nghĩa rộng, các bộ phận của luật pháp có thể phân chia trên cơ sở bên nào là bên có tố quyền. Một điều rất phổ biến là các lĩnh vực thực tế của áp dụng luật pháp có thể bao trùm nhiều bộ phận của luật pháp.

Luật tư

Bài chính: Luật tư.

Lĩnh vực của luật tư (luật dân sự) là hệ thống pháp lý liên quan đến các bộ luật điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân hay pháp nhân (không nhà nước).

Luật tư có thể coi như là luật dân sự mở rộng, nó không chỉ là hệ thống dân luật thịnh hành ở nhiều quốc gia mà còn bao gồm cả những gì có trong đời sống pháp luật của một cá nhân mà không có sự chi phối mạnh mẽ của Nhà nước như hôn nhân gia đình, thừa kế, thương mại (nói chung là các lĩnh vực mà các bên liên quan thiết lập theo thỏa thuận là chính).

Luật tư quốc tế là sự mở rộng của luật tư để hướng dẫn cách xử sự, giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân hay pháp nhân thuộc các hệ thống tư pháp khác nhau (xuyên quốc gia). Nó bao gồm cả các hợp đồng thương mại như vận đơn (để vận chuyển) và các quyền cá nhân v.v đến thừa kế tài sản. Các thành phần quan trọng của luật tư quốc tế vẫn chưa được pháp điển hóa trong các điều khoản của các điều ước quốc tế (chẳng hạn lex situs - địa điểm thích hợp của quyền sở hữu tài sản) nhưng nói chung được công nhận tại các quốc gia và vì thế vẫn duy trì ở dạng luật tập quán.

Ví dụ: Khi ông A là người Việt Nam đi du lịch sang Hoa Kỳ, tại đây, chẳng may ông bị tai nạn giao thông, đưa vào bệnh viện, trước khi qua đời ông di chúc miệng lại cho con trai của ông đang ở Việt Nam tài sản là 100.000 USD mà ông đang gửi ở một ngân hàng tại Thụy Sĩ. Như vậy luật pháp của nước nào sẽ được dùng để xử lý di chúc này, đó là một trong rất nhiều lĩnh vực mà Luật tư quốc tế điều chỉnh.

Khi mà các quy định của luật tư quốc tế khác với các luật tư quốc gia thì ở đó tồn tại mâu thuẫn luật.

Luật công

Bài chính: Luật công.

Trong nghĩa chung nhất thì lĩnh vực của luật công là các sắc luật trong hệ thống luật pháp đang đề cập tới nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các tổ chức nhà nước ở các cấp độ khác nhau, cũng như điều chỉnh các tranh chấp giữa tổ chức nhà nước với các cá nhân, pháp nhân khác (phi-nhà nước) trong phạm vi quốc gia đó. Các tổ chức nhà nước sử dụng tố quyền để khởi kiện các cá nhân vì các vi phạm hình sự cũng như các cá nhân/pháp nhân vì các vi phạm luật pháp khác. Luật công có thể chia thành 3 tiểu thể loại: hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự.

Tương tự, các cá nhân/pháp nhân cũng có thể khởi kiện các cơ quan, tổ chức nhà nước (công quyền) vì các tổn thất mà các tổ chức nhà nước đã gây ra cho họ. Nó bao gồm các nền tảng trên cơ sở các quy định, sắc luật được đưa ra vượt quá khả năng của họ hay dẫn đến các vi phạm các quyền cá nhân. Hai điểm đang đề cập này thông thường được bảo vệ bởi hiến pháp của quốc gia đó.

Luật tố tụng

Bài chính: Luật tố tụng

Luật tố tụng là lĩnh vực của luật pháp điều chỉnh quy trình tiến hành vụ việc pháp lý. Nó bao gồm các quy trình như ai có thể có quyền đệ đơn tới tòa, đệ đơn ra tòa như thế nào, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh tụng. Luật tố tụng thường được coi như là luật "bổ trợ" do nó là các bộ luật liên quan đến việc các bộ luật khác được áp dụng như thế nào. Thông thường, nó bao gồm các quy định tố tụng dân sự và hình sự, nhưng nó có thể bao gồm cả luật điều chỉnh bằng cứ, trong đó xác định cách thức như thế nào được phép sử dụng để xác nhận chứng cứ, cũng như luật liên quan đến các phương thức khắc phục hậu quả.

