Giản thể tiếng Trung là gì

Trung Quốc là một quốc gia bao la, rộng lớn và chứa đựng nhiều điều phức tạp, trong đó phải kể đến hệ thống ngôn ngữ. Nếu bạn học ngôn ngữ tiếng Trung thì chắc chắn sẽ được tiếp cận với tiếng Trung phồn thể và giản thể. Đây là 2 bộ chữ tiêu chuẩn tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm cũng như sự khác nhau giữa hai loại này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tiếng Trung Kim Oanh khám phá những kiến thức hữu ích về ngôn ngữ tiếng Trung nhé!

Tìm hiểu tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì?

Trước khi tìm hiểu tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì thì nên hiểu rõ đây chỉ là 2 khái niệm để phân biệt về cách viết chữ. Chúng hoàn toàn không liên quan đến việc phát âm tiếng Trung Quốc.

Tiếng Trung phồn thể (gọi tắt là chữ phồn thể) là loại chữ truyền thống của Trung Quốc. Hiện chúng đang được sử dụng chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Hồng Kông và Ma Cao. Dạng chữ viết này xuất hiện lần đầu tiên cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 ở thời Nam - Bắc triều. Khái niệm phồn thể hay chỉnh thể được sử dụng chủ yếu để phân biệt với chữ viết giản thể.

Tiếng Trung giản thể (chữ giản thể) là loại chữ được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore và trong hầu hết các tài liệu giảng dạy tiếng phổ thông Trung Quốc dành cho người nước ngoài.

Xem thêm: Cách học tiếng Trung dễ nhớ và nhớ lâu - giúp bạn cải thiện 100% chất lượng học tập

Tìm hiểu về chữ phồn thể và giản thể tiếng Trung Quốc

Cụ thể, tiếng Trung giản thể được tạo ra bằng cách giản lược đi một số nét viết của các chữ Hán truyền thống. Có nhiều chữ được đơn giản hóa bằng cách áp dụng các quy luật thông thường. Chẳng hạn như thay thế một số bộ bằng bộ khác tương đương (dựa trên cách mà chữ Hán được tạo ra, nhất là các chữ biểu thị âm và ý nghĩa). Một số chữ được đơn giản hóa không cần tuân theo quy tắc nào và có những chữ được đơn giản hóa không đồng dạng với chữ truyền thống.

Xem thêm: Phương pháp học tiếng Trung 5 phút mỗi ngày cực kì hiệu quả

Tiếng Trung phồn thể và giản thể khác nhau như thế nào?

Thực tế, ký tự Trung Quốc được gọi là Hán tự, tức là chữ viết của người Hán. Vì thế, nếu đọc được chữ Hán truyền thống thì đồng nghĩa với việc có thể đọc toàn bộ những gì được viết trong vòng 2000 năm nay. Trước đây, chữ Hán truyền thống được sử dụng để ghi lại những câu chuyện lịch sử, văn hóa, tư tưởng của Nhân dân Trung Hoa. Mỗi ký tự là một câu chuyện ý nghĩa về gia đình, truyền thống đất nước, nhân nghĩa.

Tuy nhiên, đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời, chính quyền đã lấy lý do thay thế chữ phồn thể để giảm tỷ lệ mù chữ của dân. Điều này thực sự mâu thuẫn vì họ đã đóng cửa các trường học trong một thời gian rất dài. Thực chất, mục đích chính của Trung Quốc là muốn tách người dân ra khỏi nguồn gốc cũng như văn hóa của đất nước. Nếu chỉ biết tiếng Trung giản thể thì chắc chắn không thể đọc được các văn tự truyền thống.

Chữ giản thể được đơn giản hóa về cách viết so với chữ phồn thể

Như vậy, tiếng Trung phồn thể và giản thể có gì khác nhau? Hiểu một cách đơn giản thì chúng khác nhau ở cách đơn giản hóa các ký tự trong chữ viết tiếng Trung. Nếu chữ phồn thể có cách viết cầu kỳ và phức tạp thì chữ giản thể là một sự cải tiến, thay đổi để trở nên đơn giản và dễ dàng tiếp cận hơn. Ngoài ra, chúng chỉ khác biệt về chữ viết, không liên quan đến cách phát âm.

► Chi tiết: 214 bộ thủ trong tiếng Trung

Ví dụ về sự thay đổi giữa chữ phồn thể và chữ giản thể:

Chữ phồn thể

Ý nghĩa

Phần lược bỏ

Chữ giản thể

Ý nghĩa

 Thân

Chỉ tình thân trong gia đình.

