Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Show

3.5/5 - (19 bình chọn)

Tuần 19. Bốn mùa

Tập đọc: Chuyện bốn mùa trang 4 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm ?

Gợi ý: Em hãy quan sát tên của bốn nàng tiên và nội dung cuộc trò chuyện của họ.

Trả lời :

Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho bốn mùa trong năm : xuân, hạ, thu và đông.

Câu 2

Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay :

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1: lời của nàng Đông và đoạn 2: lời của Bà Đất nhận xét về nàng Xuân.

Trả lời :

a) Theo lời của nàng Đông :Xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc.

b) Theo lời của bà Đất: Xuân làm cho cây lá tươi tốt.

Câu 3

Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay ?

Gợi ý: Em hãy đọc cuộc trò chuyện của 4 nàng trong đoạn 1, kết hợp với lời Bà Đất và nhận xét.

Trả lời :

– Mùa hạ: Mang lại những ngày nghỉ cho học trò và cho mọi người trái ngọt, hoa thơm.

Mùa thu: Có bưởi chín vàng, có đêm trăng tròn rước đèn, phá cỗ… Có bầu trời xanh cao, khiến học sinh nhớ ngày tựu trường.

Mùa đông:Có bếp lửa bập bùng nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Đông ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi, nảy lộc.

Câu 4

Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?

Em hãy lựa chọn một mùa em thích và nêu lí do.

Trả lời:

– Em thích mùa hè nhất vì vào mùa hè chúng em sẽ có một kì nghỉ dài thú vị và bổ ích. Hơn nữa, mùa hè còn mang đến rất nhiều loại trái cây ngọt lành.

Nội dung bài : Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều mang vẻ đẹp riêng và cùng góp ích cho cuộc sống.

Bài đọc

Chuyện bốn mùa

1. Một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau.Đông cầm tay Xuân bảo :

– Chị là người sung sướng nhất đấy ! Ai cũng yêu quý chị. Chị về, vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc.

Xuân nói :

– Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây trong vườn mới đơm trái ngọt. Có em Hạ, các cô cậu học trò mới được nghỉ hè.

Cô nàng Hạ tinh nghịch xen vào :

– Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có Thu, làm sao có bưởi chín vàng, có đêm trăng rước đèn, phá cỗ…

Đông, giọng buồn buồn :

– Chỉ có em là chẳng ai yêu.

Thu đặt tay lên vai Đông thủ thỉ :

– Có em mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn. Sao mọi người lại không thích em được ?

2. Bốn nàng tiên mải chuyện trò, không biết bà Đất đã đến bên cạnh từ lúc nào. Bà vui vẻ góp chuyện :

– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được ! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đớm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Theo TỪ NGUYÊN TĨNH

Đâm chồi nảy lộc : mọc ra những mầm non, lá non.

Đơm : nảy ra.

Bập bùng : ngọn lửa cháy mạnh, khi bốc cao, khi hạ thấp.

Tựu trường : cùng đến trường để mở đầu năm học.

Kể chuyện: Chuyện bốn mùa trang 6 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa vào các tranh sau, kể lại đoạn 1Chuyện bốn mùa:

Gợi ý: Em quan sát 4 bức tranh, kết hợp với nội dung đã đọc và kể lại đoạn 1.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

Tranh 1: Đông cầm tay Xuân bảo :

– Chị sướng nhất đấy ! Ai cũng yêu chị. Có chị, vườn cây nào cũng đơm chồi, này lộc.

Tranh 2: Xuân dịu dàng nói :

– Nhưng phải có nắng của em Hạ thì cây mới đơm trái ngọt, học sinh cũng được nghỉ hè.

Tranh 3: Hạ tinh nghịch xen vào :

– Thế mà thiếu nhi lại thích em Thu nhất. Không có em Thu, làm sao có vườn bưởi chín vàng, có đêm trăng rước đèn, phá cỗ,…

Tranh 4: Thu đặt tay lên vai Đông :

– Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Vào một ngày đầu năm, bốn nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông gặp nhau ở vườn hoa. Các chị em ai cũng phấn khởi vì được gặp lại nhau, họ nói cười vô cùng vui vẻ.

Nàng Đông cầm tay nàng Xuân và nói rằng :

– Chị Xuân là người sung sướng nhất ở đây. Vì mùa Xuân đến cây cối xanh tốt mơn mởn, ai cũng yêu quý chị cả.

Thế rồi nàng Xuân khe khẽ nói với nàng Hạ rằng:

– Nếu không có những tia nắng ấm áp của em Hạ thì cây trong vườn không có nhiều hoa thơm và cây trái trĩu nặng.

Nàng Hạ tinh nghịch nói rằng:

– Các bé thiếu nhi lại thích nàng Thu nhất. Vì có nàng Thu các bé được phá cỗ đêm trăng rằm, được rước đèn ông sao.

Thu đặt tay lên vai Đông :

– Có em thì mới có bếp lửa đêm đông, có giấc ngủ ấm trong chăn.

Bà Đất vui vẻ góp chuyện:

– Các cháu mỗi người một vẻ. Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn Đông, cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc. Các cháu đều có ích, đều đáng yêu.

Câu 3

Dựng lại câu chuyện trên theo các vai : người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất.

Dựng lại câu chuyện theo sự phân vai của thầy cô.

Chính tả (Tập chép): Chuyện bốn mùa trang 7 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tập chép :Chuyện bốn mùa(từXuân làm cho …đếnđâm chồi nảy lộc.)

Xuân làm cho cây lá tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm. Thu làm cho trời xanh cao, cho học sinh nhớ ngày tựu trường. Còn cháu Đông, ai mà ghét cháu được! Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.

? Tìm và tập viết các tên riêng trong bài chính tả.

Trả lời :

– Bài chính tả có các tên riêng sau : Xuân, Hạ, Thu, Đông

– Cách viết : viết hoa chữ cái đầu tiên của tên.

Câu 2

a) Điền vào chỗ trốnglhayn?

Trả lời :

– (Trăng) Mồng mộtlưỡi trai,

Mồng hailálúa.

– Đêm thángnăm chưanằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Tục ngữ

b) Ghi vào những chữ in đậmdấu hỏihaydấu ngã?

Trả lời :

– Kiến cánh vỡtổbay ra

Bãotáp mưa sa gần tới.

– Muốn cho lúanảybông to

Cày sâu, bừakĩ,phân gio cho nhiều.

Tục ngữ

Câu 3

Tìm trongChuyện bốn mùa:

a)2 chữ bắt đầu bằngl, 2 chữ bắt đầu bằngn.

Trả lời :

– Chữ bắt đầu bằngl :là, lộc, làm, lửa, lại, lúc, lá.

– Chữ bắt đầu bằngn :nàng, nảy, nắng, nào,

b)2 chữ códấu hỏi, 2 chữ códấu ngã.

Trả lời :

– Chữ códấu hỏi :bảo, nảy, phải, nghỉ, bưởi, chỉ, chẳng, thủ thỉ, lửa, ngủ, mải, vẻ, ủ, để.

– Chữ códấu ngã :cũng, cỗ, mỗi.

Soạn bài Tập đọc: Lá thư nhầm địa chỉ trang 7 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Lá thư nhầm địa chỉ

Mai đang giúp mẹ treo tranh Tết, chợt nghe tiếng bác đưa thư:

– Nhà 58 có thư nhé!

Cầm phong thư trên tay, Mai ngạc nhiên:

– Mẹ ơi, nhà mình có ai tên là Tường không nhỉ?

Mẹ dừng tay:

– Nhà chỉ có ba người, làm gì có ai tên Tường nữa!

– Nhưng đúng là thư gửi cho nhà mình mà.

Mẹ cầm phong thư xem rồi bảo:

– Có lẽ người gửi đã ghi nhầm số nhà. Con đừng bóc thư, để trả lại bưu điện. À, hay là con đi hỏi bác Nga xem bác có biết ai là Tường không, chuyển giúp cho họ.

Cầm lá thư đi, Mai thầm mong bác tổ trưởng biết ông Tường để lá thư này không phải vòng về Hải Phòng xa xôi nữa.

HÀO MINH

– Bưu điện: cơ quan phụ trách việc chuyển thư, điện báo, điện thoại…

Câu 1

Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên về điều gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn trò chuyện giữa Mai và mẹ sau khi nhận được phong thư.

Trả lời :

Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên vì trong gia đình không có ai tên là Tường mà bức thư lại gửi về đúng địa chỉ nhà mình.

Câu 2

Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường ?

Gợi ý: Thư từ là bí mật, là quyền riêng tư của mỗi người.

Trả lời :

Mẹ bảo Mai không được bóc thư của ông Tường vì như vậy là không lịch sự, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Câu 3

Trên phong bì thư cần ghi những gì ? Ghi như vậy để làm gì ?

Trả lời:

Trên phong bì thư cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người gửi thư và họ tên, địa chỉ người nhận thư.

Ghi như vậy để bưu điện biết cần chuyển thư đến ai, ở đâu.

Nội dung bài:Không được xem trộm thư của người khác.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các mùa. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào? 8 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Em hãy kể tên các tháng trong năm. Cho biết mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông bắt đầu từ tháng nào, kết thúc vào tháng nào.

Gợi ý: Một năm có 4 mùa, mỗi mùa kéo dài 3 tháng.