Luật hình sự

Bài chính: Luật hình sự

Khái niệm luật hình sự nói về những luật có chung tính chất là đề ra những hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn bình thường nếu phạm vào. Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) hình sự bao gồm tử hình, giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người), phản quốc.v.v. luật hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này đưa vào luật hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng không rõ ràng về ranh giới giữa dân sự và hình sự. Luật hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như luật dân sự thường được tiến hành khởi tố bởi người dân hay các pháp nhân khác.

Luật quốc tế

Bài chính: Luật quốc tế.

Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia, các thực thể quốc tế chưa đầy đủ,lãnh thổ hoặc vùng lãnh thổ. Hay giữa các công dân của các quốc gia khác nhau cũng như giữa các tổ chức quốc tế. Hai nguồn cơ bản của luật quốc tế là các luật tập quán và các điều ước quốc tế.

Bài chính: Triết học luật pháp

Triết học luật pháp thường được coi như là lý thuyết pháp lý. Lý thuyết pháp lý quy phạm thực chất là triết học chính trị, và đặt vấn đề là: "luật nên là gì?", trong khi đó lý thuyết pháp lý phân tích đặt câu hỏi là "luật là gì?". Câu trả lời theo chủ nghĩa công lợi của John Austin là luật là "những mệnh lệnh, được bảo đảm bằng sự đe dọa trừng phạt, từ một ông vua, cho những người có thói quen phục tùng". Mặt khác, những luật gia theo trường phái tự nhiên, như là Jean-Jacques Rousseau, chỉ ra là luật thực chất phản ánh đạo đức và những luật tự nhiên không thể thay đổi. Quan niệm "luật tự nhiên" xuất hiện trong triết học Hy Lạp cổ đại và gắn liền với khái niệm về công lý, và tái xuất trong dòng chảy văn hóa Phương Tây thông qua các tác phẩm của Thomas Aquinas.

Hugo Grotius, người sáng lập ra hệ thống luật tự nhiên duy lý thuần túy, lập luận rằng luật phát sinh từ đồng thời sự thúc đẩy của xã hội- như Aristotle đã từng nói-và lẽ phải. Immanuel Kant tin rằng một mệnh lệnh đạo đức đòi hỏi luật pháp "phải được chọn ra như là mặc dù chúng nên được giữ như một quy luật của tự nhiên". Jeremy Bentham và học trò của mình Austin, theo David Hume, tin rằng việc đồng nhất "là" và "nên là" là một vấn đề. Bentham và Austin ủng hộ luật pháp thực chứng; rằng luật pháp thực sự hoàn toàn tách biệt với "đạo đức". Kant cũng bị chỉ trích bởi Friedrich Nietzsche, người mà phủ nhận nguyên tắc bình đẳng, và tin rằng luật xuất phát từ ý chí hướng tới quyền lực, và không thể bị coi là "đạo đức" hay "vô đạo đức"

Năm 1934, Hans Kelsen, triết gia người Áo, tiếp tục truyền thống thực chứng trong cuốn sách của ông, Lý thuyết Luật pháp Thuần Túy. Kelsen tin rằng mặc dù luật pháp tách biệt với đạo đức, nó được gán cho "tính chuẩn mực"; tức là chúng ta nên tuân thủ nó. Trong khi luật pháp do con người đặt ra "là" một lời tuyên bố (ví dụ như tiền phạt cho hành vi đi ngược chiều trên đước cao tốc là 500); luật pháp cho chúng ta biết điều gì chúng ta "nên" làm. Do vậy, mỗi hệ thống pháp lý có thể đưa ra giả thuyết có một tiêu chuẩn cơ bản (Grundnorm) bắt chúng ta phải tuân theo. Đối thủ của Kelsen, Carl Schmitt, bác bỏ cả hai, chủ nghĩa thực chứng và khái niệm về nguyên tắc luật pháp vì ông ta không chấp nhận sự vượt trội của các nguyên tắc chuẩn mực trừu tượng so với các quyết định và địa vị chính trị. Do đó, Schmitt ủng hộ lý thuyết pháp lý của sự ngoại lệ, mà phủ nhận các quy phạm pháp luật có thể bao gồm tất cả kinh nghiệm chính trị.

