Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Trong kho tàng nghệ thuật của các dân tộc thiểu số ở nước ta, dân ca, dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian và gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Loại hình này được hình thành trong đời sống lao động, tình cảm, tín ngưỡng tôn giáo và cả các sinh hoạt cộng đồng. 

Điều thú vị là mỗi khu vực, vùng, miền có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú lại mang bản sắc văn hóa độc đáo, riêng biệt. Theo dòng chảy của thời gian cùng sự sáng tạo, tài hoa của các nghệ nhân dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc thiểu số đã góp phần làm phong phú thêm nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Đối với đồng bào Mường ở tỉnh Hòa Bình, nghệ thuật hát đúm, thường rang, bọ mẹng là sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc, luôn xuất hiện ở trong các lễ hội, đám cưới, mừng nhà mới, hội thi...thể hiện rõ nét trong đời sống tâm linh, tình yêu đôi lứa, mùa màng, phong tục tập quán, chúc tụng nhau đến ca ngợi quê hương đất nước.

“Từ bé tôi đã thấy ông, bà, bố, mế hát dân ca Mường trong các lễ hội cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, những lời hát đã được tôi ghi nhớ và hát theo. Tôi rất muốn giao lưu, học hỏi để giữ lấy bản sắc của dân tộc mình, không muốn để nó mai một đi như các cụ ngày xưa đã từng gìn giữ”, chị Quách Thị Tình, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn cho biết.

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Theo ông Bùi Văn Tắm, xóm Hàu xã Ngọc Lâu huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, nét đặc sắc của dân ca Mường thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của những người tham gia. Người hát tự đặt lời bài hát hoặc vận dụng từ vốn kho tàng dân ca của dân tộc mình. Đó chính là lý do khiến dân ca Mường luôn được yêu thích.

“Rằng thường, bộ mẹng rất hay và độc đáo, thể hiện tình cảm của tất cả mọi người, từ trai, gái trong bản đến cả chuyện đón khách lạ đến thăm rồi thân quen nhau. Những lời đối đáp cổ có nội dung hay lắm. Thời gian qua, các nghệ nhân cũng có nhiều cố gắng giáo dục cho con cháu để giữ gìn di sản quý này...”.

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Cùng với chữ viết và trang phục truyền thống, dân ca cũng là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Dao ở tỉnh Yên Bái. Mỗi khi rảnh rỗi, hay mỗi dịp lễ tết, vào nhà mới, đám cưới… bà con thường hát những bài dân ca Dao truyền thống nói về tình yêu đôi lứa, những điều răn dạy, quá trình xây dựng cuộc sống mới.

“Tôi thích hát từ khi còn nhỏ, lớn lên được bố mẹ dạy hát, tôi thấy bài hát người Dao mình rất gần gũi với cuộc sống. Ngày nay, bài hát Dao không chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, mà còn có trong các hội diễn nữa, vì thế, thời gian qua tôi đã cố gắng truyền dạy cho lớp trẻ biết hát làn điệu dân ca Dao...”. Bà Triệu Thị Dong, một trong những người vừa biết hát, vừa biết sáng tác dân ca dân tộc Dao ở xã Minh An, huyện Văn Chấn cho biết.

Với mong muốn bản sắc văn hóa dân tộc được phát huy, một số nghệ nhân người Dao ở Yên Bái đã tham gia vào các đội văn hóa, văn nghệ ở thôn, bản để tổ chức truyền dạy cho lớp trẻ những điệu múa, những bài hát giao duyên truyền thống, múa chuông, múa bắt ba ba, múa kiếm, múa đao của người Dao.

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Nghệ nhân Lò Thị Ban, ở bản Hìn, phường Chiềng An, thành phố Sơn La cho biết, kho tàng dân ca của đồng bào Thái cũng rất phong phú và đa dạng. Để gìn giữ, truyền dạy các làn điệu dân ca của dân tộc mình còn mãi cho đời sau, nghệ nhân Lò Thị Ban cùng với các chị em khác đã và đang tích cực tham gia vào CLB bảo tồn văn hóa Thái của bản, từ đó khơi dậy niềm đam mê của tất cả mọi người. “Tôi sẽ tích cực dành nhiều thời gian để truyền dạy cho thế hệ trẻ học hát dân ca Thái, trong đó có cả chị em trong Câu lạc bộ bảo tồn văn hoá Thái của bản. Tôi mong các chị biết sau này truyền dạy cho con cháu mình”.

