Tại sao có si thứ và si giáng

Trong âm nhạc, đệm hát là cách thức dùng cây đàn đệm nhạc cho tiếng hát của ca sĩ sao cho giữa tiếng hát và tiếng đàn có sự hòa quyện hài hòa với nhau mà không bị phô.

Tất cả các bài hát đều được tạo nên bởi một giọng điệu chính ( tone). Đôi khi có những bài hát có nhiều giọng ( mỗi đoạn một giọng). Vì vậy  khi đệm hát, cần xác định được tone bài hát thì mới có thể đệm hát hay và không bị phô.


Giọng (Tone) của một bài hát được hiểu là việc chọn những nốt nhạc chính cho giai điệu thuộc một âm giai


Ta thường nghe những nhạc công hoặc ca sĩ, nhạc sĩ nhắc tới giọng Rê trưởng (D), Đô trưởng (C), Mi thứ (Em)… Đó sẽ là Giọng chính của bài hát mà họ sẽ hát hoặc chơi đàn.

Làm thế nào xác định giọng chính trong đệm hát?

Đối với những người giỏi chơi nhạc, họ thường xác định giọng chuẩn bằng cách lắng nghe âm giai và tìm ra từng nốt tương ứng với âm giai được nghe rồi suy ra hợp âm chính của bài và đệm đàn theo quy luật vòng hòa âm.


Khi đệm hát, cách nhanh nhất để xác định giọng cho một bài hát là nghe những nốt nhạc cuối cùng của bài hát đó. Nốt kết thúc là nốt gì, thì bài hát đó sẽ chơi ở giọng trưởng hoặc thứ mang tên nốt đó


Ví dụ: Bạn nhận ra được nốt cuối cùng của bài đó là nốt Rê, thì bài hát đó có thể sẽ chơi được ở giọng Rê trưởng (D) hoặc Rê thứ (Dm). Bạn thử hát những câu cuối và đệm hợp âm Rê trưởng hoặc Rê thứ  và lắng nghe, sau đó chọn ra hợp âm phù hợp, nghe không bị phô.


Tuy nhiên cách này cũng chưa thật sự chính xác, vì cũng có những bài hát có nốt kết thúc không tuân thủ theo quy luật hòa âm.


Ví dụ: bài hát ở giọng Rê trưởng, nốt kết thúc phải là nốt Rê. Tuy nhiên vì mục đích nào đó của tác giả mà nốt kết thúc lại là nốt La…


Vì vậy để chắc chắn, ta cần xác định thêm dấu hóa đặt ở đầu khuông nhạc của bản nhạc


Dấu thăng (#): Trình tự dấu thăng:    1   ->   2    ->   3   ->  4   ->  5  ->   6  ->   7

Fa   –   Do   –   Sol   –  Re   –  La   –  Mi   –  Si


Dấu giáng (b): Trình tự dấu giáng:    1   ->  2  ->   3  ->  4   -> 5  ->  6  ->  7

Si   –  Mi  –   La  –  Re  –  Sol  –  Do  – Fa

Trình tự trên được hiểu như sau: nếu sau khóa nhạc,  bản nhạc có 1 dấu thăng, bạn sẽ ngầm hiểu nốt Fa sẽ được tăng lên nửa cung xuyên suốt toàn bài. 2 dấu thăng thì nốt Fa và Do được tăng lên nửa cung, 3 dấu thăng thì Fa, Do, Sol tăng lên nửa cung…

Tương tự như vậy đối với dấu giáng: 2 dấu giáng thì  nốt Si và Mi sẽ giảm xuống nửa cung …


Nếu sau khóa nhạc không có dấu hóa thì bản nhạc được chơi ở giọng Do trưởng ( C )hoặc La thứ (Am). Kết hợp với nốt nhạc cuối cùng là Do hay La, bạn sẽ chắc chắn được bản nhạc chơi ở giọng Do trưởng hay La thứ


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu thăng: Bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng +1, thì sẽ có được giọng trưởng chính của bài


Ví dụ: Đầu khuông nhạc có 2 dấu thăng, tương ứng với trình tự bên trên sẽ là Fa và Do, thì bạn chỉ cần lấy dấu thăng cuối cùng là Do + 1. Vậy thì bạn sẽ biết rằng bài này chơi ở giọng Rê trưởng.


