Tại sao bánh mì không xốp

Lò nướng bánh mì có tác dụng gì ta cùng tìm hiểu. Trừ bánh mì các loại bánh ngọt nói chung thường sẽ trải qua quá trình chuyển hóa từ bột thành bánh chín như sau:

1. Trong hỗn hợp bột có các hơi khí thường sinh ra từ 2 nguồn:Nhờ bột nở hoặc muối nở thường gặp với các công thức bánh nhiều chất béo như bơ, dầu ăn…Nhờ bọt khí có trong trứng gặp với các công thức Foam Cake gateau xốp mềm nhẹ

Nhờ vào nhiệt độ cao trong lò nướng bánh mì cũng như các lò nướng bánh, các hơi khí này sẽ phồng lên, giúp bánh nở. Đồng thời, protein (trong bột mì, trứng…) sẽ cứng lại tạo ra thớ bánh, giúp hình thành kết cấu bánh.

2. Luôn cần một khoảng thời gian nhất định để nhiệt có thể truyền từ ngoài vào trong bánh.
Nói cách khác, nhiệt tại phần rìa và mặt bánh sẽ khác với nhiệt ở trong lõi bánh mì. Quá trình chuyển hóa ở trên sẽ không diễn ra đồng đều ở mọi vị trí bên trong chiếc bánh, mà là từ ngoài vào trong.

Cụ thể hơn: các phần tiếp xúc với nhiệt trước như thành và mặt bánh sẽ nở và cứng lại trước, rồi mới đến phần ở giữa bánh. Nếu các bạn quan sát bánh nở trong  lò nướng bánh mì thì sẽ thấy điều này rất rõ. Bánh phồng lên ở phần quanh thành bánh trước, trong khi phần giữa hơi lõm xuống. Sau một khoảng thời gian, phần lõm ở giữa mới nở tiếp và tiếp tục phồng lên. Vào lúc này, phần xung quanh thành bánh đã đủ chín, và thậm chí có thể đã cứng lại và bám chặt vào thành khuôn.

Nếu nắm được những điểm cơ bản này thì các bạn sẽ hiểu được những nguyên tắc cơ bản trong nướng bánh, luôn là:
Lò nướng bánh mì cần được làm nóng trước ở nhiệt độ quy định tối thiểu 10-15 phútKhay nướng được đặt sao cho khuôn bánh mì ở chính giữa lò

Luôn để chế độ 2 lửa, trừ phi có ghi chú đặc biệt trong công thức

Tại sao bánh mì không xốp

Lò nướng bánh mì đa năng

* Nếu nướng ở nhiệt độ và thời gian không thích hợp thì bánh sẽ như thế nào?  Một số hiện tượng thường gặp là:

1. Nhiệt trong lò nướng bánh quá cao hoặc lửa trên quá cao: Bánh mì nở rất nhanh. Có thể nứt mặt. Sau đó sẽ xẹp ngay khi còn ở trong lò hoặc xẹp khi lấy ra khỏi lò. Mặt bánh có dấu hiệu bị cháy hoặc khô cứng, bên trong vẫn còn ẩm ướt, hoặc đặc dẻo. Lý do: vì nhiệt độ cao nên khí trong bánh “lớn” nhanh trong khi kết cấu bánh chưa kịp ổn định, làm cho bánh xẹp.

2. Nhiệt trong lò nướng bánh cao + nướng không đủ thời gian: Bánh mì nở nhanh, có thể nứt mặt. Mặt bánh có thể có hiện tượng hơi cháy, cắm tăm vào thấy khô nhưng khi lấy ra thì bánh xẹp hoặc co lại, bên trong vẫn còn ẩm ướt, hoặc đặc dẻo. Lý do giống ở trên, và do bánh chưa chín hết, hơi ẩm vẫn còn bên trong nên sau khi lấy ra khỏi lò nướng bánh mì, phần hơi ẩm này “kéo” bánh co lại, làm bánh xẹp, lõm.