  • Tổng quan các chủ đề luật pháp
  • Danh sách các lĩnh vực luật
  • Danh sách các chủ đề luật
  • Danh sách các thuật ngữ luật
  • Danh sách các từ luật viết tắt
  • Danh sách các hãng luật
  • Chánh án
  • Thẩm phán
  • Hội thẩm
  • Luật sư
  • Tòa án
  • Viện kiểm sát
  • Công tố
  • Luật Hình Sự Giới thiệu Khái Quát
  • Lệch lạc
  • Blackstone, William, Sir. An analysis of the laws of England: to which is prefixed an introductory discourse on the study of the law. xuất bản lần thứ 3. Buffalo, N.Y.: W.S. Hein & Co., 189 trang, 1997. (nguyên bản: Oxford: Clarendon Press, 1758) ISBN 1-57588-413-5
  • David, René, và John E. C. Brierley. Major Legal Systems in the World Today: An Introduction to the Comparative Study of Law. xuất bản lần thứ 3. London: Stevens, 1985. ISBN 0-420-47340-8.
  • Ginsburg, Ruth B. A selective survey of English language studies on Scandinavian law. So. Hackensack, N.J.: F. B. Rothman, 53 trang, 1970. OCLC 86068
  • Glenn, H. Patrick Legal Traditions of the World: Sustainable Diversity in Law xuất bản lần thứ 2, London: Oxford University Press, 432 trang, 2004. ISBN 0-19-926088-5
  • Iuul, Stig và những người khác Scandinavian legal bibliography. Stockholm: Almqvist & Wiksell, 196 trang, 1961. (series: Acta / Instituti Upsaliensis Iurisprudentiae Comparativae; 4) OCLC 2558738
  • Llewellyn, Karl N. & E. Adamson Hoebel. Cheyenne Way: Conflict & Case Law in Primitive Jurisprudence. special ed. New York City: Legal Classics Library, 374 trang, 1992. ISBN 0-8061-1855-5
  • Nielsen, Sandro. The Bilingual LSP Dictionary. Principles and Practice for Legal language. Tübingeb.: Gunter Narr Verlag, 308 trang, 1994. (series: Forum für Fachsprachen-Forschung; Bd. 24) ISBN 3-8233-4533-8
Nguồn in

