Suy phổi là gì

Tình trạng rối loạn trao đổi oxy máu, giảm khả năng cung cấp oxy đến tế bào và khả năng thải trừ carbonic được gọi là suy hô hấp cấp tính. Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Tổng quan về bệnh suy hô hấp cấp

Khi phổi đột ngột không thể đảm bảo được chức năng trao đổi khí gây ra hiện tượng thiếu oxy máu và có thể kèm theo tình trạng tăng CO2 máu gọi là tình trạng suy hô hấp cấp.

Suy phổi là gì
Suy hô hấp là bệnh rất nguy hiểm

Những bệnh nhân mắc phải tình trạng suy hô hấp cấp tính cần phải được can thiệp sớm nếu không sẽ rất nguy hiểm. Cách xử lý tình trạng này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.

2. Những “thủ phạm” gây ra suy hô hấp cấp tính

Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng 2 nhóm nguyên nhân chính là suy hô hấp do tắc nghẽn và suy hô hấp do tắc nghẽn.

Trong đó, nguyên nhân do tắc nghẽn thì chia làm 2 nhóm. Đó là tắc nghẽn đường hô hấp trên (viêm thanh khí quản, dị vật đường thở, viêm phì đại amidan, áp xe thành sau họng), tắc nghẽn đường hô hấp dưới (viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, hen, dị vật đường thở).

Nguyên nhân không do tắc nghẽn chia làm 2 loại: Nguyên nhân tắc nghẽn tại phổi (viêm phổi, áp xe phổi, viêm phổi hít, thuyên tắc phổi, xẹp phổi, bệnh phổi kẽ), nguyên nhân ngoài phổi (tràn dịch, tràn khí màng phổi, liệt cơ hoành, thoát vị hoành, suy tim, phù phổi cấp, thiếu máu, suy tuần hoàn, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, ngộ độc,bệnh lý chuyển hóa).

Suy phổi là gì
Bệnh nhân khó thở do tình trạng thiếu oxy máu

3. Các triệu chứng của bệnh

Khi mắc phải bệnh suy hô hấp cấp tính, bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Tình trạng thiếu oxy máu: tím tái + nhịp tim tăng, kích thích thần kinh, ngón tay dùi trống.

  • Tăng công hô hấp: tăng tần số, độ sâu của nhịp thở, co kéo cơ liên sườn, ức đòn chũm cánh mũi.

  • Giảm công hô hấp: thở chậm nông, lừ đừ, mệt mỏi lú lẫn, bị hội chứng Guillai- Barre, bị rắn hổ mang cắn hoặc những trường hợp bệnh nhân bị bại liệt.

  • Biểu hiện mệt mỏi của cơ hô hấp: ngực bụng ngược chiều, thở rên, thở không đều, thở nông, không thể ho.

  • Xanh tím: Bệnh nhân có thể bị xanh tím ở môi và đầu ngón chân, ngón tay, các đầu chi vẫn nóng hoặc có thể đỏ tía, vã mồ hôi như tình trạng viêm phế quản mạn tính.

  • Rối loạn tim mạch:

- Nhịp tim nhanh, rung thất thường.

- Huyết áp có thể tăng ở giai đoạn đầu và hạ dần ở giai đoạn sau.

- Bệnh nhân bị ngừng tim do thiếu oxy nặng hay có thể do tăng PaCO2 quá mức. Trường hợp này cần được cứu ngay.

  • Rối loạn thần kinh: Bệnh nhân có thể giãy dụa, lú lẫn hoặc mất phản xạ gân xương.

  • Rối loạn ý thức: Bệnh nhân li bì, lờ đờ và có thể rơi vào trạng thái hôn mê.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào kết quả X-quang phổi và xét nghiệm khí trong máu. Việc xét nghiệm các khí trong máu kể trên sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và phân loại suy hô hấp ra làm 2 nhóm chính, đó là Nhóm giảm oxy máu không tăng CO2 và Nhóm giảm thông khí phế nang.

4. Phương pháp điều trị bệnh

Nguyên tắc khi điều trị bệnh nhân bị suy hô hấp, đó là đảm bảo thông thoáng đường thở, hỗ trợ hô hấp, kết hợp với cung cấp oxy, điều trị hỗ trợ, theo dõi và cần phải điều trị bệnh lý nền.

Nhận diện bệnh và điều trị bệnh lý nguyên nhân: Chẩn đoán suy hô hấp cấp không quá nhiều khó khăn. Việc xác định thể, phân loại suy hô hấp cấp được cho là khó khăn hơn vì sẽ phải dựa vào kết quả xét nghiệm. Theo các chuyên gia cách tốt nhất là xác định nguyên nhân mới có thể giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả.

Suy phổi là gì
Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị suy hô hấp

Thở máy: Một số bệnh nhân có thể được hỗ trợ thở máy nếu cần thiết.