3. Nướng không đủ thời gian: Bánh nở bình thường, bên ngoài vàng đẹp, nhưng sau khi lấy khỏi lò thì xẹp hoặc co lại, bên trong còn hơi ẩm ướt. Lý do như giải thích ở số 2

4. Nướng không đủ thời gian + nhiệt độ thấp: Hiện tượng giống 3 nhưng mặt bánh thường sẽ có màu vàng nhạt, có thể còn mùi bột hoặc mùi tanh của trứng.

Bánh nướng chưa đủ chín, lượng ẩm còn nhiều làm bánh bị lõm và ruột bết đặc

5. Nhiệt độ quá thấp: Mặt bánh vàng nhạt, khô cứng và thường là dày. Bên trong bánh còn đặc, ẩm, dẻo.

Điều số 1 là cần thiết, bởi vì nếu bạn đưa bột vào mới bật lò thì quá trình làm nóng lò (từ nhiệt độ phòng đến nhiệt độ cần để nướng bánh) có thể sẽ làm cho phần mặt ngoài của bánh nở một chút ít trong khi bên trong hầu như không biến đổi gì (do nhiệt yếu). Hậu quả là phần bên ngoài sẽ chín nhanh hơn mà bên trong chín chậm hơn rất nhiều => bánh dễ bị sống bên trong. Ngoài ra, với các công thức mà bánh nở nhờ bọt khí trong trứng thì việc để lâu sẽ làm cho các bọt khí dễ bị vỡ bớt, dẫn đến hậu quả là bánh nở kém hoặc không nở được.

Điều số 2 sẽ giúp cho nhiệt truyền vào bánh cân bằng hơn, tránh tình trạng bị cháy mặt bánh hoặc cháy đế bánh (do khay nướng ở gần lửa trên hoặc lửa dưới).

Điều số 3 có liên quan một chút đến điều số 2. Việc chỉ bật một lửa sẽ làm cho mặt bánh gần với thanh nhiệt được bật dễ bị cháy hơn. Giả sử thay vì bật 2 lửa, bạn chỉ bật lửa dưới. Như vậy để  lò nướng bánh đạt nhiệt độ nướng cần thiết (vd: 150 độ C), thanh nhiệt dưới sẽ phải hoạt động nhiều hơn để bù cho phần của thanh nhiệt trên không bật => nhiệt trong lò sẽ kém đồng đều hơn, bánh nướng cũng “bất ổn” hơn.

Trên đây là một vài thất bại thường gặp nhất liên quan đến nhiệt độ và thời gian nướng của lò nướng bánh mì và các loại bánh nói chung. Có một lưu ý nhỏ là mình viết nguyên nhân (do nhiệt cao, thời gian nướng ngắn…) rồi mới đến kết quả, chứ không viết ngược lại. Bởi vì bánh bị xẹp, bên trong đặc ẩm ngoài nguyên nhân nhiệt độ ra thì còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như

công thức không hợp lí (chất lỏng quá nhiều so với lượng bột)thao tác sai (trộn bột quá kĩ làm chai bánh hoặc vỡ nhiều bọt khí trong bánh với các loại gateau).

Đôi khi, cũng có thể bản thân loại bánh có đặc điểm là đặc, ẩm và dẻo, khi lấy ra khỏi lò sẽ xẹp một chút (vd brownie hoặc một vài loại Cheese cake).

Sao Bắc Á chuyên cung cấp lò nướng bánh mì chuyên nghiệp để cho ra những chiếc bánh mì nướng ngon chất lượng

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU SAO BẮC Á

Số 301 Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội ( Viện công nghiệp thực phẩm )E-mail:     Điện thoại:     04.3568.3054Fax:     04.3568.2573

Mobile:     0904.693.834

Một trong những sai lầm mà người làm bánh hay mắc phải đó là không làm nóng lò nướng trước khi cho bánh vào nướng.

Vì vậy, đảm bảo bánh được nướng nở đều, thơm ngon, thì trước hết bạn cần bật lò nướng trước trong khoảng 10 - 15 phút để lò đủ độ nóng rồi hãy cho bánh vào nướng nhé!