  • Ahmad, Ahmad Atif. “Lawyers: Islamic Law” (PDF). Oxford Encyclopedia of Legal History. Oxford University Press. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  • Akhlaghi, Behrooz (2005). “Iranian Commercial Law and the New Investment Law FIPPA”. Trong Yassari, Nadjma (biên tập). The Sharīʻa in the Constitutions of Afghanistan, Iran, and Egypt. Mohr Siebeck. ISBN 3-161-48787-7.
  • Albrow, Martin (1970). Bureaucracy (Key Concepts in Political Science). London: Palgrave Macmillan. ISBN 0-333-11262-8.
  • Anderson, J.N.D. (1956). “Law Reform in the Middle East”. International Affairs (Royal Institute of International Affairs 1944—). 32 (1): 43–51. doi:10.2307/2607811. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2007.
  • Aristotle. Constitution of the Athenians  – qua Wikisource.. See original text in Perseus program.
  • Auby, Jean-Bernard (2002). “Administrative Law in France”. Trong Stroink, F.A.M.; Seerden, René (biên tập). Administrative Law of the European Union, its Member States and the United States. Intersentia. ISBN 9-050-95251-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Badr, Gamal Moursi (1978). “Islamic Law: Its Relation to Other Legal Systems”. The American Journal of Comparative Law. 26 (2): 187–198. doi:10.2307/839667.
  • Bayles, Michael D. (1992). “A Critique of Austin”. Hart's Legal Philosophy. Springer. ISBN 0-792-31981-8.
  • Beale, Hugh (2002). “English Law: Consideration”. Contract Law. Hart Publishing. ISBN 1-841-13237-3. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Bergkamp, Lucas (2001). “Introduction”. Liability and Environment. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 9-041-11645-1.
  • Berle, Adolf (1932). Modern Corporation and Private Property.
  • Bielefeldt, Heiner (1998). “Carl Schmitt's Critique of Liberalism: Systematic Reconstruction and Countercriticism”. Law as Politics: Carl Schmitt's Critique of Liberalism. Duke University Press. ISBN 0-822-32244-7. Đã bỏ qua tham số không rõ |editors= (gợi ý |editor=) (trợ giúp)
  • Blackstone, William (1765–69). Commentaries on the Laws of England. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  • Brody, David C. (2000). “Introduction to the Study of Criminal Law”. Criminal Law. Jones & Bartlett Publishers. ISBN 0-834-21083-5. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Campbell, Tom D. (1993). “The Contribution of Legal Studies”. A Companion to Contemporary Political Philosophy edited by Robert E. Goodin and Philip Pettit. Malden, Mass.: Blackwell Publishing. ISBN 0-631-19951-9.
  • Churchill, Winston (1986). “Problems of War and Peace”. The Hinge of Fate. Houghton Mifflin Books. ISBN 0-395-41058-4.
  • Clarke, Paul A. B. (1996). Dictionary of Ethics, Theology and Society. London: Routledge. ISBN 0-415-06212-8. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Coase, Ronald H. (1937). “The Nature of the Firm”. Economica. 4 (16): 386–405. doi:10.1111/j.1468-0335.1937.tb00002.x. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  • Coase, Ronald H. (1960). “The Problem of Social Cost (this online version excludes some parts)” (PDF). Journal of Law and Economics. 3: 1–44. doi:10.1086/466560. The Problem of Social Cost Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2007.
  • Demirgüç-Kunt, Asli (2001). “Financial Structures and Economic Growth”. Financial Structures and Economic Growth. MIT Press. ISBN 0-262-54179-3. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Curtin, Deirdre (2005). “A Survey of the Content of Good Governance for some International Organisations”. Good Governance and the European Union: Reflections on Concepts, Institutions and Substance. Intersentia nv. ISBN 9-050-95381-6. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Albert Venn, Dicey (2005). “Parliamentary Sovereignty and Federalism”. Introduction to the Study of the Law of the Constitution. Adamant Media Corporation. ISBN 1-402-18555-3.
  • Dörmann, Knut (2003). “Appendix”. Elements of War Crimes. Cambridge University Press. ISBN 0-521-81852-4. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Durkheim, Emile (1893). The Division of Labor in Society. The Free Press reprint. ISBN 0684836386.
  • Dworkin, Ronald (1986). Law's Empire. Harvard University Press. ISBN 0674518365.
  • El-Gamal, Mahmoud A. (2006). Islamic Finance: Law, Economics, and Practice. Cambridge University Press. ISBN 0-521-86414-3.
  • Farah, Paolo (2006). “Five Years of China WTO Membership. EU and US Perspectives about China's Compliance with Transparency Commitments and the Transitional Review Mechanism”. Legal Issues of Economic Integration. 33 (3): 263–304.