Trả lời :

Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
-Tháng giêng -Tháng hai -Tháng ba -Tháng tư -Tháng năm -Tháng sáu -Tháng bảy -Tháng tám -Tháng chín -Tháng mười -Tháng mười một -Tháng mười hai

Câu 2

Xếp các ý sau vào bảng cho đúng lời bà Đất trong bàiChuyện bốn mùa:

a) Cho trái ngọt hoa thơm

b) Làm cho cây lá tươi tốt

c) Nhắc cho học sinh nhớ ngày tựu trường

d) Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi này lộc

e) Làm cho trời xanh cao

Trả lời :

Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
b) Làm cho cây lá tươi tốt a) Cho trái ngọt hoa thơm c) Nhắc cho học sinh nhớ ngày tựu trường e) Làm cho trời xanh cao d) Ấp ủ mầm sống để xuân về đâm chồi này lộc

Câu 3

Trả lời các câu hỏi sau :

– Khi nàohọc sinh được nghỉ hè ?

Học sinh được nghỉ hè vào đầu tháng sáu.

Khi nàohọc sinh tựu trường ?

Học sinh tựu trường vào mùa thu.

– Mẹ thường khen emkhi nào?

Mẹ thường khen khi em được điểm tốt.

– Ở trường, em vui nhấtkhi nào?

Ở trường, em vui nhất là khi vui chơi cùng các bạn.

Tập đọc: Thư trung thu (trích) trang 9 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Thư Trung thu

Mỗi năm, đến Tết Trung thu, Bác càng nhớ các cháu. Các cháu gửi thư cho Bác nhiều lắm. Bác rất vui.Nhưng vì Bác bận quá, không trả lời riêng cho từng cháu được. Nhân dịp Tết Trung thu, Bác gửi các cháu thư này :

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh ?

Tính các cháu ngoan ngoãn,

Mặt các cháu xinh xinh.

Mong các cháu cố gắn

Thi đua học và hành.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

Hôn các cháu

HỒ CHÍ MINH

Trung thu : rằm tháng tám âm lịch, một ngày Tết của thiếu nhi.

Thi đua : cùng nhau cố gắng làm việc, đạt kết quả tốt nhất.

Hành : làm theo điều đã học.

Kháng chiến : chiến đấu chống quân xâm lược.

Hòa bình : yên vui, không có giặc

Câu 1

Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai ?

Gợi ý: Em hãy đọc câu đầu Bác viết trong bức thư.

Trả lời :

Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới các cháu nhi đồng.

Câu 2

Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi ?

Gợi ý: Em hãy đọc những câu thơ đầu.

Trả lời :

Những câu thơ cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi :

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh ?

Câu 3

Bác khuyên các em làm những điều gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn thơ: Mong các cháu cố gắng… đến hết.

Trả lời :

Bác khuyên các em thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, làm những công việc vừa sức để sau này tham gia kháng chiến, gìn giữ hòa bình, xứng đáng là cháu Bác Hồ Chí Minh.

Nội dung bài :Cảm nhận được tình yêu của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam.

Chính tả (Nghe – viết): Thư trung thu trang 11 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :Thư Trung thu( 12 dòng thơ trong bài)

Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh ?

Tính các cháu ngoan ngoãn,

Mặt các cháu xinh xinh.

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình,

Để tham gia kháng chiến,

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

? Bài thơ của Bác có những từ xưng hô nào?

Trả lời:Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô : Bác , các cháu

? Những từ nào trong bài phải viết hoa :

Trả lời:

+ Viết hoa tên riêng : Bác Hồ Chí Minh, Bác

+ Viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ : Ai, Bằng, Tính, Mặt, Mong, Thi, Tuổi, Tùy, Để, Các, Cháu.

Câu 2

Viết tên các vật :

a) Chữlhay chữn?

Trả lời :

1. chiếclá

2. quảna

3. cuộnlen

4. chiếcnón

b)Dấu hỏihaydấu ngã?

Trả lời :

5. cái tủ

6. khúc gỗ

7. cửa sổ

8. con muỗi

Câu 3

Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Trả lời :

a)

– (lặng, nặng) :lặnglẽ,nặngnề

– (lo, no) :lolắng, đóino.

b)

– (đổ, đỗ) : thiđỗ,đổrác

– (giả, giã) :giảvờ (đò),giãgạo.

Tập làm văn: Đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu trang 12 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Theo em, các bạn học sinh trong hai bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào ?

Gợi ý: Em đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu với thái độ lịch sự, lễ phép, niềm nở.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

Tranh 1 :

– Chào các em !

– Chúng em chào chị ạ.

Tranh 2 :

– Chị tên là Hương. Chị được cử phụ trách Sao của các em.

– Thế thì thích quá ! Chúng em mời chị vào lớp em ạ.

Câu 2

Có một người lạ đến thăm nhà em, gõ cửa và tự giới thiệu :”Chú là bạn của bố cháu. Chú đến thăm bố mẹ cháu”. Em sẽ nói thế nào :

Trả lời :

a) Nếu bố mẹ em có nhà ?

– Cháu chào chú. Bố mẹ cháu đang ở nhà, cháu mời chú vào nhà ạ.

b) Nếu bố mẹ em đi vắng ?

– Cháu chào chú. Bố mẹ cháu không có ở nhà. Chú có điều gì nhắn lại không ạ ?

Câu 3

Viết lời đáp của Nam vào vở :

Gợi ý: Em hãy đóng vai bạn Nam và đáp lại với thái độ lễ phép.

Trả lời :

– Chào cháu.

–Cháu chào cô ạ. Cô muốn hỏi ai ạ ?

– Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?

–Vâng, cháu là Nam đây ạ.

– Tốt quá, cô là mẹ bạn Sơn đây.

–Thế ạ ? Cháu mời cô vào nhà cháu chơi ạ.

– Sơn bị sốt. Cô nhờ cháu chuyển giúp cô đơn xin phép cho Sơn nghỉ học.

Tuần 20. Bốn mùa

Soạn bài Tập đọc: Ông Mạnh thắng Thần Gió trang 13 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Thần Gió xô ông Mạnh ngã lăn quay khiến ông nổi giận, rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

Câu 2

Kể việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Việc làm của ông Mạnh chống trả lại Thần Gió như sau : ông Mạnh vào rừng lẫy gỗ dựng nhà. Cả ba lần nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ông đốn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

Câu 3

Hình ảnh nào chứng tỏThần Gió phải bó tay ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời :

Hình ảnh chứng tỏ Thần Gió phải bó tay : Đêm đó, Thần Gió đập cửa nhà ông Mạnh không được. Sáng hôm sau, ông thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Chắc rằng đêm qua Thần Gió đã lồng lộn, giận dữ khi không thể xô đổ ngôi nhà.

Câu 4

Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 5 của truyện.

Trả lời :Để Thần Gió trở thành bạn của mình, ông Mạnh đã an ủi và mời thần thỉnh thoảng tới nhà chơi.

Câu 5

Ông Mạnh tương trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ?

Trả lời :

Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.

Nội dung :Con người chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Con người cần sống thân ái, hòa thuận với thiên nhiên.

Bài đọc

Ông Mạnh thắng Thần Gió

1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ôm Mạnh ngã lăn quay. Ông lồm cồm bò dậy, nổi giận quát :

– Thật độc ác !

Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả.Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi.Ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường.

Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần gió lại đến đập cửa, thét :

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, thần Gió lại đến đập cửa, thét :

– Mở cửa ra !

– Không ! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.

Sáng hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh mở cửa, thấy cây cối xung quanh đổ rạp. Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, lồng lộn mà không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, tỏ vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-NHÔNG

(Hoàng Ánh dịch)

Đồng bằng : vùng đất rộng, bằng phẳng.

Hoành hành : làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai.

Ngạo nghễ : coi thường tất cả.

Vững chãi : chắc chắn, khó lung lay.

Đẵn : chặt

Ăn năn : hối hận về lỗi lầm của mình.

Kể chuyện: Ông Mạnh thắng Thần Gió trang 15 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Sắp xếp thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyệnÔng Mạnh thắng Thần Gió.

Gợi ý:Em nhớ lại nội dung truyện, kết hợp quan sát tranh để sắp xếp lại thứ tự cho đúng.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời: Thứ tự đúng: 4 – 2 – 3 – 1

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Ngày xửa ngày xưa, vì chưa biết làm nhà nên loài người phải sống trong các hang đá lạnh lẽo. Họ kiếm ăn bằng cách săn bắt con thú trong rừng, bắt cá dưới suối, hái quả trên cây… Sau này, nhiều người kéo về vùng ven biển sinh sống mà đây lại là nơi Thần Gió hoành hành từ bao đời nay.

Một hôm, trên đường đi, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Để chứng tỏ uy quyền của mình, Thần Gió phồng miệng thổi, xô ông Mạnh ngã lăn quay. Ông Mạnh bật dậy, nổi giận quát lớn: “Thật là độc ác!”. Thần Gió đắc chí bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

Ông Mạnh ngày đêm nghĩ cách chống trả Thần Gió. Ba lần ông dựng nhà là cả ba lần bị Thần Gió quật đổ. Không nản lòng, ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ thật to, dùng những tảng đá thật lớn để dựng nên một ngôi nhà vững chãi. Ngôi nhà vừa làm xong, đêm ấy Thần Gió lại đến, đập cửa ầm ầm, thét lớn: “Mở cửa ra!”. Nhưng ông Mạnh cương quyết nói: “Không! Sáng mai ta sẽ mở cửa mời Thần vào”.