Bỏ bộ kiến ở bên phải

Thân bất kiến

Mang ý nghĩa là có gia đình nhưng không được quan tâm, ngó ngàng đến.

 Ái

Thể hiện sự yêu thương, chân thành giữa tình người.

Bỏ bộ tâm ở giữa

Ái bất tâm

Chỉ việc yêu thương mà không có trái tim.

Nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể?

Tiếng Trung phồn thể và giản thể hiện nay vẫn đang tồn tại song song. Hầu hết, những người thông thạo tiếng Trung phồn thể vẫn có thể đọc tiếng Trung giản thể dễ dàng. Thế nhưng, những người học tiếng Trung giản thể thì chưa chắc có thể đọc hay dịch được chữ Hán truyền thống. Vậy nên học tiếng Trung phồn thể hay giản thể? Đây có lẽ là thắc mắc chung của những ai đã và đang có dự định học tiếng Trung.

Hiện tại, tiếng Trung giản thể được sử dụng chủ yếu cho người dân Đại Lục. Còn đối với các nước như Đài Loan, Hồng Kông thì chữ phồn thể là ngôn chữ chính. Vì vậy, nếu bạn có ý định học tiếng Trung cho mục đích xuất khẩu lao động sang các nước như Đài Loan, Hồng Kông thì nên học chữ phồn thể.

Lựa chọn học tiếng Trung giản thể hay phồn thể sẽ tùy vào mục đích sử dụng tiếng Trung của mỗi người

Việc luyện viết tiếng Trung khá khó khăn, nhất là với những người mới học. Do đó, nếu muốn tiếp cận tiếng Trung trong sinh hoạt thường ngày thì tốt nhất nên sử dụng chữ giản thể. Hoặc bạn cũng có thể tự học tiếng Trung bằng một số phần mềm dạy viết trên mạng vì nó đơn giản, ít các nét chữ phức tạp.

► Xem thêm: Cách gõ tiếng Trung trên máy tính

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là nên tìm hiểu về cả tiếng Trung phồn thể và giản thể. Bởi nó sẽ giúp bạn linh động hơn khi tiếp cận với người bản xứ, phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp và hiểu biết.

Tiếng Trung Kim Oanh - địa chỉ học tiếng Trung uy tín

Tiếng Trung đã và đang trở thành một ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Chính vì điều này mà nhu cầu học tiếng Trung cũng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để có thể thành thạo được ngôn ngữ này không phải là điều dễ dàng. Bạn cần phải có được một lộ trình học tiếng Trung rõ ràng, một người truyền đạt có chuyên môn cao và đặc biệt là môi trường học tập năng động, tích cực. Tiếng Trung Kim Oanh là nơi có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trên một cách tốt nhất.

Học tiếng Trung từ cơ bản đến nâng cao tại Tiếng Trung Kim Oanh

Tiếng Trung Kim Oanh luôn lấy tiêu chí chất lượng đặt lên hàng đầu. Học tiếng Trung tại đây, học viên sẽ được đảm bảo những trải nghiệm sau:

  • Đội ngũ giáo viên dạy tiếng Trung có trình độ chuyên môn cao, trẻ, nhiệt huyết và tận tâm.
  • Lộ trình học tập rõ ràng, cam kết đầu ra chất lượng.
  • Phương pháp giảng dạy mới mẻ, học và nhớ ngay tại lớp với sự vui vẻ, tiếp thu tích cực.
  • Giáo trình đào tạo chi tiết, giảng dạy sát với thực tế để ứng dụng hiệu quả cho công việc.
  • Môi trường học tập năng động, dồi dào năng lượng tích cực với nhiều hoạt động, trải nghiệm thú vị.
  • Học phí cạnh tranh và nhiều ưu đãi hấp dẫn hàng tháng.

Xem thêm: Top 10 phần mềm học tiếng Trung cực kì hiệu quả mới nhất

Tổng kết

Như vậy, Tiếng Trung Kim Oanh vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về tiếng Trung phồn thể và giản thể qua bài viết trên. Tùy vào mục đích cũng như nhu cầu học tập mà mỗi người sẽ có sự lựa chọn nên học ngôn ngữ nào cho phù hợp. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn trong việc học tiếng Trung thì hãy liên hệ ngay đến Tiếng Trung Kim Oanh để được tư vấn chi tiết về các khóa học nhé!