Ví dụ khác: 3 dấu thăng, ngầm hiểu là Fa – Do – Sol.  Giọng chính của bài sẽ là La trưởng (A) do dấu thăng cuối cùng là Sol + 1 = La


Nếu dấu hóa sau khóa nhạc là dấu giáng. Bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng làm giọng trưởng chính của bài


Ví dụ 1: Hai dấu giáng,  bạn ngầm hiểu trình tự 2 dấu giáng là Si – Mi. Bạn lấy tên của dấu giáng đứng trước dấu giáng cuối cùng là Mi làm giọng trưởng chính. Bạn sẽ có được giọng Si giáng trưởng


Ví dụ 2:  Ba dấu giáng, tức là Si – Mi – La. Áp dụng cách hướng dẫn trên, giọng chính của bài này sẽ là Mi giáng trưởng


Khi xác định được giọng chính của bài hát rồi bạn chỉ cần áp dụng quy luật vòng hợp âm vào thì bạn đã có thể đệm hát được rồi!

Chúc các bạn thành công!

Tác giả : Khang Phú Đạt Audio Thống kê : 1479 lượt xem Xếp hạng : 5 sao 100% đánh giá

Tone là gì? Đây là một khái niệm quan trọng trong âm nhạc. Có thể bạn đã nghe đến “Tone cao” ,”Tone thấp”, “hạ Tone”,… nhưng chưa hiểu rõ. Vậy thì hôm nay, danamthanhhoitruong.com sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về Tone, cách xác định tone bài hát, cách xác định tone giọng của mỗi người,…

Tone là gì?

Tone là gì? Tone được dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc gọi là giọng. Bạn có thể hiểu đơn giản Tone là giọng của bản nhạc, là độ cao của một giai điệu cụ thể nào đó.

Quy ước: có 30 thể giọng khác nhau và chúng được sắp xếp theo từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song:

  • Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)
  • Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
  • Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
  • La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
  • Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
  • Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
  • Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
  • Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
  • Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
  • Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
  • Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
  • La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
  • Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
  • Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
  • Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)

Trong đó thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:

  • Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
  • Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa

Cách xác định Tone của bản nhạc

Xác định “Tone nhạc” hay “giọng” của một bản nhạc bằng cách đi chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc giai điệu để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.

Bước 1: Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.

Ví dụ: Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).

Bước 2: Để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:

  • Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.
  • Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.
  • Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.

Bước 3: Xác định được hai giọng trưởng và thứ song song từ số dấu hóa có trên khuông nhạc với 2 quy luật.

-Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.

Ví dụ: Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A). Suy ra giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F#m).

-Trường hợp sau khóa nhạc có các dấu gián, để xác định giọng của bản nhạc bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.

Ví dụ: Bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol (giáng) Trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)

Hướng dẫn xác định Tone giọng của mỗi người

Giọng hát của mỗi người không giống nhau, có người sở hữu giọng hát rất cao và cũng có người sở hữu giọng hát xuống được các nốt rất trầm cho âm thanh mượt mà. Tương tự như xác định Tone giọng của bài hát, cách xác định Tone giọng của mỗi người khá đơn giản:

  • Đầu tiên cần có một nhạc cụ với các âm cao có độ chuẩn như: piano, organ, guitar…Sau đó bạn bắt đầu hát từ những nốt có độ cao trung bình và tăng dần đến nốt cao nhất mà vẫn có thể hát tròn đẹp thì đó chính là âm vực trên của bạn. 
  • Để xác định được âm vực dưới bạn hát thấp dần đến nốt trầm nhất mà vẫn có thể nghe rõ âm thanh và tiếng tròn thì đó là âm trầm nhất mà bạn có thể hát được. 
  • Như vậy bạn đã xác định được âm vực của mình nằm giữa nốt cao nhất và thấp nhất vừa tìm được. Và tìm những bài hát sử dụng các nốt nhạc nằm trong khoảng âm vực để luôn hát đẹp từng câu chữ.