Sáng sớm hôm sau, mặt trời lên, ông Mạnh thấy cây cối xung quanh bật gốc, đổ ngổn ngang mà ngôi nhà thì vẫn không hề suy chuyển, ông biết là Thần Gió đã giận dữ điên cuồng nhưng không làm gì được.

Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh với vẻ ăn năn, hối hận. Ông Mạnh vui vẻ tha thứ và an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường tới thăm ông Mạnh, mang theo không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Câu 3

Đặt tên khác cho câu chuyện.

– Có thể đặt tên như : Chiến thắng Thần Gió

Chính tả (Nghe – viết): Gió trang 16 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết : Gió

Gió ở rất xa, rất rất xa,

Gió thích chơi thân với mọi nhà

Gió cù khe khẽ anh mèo mướp

Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.

Gió đưa những cánh diều bay bổng

Gió ru cái ngủ đến la đà

Hình như gió cũng thèm ăn quả

Hết trèo cây bưởi lại trèo na…

NGÔ VĂN PHÚ

? Tìm các chữ bắt đầu bằngr, gi, d(hoặc các chữ códấu hỏi, dấu ngã) trong bài chính tả.

Trả lời:Trong bài chính tả :

– Chữ bắt đầu bằngr:rất, rủ, ru.

– Chữ bắt đầu bằnggi:gió

– Chữ bắt đầu bằngd:diều

– Chữ códấu hỏi: ở, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi.

– Chữ códấu ngã:khẽ, những, cũng.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

a)shayx?

Trả lời :

– hoasen,xen lẫn,

– hoasúng,xúng xính.

b) iêthayiêc?

Trả lời :

– làm việc, bữa tiệc

– thời tiết, thương tiếc

Câu 3

Tìm các từ :

Trả lời :

a) Chứa tiếng có âmshay âmx, có nghĩa như sau :

– Mùa đầu tiên trong bốn mùa :xuân

– Giọt nước đọng trên lá mỗi buổi sớm :sương

b) Chứa tiếng có vầniêthay vầniêc, có nghĩa như sau :

– Nước chảy rất mạnh :xiết

– Tai nghe rất kém :điếc

Bài đọc

Thông báo của thư viện vườn chim

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Soạn bài Tập đọc: Thông báo của thư viện vườn chim trang 26 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Thông báo của thư viện có mấy mục ? Hãy nêu tên từng mục.

Gợi ý:Em hãy đọc mục 1, 2, 3 được in đậm trong bài.

Trả lời :

Thông bào của thư viện có 3 mục, đó là :

– Mục 1 : Giờ mở cửa

– Mục 2 : Cấp thẻ mượn sách

– Mục 3 : Sách mới về.

Câu 2

Muốn biết giờ mở cửa của thư viện, đọc mục nào ?

Gợi ý:Em chú ý mục 1, 2, 3 và chỉ ra giờ mở cửa của thư viện.

Trả lời :

Muốn biết giờ mở cửa của thư viện, đọc mục 1 (giờ mở cửa)

Câu 3

Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào lúc nào ?

Gợi ý:Em đọc nội dungmục 2: Cấp thẻ mượn sáchvà tìm khoảng thời gian.

Trả lời :

Muốn làm thẻ mượn sách, cần đến thư viện vào sáng thứ năm hằng tuần.

Câu 4

MụcSách mới vềgiúp chúng ta biết điều gì ?

Trả lời :

MụcSách mới vềgiúp chúng ta biết tên những cuốn sách mới nhất của thư viện.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu? trang 27 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Xếp tên các loài chim cho trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp

(cú mèo , gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh)

a) Gọi tên theo hình dáng : chim cánh cụt, cú mèo, vàng anh

b) Gọi tên theo tiếng kêu : tu hú, cuốc, quạ

c) Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu

Câu 2

Dựa vào những bài tập đọc đã học, trả lời các câu hỏi sau :

a) Bông cúc trắng mọcở đâu ?

Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại.

b) Chim sơn ca bị nhốtở đâu ?

Chim sơn ca bị nhốt ở trong lồng.

c) Em làm thẻ mượn sáchở đâu ?

Em làm thẻ mượn sách ở thư viện trường.

Câu 3

Đặt câu hỏi có cụm từở đâucho mỗi câu hỏi sau :

Gợi ý: Câu hỏi có cụm từở đâudùng để hỏi về địa điểm.

a)Sao chăm chỉhọp ở phòng truyền thống của trường.

– Saochăm chỉhọpở đâu?

b) Emngồi ở dãy bàn thứ tư, bên trái.

– Em ngồiở đâu?

c) Sách của em để trên giá sách.

– Sách của em đểở đâu?

Soạn bài Tập đọc: Vè chim trang 28 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Vè chim

Hay chạy lon ton

Là gà mới nở

Vừa đi vừa nhảy

Là em sáo xinh

Hay nói linh tinh

Là con liếu điếu

Hay nghịch hay tếu

Là cậu chìa vôi

Hay chao đớp mồi

Là chim chèo bẻo

Tính hay mách lẻo

Thím khách trước nhà

Hay nhặt lân la

Là bà chim sẻ

Có tình có nghĩa

Là mẹ chim sâu

Giục hè đến mau

Là cô tu hú

Nhấp nhem buồn ngủ

Là bác cú mèo…

VÈ DÂN GIAN

: lời kể có vần

Lon xon: dáng chạy của trẻ nhỏ

Tếu: vui nhộn, gây cười

Chao: nghiêng mình rất nhanh từ bên này qua bên kia.

Mách lẻo: kể chuyện riêng của người này cho người khác.

Nhặt lân la: nhặt nhạnh, lúc xa lúc gần.

Câu 1

Tìm tên các loài chim được kể trong bài.

Gợi ý:Em hãy đọc bài vè và chú ý tới những câu thơ nêu tên loài chim:Là ..

Trả lời :

Tên các loài chim được kể trong bài là : gà, chim sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.

Câu 2

Tìm những từ ngữ được dùng :

Gợi ý:

– Tên các loài chim được gọi giống như gọi người.

Trả lời :

a) Để gọi các loài chim.

– Emsáo,conliếu điếu,cậuchìa vôi,thímkhách,bàchim sẻ, mẹchim sâu,côtu hú,báccú mèo.

b) Để tả đặc điểm của các loài chim.

– Hay chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, hay chao đớp mồi, hay mách lẻo, hay nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè đến mau, nhấp nhem buồn ngủ.

Câu 3

Em thích con chim nào trong bài ? Vì sao ?

Em hãy lựa chọn loài chim mình thích trong bài thơ và giải thích.

Trả lời:

Em thích bác cú mèo nhất, vì trong bài vè, hình ảnh của bác hiện lên rất ngộ nghĩnh, hài hước, lúc nào cũng gật gù buồn ngủ.

Chính tả (Nghe – viết): Sân chim trang 29 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :

Sân chim

Chim nhiều không tả xiết. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe được nữa. Thuyền đã đi xa mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây sát sông.

Theo ĐOÀN GIỎI

Tập viết trước những chữ trong bài chính tả bắt đầu bằngtr, s(hoặc những chữ códấu hỏi, dấu ngã).

– Chữ bắt đầu bằngtr:trứng, trắng, trên.

– Chữ bắt đầu bằngs:sát sông

– Chữ códấu hỏi:tả, tổ, thể.

– Chữ códấu ngã:nữa, đã, vẫn, những.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

a)chhaytr?

Trả lời :

– đánhtrống,chống gậy

chèo bẻo, leotrèo

– quyểntruyện, câuchuyện

b)uôthayuôc?

Trả lời :

– uống thuốc, trắng muốt

– bắt buộc, buộtmiệng nói

– chải chuốt,chuộclỗi

Câu 3

a) Thi tìm những tiếng bắt đầu bằngchhoặctrvà đặt câu với những tiếng đó.

– Tiếng bắt đầu bằngch: chả, chát, chán, chanh, chăn, chăm, chân, châm, chậm, chật, chén, chém, chê, chim, chính, chỉ, chín, cho, chong chóng, …

Đặt câu: Bố làm cho em chiếcchong chóngrất đẹp.

– Tiếng bắt đầu bằngtr: tranh, trao, trăng, trắng, trẻ, tre, trễ, trên, tro, trong, trông, trồng, trơn, trúng, trứng, …

Đặt câu: Gà mẹ đang ấp chụctrứng tròn.

b) Thi tìm những tiếng có vầnuôchoặcuôtvà đặt câu với những tiếng đó.

-Tiếng bắt đầu bằng vầnuôc :cuốc, chuộc, buộc, đuốc, ruốc, luộc, thuốc, thuộc, …

Đặt câu:Bố em đangcuốcđất ngoài vườn.

– Tiếng bắt đầu bằng vầnuôt :chuột, buột miệng, trắng muốt, nuột nà, ruột, tuột, tuốt, …

Đặt câu: Từ ngày nuôi mèo, nhà em không còn bóng conchuộtnào nữa.

Tập làm văn: trang 30 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Cảm ơn cháu.

– Không có gì ạ.

Câu 2

Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau như thế nào ?