  • Feinman, Jay M. (2006). “Criminal Responsibility and Criminal Law”. Law 101. Oxford University Press US. ISBN 0-195-17957-9.
  • Findlay, Marc (1999). “'Independence' and the Judiciary in the PRC”. Trong Jayasuriya, Kanishka (biên tập). Law, Capitalism and Power in Asia. Routledge. ISBN 0-415-19742-2.
  • Fine, Tony F. (2001). “The Globalization of Legal Education in the United States”. Trong Drolshammer, Jens I.; Pfeifer, Michael (biên tập). The Internationalization of the Practice of Law. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 9-041-11620-6.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Finn, John E. (1991). “Constitutional Dissolution in the Weimar Republic”. Constitutions in Crisis: Political Violence and the Rule of Law. Oxford University Press. ISBN 0-195-05738-4.
  • France, Anatole (1894). The Red Lily (Le lys rouge).
  • Fukuyama, Francis (2005—first edition in English 2004). State-Building. Editions Livanis. ISBN 9-601-41159-3. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Gaudiosi, Monica M. (1988). “The Influence of the Islamic Law of Waqf on the Development of the Trust in England: The Case of Merton College”. University of Pennsylvania Law Review. 136 (4): 1231–1261. doi:10.2307/3312162.
  • Georgiadis, Apostolos S. (1997). “Sources of Law”. General Principles of Civil Law (bằng tiếng Hy Lạp). Ant. N. Sakkoulas Publishers. ISBN 9-602-32715-4.
  • Giannoulatos, Anastasios (1975). “Characteristics of Modern Islam”. Islam – A General Survey (bằng tiếng Hy Lạp). Athens: Poreuthentes.
  • Glenn, H. Patrick (2000). Legal Traditions of the World. Oxford University Press. ISBN 0198765754.
  • Michael D., Goldhaber (2007). “Europe's Supreme Court”. A People's History of the European Court of Human Rights. Rutgers University Press. ISBN 0-813-53983-8.
  • Gordley, James R. (2006). An Introduction to the Comparative Study of Private Law. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 9-780-52168-185-8. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Gurvitch, Georges (1942—New edition 2001). “Max Webber and Eugene Ehrlich”. Sociology of Law. Athens: Transaction Publishers. ISBN 0-765-80704-1. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Haggard, Stephan (2001). “Institutions and Public Policy in Presidential Systems”. Presidents, Parliaments and Policy. Cambridge University Press. ISBN 0-521-77485-3.
  • Hallaq, Wael Bahjat (2005). “Introduction”. The Origins and Evolution of Islamic Law. Cambridge University Press. ISBN 0-521-00580-9.
  • Hamilton, Michael S., and George W. Spiro (2008). The Dynamics of Law, 4th ed. Armonk, NY: M.E. Sharpe, Inc. ISBN 978-0-7656-2086-6.
  • Harris, Ron (1994). “The Bubble Act: Its Passage and Its Effects on Business Organization”. The Journal of Economic History. 54 (3): 610–27. doi:10.1017/S0022050700015059. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2008.
  • Hart, H.L.A. (1961). The Concept of Law. Oxford University Press.
  • Hatzis, Aristides N. (2002). “The Nature of the Firm”. European Journal of Law and Economics. 14 (3): 253–263. doi:10.1023/A:1020749518104. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2007.[liên kết hỏng]
  • Hayek, Friedrich (1978). The Constitution of Liberty. University Of Chicago Press. ISBN 0-226-32084-7.
  • Hazard, Geoffrey C. (2004). Legal Ethics. Stanford University Press. ISBN 0-804-74882-9. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Hegel, Georg (1820). Elements of the Philosophy of Right (bằng tiếng Đức).
  • Hobbes, Thomas (1651). “Chapter XVII: Of The Causes, Generation, And Definition Of a Commonwealth”. Leviathan. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  • Jakobs, Lesley A. (2004). “Retrieving Equality of Opportunity”. Pursuing Equal Opportunities. Cambridge University Press. ISBN 0-521-53021-0.
  • Jakoby, Stanford M. (2005). “Economic Ideas and the Labour Market” (PDF). Comparative Labor Law and Policy Journal. 25 (1): 43–78. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2007. |chapter= bị bỏ qua (trợ giúp)
  • Jary, David (1995). Collins Dictionary of Sociology. HarperCollins. ISBN 0004708040. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Jensen, Eric G. (2003). “Introduction”. Trong Jensen, Eric G.; Heller, Thomas C. (biên tập). Beyond Common Knowledge. Stanford University Press. ISBN 0-804-74803-9. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Johnson, Alan (1995). The Blackwell Dictionary of Sociology. Blackwells publishers. ISBN 1557861161.
