Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của Trái đất lớp 6

20.8. Tại sao nói rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3).

C. (1), (2).

D. (1), (3).



Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập Cánh diều lớp 6, sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh diều, giải SBT Khoa học tự nhiên 6 sách mới, bài 20 Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên Cánh diều

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”.

Lượng oxy trong không khí có vai trò rất lớn đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể ngừng hô hấp. Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Trong quá trình quang hợp, những thực vật này đã hút khí cacbonic và thải ra khí oxy. Tuy nhiên, những thực vật cũng cần phải hô hấp, nhưng dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, tác dụng quang hợp của chúng phải lớn gấp 20 lần so với tác dụng hô hấp. Vì vậy mọi người gọi thực vật xanh là “Nhà máy sản xuất thiên nhiên” của oxy.

Cây cối thông qua quá trình quang hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra môi trường lượng khí oxy. Nhờ đó mà con người và sinh vật mới có thể duy trì được sự sống của mình, khí hậu mới được ổn định. Có người làm một phép tính, cây dẻ cao 33 mét có khoảng 110 nghìn lá. Diện tích là 340m2. Một khu rừng có khoảng hơn 10 triệu cây thì diện tích lá cây che phủ là rất lớn, khả năng quang hợp cao. Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được.

READ:  Làm thế nào để bay khỏi Trái đất?

Rừng giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hoá bầu không khí. Những thực vật rừng có khả năng loại trừ toàn bộ những khí thải độc hại như: SO2, HF, Cl… SO2 là loại khí rất độc, có mặt ở nhiều nơi. Khi nồng độ SO2 trong không khí lên tới 10 ppm sẽ dẫn đến một số chứng bệnh như tim đập mạnh, loạn nhịp khó thở… Rừng có thể hấp thụ khí SO2 đó và chuyển chúng thành những thành phần cấu tạo nên các axit gốc amin trong các thân cây v.v… F cũng là một loại khí có hại với cơ thể con người. Nếu chúng ta ăn phải hoa quả, thực phẩm, rau có hàm lượng F cao sẽ bị nhiễm độc, sinh bệnh. Trong rừng có rất nhiều loại cây có thể hấp thụ thể khí này. Trung bình cứ một 1 ha cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg F, 1 ha cây dâu tây là 4,3 kg F và 1 ha cây liễu thì hấp thụ 3,9 kg F.

Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng làm trong sạch môi trường. Các nhà khoa học đưa ra số liệu: trung bình 1 năm, cứ 15 mẫu đất trồng cây tùng có thể loại trừ được 36 tấn khói bụi trong không khí, 1 m2 cây phù du có thể ngăn được 3,39 tấn bụi thải. Trong rừng cành và lá cây tương đối rậm rạp um tùm nên làm giảm sức gió. Do vậy nên số bụi thải công nghiệp trong không khí đã bị giữ lại gần hết, sau một trận mưa lớn, số bụi còn lại được trở về với đất, nhờ vậy mà không khí được trong lành và mát mẻ hơn. Lá cây sau khi được sạch bụi lại tiếp tục quá trình giữ bụi và chu trình làm sạch không khí mới được bắt đầu.

READ:  Truyện cổ tích là gì?

Rừng quả thật là “Lá phổi của Trái đất”, không có rừng, tất cả mọi sinh vật trên Trái đất này kể cả con người sẽ không thể hô hấp, khó có thể sinh tồn và phát triển.

Với giải vận dụng trang 137 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết được biên soạn bám sát nội dung bài học Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Thực vật

Vận dụng trang 137 SGK KHTN lớp 6:

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Lời giải:

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 131 SGK KHTN lớp 6: Giờ ra chơi, các bạn đố nhau xem ai có thể kể tên của nhiều loài thực vật...

Hình thành kiến thức mới 1 trang 131 SGK KHTN lớp 6: 1. Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật...

Hình thành kiến thức mới 2 trang 134 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò...

Hình thành kiến thức mới 3 trang 134 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.4, hãy cho biết...

Hình thành kiến thức mới 4 trang 135 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao...

Hình thành kiến thức mới 5 trang 136 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của...

Luyện tập 1 trang 131 SGK KHTN lớp 6: Em hãy cho biết môi trường sống của thực vật...

Luyện tập 2 trang 132 SGK KHTN lớp 6: Điền vào dấu ? trong ảnh dưới đây...

Luyện tập 3 trang 134 SGK KHTN lớp 6: Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn...

Luyện tập 4 trang 135 SGK KHTN lớp 6: Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì...