Gợi ý:Em đáp lại lời cảm ơn với thái độ nhã nhặn, lịch sự và lễ phép với người lớn.

a) Em cho bạn mượn quyển truyện. Bạn em nói : “Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả.”

– Mình chưa cần đâu, cậu cứ giữ lấy mà đọc.

b) Em đến thăm bạn ốm. Bạn em nói : “Cảm ơn bạn. Mình sắp khỏi rồi.”

– Không có gì đâu. Bạn nghỉ học cả lớp nhớ bạn lắm đấy.

c) Em rót nước mời khách đến nhà. Khách nói : “Cảm ơn cháu. Cháu ngoan quá !”.

– Bác quá khen. Cháu mời bác uống nước ạ !

Câu 3

Đọc đoạn văn sau và làm bài tập :

Chim chích bông

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mở chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.

Chích bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân.

Trả lời :

a) Tìm những câu tả hình dáng của chích bông.

+ Là một con chim bé xinh đẹp.

+ Hai chân chích bông bằng hai chiếc tăm.

+ Hai chiếc cánh nhỏ xíu.

+ Cặp mỏ bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

b) Tìm những câu tả hoạt động của chích bông.

+ Cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, nhảy cứ liên liến.

+ Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút, cặp mỏ tí hon gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt và biết khéo léo moi những con sâu độc ác.

c) Viết 2, 3 câu về một loài chim em thích.

Gợi ý:

+ Đó là loài chim gì ?

+ Em thích nhất đặc điểm nào của chúng ?

+ Tình cảm của em dành cho loài chim đó.

Trả lời:

Đó là một con chim sáo biết nói mà bố em nuôi từ lâu. Hai cái chân nó vàng như nghệ. Mỗi lần khách đến, nó nói rất điệu nghệ: “Chào khách! Chào khách!”

✅ GIA SƯ VĂN

Tuần 22

Soạn bài Tập đọc: Một trí khôn hơn trăm trí khôn trang 31 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

1.Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà Rừng:

– Cậu có bao nhiêu trí khôn?

– Mình chỉ có một thôi.

– Ít thế sao? Mình thì có hàng trăm.

2.Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân chúng. Ông reo lên: “Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.

Gà Rừng thấy nguy quá, bảo Chồn:

– Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi!

Chồn buồn bã:

– Lúc này, trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.

3.Đắn đo một lúc, Gà Rừng nghĩ ra một mẹo, ghé tai Chồn:

– Mình sẽ làm như thế, còn cậu cứ thế nhé!

Mọi chuyện xảy ra đúng như Gà Rừng đoán. Người thợ săn lôi Gà Rừng ra, thấy cứng đờ, tưởng Gà Rừng đã chết. Ông ta quẳng nó xuống đám cỏ, rồi thọc gậy vào hang bắt Chồn. Thình lình, Gà Rừng vùng chạy. Người thợ săn đuổi theo. Chỉ chờ thế, Chồn vọt ra, chạy biến vào rừng.

4.Hôm sau, đôi bạn gặp lại nhau. Chồn bảo Gà Rừng:

– Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình.

TheoTRUYỆN ĐỌC 1, 1994

Ngầm: kín đáo, không lộ ra ngoài.

Cuống quýt: vội đến mức rối lên

Đắn đo: Cân nhắc xem lợi hay hại.

– Thình lình: bất ngờ.

Câu 1

Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng.

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Những câu nói lên thái độ của Chồn coi thường Gà Rừng:

– Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn.

– Ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.

Câu 2

Khi gặp nạn, Chồn như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Khi gặp nạn, Chồn lúng túng, sợ hãi nên không còn một trí khôn nào cả.

Câu 3

Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Gà Rừng nghĩ ra mẹo giả vờ chết, khi người thợ săn quẳng nó xuống đám cỏ, rồi nó vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng tạo cơ hội cho Chồn trốn thoát.

Câu 4

Thái độ của Chồn đối với Gà Rừng thay đổi ra sao ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời :

Chồn trở nên khiêm tốn hơn và bảo bạn : “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí không của mình.”

Câu 5

Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý dưới đây :

a) Gặp nạn mới biết ai khôn

b) Chồn và Gà Rừng.

c) Gà Rừng thông minh.

Trả lời:

Có thể đặt tên truyện như sau: “Chỉ cần một trí khôn” hoặc “Giải nguy nhờ trí thông minh” hay “Đừng bao giờ coi thường người khác”, …

Nội dung bài:Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên coi thường người khác.

Kể chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn trang 32 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đặt tên cho từng đoạn câu chuyệnMột trí khôn hơn trăm trí khôn.

Gợi ý:Em rút ra nội dung chính cho từng đoạn và đặt tên.

– Đoạn 1 : Chú Chồn kiêu ngạo

– Đoạn 2 : Trí không của Chồn.

– Đoạn 3 : Trí khôn của Gà Rừng.

– Đoạn 4 : Hai bạn gặp nhau.

Câu 2

Kể lại từng đoạn câu chuyện.

Đoạn 1: Tuy Gà Rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng lâu nay Chồn vẫn coi thường bạn. Một hôm Chồn hỏi Gà có bao nhiêu trí khôn. Gà Rừng đáp :

– Mình chỉ có một thôi.

– Ít thế thôi sao ? Mình thì có hàng trăm.

Đoạn 2: Hai người bạn trong một buổi dạo chơi bỗng gặp người thợ săn. Chúng nấp vào trong một cái hang. Người thợ săn đã kịp thấy và thọc gậy vào trong : “Có mà trốn đằng trời !”. Gà Rừng nói :

– Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi !

– Lúc này trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả.

– Đoạn 3: Gà Rừng bèn nghĩ ra một mẹo : nó giả vờ chết, người thợ săn quẳng Gà xuống đám cỏ, nó thình lình vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng, Chồn thấy vậy chạy biến vào rừng.

Đoạn 4 :Khi đôi bạn gặp lại nhau, Chồn hiểu rằng một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí không của mình.

Câu 3

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Tuy Gà Rừng và Chồn là bạn nhưng bấy lâu nay Chồn vẫn coi thường bạn. Một hôm Chồn hỏi bạn xem có bao nhiêu trí khôn. Gà Rừng đáp :

– Mình chỉ có một thôi.

– Ít thế thôi sao ? Mình thì có hàng trăm.

Hai người bạn trong một buổi dạo chơi bỗng gặp người thợ săn. Chúng nấp vào trong một cái hang. Người thợ săn đã kịp thấy và thọc gậy vào trong : “Có mà trốn đằng trời !”. Gà Rừng nói :- Cậu có trăm trí khôn, nghĩ kế gì đi !

– Lúc này trong đầu mình chẳng còn một trí khôn nào cả- Chồn đáp.

Gà Rừng bèn nghĩ ra một mẹo : nó giả vờ chết, người thợ săn quẳng Gà xuống đám cỏ, nó thình lình vùng chạy đi. Người thợ săn đuổi theo Gà Rừng, Chồn thấy vậy chạy biến vào rừng.

Khi đôi bạn gặp lại nhau, Chồn hiểu rằng một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình và trở nên khiêm tốn hơn.

Chính tả (Nghe – viết): Một trí khôn hơn trăm trí khôn trang 33 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Một trí khôn hơn trăm trí khôn(từMột buổi sáng …đếnlấy gậy thọc vào hang.)

Một buổi sáng, đôi bạn dạo chơi trên cánh đồng. Chợt thấy một người thợ săn, chúng cuống quýt nấp vào một cái hang. Nhưng người thợ săn đã thấy dấu chân của chúng. Ông reo lên: “Có mà trốn đằng trời!” Nói rồi, ông lấy gậy thọc vào hang.

? – Tìm câu nói của người thợ săn.

– Cho biết câu nói ấy được đặt trong dấu gì.

Trả lời:Câu nói của người thợ săn : “Có mà trốn đằng trời !”

– Câu nói ấy được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2

Tìm các tiếng :

Trả lời :

a) Bắt đầu bằngr, dhoặcgi,có nghĩa như sau :

– Kêu lên vì vui mừng :reo

– Cố dùng sức để lấy về :giật

– Rắc gạt xuống đất để mọc thành cây :gieo

b) Cóthanh hỏihoặcthanh ngã, có nghĩa như sau :

– Ngược lại vớithật:giả

– Ngược lại vớito:nhỏ

– Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường :ngõ

Câu 3

a) Điền vào chỗ trốngr, dhaygi?

Trả lời :

Tiếng chim cùng bé tưới hoa

Mát trong từnggiọtnước hòa tiếng chim.

Vòm cây xanh, đố bé tìm

Tiếng nàoriêng giữatrăm nghìn tiếng chung.

ĐỊNH HẢI

b) Ghi vào những chữ in đậmdấu hỏihaydấungã ?

Trả lời :

Vẳngtừ vườn xa

Chim cànhthỏ thẻ

Ríu ríu đầu nhà

Tiếng bầy se sẻ.

Em đứngngẩnngơ

Nghe bầy chim hót

Bầu trời cao vút

Trong lời chim ca.

THANH QUẾ

Soạn bài Tập đọc: Chim rừng Tây Nguyên trang 34 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Quanh hồ Y-ơ-pao có những loài chim gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau và chỉ ra tên các loài chim:Nơi đây cất lên… nghenhư tiếng sáo.