  • Kaiser, Dagmar (2005). “Leistungsstōrungen”. Trong Staudinger, Julius von; Martinek, Michael; Beckmann, Roland Michael (biên tập). Eckpfeiler Des Zivilrechts. Walter de Gruyter. ISBN 3-805-91019-3.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Kaldor, Mary (2003). “Global Civil Society in an Era of Regressive Globalisation”. Trong Kaldor, Mary; Anheier, Helmut; Glasius, Marlies (biên tập). Global Civil Society Yearbook 2003. Oxford University Press. ISBN 0-199-26655-7. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Kant, Immanuel (1785—New edition 1998). Groundwork of the Metaphysics of Morals (Translated by Mary Gregor). Cambridge University Press. ISBN 0-521-62695-1. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Karkatsoulis, Panagiotis (2004). “Civil Society and New Public Management”. The State in Transition (bằng tiếng Hy Lạp). Athens: I. Sideris. ISBN 9-600-80333-1.
  • Kazantzakis, Nikos (1909—Reissue edition 1998). “Law”. Friedrich Nietzsche and the Philosophy of Law and Polity (bằng tiếng Hy Lạp). Athens: Editions Kazantzakis. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Kelly, J.M. (1992). A Short History of Western Legal Theory. Oxford University Press. ISBN 0198762445.
  • Kettl, Don (2006). “Public Bureaucracies”. The Oxford Handbook of Political Institutions edited by R. A. W. Rhodes, Sarah A. Binder and Bert A. Rockman. Oxford University Press. ISBN 0-199-27569-6.
  • Linarelli, John (2004). “Nietzsche in Law's Cathedral: Beyond Reason and Postmodernism”. Catholic University Law Review. 53: 413–457. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2007. |chapter= bị bỏ qua (trợ giúp)
  •   Locke, John (1689). Second Treatise
  • Luban, David (2001). “Law's Blindfold”. Conflict of Interest in the Professions. Oxford University Press. ISBN 0-195-12863-X.
  • Makdisi, John A. (1999). “The Islamic Origins of the Common Law”. North Carolina Law Review. 77 (5): 1635–1739.
  • Malloy, Robin Paul (1994). “Adam Smith and the Modern Discourse of Law and Economics”. Trong Paul Malloy, Robin; Evensky, Jerry (biên tập). Adam Smith and the Philosophy of Law and Economics. Springer. ISBN 0-792-32796-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Mattei, Ugo (1997). “The Distinction between Common Law and Civil Law”. Comparative Law and Economics. University of Michigan Press. ISBN 0-472-06649-8.
  • Matthews, Paul (1995). “The Man of Property”. Medical Law Review. 3 (3): 251–274. doi:10.1093/medlaw/3.3.251. PMID 11657690.
  • McGhee, John (2000). Snell's Equity. London: Sweet and Maxwell. ISBN 0-421-85260-7.
  • Mises, Ludwig von (1962) [1944]. Bureaucracy (PDF). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  • Montesquieu, Baron de (1748). “Book XI: Of the Laws Which Establish Political Liberty, with Regard to the Constitution, Chapters 6–7”. The Spirit of Laws (translated in English by Thomas Nugent, revised by J. V. Prichard).
  • Nietzsche, Friedrich (1887). “Zweite Abhandlung: "Schuld", "schlechtes Gewissen" und Verwandtes”. Zur Genealogie der Moral – Eine Streitschrift (bằng tiếng Đức).
  • Ober, Josiah (1996). “The Nature of Athenian Democracy”. The Athenian Revolution: Essays on Ancient Greek Democracy and Political Theory. Princeton University Press. ISBN 0-691-00190-1.
  • Olivelle, Patrick (2005). Manu's Code of Law: A Critical Edition and Translation of the Manava-Dharmasastra. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-517146-2.
  • Olson, David M., Norton, Philip (1996). “Legislatures in Democratic Transition”. The New Parliaments of Central and Eastern Europe. Frank Cass (UK). ISBN 0-714-64261-4.
  • (tiếng Hy Lạp) Papachristou, T.K. (1999). “The Sociological Approach of Law”. Sociology of Law. Athens: A.N. Sakkoulas Publishers. ISBN 9-601-50106-1.
  • Pelczynski, A.Z. (1984). The State and Civil Society. Cambridge University Press.
  • Petersmann, Ernst-Ulrich (1997). “Rule of Law and Constitutionalism”. The GATT/WTO Dispute Settlement System. Martinus Nijhoff Publishers. ISBN 9-041-10933-1.
  • Rasekh, Mohammad (2005). “Are Islamism and Republicanism Compatible?”. Trong Yassari, Nadjma (biên tập). The Sharīʻa in the Constitutions of Afghanistan, Iran, and Egypt. Mohr Siebeck. ISBN 3-161-48787-7.
  • Raz, Joseph (1979). The Authority of Law, Essays on Law and Morality. Oxford University Press. ISBN 0198254938.
  • Redfem, Alan (2004). “Regulation of International Arbitration”. Law and Practice of International Commercial Arbitration. Sweet & Maxwell. ISBN 0-421-86240-8.