Cân bằng nước dịch nhằm mục đích giảm thiểu phù phổi đồng thời ngăn ngừa giảm oxy hóa máu động mạch và cải thiện cơ học phổi.

Một số phương pháp điều trị khác: Khi các phương pháp điều trị kể trên không cho hiệu quả tốt thì có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:

Hít nitric oxide (NO) giúp cải thiện oxy máu.

Đồng vận beta 2 (salbutamol): giúp bệnh nhân hồi phục nhanh và giảm thời gian thở máy cũng như giảm nguy cơ tử vong.

Surfactant: giúp cải thiện chức năng phổi, tuy nhiên không giúp cải thiện tỷ lệ tử vong và thời gian thở máy.

Nhiều bệnh nhân đã được cứu sống nhưng vẫn có thể để lại di chứng.

Suy phổi là gì
Bệnh nhân không được cấp cứu sớm có thể gặp nguy hiểm

Lời khuyên cho bạn: Để phòng ngừa nguy cơ suy hô hấp cấp, bạn cần lưu ý:

Bỏ thuốc lá, đồng thời tránh xa khói thuốc.

Không nên tiếp xúc với những chất có nguy cơ gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại.

Duy trì cân nặng vừa phải.

Không nên lao động quá sức.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Khám sức khỏe định kỳ.

Nếu mắc bệnh suy hô hấp mạn tính thì cần mang theo bình xịt giúp giảm khó thở.

Nếu được sự đồng ý của các bác sĩ có thể tập những bài tập giúp cải thiện chức năng hô hấp. Nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe của bạn. Cần phải khởi động trước khi tập. Có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, tập dưỡng sinh đối với người già, đi bộ hoặc tập tạ,… Sau các bài tập, cần phải thư giãn để cơ thể được thả lỏng và nghỉ ngơi.

Như vậy, có thể nói rằng, suy hô hấp cấp là một bệnh vô cùng nguy hiểm và cần được xử trí kịp thời để giảm nguy cơ tử vong. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Hội chứng suy hô hấp là một trong những tình trạng nguy hiểm tiến triển ở phổi, có thể gặp ở nhiều bệnh lý. Bệnh nhân mắc hội chứng này nếu không chẩn đoán và điều trị tốt có thể bị thiếu oxy dẫn tới tử vong nhanh chóng.

1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy hô hấp

Suy hô hấp là tình trạng giảm cấp tính chức năng thông khí của bộ máy hô hấp hoặc/và chức năng trao đổi khí của phổi.

Hội chứng suy hô hấp có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh lẫn người trưởng thành

Hội chứng suy hô hấp được miêu tả là tình trạng giảm cấp tính chức năng thông khí của bộ máy hô hấp hoặc/và chức năng trao đổi khí ở phổi, việc thở khó khăn và không đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ thể. Nhiều trường hợp mắc hội chứng suy hô hấp còn không đáp ứng thở oxy liều cao, tình trạng này càng kéo dài càng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tổn thương phổi trong hội chứng suy hô hấp, được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân tại phổi và nguyên nhân ngoài phổi. Cụ thể như sau:

1.1. Nguyên nhân tại phổi

Hội chứng suy hô hấp nghiêm trọng thường do vấn đề tại phổi khiến chức năng hô hấp bị ảnh hưởng, bao gồm:

  • Viêm phổi nặng: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, hội chứng suy hô hấp tiến triển từ bệnh nhân bị viêm phổi do vi khuẩn (liên cầu, phế cầu Haemophilus Influenzae) hoặc viêm phổi do virus (SARS, cúm A H5N1,…)

  • Ngạt nước: dẫn đến tổn thương màng surfactant và giảm hô hấp ở phổi.

  • Tiêm, hít heroin hoặc sử dụng dạng ma túy khác.

  • Trào ngược dịch dạ dày ở bệnh nhân say rượu, hôn mê, dịch dạ dày chứa lượng acid lớn trào lên phổi dễ gây tổn thương diện rộng cùng với xẹp phổi.

  • Đụng dập phổi, chấn thương lồng ngực nặng.

  • Phù phổi do tái tưới máu sau ghép phổi, lấy huyết khối mạch phổi.

Hội chứng suy hô hấp thực chất là một dạng tổn thương phù phổi

1.2. Nguyên nhân ngoài phổi

Hội chứng suy hô hấp cũng xảy ra do các chấn thương khác có thể đồng thời gây tổn thương phổi hoặc không bao gồm:

  • Gãy nhiều xương, bỏng nặng, chấn thương đầu.

  • Truyền máu lượng lớn.

  • Nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn.

  • Thông nối tim phổi.

  • Dùng thuốc quá liều.

  • Viêm tụy cấp nặng.

  • Đông máu nội mạch lan tỏa.

Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy hô hấp là rất đa dạng, cung cấp thông tin triệu chứng bệnh hoặc tình trạng sức khỏe trước đó giúp bác sĩ phán định nguyên nhân dễ dàng hơn.