Trả lời :

Quanh hồ Y-ơ-pao có những loài chim như: đại bàng, thiên nga, chim kơ púc

Câu 2

Tìm từ ngữ tả hình dáng, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của từng loài chim :

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau và chỉ ra tên các loài chim:Nơi đây cất lên… nghenhư tiếng sáo.

Trả lời :

a) Chim đại bàng: chân vàng, mỏ đỏ, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần vỗ cánh lại phát ra tiếng vi vu vi vút như hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.

b) Chim thiên nga : trắng muốt, đang bơi lội.

c) Chim kơ púc : mình đỏ chót, nhỏ như quả ớt , rướn cặp mỏ thanh mảnh lên hót, nghe như tiếng sáo.

Nội dung bài:sự phong phú, đa dạng và cuộc sống đông vui, nhộn nhịp của các loài chim trong rừng Tây Nguyên.

Bài đọc

Chim rừng Tây Nguyên

Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ Y-rơ-pao rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đáy hồ, mặt hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông.

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thắm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội. Những con chim kơ púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

Họ nhà chim đủ các loại, đủ các màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ, tiếng hót rộn vang cả mặt nước.

TheoTHIÊN LƯƠNG

– Chao lượn: bay nghiêng đi nghiêng lại trên trời.

– Rợp: (bóng che) kín.

– Hòa âm: phối hợp nhiều âm thanh cùng với nhau cùng lúc,

– Thanh mảnh: thon thả, xinh xắn.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu phẩy trang 35 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nói tên các loài chim trong những tranh sau :

(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt)

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

1. chào mào 2. chim sẻ 3. cò

4. đại bàng 5. vẹt

6. sáo sậu 7. cú mèo

Câu 2

Hãy gọi tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

(vẹt, quạ, khướu, cú, cắt)

Trả lời :

a) Đen nhưquạ

b) Hôi như

c) Nhanh nhưcắt

d) Nói nhưvẹt

e) Hót nhưkhướu

Câu 3

Chép lại đoạn văn dưới đây cho đúng chính tả sau khi thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy.

Gợi ý:

– Em đọc bài diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp để điền dấu chấm, dấu phẩy.

– Lưu ý: Sau dấu chấm phải viết hoa.

Trả lời :

Ngày xưa có đôi bạn Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

Soạn bài Tập đọc: Cò và Cuốc trang 37 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc câu hỏi của Cuốc ở đầu truyện.

Lời giải chi tiết:

Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi:

– Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao ?

Câu 2

Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn sau để xem thắc mắc của Cuốc: Từ đầu…chị phải khó nhọc thế này.

Lời giải chi tiết:

Cuốc hỏi như vậy vì nó thấy hàng ngày nhìn lên trời xanh, thấy Cò trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ có lúc Cò lại khó nhọc lội bùn, bắt tép như vậy.

Câu 3

Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì ?

Phương pháp giải:

Em hãy đọc câu trả lời của Cò ở cuối truyện:

“Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì!”

Lời giải chi tiết:

Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, đó là : phải có lúc lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.

Bài đọc

Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, vui sướng.

Bài đọc

Cò và Cuốc

Cò đang lội ruộng bắt tép. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:

– Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?

Cò vui vẻ trả lời:

– Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?

Cuốc bảo:

– Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa, không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.

Cò trả lời:

– Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. Còn áo bẩn muốn sạch thì khó gì!

Kiếm ăn xong, Cò tắm rửa, tấm áo lại trắng tinh, rồi cất cánh bay, đôi cánh dập dờn như múa.

TheoNGUYỄN ĐÌNH QUẢNG

– Cuốc: loài chim nhỏ, sống ở bụi cây gần nước, chỉ bay là là mặt đất, thường kêu “cuốc, cuốc”.

Trắng phau phau: trắng hoàn toàn, không có vệt màu khác.

Thảnh thơi: nhàn, không lo nghĩ nhiều.

Chính tả (Nghe – viết): Cò và Cuốc trang 38 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Cò và Cuốc (từ đầu đếnngại gì bẩn hở chị ?)

Cò đang lội ruộng bắt téo. Cuốc thấy vậy từ trong bụi rậm lần ra, hỏi:

– Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áp trắng sao?

Cò vui vẻ trả lời:

– Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị?

?– Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào?

– Cuối các câu trên có dấu gì ?

Trả lời :

– Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu hai chấm xuống dòng và dấu gạch đầu dòng.

– Cuối các câu trên có dấu chấm hỏi.

Câu 2

Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau :

Trả lời :

a)

riêng, giêng: riêng lẻ, tháng giêng.

dơi, rơi: con dơi, rơi rụng

dạ, rạ: lòng dạ, rơm rạ

b)

rẻ, rẽ: giá rẻ, rẽ ngang

mở, mỡ: mở cửa, mỡ màng

củ, cũ: củ sắn, sách cũ

Câu 3

Thi tìm nhanh :

a) Các tiếng bắt đầu bằngr(hoặcd, gi).

Trả lời :

– Các tiếng bắt đầu bằngr :rang, rác, rau, rán, rách, răng, ren, rét, rèm, rung rinh, rong, rêu, roi, rô, rỗng, rồng, ru, rừng, …

– Các tiếng bắt đầu bằngd :da, dạ, dành, dao, dạo, dặn dò, dẻo, dép, dê , dọc, dỗ, dỗi, dốt, dỡ, du dương, duyên, …

– Các tiếng bắt đầu bằnggi :gia đình, giá đỗ, tự giác, giặc, giặt giũ, giẻ lau, giọng, giỏ, giỗ, giục,…

b) Các tiếng cóthanh hỏi(hoặcthanh ngã).

– Các tiếng cóthanh hỏi :bẩn, biển, bỏng, cải, rẻ, rể, nhỏ, chủ, tủ, tổ, tổng, phở, quả, mở, nổ, mải, nghỉ, …

– Các tiếng cóthanh ngã :hãi, hoẵng, nghĩ, nhã nhặn, ngõ, ngỗng, ngã, chặt chẽ, chậm trễ, gãi, gỗ, gỡ, mũ, mũi, …

Tập làm văn: Đáp lại lời xin lỗi. Tả ngắn về loài chim trang 39 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Xin lỗi. Tớ vô ý quá !

– Không sao.

Câu 2

Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào ?

Gợi ý:Tùy vào mỗi tình huống, em đáp lại lời xin lỗi bằng thái độ lịch sự, tế nhị.

a) Một bạn vội, nói với em trên cầu thang : “Xin lỗi cho tới đi trước một chút.”

– Mời bạn đi.

b) Một bạn vô ý đụng người vào em, vội nói : “Xin lỗi. Tớ vô ý quá !”

– Không sao đâu.

c) Một bạn nghịch, làm mực bắn vào áo em, xin lỗi em : “Xin lỗi bạn. Mình lỡ tay thôi.”

– Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé ! Mình không sao.

d) Bạn xin lỗi em vì quên mang sách trả em : “Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.”

– Không sao đâu, mình cũng chưa cần sách ngay.

Câu 3

Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn :

Gợi ý:Em đọc kĩ các câu văn miêu tả chim gáy và sắp xếp theo thứ tự:

giới thiệu về chú chim – đặc điểm nổi bật – hoạt động – âm thanh gắn với làng quê.

Trả lời :

Thứ tự đúng : b – a – d – c

b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.

a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.

d) Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc đa.

c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù … cu”, làm cho cánh đồng quê yên ả.

Tuần 23. Muông thú

Soạn bài Tập đọc: Bác sĩ Sói trang 41 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Bác sĩ Sói

1.Thấy Ngựa đang ăn cỏ, Sói thèm rỏ dãi. Nó toan xông đến ăn thịt Ngựa, nhưng lại sợ Ngựa chạy mất. Nó bèn kiếm một cặp kính đeo mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu. Xong, nó khoan thai tiến về phía Ngựa.

2.Sói đến gần, Ngựa mới phát hiện ra. Biết là cuống lên thì chết, Ngựa bình tĩnh đợi xem Sói giở trò gì.

Sói đến gần Ngựa, giả giọng hiền lành, bảo:

– Bên xóm mời ta sang khám bệnh. Ta đi ngang qua đây, nếu cậu có bệnh, ta chữa giúp cho.

Ngựa lễ phép:

– Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu.

Sói đáp:

– Chà! Chà! Chữa làm phúc, tiền với nong gì. Đau thế nào? Lại đây ta xem.

– Đau ở chân sau đấy ạ. Phiền ông xem giúp.

3.Sói mừng rơn, mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.

Ngựa nhón nhón chân sau, vờ rên rỉ. Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra…

TheoLA-PHÔNG-TEN

(Huỳnh Lýdịch)

Khoan thai: thong thả, không vội vã.

Phát hiện: nhận ra, tìm ra.

Bình tĩnh: không sợ hãi hoặc nóng vội.

Làm phúc: giúp người khác không lấy tiền của.

Đá một cú trời giáng: đá một cái rất mạnh.

Câu 1

Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn đầu truyện.

Trả lời :

Từ ngữ tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa :Sói thèm rỏ dãi, nó toan xông đến ăn thịt Ngựa.

Câu 2

Sói làm gì để lừa Ngựa ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Để lừa Ngựa, Sói đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh : nó kiếm một cặp kính đeo lên mắt, một ống nghe cặp vào cổ, một áo choàng khoác lên người, một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.

