Sự khác nhau giữa giáo dục thể chất và thể thao đỉnh cao

Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông duy trì thường xuyên tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ, trong đó có ít nhất 50% cơ sở tổ chức dạy bơi cho học sinh; 50% trường mầm non, 70% cơ sở giáo dục phổ thông, 80% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam.

Có ít nhất 80% trường mầm non có sân chơi, phòng học giáo dục thể chất được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em theo quy định;....

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục thể chất. Lồng ghép việc thực hiện Đề án này với quá trình triển khai Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Trong đó, thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em theo hướng tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình giáo dục mầm non.

Đổi mới mục tiêu, chương trình môn học giáo dục thể chất bảo đảm cân đối, thống nhất, linh hoạt, có tính kế thừa và phát triển giữa các cấp học; cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh; hình thành và duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, gắn với giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện ý chí, phẩm chất phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, lứa tuổi và điều kiện cụ thể của học sinh.

Hoàn thiện chương trình môn học giáo dục thể chất trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, bảo đảm hài hòa giữa kiến thức cơ bản và nội dung tự chọn, khuyến khích các môn thể thao truyền thống như võ cổ truyền, trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng và tạo động lực cho học sinh, sinh viên tự rèn luyện thân thể.

Tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em dưới nhiều hình thức đa dạng, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo cho trẻ em sự hứng thú tham gia; tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở sự hứng thú, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên; đưa việc tổ chức tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ thành hoạt động bắt buộc trong nội dung giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Phát triển hoạt động thể thao trường học

Cùng với nhiệm vụ và giải pháp trên là phát triển hoạt động thể thao trường học. Cụ thể, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ đào tạo của học sinh, sinh viên. Trong đó tăng cường hỗ trợ và có hình thức, phương pháp triển khai phù hợp đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa,  biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, củng cố, phát triển hệ thống thi đấu thể thao các cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng, miền, trong đó tập trung vào cấp trường; các giải thi đấu thể thao, các đại hội thể thao, hội thi, ngày hội thể thao kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao bổ sung cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao.

Phát triển các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa.

Tổ chức việc phổ cập dạy và học bơi trong các cơ sở giáo dục phổ thông và từng bước triển khai trong các cơ sở giáo dục mầm non, chú trọng các địa phương ven biển, địa phương có nhiều sông, hồ, suối, kênh, rạch… Từng bước tổ chức việc dạy và học võ thuật cổ truyền Việt Nam trong các nhà trường, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cấp học và trình độ đào tạo.

Giáo dục thể chất là gì? VnDoc mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết cũng như hiểu hơn về sự hình thành và mục đích của giáo dục thể chất.

Khái niệm thể chất là gì? Giáo dục thể chất có nghĩa là gì?

  • Khái niệm giáo dục thể chất là gì?
  • Sự hình thành của giáo dục thể chất
  • Mục đích của giáo dục thể chất
  • Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất

Giáo dục Thể chất (tiếng Anh là Physical education) là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Giáo dục thể chất, một ngành học không mới nhưng không hẳn mọi người đều hiểu về ngành học này - một ngành học không bao giờ lo thất nghiệp mà còn khiến nhiều người nể phục, đến cả tiến sĩ đại học Harvard cũng đề cao. Vì vậy, thật dễ hiểu khi sức hút của ngành Giáo dục thể chất trong những năm gần đây rất cao và được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn để đăng kí.

Trong bài viết này VnDoc sẽ giải thích rõ cho các bạn hiểu về khái niệm giáo dục thể chất là gì, sự hình thành cùng mục đích của giáo dục thể chất, cơ hội việc làm ngành giáo dục thể chất,.... để các bạn hiểu đúng và khong còn phải đắn đo và dễ bỏ qua ngành học này vì thiếu thông tin và lo sợ về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Mời các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

Khái niệm giáo dục thể chất là gì?

Giáo dục thể chất là hình giáo dục được đào tạo một cách bài bản có hệ thống. Trong đó các môn học chủ yếu là dạy học sinh, sinh viên vận động thông qua các động tác có nhịp điệu. Nhằm khai tác các tố chất vận động tiềm ẩn bên trong con người. Qua đó để xác định được những khả năng thích nghi thể lực của con người, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Giáo dục thể chất được phân thanh hai mặt riêng biệt đó chính là dạy học động tác. Tương tự các bài tập thể dục, thể dục nhịp điệu… Và giáo dục về kiến thức, các tố chất vận động trong cơ thể con người.

Ngoài khái niệm này, chúng ta còn được nghe đến các thuật ngữ khác như chuẩn bị thể lực. Tuy nhiên giáo dục thể chất và chuẩn bị thể lực này có ý nghĩa như nhau. Chuẩn bị thể lực là thuật ngữ thường được nhắc tới khi nhấn mạnh tính thực dụng đối với lao động hoặc các hoạt động khác.

GDTC còn được kết hợp chặt chẽ các mặt giáo dục khác như: đức, trí, thể, mĩ .. để có thể khai thác phát triển cân đối, tổng thể và toàn diện con người. Có thể nói, giáo dục thể chất là một hiện tượng xã hội. Khái niệm này xuất hiện và không ngừng đổi mới phát triển song song với sự xuất hiện của xã hội. Luôn luôn tuân theo sự phát triển xã hội, vì vậy giáo dục thể chất luôn có tính chất lịch sử và tính giai cấp.

Sự khác nhau giữa giáo dục thể chất và thể thao đỉnh cao

Sự hình thành của giáo dục thể chất

Chúng ta có thể hiểu là trong đời sống, thức ăn nuôi sống con người ngày càng trở nên khan hiếm. Chính vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống ngày một tốt hơn. Trong thời gian làm việc lao động, con người nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tinh thần, sức khỏe trước khi lao động sẽ giúp công việc đạt kết quả tốt hơn. Từ đó các bài tập thể chất được hình thành nhằm cải thiện tinh thần con người trước khi làm việc.

Chính vì vậy bạn có thể thấy nhiều công ty, doanh nghiệp cho nhân viên tập các bài thể dục trước khi vào làm. Cũng như ở các trường học thường cho các em học sinh, sinh viên tập thể dục vào mỗi buổi sáng, giữa trưa giờ ra chơi. Hoặc các môn thể dục khác song song với các môn học văn hóa.

Có thể hiểu ngắn gọn, giáo dục thể chất là quá trình kiểm tra, chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện các hoạt động sống và làm việc đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

Mục đích của giáo dục thể chất

+ Phát triển năng lực chăm sóc và phát triển sức khỏe.

+ Vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực.

+ Giúp học sinh, sinh viên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có lối sống lành mạnh.

+ Có thể thao tác được những kỹ thuật cơ bản của các môn thể thao.

+ Tạo sự yêu thích tham gia tập luyện, vận động thể dục thể thao.

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất

Cơ hội việc làm ngành Giáo dục thể chất rất rộng mở, sau khi ra trường, sinh viên theo học ngành này sẽ có thể đảm nhận các vị trí việc làm như:

  • Giáo viên dạy môn Thể chất ở các trường từ bậc Tiểu học đến Trung học phổ thông; Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các công ty truyền thông
  • Giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục thể chất tại đại học, cao đẳng;
  • Nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục;
  • Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe…
  • Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới trung ương;
  • Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục thể chất phi chính phủ;
  • Làm việc tại các trung tâm, câu lạc bộ thể thao và các công ty tổ chức sự kiện Thể dục thể thao;
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất có thể làm công tác giáo dục và giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở các trường
  • Làm công tác quản lý, huấn luyện trong ngành thể dục thể thao.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.