Tại sao bị vảy nên á sừng

Thứ Năm ngày 14/12/2017 Vảy nến á sừng là căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng mang lại rất nhiều phiền toái cho con người. Vậy làm thế nào để chữa bệnh vảy nến á sừng? Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến á sừng là một căn bệnh xuất hiện nhiều ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây ra tình trạng đau rát, khó chịu và làm xấu diện mạo của người bệnh. Chính vì thế mà hầu hết mọi người luôn mang trong mình nỗi băn khoăn làm sao để chữa bệnh vảy nến á sừng.

1. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh vảy nến

Tại sao bị vảy nên á sừng
Bệnh vảy nến á sừng luôn là nỗi lo lắng và ái ngại của rất nhiều người.

– Biểu hiện:

Bệnh vảy nến biểu hiện trên da là các mảng mụn đỏ, các đốm đỏ này sẽ nhanh chóng đóng thành những vảy khô màu trắng đục. Khi gãi thì những vảy này sẽ bong tróc dễ dàng nhìn như sáp đèn cầy nên được gọi là vảy nến. Bệnh ít khi gây ngứa và cũng không làm người bệnh bị đau. Vảy nến có thể phân bố ở da đầu, khuỷu tay, chân và thậm chí lan rộng toàn thân.

Trường hợp bệnh nặng sẽ gây sốt , đau nhức và làm biến dạng các chi gây khó khăn cho việc vận động.

– Nguyên nhân chính gây ra bệnh vảy nến:

  • Do yếu tố di truyền.
  • Do xúc động tâm lý ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, đặc biệt là bạch cầu loại T.
  • Các chấn thương liên tục trên da hoặc da bị nhiễm độc nặng.
  • Thời tiết lạnh hoặc do dùng một vài thuốc như thuốc chống sốt rét, thuốc cao huyết áp…

2. Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh á sừng

– Biểu hiện:

Á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến ở những vùng da thô ráp trên cơ thể như gót chân, đầu các ngón tay chân, các lớp da nứt nẻ nhưng chưa chuyển hóa hết thành sừng nên được gọi là á sừng.

Vùng da bệnh thường bị ngứa và nổi mụn vào mùa nóng làm các móng tay, chân xù xì biến dạng. Mùa lạnh da hanh khô bị nứt nhiều gây chảy máu.

– Nguyên nhân:

  • Do yếu tố di truyền trong gia đình
  • Do thiếu hụt vitamin A,C,D,E làm ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.

3. Cách điều trị bệnh vảy nến á sừng

Tại sao bị vảy nên á sừng
Bôi thuốc vào các vùng da bị á sừng vảy nến là cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

Cách điều trị vảy nến

Vì là bệnh mãn tính, dễ tái phát nên vảy nến vẫn chưa có thuốc đặc trị mà chỉ tạm thời khắc phục những lần tái phát của bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh chứ không chữa dứt tận gốc.

– Với những vảy nến nhỏ, thuốc thoa ngoài da sẽ có tác dụng hiệu quả, trường hợp bệnh nặng có thể kết hợp giữa thuốc uống và chích, các thuốc đặc trị là những thuốc chứa chất vitamin A acide.

– Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm phương pháp quang trị liệu với ánh sáng mặt trời, quang hóa trị liệu PUVA, các tia tử ngoại B (UBV), laser xung nhuộm màu tía (Pulsed Dye Laser).

Các loại dược phẩm sinh học hay thuốc có nguồn gốc thảo dược cũng được sử dụng trong điều trị vảy nến.

Cách điều trị á sừng

Biện pháp hữu hiệu nhất là bôi các loại thuốc lên vùng bị á sừng nhằm tạo lớp sừng mới cho da như betnovalaxit, salixilic, diprosalic. Kết hợp với việc bôi và uống thuốc kháng sinh tại vùng da bị bệnh nếu bị nhiễm khuẩn.

Cần lưu ý:

  • Không nên bóc vảy da, chà xát mạnh hay chọc mụn nước… làm xây xước lớp sừng khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công và làm viêm nhiễm nặng hơn.
  • Không nên ngâm rửa tay chân quá nhiều, càng không nên ngâm chân tay trong nước muối vì các thành phần  trong muối sẽ hút nước trên tế bào da ra, làm da càng trở nên khô và nứt nẻ hơn.
  • Duy trì việc uống thuốc dưỡng ẩm thường xuyên bệnh sẽ nhanh hồi phục.
  • Đặc biệt, tăng cường ăn rau củ quả như các loại đậu, cà chua, rau ngót, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt, giá đỗ….để bổ sung thêm lượng vitamin cần thiết cung cấp cho da giúp da nhanh chóng tái tạo lại lớp sừng đã mất.

Tại sao bị vảy nên á sừng
Bổ sung vitamin sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh.

Nhìn chung, bệnh vảy nến á sừng là bệnh ngoài da xuất hiện ở rất nhiều người. Nhiều người lo lắng bệnh vảy nến toàn thân, vảy nến bộ phận sinh dục, bệnh vảy nến da đầu có lây không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên vẫn nên giữ gìn và phòng tránh để không mắc phải căn bệnh này.

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Phương Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • bệnh vảy nến á sừng
  • phòng bệnh vảy nến

Bài viết liên quan

Bài nổi bật

Tại sao bị vảy nên á sừng

Quý khách vui lòng nhập số điện thoại để

đăng nhập tài khoản Long Châu

Tại sao bị vảy nên á sừng

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại
Đổi

có hiệu lực trong vòng

Đổi số điện thoại khác

Tại sao bị vảy nên á sừng

Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự và tối đa 16 ký tự

Tại sao bị vảy nên á sừng

Quý khách vui lòng nhập mật khẩu
để đăng nhập tài khoản