Lò nướng thùng Sanaky 25 lít VH259S2D

1.349.000₫ 1.599.000₫ -15%

Lò nướng thùng Sanaky 50 lít VH5099S2D

2.340.000₫ 2.769.000₫ -15%

Lò nướng thùng Sharp 32 lít EO-A323RCSV-ST

Lò nướng thùng Electrolux 38 lít EOT38MXC

Lò nướng Sunhouse Mama SHD4250S 50 lít

2.368.000₫ 2.960.000₫ -20%

Lò nướng Electrolux EOT30MXC 30 lít

1.822.000₫ 2.090.000₫ -12%

Lò nướng thùng Sanaky 35 lít VH3599S2D

2.064.000₫ 2.299.000₫ -10%

Lò nướng thùng Bluestone 38 lít EOB-7548

1.750.000₫ 2.199.000₫ -20%

Lò nướng thùng Panasonic 38 lít NB-H3801KRA

Không để ý chế độ nướng

Lại thêm một vấn đề dễ mắc phải trong quá trình nướng khiến bánh không nở được như mong muốn đó là để sai chế độ nướng bánh.

Lò nướng có 3 chế độ bật thanh nhiệt gồm: trên, dưới và cả hai. Thông thường, bánh luôn được nướng ở chế độ 2 thanh nhiệt, trừ một số trường hợp đặc biệt ghi trong công thức thì ta mới phải thay đổi chế độ này.

Đồng thời, mỗi lần trước khi bật lò nướng, bạn nên kiểm tra kỹ lại chế độ đã bật xem có thích hợp chưa.

Tránh trường hợp nhầm lẫn do lần trước thực hiện đã thay đổi chế độ thanh nhiệt hay có người khác vặn lò nhưng quên chỉnh lại làm bánh bị hỏng.

Trộn bột quá kỹ

Có thể nói, đây là lỗi mà nhiều người vướng phải nhất và cũng thường xuyên xảy ra nhất vì tâm lý sợ trộn chưa đủ.

Vì vậy, khi trộn bột, bạn nên đọc kỹ công thức để biết được khi nào bột cần phải trộn nhẹ tay, trộn mạnh tay, trộn từ từ hay trộn nhanh tay,... sao cho phù hợp.

Còn ngoài ra, việc thực hiện nhẹ hay mạnh tay ở cường độ nào, nhanh hay chậm ở tốc độ ra sao, thì sẽ do kinh nghiệm khi làm bánh nhiều mà tích góp được.

Để bột ở ngoài quá lâu trước khi cho vào lò

Khi làm các loại bánh ngọt, người ta thường sử dụng các loại bột nở hoặc dùng phương pháp đánh bông trứng bằng máy đánh trứng.

Vậy nên, khi vừa đổ bột vào khuôn, bạn cần cho bột vào lò nướng đã làm nóng ở nhiệt độ thích hợp ngay lập tức.

Vì nếu khi đã đổ bột xong, bạn mới bật lò nướng và chờ một khoảng thời gian để lò nóng, điều này khiến bánh có khả năng cao khi nướng sẽ không nở và bị hỏng bánh.

Máy đánh trứng Philips HR3705/20 300W

Máy đánh trứng AVA HM9103-GS 300W

Máy đánh trứng Bluestone HMB-6338 400W

Máy đánh trứng Mishio MK-215 300W

Máy đánh trứng cầm tay Bear DDQ-B01K1 125W

Máy đánh trứng Panasonic MK-GB3WRA 175W

Máy nhồi bột đánh trứng Bear DDQ-B03V1

1.490.000₫ 1.990.000₫ -25%

Máy đánh trứng cầm tay Hafele HH-B400A

Máy nhồi bột đánh trứng Unie EM5

3.990.000₫ 4.389.000₫ -9%

Máy nhồi bột đánh trứng Unie EM2

2.880.000₫ 3.168.000₫ -9%

Máy đánh trứng cầm tay Bear DDQ-A01G1 125W

Tự ý thay đổi nguyên liệu trong công thức

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn tự ý thay đổi nguyên liệu trong công thức như: do nguyên liệu đó hết nên phải thay thế bằng nguyên liệu khác hay bỏ hẳn luôn mà không cần thay thế,...

