Chiều cao trung bình của con gái nhật bản năm 2024

Ở Trung Quốc, chiều cao tốt là lợi thế. Người càng cao càng có nhiều khả năng nổi bật, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Điều tương tự cũng xảy ra ở Hàn Quốc, Nhật Bản.

Có một chuyện đùa phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc rằng nếu một người đàn ông cao hơn 180 cm, đến ngày nào đó anh ta có thể quên mọi thứ, kể cả họ tên, nhưng sẽ không bao giờ quên đi chiều cao của mình, theo Sixth Tone.

Giới trẻ Trung Quốc thường tự ti rằng mình quá thấp nhưng thực tế, chiều cao trung bình của nam giới 19 tuổi vào năm 2019 là 175,7 cm, soán ngôi “thế hệ sinh sau năm 2000 cao nhất khu vực Đông Á” của Hàn Quốc.

Năm 2013, Tổng cục Thể dục Thể thao Trung Quốc phát hiện 55,8% nam giới trưởng thành ở thành thị trong độ tuổi 20-25 cao từ 175 đến 180 cm.

Chiều cao trung bình của con gái nhật bản năm 2024

Năm 11 tuổi, Xiaoyu (đến từ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã cao 2,06 m. Vóc dáng cao lớn bất thường khiến cậu bé được chú ý. Ảnh: CGTN.

Trong 30 năm qua, chiều cao trung bình của nam giới 19 tuổi Trung Quốc tăng 7,5 cm, với tốc độ tăng 2,5 cm mỗi thập kỷ. Nam giới xứ tỷ dân là một trong những nhóm tăng trưởng chiều cao nhanh nhất trên thế giới. Dữ liệu từ viện nghiên cứu sức khỏe NCD Risk Factor Collaboration cho thấy xếp hạng thế giới về chiều cao của nam giới Trung Quốc tăng từ 150 (năm 1985) lên 65 (năm 2019).

Cùng với sự phát triển kinh tế, người dân ở các quốc gia Đông Á khác như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ngày càng cao hơn nhưng kéo theo không ít áp lực.

Ngày càng cao

Theo Viện Công nghệ và Tiêu chuẩn Quốc gia của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, chiều cao trung bình của người Hàn Quốc tăng lên đối với cả nam và nữ so với 40 năm trước, The Korea Herald đưa tin.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 5/2020 tới tháng 12/2021 trên 6.839 người Hàn Quốc được chọn ngẫu nhiên trong độ tuổi 20-69.

Theo đó, chiều cao trung bình của nam giới là 172,5 cm, hơn 6,4 cm so với cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện năm 1979 (166,1 cm) trong khi phụ nữ tăng 5,3 cm lên 159,6 cm.

Nghiên cứu cho thấy chiều cao trung bình của người Hàn bắt đầu tăng mạnh từ đầu thế kỷ 20 khi đất nước hiện đại hóa và công nghiệp hóa.

Chiều cao trung bình ở Nhật Bản là 172 cm đối với nam và 158 cm đối với nữ, theo World Population Review. Người Nhật thấp hơn trung bình 3-4 cm so với người Mỹ, Anh và Australia.

Chênh lệch chiều cao giữa người phương Tây và Nhật từng lớn hơn nhiều, nhưng người dân xứ Phù Tang đã cao hơn trong thế kỷ trước. Tuy nhiên nhìn chung, người Nhật vẫn thấp hơn hầu hết dân phương Tây, theo Escape To Asia. Nếu cao hơn 183 cm, một người có thể nhận được sự chú ý và lời khen ngợi về chiều cao ở Nhật Bản.

Chiều cao trung bình của con gái nhật bản năm 2024

Chiều cao trung bình của người Hàn tăng khoảng 6 cm so với 40 năm trước. Ảnh: The Korea Herald.

Theo Scientific American, hai yếu tố lớn quyết định chiều cao là di truyền và dinh dưỡng. Các chuyên gia tin rằng di truyền quyết định 60-80% chiều cao, trong khi dinh dưỡng là 20-40% còn lại.

