tài liệu học tập có vai trò như thế nào trong mô hình vnen?

Đôi điều trao đổi

về dạy học theo mô hình trường học mới VNEN

               Năm học 2015-2016, khối lớp 3 trường TH Ninh Phong được áp dụng dạy học theo mô hình trường học mới VNEN. Những ngày đầu tiên dạy mô hình mới, trước một sự thay đổi, tôi gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Phương pháp dạy học còn bỡ ngỡ, kĩ năng tổ chức các hoạt động chưa có, việc điều hành của nhóm trưởng hạn chế nên đã ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh. Không những thế, GV còn lúng túng trong việc trang trí lớp và tổ chức dạy học cũng như vấn đề tư vấn cho cha mẹ học sinh, giải tỏa những băn khoăn của cha mẹ học sinh…, về phương pháp, cách thức mới. Giáo viên rất vất vả trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng đối tượng, từng nhóm đối tượng học sinh. Học sinh ban đầu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động nhóm, đặc biệt là học sinh có lực học trung bình, yếu. Một số học sinh vốn từ còn nghèo nàn, ít ỏi thiếu tự tin trong giao tiếp.

               Khi đi dự tập huấn, được hướng dẫn cách tổ chức lớp như thế này, bản thân tôi rất lo lắng. Lo là các em học sinh lớp 3 chưa đủ lớn, liệu khi thành lập Hội đồng tự quản, các Ban học tập, Ban sức khỏe và vệ sinh, Ban quyền lợi, Ban đối ngoại..., các em có tự quản và thực hiện được không, các em có làm được như lý thuyết mà mình tiếp thu không? Chỉ mất gần một tháng đầu, giáo viên chủ nhiệm phải vất vả hướng dẫn các em cách điều hành lớp, điều hành các hoạt động tập thể, cách tổ chức hoạt động, nhưng sang tháng thứ hai, các em đã biết cách làm việc và hoạt động rất tốt, lớp dần đi vào nền nếp theo Mô hình học mới.

Học tập theo mô hình mới cách “cô giảng - trò nghe, cô đọc - trò chép” thường gặp ở một lớp học truyền thống không còn xuất hiện, thay vào đó, cô giáo đi đến từng nhóm hướng dẫn học sinh đọc tài liệu; rồi cô nêu câu hỏi, gợi ý để các em trong từng nhóm thảo luận, trao đổi, tự tìm hiểu nội dung mà chính cô cần phải truyền thụ cho các em. Thực chất của Mô hình trường tiểu học mới là đổi mới phương pháp dạy học - thay phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp dạy học mới và tăng cường các hoạt động giáo dục. Theo đó, sách giáo khoa được biên soạn lại thành tài liệu giảng dạy, khi sử dụng tài liệu này, mặc nhiên giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm. Xuyên suốt cả một tiết học là giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động theo từng nhóm. Chính việc hoạt động nhóm đã phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh tự hỗ trợ cho nhau và các em hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng nội dung bài học, từ đó các em hiểu nội dung bài học cơ bản hơn, sâu sắc hơn. Và cũng từ hoạt động nhóm, nhiều kỹ năng của học sinh được hình thành (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp, kỹ năng tự học…).

            Nhờ sự quan tâm sát sao của BGH nhà trường với giáo viên. GV được đi tập huấn, học tập ở trường bạn và bồi dưỡng giáo viên trong các giờ học. Cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân bước đầu việc dạy học theo nhóm đã mang lại những thành công đáng kể. Hiện nay, trong lớp tôi giảng dạy, học sinh trong mỗi nhóm đã có nền nếp tự học với tài liệu, tương tác với bạn với cô, học theo 10 bước học. Tôi nhận thấy học theo mô hình trường học mới VNEN tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ kiến thức, kĩ năng giao tiếp, hỗ trợ nhau trong làm việc, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng học sinh trở thành một thành viên trong nhóm, nhóm muốn hoạt động có hiệu quả và lớn mạnh thì cần sự gắn kết của từng thành viên. Mỗi học sinh cũng như toàn nhóm không thể thành công nếu mỗi thành viên không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình.

            Học sinh được phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong nhóm. Học sinh được rèn luyện cách học, cách tư duy . Học sinh được tự học, hoạt động, trải nghiệm, hợp tác từ đó hình thành (kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất, yếu tố khác của năng lực). Giáo viên chỉ tư vấn, hỗ trợ, tổ chức quá trình tự học của HS. Lối dạy học này tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực chủ động, khả năng tự học của HS. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, chú ý tính tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của HS thông qua các hoạt động học tập. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của HS trong đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của HS, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài học và khuyến khích HS tích lũy kiến thức, kỹ năng qua mọi kênh thông tin. Phối hợp và tận dụng được sự đồng tình và hỗ trợ về mọi mặt của phụ huynh, xã hội. Phát huy tối đa vai trò của nhóm trưởng trong việc điều hành hoạt động tương tác của học sinh trong nhóm. Sự thay đổi phương pháp dạy học đã tạo cho học sinh tâm thế mới trong việc học tập, học sinh chủ động, tích cực, tự tin, mạnh dạn hơn. Từ đó phát triển các kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử và các kỹ năng khác trong cuộc sống và kỹ năng điều khiển, kỹ năng hợp tác,... đào tạo con người thích ứng yêu cầu xã hội hiện đại.

