Người nguyên thủy tạo ra lửa bằng cách nào

Hình minh họa: Loài người đã tìm ra lửa bằng cách nào. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Lửa đã được con người biết đến từ thời rất xa xưa. Ở châu Âu trong một vài hang có người ở cách nay hàng trăm ngàn năm, người ta đã tìm thấy than củi và những mảnh xương cháy dở dang giữa những hòn đá rõ ràng là được kê làm bếp lửa.

Nhưng con người học được ở đâu cách tạo ra lửa? Ta chỉ có thể có những câu trả lời có tính chất phỏng đoán cho câu hỏi này. Có lẽ người nguyên thủy biết sử dụng lửa trước khi biết cách tạo ra lửa. Chẳng hạn sét đánh vào một cây đã chết khô và làm cho cây này ngún lửa và cháy âm ỉ, con người lấy lửa từ đó và giữ cho lửa cháy hoài để dùng.

Ta cũng có thể phỏng đoán khá sát cách mà người sống trong hang đã làm ra lửa. Ở hang tối, trong lúc xô đẩy những hòn đá để lấy chỗ ngồi, nằm, con người thấy khi những hòn đá cọ sát vào nhau thì tóe lửa. Nhưng có lẽ phải mất nhiều thế hệ, trong số những người sống trong hang mới có người nảy ra cái ý chà hai hòn đá vào nhau để tạo ra lửa.

Có một cách khác để suy đoán cách tạo ra lửa của người nguyên thủy. Đó là quan sát cách người sơ khai làm ra lửa ngày nay. Có một số người sơ khai ngày nay mới ở trình độ phát triển của tổ tiên chúng ta cách nay hàng chục ngàn năm.

Ta hãy quan sát người sơ khai tạo lửa bằng cách nào. Ở Alaska, một số bộ lạc dân bản địa đã lấy lưu huỳnh chà lên hai hòn đá rồi lấy hai hòn đá ấy chà xát vào nhau. Khi lưu huỳnh đã ngún lửa họ bỏ ít cỏ khô hay cái gì dễ bắt lửa vào hòn đá có dính lưu huỳnh ngún lửa là họ có lửa.

Ở Trung Hoa và Ấn Độ thì người ta lấy hai thanh nứa cà vào nhau. Phía ngoài của hai thanh nứa khô, cứng và nhám có những đặc tính của đá lửa. Người Eskimo lấy thạch anh cà vào cục đá pyrite có rất nhiều tại vùng họ ở. Những người da đỏ ở vùng Bắc Mỹ thì cà hai cây gậy vào nhau để tạo ra lửa.

Người Hy Lạp và người La Mã cổ dùng một loại kính hội tụ - mà họ gọi là “kính làm lửa” để tạo lửa bằng ánh mặt trời. Khi ánh nắng hội tụ qua kính này, nó đủ nóng để có thể đốt cháy gỗ.

Điều thú vị liên quan đến lửa thời xa xưa là nhiều dân tộc cổ xưa tìm cách giữ lửa cho cháy hoài. Những người da đỏ Mayas và Incas ở vùng đất ngày nay là Trung và Nam Mỹ cũng như người Hy Lạp, Ai Cập và La Mã đều có những “thầy tế” trong coi việc gìn giữ cho ngọn lửa luôn cháy trong các đền thờ của họ.

Từ Khóa:

Loài người đã tìm ra lửa bằng cách nào || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới chỉ ra rằng, từ rất sớm người nguyên thủy đã biết học cách sử dụng lửa, đó chính là lửa thiên nhiên, tức là những đám lửa do sét đánh vào các khu rừng gây ra cháy, hoặc ao hồ khô bạn, các vật hanh khô cũng bốc cháy. Có lửa rồi, thức ăn của người nguyên thủy có hương vị thơm ngon hơn. Dần dà họ từ bỏ thói quen ăn sống nuốt tươi. Nhưng, để giữ được lửa đó là cả vấn đề đối với người nguyên thủy. Nếu như lửa tắt, họ lại phải ăn thực phẩm sống. Mãi tới sau này, mọi người mới học được cách lấy lửa nhân tạo, lửa trở thành thứ không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.

Lúc này, không có các loại diêm an toàn, cũng chẳng có cách lấy lửa nào khác, vậy người nguyên thủy làm thế nào để có thể lấy được lửa? Quan điểm phổ biến nhất vẫn cho rằng người nguyên thủy phát minh ra lửa bằng cách khoan gỗ. Họ dùng hai tay vê một thanh gỗ có một đầu cắm xuống một miếng gỗ khác khô ráo có hình vuông, lực vê mỗi lúc một nhanh, thời gian chuyển động của thanh gỗ tương đối dài, tại vị trí tiếp xúc giữa thanh gỗ và miếng gỗ nhiệt sẽ dần nóng lên. Càng vê nhanh, nhiệt càng tăng lên, cuối cùng đốm lửa nhỏ bốc cháy, đưa mồi cỏ dễ cháy vào thế là lửa đã được nhóm lên.

Vì sao khoan gỗ lại có thể lấy được lửa? Nguyên nhân là do ma sát sinh nhiệt.

Nhiệt là kết quả của những phân tử vật chất chuyển động, khi phân tử chuyển động chúng đều có mang năng lượng. Trong vật thể, phân tử chuyển động không theo quy tắc sẽ sinh ra một lượng lớn năng lượng gọi là nhiệt năng. Năng lượng vốn có của phân tử do chuyển động được gọi là động năng của phân tử. Do tác dụng tương hỗ giữa các phân tử mà sinh ra năng lượng được gọi là thế năng của phân tử. Động năng và thế năng của tất cả các phân tử trong vật thể đều được gọi chung là nội năng. Động năng và thế năng đều có thể chuyển hóa thành nhiệt năng. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

Hiện tượng ma sát sinh nhiệt cũng có thể dùng nguyên lý phân tử chuyển động để giải thích: Khi hai vật cọ xát với nhau, công của ma sát làm cho năng lượng của vật thể thay đổi. Khi động năng bình quân của phân tử tăng lên, nhiệt độ của vật thể cũng tăng cao. Ví dụ, trong mùa đông, chúng ta thường có thói quen cọ xát hai bàn tay vào nhau, lúc sau thấy bên trong ấm lên, đây chính là hiện tương ma sát sinh nhiệt. Nhờ hiện tượng này mà người nguyên thủy đã khoan vào gỗ để lấy lửa.

Video liên quan

Chủ đề