Ví dụ như có nhiều người khi nghe tên sẽ nghĩ men nở và bột nở là giống nhau, nên nếu không có men nở thì cứ thay thế bột nở cũng sẽ không khác gì. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm đấy bạn nhé! Việc thay thế này sẽ ảnh hưởng đến độ nở cũng như màu sắc khi bánh thành phẩm đấy!

Vì vậy, các bạn cần lưu ý là tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay thêm bớt nguyên liệu khi chưa biết rõ công dụng của từng loại.

Bạn chỉ nên thay thế những nguyên liệu có thể thay thế cho nhau, ví dụ như thay vì dùng hạt điều, bạn có thể thay thế bằng hạnh nhân, đậu phộng,... sẽ không làm thay đổi công thức quá nhiều.

Dùng sai kích thước khuôn yêu cầu

Nhiều người nghĩ rằng khuôn đổ chỉ làm cho thành phẩm bánh thêm đẹp mắt nên thường tự ý thay đổi kích thước khuôn, mà quên mất rằng khi thay đổi như vậy, nhiệt độ và thời gian nướng cũng cần phải thay đổi theo.

Cụ thể, khi đổ bột vào khuôn 20cm thì độ dày là 5cm, đổ vào khuôn 16cm độ dày sẽ là 8cm và đổ khuôn 25cm thì độ dày là 3cm.

Vì vậy, khi nướng bánh bạn cần tuân theo nguyên tắc thay đổi nhiệt độ là: bánh càng dày, càng to thì nướng ở nhiệt độ thấp hơn và thời gian lâu hơn, bánh càng nhỏ, càng mỏng thì nướng ở nhiệt độ cao hơn và thời gian ngắn hơn.

Còn việc thay đổi bao nhiêu cho phù hợp thì lại tuỳ theo kinh nghiệm làm bánh và kiến thức của mỗi người.

Cân đong không đúng nguyên liệu trong công thức

Một trong những điều quan trọng giúp quyết định chiếc bánh bạn làm có thành công hay không, đó là cần cân đong đúng liều lượng nguyên liệu phải dùng trong công thức.

Chỉ cần bạn cân thiếu hoặc dư một lượng bột, bột nở hoặc cho thiếu trứng,... thì bánh cũng sẽ không nở, hoặc nở rất ít so với mong muốn.

Vậy nên, điều cần thiết trước khi làm bánh là bạn nên cân đong đầy đủ các nguyên liệu. Nếu có điều kiện, bạn hãy mua ngay một chiếc cân hoặc bộ dụng cụ đo lường khi làm bánh để đong đếm nguyên liệu thật chuẩn xác nhé!

2 Cách khắc phục bột làm bánh không nổi

Tăng nhiệt độ

Men cần nhiệt độ nóng ẩm để hoạt động tốt nhất, nên nếu muốn bột nở tốt, bạn cần cung cấp cho men lượng nhiệt độ phù hợp với các cách tăng nhiệt độ như sau:

  • Cách 1: Đổ nước sôi vào khay nướng và đặt vào rãnh thấp nhất trong lò nướng rồi để bột lên vỉ nướng ở rãnh giữa và đóng cửa lò nướng lại để bột nở.
  • Cách 2: Bạn không cần bật lò vi sóng mà chỉ cần đặt vào đó 1 ly nước sôi rồi cho bột vào, sau đó đóng cửa lò lại để bột nở là được.
  • Cách 3: Ngoài ra, bạn có thể bật cho lò nướng hoạt động rồi để bột lên bề mặt của lò nướng, dùng khăn ẩm đậy lại. Lúc này, lò nướng sẽ làm cho bề mặt phía trên ấm và khăn ẩm cũng cấp thêm độ ẩm nên làm bột nở ra.