(Ngày đăng: 16-02-2022 12:21:05)

Là một trong hai bộ chữ in chính thức của Trung Quốc, dưới đây là sự khác nhau giữa tiếng Trung phồn thể và giản thể...

Tiếng Trung Phổn thể và Giản thể là hai bộ chữ in chính thức của Trung Quốc, với kinh nghiệm nhiều năm tu nghiệp và nghiên cứu văn hóa của Trung Quốc, đội ngũ giảng viên tiếng Hoa của Sài Gòn Vina đã tổng hợp được một số đặc điểm của hai loại ngôn ngữ này như sau: 

Chữ Phồn Thể là loại chữ truyền thống, hiện đang được sử dụng phổ biến ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Nếu bạn dự định du lịch, làm việc hay định cư lâu dài tại đây thì bạn cần học ngay loại chữ này.

Giản thể tiếng Trung là gì

Chữ Giản Thể là loại chữ hiện đang được sử dụng chính thức tại Trung Quốc đại lục, Singapore và là loại ký tự được dùng nhiều nhất trong các tài liệu giảng dạy tiếng Phổ thông Trung Quốc cho người nước ngoài. Nếu bạn là người Việt hay người phương Tây lần đầu tiên học tiếng Trung thì bạn nên học viết chữ Giản Thể. Vì sao? Đơn giản là vì nó ít nét và dễ nhớ, dễ viết hơn chữ Phồn Thể. 

Tiếng Trung là ngôn ngữ đơn âm (không phải đa âm), hệ thống thanh mẫu, vận mẫu và đặc biệt là thanh điệu khá phức tạp. Vậy nên, nếu phải tiếp cận ngay với chữ Phồn Thể thì chắc chắn các bạn khó có thể tiếp thu được.

Đối với người Việt học tiếng Hoa, có rất nhiều điều kiện thuận lợi như: Việt Nam và Trung Quốc đều có lối tư duy Á Đông, hơn nữa người Việt chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc nên có được lượng từ Hán - Việt khá lớn, vì vậy khi học tiếng Hoa chúng ta không gặp khó khăn về khía cạnh đơn âm và thanh điệu; bởi tiếng Việt còn có nhiều âm sắc hơn cả. 

Từ Hán Việt là yếu tố thuận lợi cho người Việt khi học tiếng Trung vì bạn sẽ dễ hiểu nghĩa của từ mới, dễ tư duy và thành lập từ ngữ hơn, nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi ta gặp phải những từ Hán Việt đã bị “bản địa hóa”.

Do đó, nghĩa của chúng đã sai lệch rất nhiều so với nghĩa ban đầu, nếu ta sử dụng chúng trong bối cảnh thuần Hán sẽ khiến đối phương hiểu sai hay không hiểu điều ta muốn nói. Vì vậy, khi mới bắt đầu học tiếng Trung bạn nên học ngôn ngữ Giản Thể trước, khi đã tích góp được một lượng kiến thức vừa đủ để có thể giao tiếp đơn giản thì bạn hãy nghiên cứu thêm về chữ Phồn Thể nếu muốn.

Bởi vì sao? Chữ Giản Thể thường dễ học, dễ nhớ; thuận tiện trong việc in ấn; khi đọc trên màn hình PC, laptop không bị hoa mắt hay mỏi mắt. Viết tay chữ Giản Thể có tốc độ nhanh hơn nhiều so với chữ Phồn Thể. Tuy nhiên, nhược điểm của loại chữ này là làm mất đi hoặc sai lệch về ý nghĩa tượng hình. Đồng thời cũng không thể viết thư pháp bằng chữ Giản Thể được.

Chữ Phồn Thể là loại chữ rất đẹp - thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Quốc hay là đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp. Học chữ Phồn Thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở con chữ. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Nhược điểm lớn nhất của chữ Phồn Thể chính là những ưu điểm của chữ Giản Thể.

Tất cả những điều trên đã phần nào giải đáp thắc mắc Tiếng Trung Phồn thể và Giản thể là gì. Hy vọng rằng các bạn tìm được một số thông tin hữu ích cho mình khi phân biệt hai ngôn ngữ này. Đây cũng là kinh nghiệm và hiểu biết có được của đội ngũ giảng viên tiếng Trung tại Ngoại ngữ Sài Gòn Vina.

Nguồn: https://saigonvina.edu.vn