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Không thể thống kê được hết kho tàng dân ca, dân vũ của các dân tộc thiểu số ở nước ta. Chỉ biết rằng, kho tàng ấy chính là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng tâm hồn con người, nuôi dưỡng nền văn học nghệ thuật các dân tộc. Với kho tàng khá đồ sộ, đề tài phong phú, lại được thử thách qua bao thăng trầm của lịch sử, dân ca các dân tộc xứng đáng được bảo tồn và gìn giữ.

“Không phải chỉ riêng Hội bảo tồn dân ca, không phải chỉ riêng những nghệ nhân và những người tâm huyết yêu thích mà cần phải có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền của từng địa phương. Trước hết cần phải có chuyển biến từ nhận thức, coi dân ca là vốn quý, là di sản tinh thần vì mất đi rồi thì không dễ gì phục dựng lại được…”, ông Vi Hồng Nhân, Chủ tịch Hội bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn chia sẻ.

Mới đây, Bộ VHTTDL cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”. Đề án này không chỉ phát huy nhận thức và lòng tự hào của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ của các dân tộc mà còn khai thác tốt các loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Xin mời nghe âm thanh tại đây :

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc

Để gìn giữ bản sắc ấy, nhiều năm qua, công tác bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc đã được địa phương quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện, trong đó có bảo tồn âm nhạc cổ truyền các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên.

Bảo tồn âm nhạc cổ truyền

         

Nghệ nhân Mào Văn Ết, 74 tuổi, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) cho biết: Âm nhạc là một loại hình di sản văn hóa không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Mỗi nhạc cụ của mỗi dân tộc đã tạo nên một làn điệu riêng phục vụ đắc lực cho dân tộc đó trong đời sống xã hội ở mỗi bản, mỗi mường, nhất là những ngày lễ mừng nhà mới, lễ ăn cơm mới, lễ cúng bản, cúng mường, các lễ hội dân gian truyền thống như: lễ hội Kin Pang Then của dân tộc Thái trắng, Kin Pang Lẩu Nó của dân tộc Thái đen, lễ cấp sắc của dân tộc Dao, lễ cúng rừng của dân tộc Hà Nhì, lễ hội Nào Pề Chầu của dân tộc Mông

         

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc
Nghệ nhân tài hoa Mào Văn Ết, người dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên, có sự đam mê nhạc cụ dân tộc, nhất là cây đàn Tính tẩu. Nhiều năm qua, Nghệ nhân Mào Văn Ết luôn tìm tòi, sáng tạo, gìn giữ và tôn vinh nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN

Đồng quan điểm, nghệ nhân Lò Hải Vân, 65 tuổi, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ cho biết: Hòa chung không khí xây dựng cuộc sống mới, âm nhạc cổ truyền càng có vị thế, góp phần quan trọng, vì nó là tâm tư, nguyện vọng, có sức truyền cảm, thu hút mọi dòng họ gần gũi nhau, chia sẻ tình cảm lúc vui, lúc buồn. Âm nhạc cổ truyền đã thật sự đi sâu vào đời sống của nhân dân các dân tộc trong các thôn, bản.           Để phát triển âm nhạc cổ truyền các dân tộc trên địa bàn, kể từ năm 2009, định kỳ 2 năm/lần, tỉnh Điện Biên đã tổ chức “Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch” quy mô cấp tỉnh. Tại một số địa phương như huyện Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Ảng, sự kiện này cũng được tổ chức quy mô cấp huyện và theo cụm xã. Từ năm 2012, tỉnh tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng định kỳ 2 năm/lần. Từ năm 2014, duy trì thường niên Lễ hội hoa Ban… Đây là những dịp để nhân dân các dân tộc trên địa bàn thể hiện, trình diễn nghệ thuật, trong đó có âm nhạc truyền thống. Tại các sự kiện này, nghệ nhân đã hát dân ca, trình diễn nhạc cụ như đàn Tính của người Thái, khèn của người Mông, sáo của người Khơ-Mú (đặc biệt là sáo mũi), Khèn bè của người Lào và nhiều nhạc cụ khác...           Hiện, Điện Biên có gần 1.300 đội văn nghệ quần chúng thường xuyên tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng; hằng năm tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng liên xã, liên bản; có 1 câu lạc bộ bảo tồn âm nhạc, dân ca, dân vũ truyền thống các dân tộc tỉnh; 1 câu lạc bộ bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Thái tỉnh Điện Biên. Qua các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ, đã góp phần gìn giữ nghệ thuật trình diễn dân gian, văn hóa dân gian. Tại nơi sinh sống, cộng đồng các dân tộc cũng thường xuyên duy trì, thực hành âm nhạc và thành lập đội văn nghệ ở các thôn, bản góp phần bảo tồn âm nhạc cổ truyền.