Luyện tập 5 trang 136 SGK KHTN lớp 6: Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu sau...

Bài 1 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt,...

Bài 2 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Em hãy lập bảng phân biệt các đặc điểm cơ bản của các nhóm...

Bài 3 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Cho các từ: rễ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bào tử, bào tử...

Bài 4 trang 137 SGK KHTN lớp 6:Cho sơ đồ sau:Em hãy lựa chọn các sinh vật...

Rừng xanh là vệ sĩ của thiên nhiên, là trụ cột cân bằng sinh thái. Rừng có thể duy trì sự cân bằng giữa khí cacbonic và oxi trong không khí, còn có thể thanh lọc những khí độc và khí có hại. Vì vậy rừng được mọi người gọi là “lá phổi của Trái Đất”.

Oxi trong không khí có vai trò vô cùng quan trọng đối với sinh vật. Con người có thể nhiều ngày không ăn không uống, nhưng không thể ngừng thở một phút. Trên Trái Đất, tuyệt đại đa số oxi là do thực vật trong rừng sản xuất ra. Khi thực vật tiến hành quang hợp, chúng hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxi. Mặt khác, thực vật cũng phải hô hấp, song dưới ánh nắng Mặt Trời, tác dụng quang hợp của nó so với tác dụng thở lớn gấp 20 lần. Do đó con người gọi thực vật là “xưởng chế tạo thiên nhiên” khí oxi.

Cây cối thông qua tác dụng quang hợp hấp thụ một lượng lớn khí cacbonic, đồng thời nhả ra khí oxi. Điều đó đối với sự sinh tồn của sinh vật trên Trái Đất và ổn định khí hậu có một ảnh hưởng cực kì lớn. Người ta đã đo và tính toán: một cây dẻ có đường kính 33 cm, có 11 vạn lá, diện tích bề mặt tất cả các lá là 340 m2. Trong khi đó một cánh rừng có hàng ngàn, hàng vạn cây, diện tích bề mặt lá là vô cùng lớn. Thực vật trên Trái Đất mỗi năm hấp thụ 400 tỉ tấn khí cacbonic, nhả ra 200 tỉ tấn khí oxi. Vì vậy có thể nói rằng : không có rừng thì con người và các loài động vật đều không thể sinh sống.

Rừng còn có tác dụng làm sạch không khí rất lớn. Thực vật trong rừng có thể loại bỏ các loại khí độc, như khí sunfurơ, florua hiđro, khí clo. Sunfurơ là loại khí độc phân bố ở khắp nơi, gây nguy hại rất lớn. Khi nồng độ khí sunfurơ trong không khí đạt đến 10 ppm thì sẽ gây ra các chứng bệnh như tim hồi hộp, khó thở. Rừng có thể hấp thụ khí sunfurơ và chuyển hóa chúng thành các gốc axit nitơ trong thân cây. Florua hiđro cũng là loại khí rất có hại cho cơ thể người. Nếu chúng ta ăn phải những hoa quả, lương thực hay rau có hàm lượng flo cao sẽ bị ngộ độc. Nhiều loài cây có thể hấp thụ khí florua hiđro trong không khí. Mỗi hecta cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg khí flo, mỗi hecta cây dâu có thể hấp thụ 4,3 kg khí flo, mỗi hecta cây liễu có thể hấp thụ 3,9 kg khí clo.

Rừng còn được con người ví là “máy hút bụi thiên nhiên”. Ví dụ, nếu triển khai toàn bộ mặt lá của một mẫu rừng thì có thể phủ đầy 75 mẫu đất. Vì lông trên mặt lá nhiều cho nên lá còn có thể tiết ra chất dính và chất dầu khiến rừng có thể ngăn cản, lọc và hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong không khí. Các nhà khoa học tính toán rằng, cứ một hecta rừng thông có thể thanh lọc được 36 tấn khói bụi, mỗi kilômét vuông lá cây du có thể lưu giữ được 3,39 tấn bụi bột. Khi luồng gió mang bụi thổi qua cánh rừng, vì lá rừng dày đặc nên đã làm giảm thấp tốc độ gió, phần lớn bụi trong gió đều rơi xuống. Sau trận mưa bụi thẩm thấu vào đất, không khí trở nên trong sạch. Lá cây sau khi được nước mưa rửa sạch, lại khôi phục khả năng giữ bụi, làm sạch không khí.

Rừng quả là “lá phổi của Trái Đất”. Không có rừng mọi sinh vật đều không thể hô hấp, càng không thể tồn tại.