Electrolux 20 lít EMM20K18GW

1.757.000₫ 1.890.000₫ -7%

Bluestone 20 lít MOB-7716

1.884.000₫ 2.099.000₫ -10%

2.210.000₫ 2.600.000₫ -15%

Electrolux 23 lít EMG23K38GB

Toshiba 20 lít ER-SM20(W1)VN

Samsung 23 lít MS23K3513AS/SV-N

2.160.000₫ 2.290.000₫ -5%

Bluestone 20 lít MOB-7708B

2.323.000₫ 2.450.000₫ -5%

2.040.000₫ 2.400.000₫ -15%

Samsung 23 lít MG23K3575AS/SV-N

3.060.000₫ 3.250.000₫ -5%

Tăng thêm men

Nếu sau khoảng 1 giờ mà sức nóng và độ ẩm vẫn chưa kích thích được men trong bánh nở, thì bạn cần tăng thêm lượng men vào nhé!

  • Cho vào nước ấm khoảng 40 độ C 1 muỗng cà phê men nở, 1 muỗng canh đường, khuấy đều rồi ủ trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó, nếu thấy thấy có 1.2 - 2.5cm bọt thì men hoạt động tốt. Còn không thấy hiện tượng gì xảy ra, bạn sẽ phải lấy men tươi và thử lại thêm lần nữa.
  • Trong khi đợi ủ hỗn hợp men, bạn có thể làm cho bột ấm nhẹ lên khoảng 38 độ C bằng cách đặt phần bột ở chỗ ấm.

Trộn bột men cái

Thêm 60% bột mì với 40% chất lỏng là một tỉ lệ hoàn hảo để làm bột bánh mì, nên bạn chỉ cần thêm một lượng bột vừa phải để cân bằng rồi nhào bột với hỗn hợp men, sau đó để bột nở ở nơi nóng ẩm.

  • Việc này sẽ giúp bạn nhận biết được nếu men không hoạt động. Cách này kích thích men nở nhiều nên nếu được thêm vào thì bột sẽ nở đẹp.
  • Tuy nhiên, nếu lúc này bột vẫn không nở, thì đó không phải là vấn đề của men mà là một vấn đề khác.
  • Vậy nên, lần sau khi muốn làm một cục men bột khác, bạn nên thực hiện việc này trước tiên.

Thêm bột mì vào nhào bột

Bạn thử ấn tay vào khối bột để kiểm tra xem bột có bị dính tay khi chạm vào hay không. Nếu có, thì có thể là do bột nhào chưa tới.

Vì vậy, bạn cần thêm bột mì vào rồi tiếp tục nhào đến khi thấy khối mịn và chạm vào không còn cảm giác dính tay là được.

Sau đó, bạn để bột nghỉ và nở trong môi trường nóng ẩm qua đêm trước khi cắt và đem nướng. Và có thể lặp lại thao tác trên nếu cần.

Nhào bột đúng cách

Khi nhào bột quá nhanh thì bạn sẽ không thể làm cho men phân tán đều trong bột khiến khối bột không đủ sức để nổi.

Còn nếu nhào quá kỹ sẽ làm cho bột cứng và không nổi được. Vì vậy, bạn phải nhào đúng cách để bột phải mịn và dẻo, không cứng như bóng cao su nhưng cũng mềm như bột làm bánh quy.

Bên cạnh đó, ngoài việc dùng lò nướng để nướng bánh, bạn còn có thể sử dụng nồi chiên không dầu để làm ra những chiếc bánh thơm ngon nữa đấy!

Nồi chiên không dầu Ava AF358T 4 lít

Nồi chiên không dầu Sunhouse SHD4026 6 lít

2.116.000₫ 2.490.000₫ -15%

Lò chiên không dầu Kangaroo KG12AF1A 12 lít

Nồi chiên không dầu Kangaroo KG52AF1A 4.5 lít

Nồi chiên không dầu Magic A84 4.4 lít

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giúp bạn trả lời cho những lý do vì sao nướng bánh không nở và cách khắc phục bột làm bánh không nổi mà bạn nên lưu ý khi vào bếp. Điện máy XANH chúc bạn thực hiện thành công nhé!

Biên tập bởi Lê Nguyễn Ngọc Lam • 23/12/2021