Nổi bật trong dòng âm nhạc cổ truyền của Điện Biên phải kể đến nghệ thuật hát Then của người Thái. Nhiều năm qua, tỉnh đã tham gia Liên hoan hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái toàn quốc. Tỉnh đã phối hợp với Viện âm nhạc xây dựng hồ sơ di sản Then Thái trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tiến hành mở lớp truyền dạy, bảo tồn âm nhạc của dân tộc Khơ-Mú. Cùng với Vụ Văn hóa dân tộc Điện Biên mở lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho dân tộc Cống, Si- La... và một số lớp truyền dạy múa dân gian dân tộc Thái, Lào. Qua đó, phát huy vai trò của nghệ nhân-chủ thể văn hóa trong công tác truyền dạy di sản; đồng thời, giúp thế hệ trẻ nâng cao ý thức, trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị di sản.

 

Trong các năm 2009 và 2010, bằng nguồn tài trợ của tổ chức phi chính phủ, Điện Biên đã phục dựng, bảo tồn hội Hạn Khuống của dân tộc Thái Đen; mở lớp dạy hát dân ca, sử dụng nhạc cụ dân tộc Kháng; triển khai dự án bảo tồn nhạc cụ Pí Pặp của dân tộc Thái; mở lớp dạy hát dân ca, sử dụng nhạc cụ dân tộc Mông… Các dự án này đã làm sống lại bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc và giáo dục thế hệ trẻ không ngừng phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông đã để lại.

Nâng cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc

         

Tại sao phải bảo tồn phát huy di sản âm nhạc dân tộc
Người Lào với các trò chơi truyền thống trong Lễ té nước. Ảnh: Xuân Tiến


Đối với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó tập trung thực hiện bảo tồn một số lễ hội của dân tộc Thái, Mông, Khơ-Mú và một số dân tộc khác, như: lễ Cầu mưa, lễ Cúng bản của dân tộc Khơ-Mú; lễ Cúng cơm mới, lễ chém cổ dê, lễ lên nhà mới, lễ cưới hỏi truyền thống của dân tộc Thái; Tết té nước của dân tộc Lào; lễ Mừng cơm mới của dân tộc Xinh-mun; lễ Pang Phóong của dân tộc Kháng; lễ Gạ ma thú của dân tộc Hà Nhì; lễ Cúng tổ tiên của dân tộc Cống...           Những năm qua, Điện Biên đã tích cực, khẩn trương tiến hành kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện, tỉnh có 18/19 dân tộc được kiểm kê, đánh giá về di sản văn hóa và 11/19 dân tộc có di sản văn hóa tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy. Địa phương đã có 6 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Quá trình lập hồ sơ đã bảo tồn được nghệ thuật trình diễn dân gian nằm trong chuỗi các hoạt động của mỗi di sản, đặc biệt là âm nhạc trong các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như: hát dân ca, hát ống của người Mông trong Tết Nào Pê Chầu; hát Then của người Thái trong Lễ Kin Pang Then; âm nhạc trong Tết Té nước của người Lào; nghệ thuật trình diễn dân gian trong Lễ hội đền Hoàng Công Chất…           Ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện nay, nhiều đồng bào dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa. Trong khi đó, nghiên cứu về một di sản văn hóa đòi hỏi nhiều thời gian, tìm kiếm nhiều tư liệu để hình thành được cái gốc cũng như quá trình phát triển qua từng thời kỳ của từng dân tộc. Hiện, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên đang tiếp tục nghiên cứu, cố gắng đến năm 2020 phải điều tra cơ bản và hình thành được toàn bộ bộ lịch sử về nguồn gốc của 19 dân tộc trên địa bàn tỉnh.           Tuy nhiên  công tác bảo tồn âm nhạc truyền thống tại tỉnh vẫn còn bộ lộ một số tồn tại, hạn chế như: việc  bảo tồn âm nhạc giữa các cộng đồng dân tộc chưa đồng đều, mới chỉ tập trung vào một số dân tộc; việc bảo tồn âm nhạc của mỗi một dân tộc chưa được nhân rộng; kinh phí đầu tư còn hạn chế; đội ngũ nghệ nhân ngày một khan hiếm…          

Nỗ lực để công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc nói chung và âm nhạc cổ truyền nói riêng ngày càng phát triển, năm 2013, Điện Biên đã ban hành Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Năm 2016, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 phê duyệt Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Nhiệm vụ chủ yếu của đề án là bảo tồn văn hóa các dân tộc; đầu tư phát triển, nâng cao giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc, phát huy vai trò các nhân tố xã hội tham gia bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn Điện Biên.

  • Điện Biên
  • Tây Bắc
  • Di sản âm nhạc cổ truyền