Câu 3

Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Ngựa biết là cuống lên thì chết nên giả đau chân, lễ phép nhờ Sói chữa giúp :

– Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân quá. Ông làm ơn chữa giúp cho. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu.

Câu 4

Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Cảnh Sói bị Ngựa đá : Sói mon men lại phía sau, định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa. Ngựa nhón chân sau, vờ rên rỉ, khi thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm, nó tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói vật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.

Câu 5

Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý dưới đây :

a) Sói và Ngựa

b)Lừa người lại bị người lừa.

c) Anh Ngựa thông minh.

Dựa vào nội dung câu chuyện và gợi ý của sách giáo khoa, em tự suy nghĩ để đặt tên cho truyện, sao cho tên truyện phù hợp với nội dung truyện là được.

Gợi ý :

Em có thể đặt tên truyện như sau: “Đáng đời kẻ lừa bịp”; “Một cú trả miếng ngoạn mục”; “Kẻ gian bị trừng phạt”, …

Nội dung bài :Câu chuyện khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.

Kể chuyện: Bác sĩ Sói trang 42 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Bác sĩ Sói.

Gợi ý:Em hãy quan sát kĩ các bức tranh, kết hợp với nội dung đã đọc và kể lại truyện.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Tranh 1: Trông thấy Ngựa đang gặm cỏ, Sói ta thèm thuồng đến rỏ dãi.

– Tranh 2: Sói cải trang thành bác sĩ với cặp kính đeo mắt, đầu đội mũ chữ thập, khoác áo choàng trắng, đeo ống nghe và tiến đến gần Ngựa.

– Tranh 3: Sói mon men tiếng lại gần Ngựa và dụ dỗ. Ngựa nhón nhón chân vờ cho Sói khám bệnh.

Tranh 4 :Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.

Câu 2

Phân vai, dựng lại câu chuyện.

Phân vai theo sự sắp xếp của thầy cô giáo : Ngựa, Sói và người dẫn chuyện.

Lưu ý:

– Vai Sói: giọng gian xảo, giả bộ nhân từ.

– Ngựa: điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.

– Người dẫn chuyện: vui vẻ, hài hước.

Chính tả (Tập chép): Bác sĩ Sói trang 43 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tập chép :Bác sĩ Sói

Muốn ăn thịt Ngựa, Sói giả làm bác sĩ, đến gần Ngựa, bảo: “Có bệnh, ta chữa giúp cho.” Ngựa biết mưu của Sói, vờ nhờ Sói khám giúp chân sau. Sói định cắn vào chân cho Ngựa hết chạy, nhưng Ngựa đã kịp thời tung vó, đá cho Sói một cú trời giáng.

?– Tìm tên riêng trong bài chính tả ?

– Lời nói của Sói được đặt trong dấu gì ?

Trả lời:

– Tên riêng trong bài chính tả : Sói, Ngựa

– Lời nói của Sói được đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 2

Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Trả lời :

a) –(lối, nối) :nốiliền,lốiđi

– (lửa, nửa): ngọnlửa, mộtnửa

b)–(ước, ướt):ướcmong, khănướt

– (lược, lượt): lầnlượt, cáilược

Câu 3

Thi tìm nhanh các từ :

Trả lời:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằngl(hoặcn)

– Chứa tiếng bắt đầu bằngl: lá, lạ, lạc, lái, lãi, lão, lắm, lẻ, lê, lễ, lịch, lo lắng, lỗ, lông, lộc, lội, lớn, liền, lũ lụt, lung lay, lưng, …

– Chứa tiếng bắt đầu bằngn: na, nảy, nách, nanh, năm, nắm, nặn, nắp, nẻ, ném, nếm, nến, nết, no, nọc, non, nón, nõn, núi, …

b) Chứa tiếng có vầnươc(hoặcươt).

– Chứa tiếng có vầnươc: ước, bước, cược, dược, được, hài hước, lược, nước, rước, bắt chước, …

– Chứa tiếng có vầnươt: ướt, sướt mướt, lượt, rượt, vượt, trượt, say khướt, …

Soạn bài Tập đọc: Nội quy đảo khỉ trang 43 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Nội quy Đảo Khỉ

Sau một lần đi chơi xa, Khỉ Nâu về quê nhà. Cảnh vật nhiều thay đổi. Thấy một tấm biển lớn ngay bến tàu, Khỉ Nâu bèn theo mấy khách du lịch đến xem.

NỘI QUY ĐẢO KHỈ
Đảo Khỉ là khu vực bảo tồn loài khỉ.
Khách đến tham quan Đảo Khỉ cần thực hiện những quy định dưới đây:
1. Mua vé tham quan trước khi lên đảo.
2.Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.
3.Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ.
4.Giữ gìn vệ chung trên đảo.
Ngày 15 tháng 1 năm 1990
BAN QUẢN LÍ ĐIỂM DU LỊCH ĐẢO KHỈ

Đọc xong, Khỉ Nâu cười khành khạch tỏ vẻ khoái chí.

NGUYỄN TRUNG

Du lịch: đi chơi xa cho biết đó đây

Nội quy: những điều quy định mà mọi người phải theo.

Bảo tồn: giữ lại, không để mất đi.

Tham quan: xem, thăm một nơi để mở rộng hiểu biết.

Quản lí: trông coi và giữ gìn.

Khoái chí: thích thú.

Câu 1

Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều ?

Gợi ý:Em hãy đọc bảng NỘI QUY ĐẢO KHỈ và chỉ ra những điều mà du khách phải thực hiện theo.

Trả lời :

Nội quy Đảo Khỉ có 4 điều.

Câu 2

Em hiểu những điều quy định nói trên như thế nào ?

Trả lời :

Em hiểu những điều quy định trong nội quy là để mọi người thực hiện khi tham quan Đảo Khỉ. Cụ thể:

1. Mua vé tham quan trước khi lên đảo: Mọi quý khách khi lên đảo đều phải mua vé.

2. Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng : nếu trêu chọc, thú sẽ tức giận, dễ gây nguy hiểm cho con người.

3. Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ : vì thức ăn lạ có thể làm thú mắc bệnh hoặc chết.

4. Giữ gìn vệ sinh chung trên đảo: cần giữ vệ sinh sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, … làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thú.

Câu 3

Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí ?

Trả lời :

Khỉ Nâu lại khoái chí vì thấy Đảo Khỉ được chăm sóc, bảo vệ rất cẩn thận và chu đáo. Người đến thăm Đảo Khỉ luôn tuân thủ đúng nội quy của đảo.

Nội dung bài :Nội quy là những điều quy định mà mọi người phải tuân theo.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? trang 45 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm thích hợp.

Gợi ý:

– Thú dữ là loài thú ăn thịt, thường có kích thước to lớn, chúng khá hung dữ và có thể tấn công cả con người.

– Thú không nguy hiểm: chủ yếu là những con thú ăn cỏ, lá cây. Đa số chúng không gây nguy hiểm cho con người.

Trả lời :

a) Thú dữ, nguy hiểm : hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, bò rừng, tê giác

b) Thú không nguy hiểm : thỏ, ngựa vằn, khỉ, vượn, sóc, chồn, cáo, hươu

(hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư tử, thỏ, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê giác, sóc, chồn, cáo, hươu)

Câu 2

Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời những câu hỏi sau :

Trả lời:

a) Thỏ chạy như thế nào ?

– Thỏ chạy nhanh như tên bắn.

b) Sóc chuyền từ cành này sang cành khác như thế nào ?

– Sóc chuyền từ cành này sang cành khác nhanh thoăn thoắt.

c) Gấu đi như thế nào ?

– Gấu đi khệnh khạng.

d) Voi kéo gỗ như thế nào ?

– Voi kéo gỗ chạy băng băng.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây :

Gợi ý:Bộ phận in đậm trong câu chỉ đặc điểm của sự vật.Em sử dụng mẫu câu hỏi về đặc điểm của sự vật:như thế nào ?

a) Trâu càyrất khỏe.

Trâu cày như thế nào ?

b) Ngựa phinhanh như bay.

– Ngựa phi như thế nào ?

c) Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèmrỏ dãi.

Thấy chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói như thế nào ?

d) Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cườikhành khạch.

– Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào ?

Tập đọc: Sư Tử xuất quân trang 46 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Sư Tử xuất quân

Sư Tử bàn chuyện xuất quân

Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài

Nhỏ to, khỏe yếu muôn loài

Ai ai cũng được tùy tài lập công:

Voi vận tải trên lưng quân bị

Vào trận sao cho khỏe như voi.

Công đồn, Gấu phải kịp thời,

Cáo nhiều mưu kế tính bài quân cơ.

Mẹo lừa địch, phải nhờ chú Khỉ…

Bỗng có người nảy ý tâu Vua:

“Người ta bảo ngốc như Lừa

Nhát như Thỏ Đế, xin chưa vội dùng.”

“Không! – Vua phán – Trẫm dùng cả chứ!

Loại họ ra, đội ngũ không yên

Anh Lừa lo chuyện gạo tiền,

Giấy tờ Thỏ chạy giao liên tài tình.”

Đã rằng khiển tướng, điều binh

Nhìn người giao việc cho tinh mới tài.

Phỏng theoLA PHÔNG-TEN

(Nguyễn Minhdịch)

– Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc.