Xem thêm: #3 Tiêu Chuẩn Âm Thanh Hội Trường Chuyên Nghiệp

Vậy bạn đã nghe đến lạc Tone chưa? Lạc Tone là gì?

Lạc Tone là một vấn đề mà rất nhiều người trong chúng ta thường hay gặp phải khiến giọng hát không đúng nhạc và mặc cảm trước đám đông. Lạc Tone hay lệch Tone tương đương với việc bạn không thể hiện đến cao độ của bài hát hoặc hát không đúng loại Tone và cặp giọng của một bài hát nào đó. Chúng khiến các nốt nhạc không được trình bày chính xác và âm điệu trở nên thiếu tinh tế, tiếng hát không được hay nữa.

Nguyên nhân dẫn tới lạc Tone

Đầu tiên có thể kể đến việc bạn lựa chọn bài hát không phù hợp mình, chúng có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng lên tone của bạn. Từ đó khiến bạn không thể hát đến những đoạn nhạc có tone độ khác biệt.

Ngoài ra cũng có trường hợp giọng hát của bạn hoàn toàn phù hợp nhưng lại yếu kém về mặt kỹ thuật khiến việc xử lý các nốt thấp hay nốt cao bị phô, không nhuần nhuyễn.

Cũng có nhiều trường hợp âm vực không được rộng, giọng mỏng và dễ bị lạc Tone khi hát những bài khó, đồng thời chưa biết sử dụng giọng từ cổ, mũi,.. chính xác.

Cách khắc phục lỗi lạc Tone

  • Để giúp bạn tự tin hơn trong quá trình thể hiện các ca khúc thì trước tiên nên xác định âm vực và khả năng thanh nhạc của mình. Bạn nên chọn những bài có âm vực tương đương để xuống được nốt trầm cũng như lên được nốt cao một cách tự nhiên nhất. 
  • Bên cạnh đó, bạn cần có được khả năng cảm thụ âm nhạc tốt để biết khi bắt đầu nên hát với Tone nào phù hợp.
  • Khi hát nên ở trong trạng thái thoải mái nhất, tự tin và tránh gồng mình để không bị phân tâm hay khó chịu dẫn đến âm thanh phát ra không đúng tone.

Cách điều chỉnh Tone bài hát

Tuy xác định được âm vực của mình nhưng có nhiều bài hát chúng ta muốn thể hiện lại có quá nhiều nốt nhạc nằm ngoài âm vực giọng của mình. Vậy chúng tôi sẽ mách bạn cách điều chỉnh Tone bài hát hiệu quả.

  • Trường hợp bạn sử dụng thiết bị âm thanh hoặc các nhạc cụ điện tử có thể trực tiếp sử dụng tùy chọn tăng hoặc hạ Tone bài hát.
  • Đối với nhạc cụ hoặc dàn âm thanh bạn cần dịch giọng từ bản gốc của ca khúc. Lúc này cần xác định nốt cao nhất của bản nhạc và dịch nó về nốt cao nhất trong âm vực của mình.

Lưu ý: khi dịch giọng bạn tăng hoặc hạ một nốt lên hoặc xuống bao nhiêu bậc thì các nốt còn lại cũng phải được làm tương ứng.

Với những chia sẻ trên bạn đã nắm được Tone là gì? Cách xác định Tone của bài hát và Tone của mỗi người rồi chứ? Để có được bài hát chất lượng thì một yếu tố không thể thiếu nữa chính là bộ dàn âm thanh chuẩn. Danamthanhhoitruong.com – Đơn vị uy tín chuyên cung cấp lắp đặt thiết bị âm thanh, dàn âm thanh hội trường, karaoke,… sẽ tư vấn giúp bạn sở hữu hệ thống âm thanh phù hợp. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận hỗ trợ nhanh chóng!

Chủ đề