  • Rheinstein, M. (1954). Max Weber on Law and Economy in Society. Harvard University Press.
  • Richardson, W.E.J. (2004). “Introduction”. Hammurabi's Laws. Continuum International Publishing Group. ISBN 0-567-08158-3.
  • Riker, William H. (1992). “The Justification of Bicameralism”. International Political Science Review / Revue internationale de science politique. 13 (1): 101–116.
  • Robertson, Geoffrey (2006). Crimes Against Humanity. Penguin. ISBN 9780141024639.
  • Roeber, A. G. (2001). “What the Law Requires Is Written on Their Hearts: Noachic and Natural Law among German-Speakers in Early Modern North America”. The William and Mary Quarterly, Third Series. 58 (4): 883–912. doi:10.2307/2674504.
  • Rottleuthner, Hubert (1989). “La Sociologie du Droit en Allemagne” (PDF). Droit et Société (bằng tiếng Pháp). 11: 101–120. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2007.
  • Rottleuthner, Hubert (1984). “Rechtstheoritische Probleme der Sociologie des Rechts. Die Kontroverse zwischen Hans Kelsen und Eugen Ehrlich (1915/17)”. Rechtstheorie (bằng tiếng Đức). 5: 521–551.
  • Rousseau, Jean-Jacques (1762). “Book II: Chapter 6 (Law)”. The Social Contract (translated in English by G. D. H. Cole) (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  • Savigny, Friedrich Carl von (1803). “Zu welcher Classe von Rechten gehört der Besitz?”. Das Recht des Besitzes (bằng tiếng Đức).
  • Schermers, Henry G. (1995). “Supervision and Sanctions”. International Institutional Law. The Hague/London/Boston: Martinus Nijhoff Publisher. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Sealy, L.S. (2003). Commercial Law. LexisNexis Butterworths. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthor= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Sherif, Adel Omar (2005). “Constitutions of Arab Countries and the Position of Sharia”. Trong Yassari, Nadjma (biên tập). The Sharīʻa in the Constitutions of Afghanistan, Iran, and Egypt. Mohr Siebeck. ISBN 3-161-48787-7.
  • Shugart, Matthew Soberg (2001). “Institutions and Public Policy in Presidential Systems”. Trong Haggard, Stephan; McCubbins, Mathew Daniel (biên tập). Presidents, Parliaments, and Policy. Cambridge University Press. ISBN 0-521-77485-3. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  • Simpson, A.W.B. (1984). Cannibalism and the Common Law. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 9780226759425.
  • Smith, Stephen A. (2003). “The Structure of Unjust Enrichment Law: Is Restitution a Right or a Remedy” (PDF). Loyola of Los Angeles Law Review. 36 (2): 1037–1062. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2007.
  • Stein, Peter (1999). Roman Law in European History. Cambridge University Press. tr. 32. ISBN 0-521-64372-4.
  • Stone, Julius (1965). “Early Horizons of Justice in the West”. Human Law and Human Justice. Stanford University Press. ISBN 0-804-70215-2.
  • Tamanaha, Brian Z. (2004). “Locke, Montesquieu the Federalist Papers”. On the Rule of Law. Cambridge University Press. ISBN 0-521-60465-6.
  • Théodoridés, Aristide (1999). “law”. Encyclopedia of the Archaeology of Ancient Egypt. Routledge (UK). 0-415-18589-0.
  • VerSteeg, Russ (2002). Law in Ancient Egypt. Durham, N.C.: Carolina Academic Press. ISBN 0-89089-978-9.
  • Warren, Mark E. (1999). Civil Society and Good Governance (PDF). Washington DC: Center for the Study of Voluntary Organisations and Services, Georgetown University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  • Washofsky, Mark (2002). “Taking Precedent Seriously”. Re-Examining Progressive Halakhah edited by Walter Jacob, Moshe Zemer. Berghahn Books. ISBN 1-571-81404-3.
  • Weber, Max (1978). “Bureaucracy and Political Leadership”. Economy and Society, Volume I (Translated and edited by Claus Wittich, Ephraim Fischoff, and Guenther Roth). University of California Press. ISBN 0-520-03500-3.
  • Weber, Max (1919). Politics as a Vocation  – qua Wikisource.
  • Weber, Max (1964). The Theory of Social and Economic Organization (Edited with Introduction by Talcott Parsons – Translated in English by A. M. Henderson). The Free Press of Glencoe. ASIN B-000-LRHAX-2.
  • Wehberg, Hans (1959). “Pacta Sunt Servanda”. The American Journal of International Law. 53 (4): 775–786. doi:10.2307/2195750.
  • Wilson, William (2003). “Understanding Criminal Law”. Criminal Law. Pearson Education. ISBN 0-582-47301-2.
  • World Intellectual Property Organization (1997). “The System of Intellectual Property”. Introduction to Intellectual Property. Kluwer Law International. ISBN 9-041-10938-2.