            Qua một thời gian thực hiện dạy học theo mô hình mới từ đầu năm đến nay, tôi đã học hỏi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của đồng nghiệp, đồng thời tích cực nghiên cứu học hỏi, bước đầu tôi bớt đi những băn khoan lo lắng ban đầu. Nhưng tôi tin rằng với sự hợp tác của đồng nghiệp và sự tích cực học tập của bản thân mô hình trường học mới VNEN này sẽ vượt qua được những khó khăn bước đầu để cuối cùng thấy thành quả là những kĩ năng, những kiến thức mình dạy được học sinh áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, chất lượng giáo dục của lớp được nâng lên và học sinh được phát triển toàn diện.

                                                                                                                                     Đỗ Thị Mai


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠNTẬP HUẤNMÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI(GPE – VNEN)Hương Sơn, tháng 8 năm 2015HOẠT ĐỘNG 1GIỚI THIỆU MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNENThảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau?1. Lịch sử mô hình trường học mới VNEN ?2. Đặc điểm của mô hình trường học mới VNEN ?Đại diện nhóm trình bày kết quả.I. LỊCH SỬ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN:- “Mô hình trường học mới” (EN) của Colombiađã giải quyết tốt tình trạng thất học của trẻ emở cấp tiểu học, THCS và nâng cao chất lượnghọc sinh, nhà trường ở nhiều vùng khác nhau.- Ngân hàng Thế giới chọn EN là 1 trong 3 cảicách đáng chú ý nhất ở các nước đang pháttriển.- Có 34 nước, trong đó có Việt Nam đã tới tìmhiểu Mô hình EN tại Colombia để làm cơ sở,động lực cho sự đổi mới trường học và nângcao chất lượng giáo dục quốc gia.- Năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT đã đưa dự án vàodạy thí điểm tại 26 trường và thu được kết quả tốt.- Từ năm học 2012-2013, Bộ GD&ĐT triển khai dự án“Mô hình trường học mới Việt Nam” tại 1447 trườngtiểu học, chia làm 3 nhóm:+ Nhóm 1 (khó khăn) gồm 20 tỉnh với 1143 trường;+ Nhóm 2 (trung bình) gồm 21 tỉnh với 282 trường;+ Nhóm 3 (thuận lợi) gồm 22 tỉnh với 22 trường.- Hà Tĩnh thuộc Nhóm 3, triển khai tại Trường THCẩm Quang (Cẩm Xuyên) từ năm học 2012-2013.- Đến năm học 2014-2015 Hà Tĩnh đã nhân rộngthêm mô hình tại 47 trường tiểu học.II. ĐẶC CỦA MÔ HÌNH VNEN:1. Hoạt động giáo dục:- Mục tiêu tổng thể của Mô hình trường họcmới Việt Nam là phát triển con người:Dạy chữ - Dạy người- Mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường đềuvì lợi ích của học sinh và do học sinh thựchiện.- Đặc trưng của Mô hình VNEN là “TỰ”:+ HS:Tự giác, Tự quảnTự học, Tự đánh giáTự trọng, Tự tin+ GV:Tự bồi dưỡng (chủ yếu ở cơ sở)Theo dõi, hướng dẫn HS (khi cần thiết)Chủ động điều hành, tổ chức lớp họcChuẩn bị Đồ dùng học tập cho HS+ Nhà trường: Tự nguyện, Đồng thuận2. Hoạt động dạy học:Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau?+ Đổi mới căn bản của Mô hình VNEN là gì ?+ Vai trò của giáo viên ?+ Hoạt động của giáo viên ?Đại diện nhóm trình bày kết quả.2. Hoạt động dạy học:Đổi mới căn bản của Mô hình VNEN- Hoạt động dạy của giáo viên thành hoạt độnghọc của học sinh;- Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động quy mônhóm;- Học sinh từ làm việc với GV thành làm việc vớisách, có sự tương tác với bạn.Vai trò của giáo viên- Tổ chức lớp học;- Quan sát hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi nhóm;- Hỗ trợ học sinh khi cần thiết;- Đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập củahọc sinh;- GV không phải soạn bài nhưng phải nghiên cứu kĩbài học, hiểu rõ quá trình hình thành kiến thức để tổchức lớp học, chuẩn bị đồ dùng dạy học, điều chỉnhnội dung, yêu cầu bài học phù hợp với đối tượnghọc sinh.Hoạt động của giáo viên- GV chọn vị trí thích hợp để quan sát được hoạtđộng của tất cả các nhóm, các học sinh tronglớp.