Discover Magazine cho biết người Đông Á thấp hơn phương Tây do gen gọi là HMGA2. Các alen “ngắn” của gen này dường như phổ biến hơn nhiều ở Đông Á, so với châu Âu và châu Phi.

Trong thế kỷ qua, người Nhật đã cao hơn. Trong khoảng từ năm 1950 đến 2000, trẻ 11 tuổi Nhật Bản cao hơn 13,97 cm, theo The New York Times. Trên thực tế, từ năm 1914 đến 2014, chiều cao của người Nhật tăng nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, ngoại trừ Hàn Quốc.

Sự gia tăng chiều cao này thậm chí còn gây ra một số vấn đề ở Nhật Bản. Ví như nhiều người phàn nàn rằng bàn, ghế, cửa… được tạo ra cho người thấp hơn.

Việc người Nhật cao lên được cho là do chế độ dinh dưỡng tốt hơn và thuốc ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. Nó có thể là do sự gia tăng protein động vật trong chế độ ăn trong thế kỷ trước.

Một nghiên cứu năm 2018 giải thích rằng phần lớn sự gia tăng chiều cao ở Nhật Bản (và cả Hàn Quốc) là do sự tăng trưởng của xương dài trong thời kỳ sơ sinh. Vì vậy, dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và trẻ sơ sinh có thể đóng vai trò lớn.

Nhật Bản ở giữa bảng xếp hạng khi nói đến chiều cao ở các quốc gia châu Á vào năm 2019, cụ thể là thấp hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, cao hơn Philippines, Indonesia, Lào, Campuchia và tương đương Thái Lan.

Bị phân biệt đối xử vì chiều cao

Ở thị trường hẹn hò Trung Quốc, chiều cao tốt là lợi thế. Người càng cao càng có nhiều khả năng nổi bật, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Dữ liệu từ nền tảng hẹn hò HIMMR cho thấy đối với nam giới, người cao từ 180-190 cm có tỷ lệ lựa chọn người khác giới cao nhất. Với những người sinh sau năm 1995, chiều cao còn quan trọng hơn cả tài chính, gia cảnh hay trình độ học vấn khi được phụ nữ tìm hiểu.

Ngược lại, chiều cao đứng thứ hai khi đàn ông được hỏi họ tìm kiếm gì ở phụ nữ. Đối với nhiều nữ giới, 180 cm là chiều cao tối thiểu mà họ có thể chấp nhận ở đối phương.

Trong phân tích về 50 phản hồi hay nhất cho câu hỏi “Đàn ông cao 170 cm trở xuống sẽ thế nào?”, nền tảng Guyu Data phát hiện rằng những lời chế nhạo phổ biến nhất mà nam giới thấp bé phải trải qua đến từ bạn bè khác giới.

Chiều cao trung bình của con gái nhật bản năm 2024

Tại Trung Quốc, chiều cao tốt được đánh giá là lợi thế trong nhiều lĩnh vực. Ảnh: SCMP.

Sự phân biệt đối xử dựa trên chiều cao đã tồn tại từ lâu. Ngày nay, người ta vẫn thường liên hệ chiều cao với các yếu tố như sức hút cá nhân, sự xuất sắc và khả năng lãnh đạo.

Nhà văn người Mỹ Malcolm Gladwell từng tính toán trong cuốn sách của mình rằng trong những điều kiện có kiểm soát, cứ mỗi inch (2,54 cm) chiều cao tăng lên, lương hàng năm của một người sẽ tăng thêm 789 USD.

Trong nhiều trường hợp, nam giới cao được coi là khỏe mạnh và thông minh hơn, do đó có được cơ hội việc làm, kết hôn tốt hơn. Trong khi đó, đàn ông thấp bé thường bị chế giễu.

Cho dù trong tình yêu, công việc hay tình bạn, sự phân biệt dựa trên chiều cao đã thấm nhuần vào tất cả khía cạnh của cuộc sống của đàn ông. Một số người từng từng chế giễu hiện tượng cực đoan này trên mạng rằng “chỉ những người cao từ 1,8 m trở lên mới xứng đáng được gọi là đàn ông bình thường”.