Nguồn trực tiếp

  • “A Brief Overview of the Supreme Court” (PDF). Supreme Court of the United States. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  • “A Guide to the Treaty of Lisbon” (PDF). The Law Society. 2008. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  • Bix, Brian. “John Austin”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2007.
  • “bureaucracy”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2007.
  • “C-26/62 [[Van Gend en Loos v Nederlanse Administratie Der Belastingen]]”. Eur-Lex. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2007. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  • “C-6/64 [[Flaminio Costa v ENEL]]”. Eur-Lex. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2007. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  • “Des Sergents de Ville et Gardiens de la Paix à la Police de Proximité: la Préfecture de Police au Service des Citoyens” (bằng tiếng Pháp). La Préfecture de Police de Paris. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  • “Entscheidungen des Bundesverfassungsgerichts (Decisions of the Federal Constitutional Court)” (bằng tiếng Đức). Bundesverfassungsgericht. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  • Green, Leslie. “Legal Positivism”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2006.
  • “History of Police Forces”. History.com Encyclopedia. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2006.
  • “History of the UN”. About the United Nations/History. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  • “House of Lords Judgements”. House of Lords. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  • “Jurisprudence, publications, documentation” (bằng tiếng Pháp). Cour de cassation. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2007.
  • “law”. Law.com Dictionary. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2007.
  • “law”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2007.
  • “legal”. Merriam-Webster's Online Dictionary. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2007.
  • “Magna Carta”. Fordham University. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  • Marmor, Andrei (1934). “The Pure Theory of Law”. Stanford Encyclopedia of Philosophy. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2007.
  • “Saudi Arabia”. Jurist. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2006.
  • “The States Parties to the Rome Statute”. International Criminal Court. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2007.
  • “The World Factbook – Field Listing – Legal system”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2007.

  • Thư viện pháp luật, cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật Việt Nam
  • Luật Việt Nam - Luatvietnam.vn - Cung cấp trên 30.000 văn bản pháp luật Việt Nam
  • DRAGNET: Tìm kiếm dữ liệu luật pháp miễn phí - New York Law School Lưu trữ 2013-09-03 tại Wayback Machine
  • WorldLII – World Legal Information Institute
  • CommonLII – Commonwealth Legal Information Institute
  • AsianLII – Asian Legal Information Institute (AsianLII)
  • AustLII – Australasian Legal Information Institute
  • BaiLII – British and Irish Legal Information Institute
  • CanLII – Canadian Legal Information Institute
  • NZLII – New Zealand Legal Information Institute
  • PacLII – Pacific Islands Legal Information Institute
  • SAfLII – Southern African Legal Information Institute

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Luật_pháp&oldid=69076439”