- GV chỉ đến hỗ trợ học sinh khi học sinh có nhucầu cần giúp đỡ hoặc giáo viên cần kiểm tra việchọc của học sinh hoặc nhóm;- Chốt lại những điều cơ bản nhất của bài học;- Thông qua quan sát, kiểm tra, GV đánh giá sựchuyên cần, tích cực của mỗi HS; đánh giá hoạtđộng của từng nhóm và điều hành của mỗi nhómtrưởng;- Phát hiện những học sinh chưa tích cực, họcsinh có khó khăn trong quá trình học, hỗ trợ kịpthời những học sinh yếu giúp các em hoànthành nhiệm vụ học tập;- Đánh giá hoạt động học của cá nhân, nhómvà cả lớp;- Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi nhóm tựđánh giá tiến trình học tập của mình.HOẠT ĐỘNG 2TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNENThảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau?1. Tài liệu dạy học theo VNEN được biên soạnnhư thế nào ?2. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học ?3. Bài dạy thiết kế theo mô hình VNEN ?Đại diện nhóm trình bày kết quả.I. Các môn học và HĐGD, tài liệu HD học tập:Các môn học1. Tiếng Việt2. Toán3. TNXH4. Khoa học, LS&ĐLCác HĐGD1. GD Đạo đức2. GD Mĩ thuật3. GD Âm nhạc4. GD Thể chất5. GD Kĩ năng sốngHướng dẫn học tập cho HSHướng dẫn học cho GVII. Đặc điểm tài liệu Hướng dẫn học- Dùng cho học cả ngày; Tự học. 3 trong 1(SGK, SGV và VBT); Học ở lớp (không mangtài liệu về nhà).- Cung cấp kiến thức kết hợp hướng dẫn cáchhọc và tư duy;- Nội dung: giữ nguyên chuẩn KTKN;- Thiết kế các hoạt động học theo các mô đuntheo quá trình học (ứng với một đơn vị kiếnthức bài học có nhóm 2 tiết - 3 tiết,…).Bài dạy thiết kế theo mô hình VNENĐặc điểm tài liệu Hướng dẫn học:Lô gô Hướng dẫn HSCó HD của GVLàm việc nhómCó HD của người lớnLàm việc cá nhânLàm việc cặpIII. Hoạt động giáo dục- Không nặng về Kiến thức, hướng vào phát triểncác kĩ năng cần thiết, phát triển năng lực choHS.- Trong Mô hình VNEN các môn học Đạo đức,Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục hiện nayđược coi là các hoạt động giáo dục, đã đượcthiết kế các bài dạy theo hướng tổ chức cáchoạt động giáo dục góp phần tích cực đào tạocon người toàn diện.- Tích hợp các nội dung vào môn TV, Toán,TNXH;- Đạo đức, Âm nhạc tích hợp vào TV để Giáodục lòng yêu quê hương, đất nước, conngười;- Mĩ thuật, Thủ công tích hợp để làm ra cácsản phẩm giáo dục, làm các ĐDDH các mônhọc;- Thể dục: tổ chức các sân chơi, trò chơi vậnđộng, phát triển thể chất, tinh thần; ý thứctổ chức, kỉ luật cho HS;…Mục đích nhẹ nhàng về kiến thức, tích hợpcác nội dung, phong phú về tổ chức nhằmmục tiêu chung phát triển con người.IV. Tiến trình 10 bước học tập ?V. Quy trình dạy học thông qua trảinghiệm bao gồm mấy bước chủ yếu ?12345Khởi động (trò chơi)Đọc mục tiêu bài học1. Hoạt động cơ bản- Nhóm, cặp, cá nhân: đọc nhiệm vụ, thảo luậnvà thực hiện nhiệm vụ, trình bày sản phẩm.Đánh giá2. Hoạt động thực hành- Cá nhân, cặp, nhómĐánh giá3. Hoạt động ứng dụng- Làm việc với sự hỗ trợ của người lớn- Đánh giáVI. Hoạt động nhóm- Đọc và thảo luận về nhiệm vụ- Phân công trong nhóm- Thực hiện việc, (lấy đồ dùng dạy học, làm việc,tương tác, hỗ trợ nhau)- Trình bày sản phẩm- Tự đánh giá (Đối chiếu nhiệm vụ, mục tiêu,chất lượng sản phẩm, sự hợp tác, giúp đỡnhau, mọi người đều làm việc, sự tiến bộ, …).- Thông báo cho GV (cắm cờ, giơ tay, …)VII. Đánh giá học sinh1. Nguyên tắc- Căn cứ vào chuẩn KTKN và yêu cầu về thái độcủa từng môn học, lớp học;- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và địnhkì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá củaHS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giácủa gia đình, cộng đồng.2. Mục đích- Xác định trình độ đạt được về học các môn họcvà năng lực của HS;- Giúp HS điều chỉnh cách học và rèn luyện;- Giúp GV điều chỉnh cách dạy, cách tổ chức giáodục cho phù hợp.3. Hình thức- Quan sát (có chủ định, tự do);- Kiểm tra (viết, miệng);- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động học /hoạtđộng giáo dục của HS (phiếu học tập, kếtquả thảo luận nhóm, tranh vẽ, bài viết ngắn,báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu…).

Video liên quan

Chủ đề