– Thần dân: người dân ở nước có vua.

– Quân bị:các vật dùng của quân đội,

– Công đồn:đánh đồn.

– Quân cơ: việc quan trọng, bí mật của quân đội.

– Giao liên: liên lạc.

– Khiển tướng, điều binh: chỉ huy quân đội.

Câu 1

Sư Tử muốn giao việc cho thần dân bằng cách nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc 4 câu thơ đầu và nhận xét về cách giao việc cho thần dân của Sư Tử.

Trả lời :

Sư Tử muốn giao việc cho thần dân bằng cách : không kể nhỏ to, khỏe yếu đều có thể trổ tài lập công.

Câu 2

Voi, Gấu, Cáo, Khỉ được giao những việc gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau:Voi vận tải… nhờ chú Khỉ, chỉ ra nhiệm vụ của từng loài vật.

Trả lời :

Căn cứ vào sức lực, tài trí của từng người mà Sư Tử giao việc :

– Voi làm nhiệm vụ vận tải vì to khỏe.

– Gấu làm nhiệm vụ công đồn vì gan dạ dũng cảm.

– Cáo làm nhiệm vụ tham mưu vì có nhiều mưu kế.

– Khỉ làm nhiệm vụ đánh lừa kẻ địch vì có nhiều mưu mẹo.

Câu 3

Vì sao Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau và tìm lí do:Bỗng có người nảy ý tâu Vua…đến hết.

Trả lời :

Sư Tử là vị vua có tài trong điều binh khiển tướng. Căn cứ vào tài năng, sở trường của từng người mà giao việc, để họ có thể phát huy được tài năng của mình, góp thêm sức mạnh đánh thắng kẻ thù. Từ suy nghĩ đó mà Sư Tử vẫn giao việc cho Lừa và Thỏ

Câu 4

Chọn một tên khác cho bài thơ theo gợi ý dưới đây :

a) Ông vua khôn ngoan.

b) Nhìn người giao việc.

c) Ai cũng có ích.

Em đọc lại bài thơ và đặt tên phù hợp với nội dung bài.

Trả lời:

Có thể đặt tên cho bài thơ như sau:Điều binh khiển tướng, Ông vua tài giỏi, Tài dụng người, Đúng người đúng việc…

Chính tả (Nghe – viết): Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên trang 48 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên

Hằng năm, cứ đến mùa xuân, đồng bào Ê-đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi. Hàng trăm con voi nục nịch kéo đến. Mặt trời chưa mọc, từ các buôn, bà con đã nườm nượp đổ ra. Các chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ, cổ đeo vòng bạc…

?Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?

Trả lời: Những chữ trong bài chính tả được viết hoa :

– Tên bài chính tả : Ngày

– Tên riêng : Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông.

– Những chữ đứng đầu câu : Hằng, Hàng, Mặt, Các.

Câu 2

a) Điền vào chỗ trốnglhayn?

Trả lời :

Năm gian lều cỏ thấple te

Ngõ tối đêm sâu đóm lậplòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lónglánh bóng trăngloe.

NGUYỄN KHUYẾN

b) Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ô trống :

Trả lời:

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Tập làm văn: Đáp lời khẳng định. Viết nội quy trang 49 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đọc lời các nhân vật trong tranh sau :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ ?

– Có chứ !

– Hay quá !

Câu 2

Nói lời đáp của em :

Gợi ý:Em đáp lại lời khẳng định phù hợp với mỗi tình huống, thể hiện thái độ lịch sự và lễ phép.

Trả lời:

a)

– Mẹ ơi, đây có phải con hươu sao không ạ ?

– Phải đấy, con ạ.

– Nó giống con hươu trong phim thế, mẹ nhỉ ?

b)

– Con báo trèo được cây không ạ ?

– Được chứ ! Nó trèo giỏi lắm.

– Ôi ! Nó giỏi quá mẹ ạ.

c)

– Thưa bác, bạn Lan có nhà không ạ ?

– Có, Lan đang học bài trên gác.

– Cháu muốn gặp bạn ấy một chút. Cháu xin phép bác lên gặp Lan được không ạ ?

Câu 3

Đọc và chép lại từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường em.

Trả lời:

– Lễ phép, kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi, nhường nhịn và giúp đỡ em nhỏ.

– Thương yêu, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ.

– Không xả rác bừa bãi trong trường và nơi công cộng. Không vẽ bẩn lên tường, bàn ghế, luôn giữ gìn của công, bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Tuần 24. Muông thú

Tập đọc: Quả tim khỉ trang 50 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Quả tim khỉ

1.Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát.

Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc nhiên:

– Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

– Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.

Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.

2.Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:

– Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim của bạn.

Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:

– Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà. Mau đưa tôi về lấy, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.

3.Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây, mắng:

– Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.

4.Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước, lủi mất.

TheoTRUYỆN ĐỌC 1, 1994

Dài thượt: dài quá mức bình thường.

Tí hí: (mắt) quá hẹp, nhỏ.

Trấn tĩnh: lấy lại bình tĩnh.

Bội bạc: xử tệ với người đã cứu giúp mình.

– Tẽn tò: xấu hổ (mắc cỡ).

Câu 1

Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Khỉ đối xử với Cá Sấu rất thân thiện : Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho bạn ăn.

Câu 2

Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Cá Sấu định lừa Khỉ bằng cách vờ mời Khỉ tới chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi trên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn.

Câu 3

Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 và 3 của truyện, chú ý tới lời nói của Khỉ.

Trả lời:

Khỉ đã nghĩ ra mẹo: giả vờ sẵn sàng giúp đỡ Cá Sấu, bảo Cá Sấu quay lại bờ để lấy quả tim đang để ở nhà.

Câu 4

Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3 và 4 của truyện.

Trả lời :

Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất vì nó xấu hổ khi bị lộ rõ bộ mặt của kẻ bội bạc.

Câu 5

Hãy tìm những từ nói lên tính nết của hai con vật :

Gợi ý:Qua quy nghĩ và hành động của 2 con vật trong truyện, em hãy nhận xét tình nết của chúng.

Trả lời :

– Khỉ : tốt bụng, thật thà, thông minh.

– Cá Sấu : gian dối, độc ác, ngu ngốc

Nội dung bài :Những kẻ dối trá, bội bạc như Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn.

Kể chuyện: Quả tim khỉ trang 52 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

– Em hãy quan sát kĩ các bức tranh, kết hợp nội dung đã học để kể lại câu chuyện.

Chú ý: lời kể tự nhiên, sinh động, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật.

Lời giải chi tiết

1. Dựa vào các bức tranh sau, hãy kể từng đoạn câu chuyệnQuả tim khỉ:

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Gợi ý:

– Tranh 1 :Bên bờ sông, Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã khi không có ai chơi cùng. Biết vậy, Khỉ đã mời Cá Sấu kết bạn.

– Tranh 2 :Một hôm, Cá Sấu vờ mời Khỉ tới chơi nhà. Sau khi đưa Khỉ ra xa bờ, Cá Sấu nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng cho vua Cá Sấu ăn, chữa bệnh.

– Tranh 3 :Cá Sấu đưa Khỉ về nhà lấy quả tim. Khỉ đu vút lên cành cây và mắng con vật bội bạc.

– Tranh 4 :Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước.

2. Phân vai, dựng lại câu chuyện.

– Em hãy phân vai theo sự hướng dẫn của thầy cô : vai Cá Sấu, Khỉ và người kể chuyện.

Chính tả (Nghe – viết): Quả tim khỉ trang 53 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Quả tim khỉ(từBạn là ai ? …đếnhoa quả mà Khỉ hái cho.)

– Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ?

– Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.

Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.

?– Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao ?

Trả lời:Những chữ trong bài chính tả phải viết hoa đó là :

+ Tên riêng : Khỉ, Cá Sấu

+ Từ đứng đầu mỗi câu : Bạn, Vì, Tôi, Từ.

?Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sau dấu gì ?

Trả lời:

+ Lời của Khỉ :Bạn là ai ? Vì sao bạn khóc ?

+ Lời của Cá Sấu :Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

Những lời nói ấy đặt sau dấu gạch đầu dòng.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a) shayx?

say sưa,xay lúa

xông lên, dòngsông

b)uthayuc?

– chúcmừng, chăm chút

– lụtlội, lụclọi

Câu 3

a)Tên nhiều con vật thường bắt đầu bằngs:sói, sẻ, sứa, …

Gợi ý:sói, sẻ, sứa, sao biển, sên, sâu, sáo, sơn ca, sư tử, sóc, sếu, sam, sò,…

b) Tìm tiếng có vầnuchoặc vầnut, có nghĩa như sau :

–Co lại :rút

–Dùng xẻng lấy đất, đá, cát … :xúc

–Chọi bằng sừng hoặc đầu :húc

Tập đọc: Gấu trắng là chúa tò mò trang 53 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Gấu trắng là chúa tò mò

Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật đều có bộ lông trắng: chim ưng trắng, cú trắng, thỏ trắng, đến gấu cũng trắng nốt. Gấu trắng là con vật to khỏe nhất. Nó cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô-gam.