Tương tự, tại Hàn Quốc, sự ám ảnh đối với chiều cao có xu hướng ngày càng tăng khi nhiều người cho rằng đó là yếu tố quan trọng quyết định cuộc sống, công việc của bản thân cũng như con cái sau này, theo The Korea Herald.

Trong chương trình Global Talk Show năm 2009, Lee Do-kyong (khi đó là sinh viên đại học) gây tranh cãi khi nói rằng đàn ông dưới 180 cm là những “kẻ thất bại” vì “chiều cao đồng nghĩa với sức mạnh”. Đến nay, đây đã trở thành trò đùa khiếm nhã quen thuộc với những người dưới 1,8 m.

Đổ xô tiêm hormone tăng trưởng

Mong muốn con cái ngày càng cao lớn của các bậc phụ huynh Hàn Quốc đã tạo ra thị trường rộng lớn cho hormone tăng trưởng, thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em.

Thị trường này tăng vọt từ 6,7 tỷ won (5,8 triệu USD) năm 2017 lên 20,7 tỷ won (17,8 triệu USD) năm 2018, theo Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm.

Đối với trẻ em có dấu hiệu tăng trưởng chậm (thấp hơn chiều cao trung bình trong độ tuổi 10 cm và tăng dưới 5 cm/năm), các bác sĩ thường sử dụng phương pháp tiêm hormone tăng trưởng theo toa. Các mũi tiêm được thực hiện hàng tuần trong khoảng một năm. Đó là khoản đầu tư không hề nhỏ của các bậc cha mẹ để mong con cái “thoát lùn”.

Khác với hormone theo toa, các chất bổ sung dinh dưỡng không kê đơn thường rẻ, dễ kiếm hơn nhưng lại khó kiểm soát chất lượng và quản lý trên thị trường. Cũng có sản phẩm không rõ nguồn gốc được nhiều người tin tưởng sử dụng thông qua quảng cáo truyền miệng hoặc mạng xã hội.

Tại Trung Quốc, tiêm hormone tăng trưởng cũng là lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ để giúp con cái đạt chiều cao mong muốn. Tuy nhiên, xu hướng này kéo theo các cuộc tranh cãi về việc liệu chúng có đang bị lạm dụng, theo SCMP.

Chiều cao trung bình của con gái nhật bản năm 2024

Nhiều phụ huynh ở xứ tỷ dân không tiếc tiền cho con tiêm hormone tăng trưởng chiều cao. Ảnh: Economic View.

Sản xuất và bán hormone tăng trưởng trở thành lĩnh vực kinh doanh sinh lời ở Trung Quốc với quy mô của ngành đạt 7,7 tỷ nhân dân tệ (1,19 tỷ USD) năm 2020, công ty dịch vụ tài chính Southwest Securities cho biết.

Theo Song Tao, dược sĩ tại Bệnh viện Nhân dân Khánh Dương (tỉnh Cam Túc), phương pháp điều trị chiều cao phổ biến nhất là tiêm hormone dạng lỏng mỗi ngày. Chi phí cho việc này là 3.000-4.000 nhân dân tệ/tháng (461-615 USD).

Năm 2021, Xinhua đưa tin Bệnh viện Nhi của Trường Đại học Y khoa Chiết Giang tiếp nhận trường hợp mẹ đưa con đến “phòng khám tăng chiều cao”. Trong một năm, người mẹ chi 480.000 tệ phí điều trị nhưng con chỉ cao thêm 1 cm.

Việc tiêm hormone tăng chiều cao cho trẻ không bị thiếu hormone tăng trưởng cũng dẫn đến rủi ro nghiêm trọng. Trẻ em không phải bệnh nhân thấp lùn, nếu được tiêm hormone thì trên lý thuyết có thể cao lớn nhanh hơn, song không nên làm vậy vì không thuộc phạm vi chỉ định.

Thiên Nhi

Áp lực chiều cao của giới trẻ Đông Á Giới trẻ Đông Á ngày càng cao Áp lực chiều cao Giới trẻ ngày càng cao