2. Hội chứng suy hô hấp gây triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng của hội chứng suy hô hấp diễn ra nhanh, nguy hiểm, mức độ cũng phụ thuộc vào tình trạng tổn thương phổi và cơ quan liên quan. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

2.1. Triệu chứng ở nhịp thở

Hội chứng suy hô hấp gây tăng CO2, giảm Oxy ở máu khiến bệnh nhân thở nhanh hơn, thấy rõ sự co kéo của các cơ hô hấp, hõm trên xương ức và khoảng gian sườn, ở trẻ nhỏ thấy cánh mũi phập phồng. Chỉ trừ trường hợp suy hô hấp do liệt thì tần số thở thường giảm, biên độ hô hấp yếu. Đây là dấu hiệu cho thấy đờm dãi ứ đọng trong phế quản cần làm sạch càng sớm càng tốt.

2.2. Triệu chứng tuần hoàn

Bệnh nhân bị suy hô hấp có triệu chứng mạch nhanh, tăng cung lượng tim, xuất hiện các cơn tăng huyết áp, có thể loạn nhịp trên thất.

2.3. Triệu chứng tím tái

Triệu chứng này có thể xuất hiện ở mặt, môi, chân, đầu ngón tay hoặc toàn thân. Tím tái cơ thể thường kết hợp với tăng carbonic trong máu, đi kèm với giãn mạch đầu chi, vã mồ hôi,…

2.4. Triệu chứng suy tim

Trong các đợt cấp của suy hô hấp mạn tính, triệu chứng suy tim phải thường xuất hiện với dấu hiệu gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ dương, tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên,…

2.5. Triệu chứng thần kinh

Chỉ trong hội chứng suy hô hấp nặng, triệu chứng thần kinh xuất hiện và nguy hiểm bao gồm: vật vã, kích thích, rối loạn tri giác, hôn mê, lơ mơ,…

3. Bệnh nhân suy hô hấp cần được điều trị như thế nào?

Khi xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp hoặc tổn thương nguy cơ gây suy hô hấp, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Nguyên tắc cấp cứu và điều trị bệnh là xác nhận nguyên nhân, thông khí cơ học cùng với chế độ bảo vệ phổi, cân bằng dịch, ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh nhân suy hô hấp cần được thở máy hỗ trợ

3.1. Thở oxy

Các phương pháp thở oxy phổ biến là thở oxy qua mặt nạ, qua lỗ thông đặt ở mũi, thở oxy trong lều hoặc lồng ấp và thở oxy cao áp.Đây là phương pháp phổ biến và hữu dụng nhất trong giai đoạn đầu của suy hô hấp.

3.2. Thở máy

Thở máy cần thực hiện sớm với bệnh nhân suy hô hấp, thông số thở máy cài đặt tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.

3.3. Dùng thuốc an thần, giãn cơ

Thuốc giúp làm giãn cơ hô hấp, đảm bảo bệnh nhân thở máy hoàn toàn và an toàn. Cần dùng với liều phù hợp, giảm liệu khi triệu chứng suy hô hấp tốt hơn.

3.4. Cân bằng huyết động và dịch ra vào

Bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp không nên được truyền dịch quá nhanh và quá nhiều, điều này càng gây tổn thương phổi nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, thời điểm bệnh không nên cho người bệnh uống quá 1,5 lít nước và dịch mỗi ngày.

Bệnh nhân cần được theo dõi, đánh giá cân bằng dịch ra - vào của người bệnh luôn ở mức 0 hoặc âm.

3.5. Phương pháp điều trị khác

Tùy vào triệu chứng, nguyên nhân gây hội chứng suy hô hấp, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp với phương pháp khác như:

  • Sử dụng corticoid liều thấp.

  • Kiểm soát glucose trong máu, nếu đường máu cao cần dùng insulin để đạt mức đường máu phù hợp.

  • Điều trị theo phác đồ nếu hội chứng suy hô hấp do viêm phổi virus cúm A.

  • Liệu pháp kháng sinh chống nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân gây hội chứng suy hô hấp là do nhiễm khuẩn phổi.

  • Dự phòng loét đường tiêu hóa, dự phòng tắc mạch,… tùy từng trường hợp.

Cấp cứu sớm và đúng cách giúp cứu sống người bị suy hô hấp

Nếu được điều trị tốt, sau vài ngày, sức khỏe của bệnh nhân sẽ tiến triển tốt, mạch, huyết áp ổn định cùng với sắc mặt hồng hào. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục theo dõi và điều trị nguyên nhân, tránh hội chứng suy hô hấp tái phát gây nguy hiểm.

Ngược lại, hội chứng suy hô hấp nếu không được cấp cứu và điều trị đúng cách, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng trong vòng vài giờ đến vài ngày. Tỉ lệ tử vong do bệnh lý này cao đa phần do cấp cứu chậm trễ và sai cách.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.