Đặc biệt, gấu trắng rất tò mò. Có lần, một thủy thủ rời tàu đi dạo. Trên đường trở về, thấy một con gấu trắng đang xông tới, anh khiếp đảm bỏ chạy. Gấu đuổi theo. Sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ. Thấy mũ, gấu dừng lại, đánh hơi, lấy chân lật qua lật lại chiếc mũ. Xong, nó lại đuổi. Anh thủy thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàng… Mỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại , tò mò xem xét. Nhưng vì nó chạy rất nhanh nên suýt nữa thì tóm được anh. May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, vừa sợ vừa rét run cầm cập.

TheoLÊ QUANG LONG, NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

– Bắc Cực: nơi tận cùng ở phía bắc Trái Đất, quanh năm giá lạnh.

– Thủy thủ: người làm việc trên tàu thủy.

– Khiếp đảm: quá sợ hãi.

Câu 1

Hình dáng của chú gấu trắng như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu… nặng tới 800 ki-lô-gam.

Trả lời :

Hình dáng của chú gấu trắng : to khỏe, cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô-gam.

Câu 2

Tính nết của chú gấu trắng có gì đặc biệt ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau: Đặc biệt… đến hết, chỉ ra tình nết của gấu trắng.

Trả lời:

– Tính nết của chú gấu trắng rất tò mò.

Câu 3

Người thủy thủ đã làm cách nào để khỏi bị gấu vồ ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau: Đặc biệt… đến hết.

Trả lời :

– Để khỏi bị gấu vồ người thủy thủ vừa chạy vừa ném lại mũ, găng tay, khăn, áo choàng,… để gấu dừng lại xem xét.

Nội dung bài :Gấu Bắc Cực là một con vật tò mò. Nhờ biết đặc điểm này của chúng mà người thủ thủ đã thoát nạn.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy trang 55 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó :

tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

– Cáo tinh ranh.

– Thỏ nhút nhát.

– Nai hiền hành.

– Gấu tò mò.

– Sóc nhanh nhẹn.

– Hổ dữ tợn.

Câu 2

Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây :

Trả lời :

a) Dữ nhưhổ (cọp).

b) Nhát nhưthỏ.

c) Khỏe nhưvoi.

d) Nhanh nhưsóc.

(thỏ, voi, hổ (cọp), sóc)

Câu 3

Điềndấu chấmhaydấu phẩyvào ô trống :

Gợi ý:Em đọc diễn cảm, ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy hoàn thành đoạn văn.

Trả lời :

Từ sáng sớm,Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú.Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang.Ngoài đường,người và xe đi lại như mắc cửi.Trong vườn thú,trẻ em chạy nhảy tung tăng.

Soạn bài Tập đọc: Voi nhà trang 56 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Voi nhà

Gần tối, cơn mưa rừng ập xuống. Chiếc xe của chúng tôi bỗng khựng lại.

Tứ rú ga mấy lần nhưng xe không nhúc nhích. Hai bánh trước đã vục xuống vũng lầy. Chúng tôi đành ngồi thu lu trong xe, chịu rét qua đêm.

Gần sáng, trời tạnh. Tứ nhảy xuống nhìn, lắc đầu:

– Thế này thì hết cách rồi !

Bỗng Cần kêu lên:

– Chạy đi ! Voi rừng đấy !

Mọi người vội vã nép vào lùm cây ven đường.

Một con voi già lừng lững tiến về chiếc xe. Tứ chộp lấy khẩu súng. Cần vội ngăn lại:

– Không được bắn!

Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe.

Tứ lo lắng:

– Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi !

Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.

Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà.

TheoNGUYỄN TRẦN BÉ

Voi nhà: voi được người nuôi, dạy để làm một số việc.

Khựng lại: dừng lại đột ngột vì một tác động bất ngờ.

Rú ga: tăng thêm ga cho máy nổ mạnh.

Vục(xuống vũng) : chúi nhập hẳn xuống.

Thu lu: Thu mình gọn nhỏ lại.

Lừng lững: to lớn và như từ đầu hiện ra trước mắt, gây ấn tượng đáng sợ.

Câu 1

Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau và tìm nguyên nhân mọi người phải ngủ đêm trong rừng:Từ đầu… chịu rét qua đêm.

Trả lời :

Những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng vì cơn mưa rừng đã khiến hai chiếc bánh trước của xe ô tô lún xuống vũng lầy.

Câu 2

Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau, chú ý tới tâm trạng lo lắng của mọi người:Bỗng Cần kêu… Phải bắn thôi!

Trả lời :

Khi thấy con voi đến gần xe, mọi người vội vã núp vào lùm cây ven đường. Tứ chộp lấy khẩu súng định bắn voi vì lo nó đập tan chiếc xe.

Câu 3

Con voi đã giúp họ như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau và chỉ ra việc mà voi đã giúp đỡ mọi người:Nhưng kìa…đến hết.

Trả lời :

Con voi đã giúp họ bằng cách : quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.

Nội dung :Chú voi nhà thông minh, tình nghĩa khi đã giúp các anh bộ đội kéo xe ra khỏi vũng lầy.

Chính tả (Nghe – viết): Voi nhà trang 57 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :Voi nhà (từCon voi lúc lắc vòi …đếnhướng bản Tun.)

Con voi lúc lắc vòi ra hiệu điều gì đó, rồi đến trước mũi xe.

Tứ lo lắng:

– Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi!

Nhưng kìa, con voi quặp chặt vòi vào đầu xe và co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. Lôi xong, nó huơ vòi về phía lùm cây rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.

?Tìm câu có dấu gạch ngang và câu có dấu chấm than.

Trả lời:Câu có dấu gạch ngang và câu có dấu chấm than là :

Tứ lo lắng :

– Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi !

?Viết các tiếnghuơ, quặp

Câu 2

a) Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Trả lời :

–(xâu, sâu):sâubọ,xâukim

–(sắn, xắn): củsắn,xắntay áo

–(xinh, sinh):sinhsống,xinhđẹp

–(sát, xát):xátgạo,sátbên cạnh.

b) Tìm những tiếng có nghĩa để điền vào ô trống :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Tập làm văn: Đáp lời phủ định. Nghe – trả lời câu hỏi trang 58 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.

– Ở đây không có ai tên Hoa đâu, cháu à.

– Thế ạ ? Cháu xin lỗi cô.

Câu 2

Nói lời đáp của em :

Gợi ý:Tùy mỗi tình huống, em đáp lại lời phủ định với thái độ lịch sụ, nhã nhặn và lễ phép với người lớn.

Trả lời:

a)

– Cô làm ơn chỉ giúp cháu nhà bác Hạnh ở đâu ạ.

– Rất tiếc, cô không biết, vì cô không phải người ở đây.

– Dạ thế ạ ? Cháu xin lỗi cô.

b)

– Bố ơi, bố có mua được sách cho con không ?

– Bố chưa mua được đâu.

– Thế ạ ? Vậy để mai mua sau cũng được ạ.

c)

– Mẹ có đỡ mệt không ạ ?

– Mẹ chưa đỡ mấy.

– Vậy mẹ nằm nghỉ thêm cho khỏe mẹ nhé.

Câu 3

Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi :

Vì sao ?

“Một cô bé lần đầu về quê chơi. Gặp cái gì, cô cũng lấy làm lạ. Thấy con vật đang ăn cỏ, cô hỏi cậu anh họ:

–Sao con bò này không có sừng hả anh?

Cậu này đáp:

– Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là con ngựa”.

(TheoTiếng cười tuổi học trò)

Trả lời :

a) Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?

–Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy cái gì cùng lạ.

b) Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?

–Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi cậu anh họ: “Sao bò này không có sừng hả anh?”

c) Cậu bé giải thích vì sao bò không có sừng?

– Cậu anh họ giải thích vì sao bò không có sừng vì nhiều lí do. Có con bị gãy sừng, có con còn non, chưa có sừng.

d) Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?

–Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là một con ngựa.

Tuần 25. Sông biển

Tập đọc: Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 60 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Sơn Tinh, Thủy Tinh

1.Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.

2.Hùng Vương chưa biết chọn ai, bèn nói:
– Ngày mai, ai đem lễ vật đến trước thì được lấy Mị Nương. Hãy đem đủ một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và được đón dâu về.

3.Thủy Tinh đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng tức giận, cho quân đuổi đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn. Nhà cửa, ruộng đồng chìm trong biển nước. Sơn Tinh hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.
Từ đó, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt khắp nơi nhưng lần nào Thủy Tinh cũng chịu thua.

TheoTRUYỆN CỔ VIỆT NAM

Cầu hôn: xin lấy ngưởi con gái làm vợ.

Lễ vật: đồ vật để biếu, tặng, cúng.

Ván: tấm gỗ phẳng và mỏng để bày thức ăn lên.

Nệp(đệp) : đồ đan bằng tre nứa để đựng thức ăn.

Ngà: răng của voi mọc dài, chìa ra ngoài miệng.

Cựa: móng nhọn ở phía sau chân gà trống.

Hồng mao: bờm (ngựa).

Câu 1

Những ai đến cầu hôn Mị Nương ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Có hai vị thần tới cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Câu 2

Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 của truyện để biết sự phân xử của Hùng Vương.

Trả lời :

Để phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn, Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về.

Câu 3

Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần diễn ra như sau : Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, mang quân đuổi theo. Chàng hô mưa, gọi gió dâng nước lên cuồn cuộn, nhằm nhấn chìm Sơn Tinh. Sơn Tinh cũng không vừa, chàng hóa phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, chặn đứng dòng nước của Thủy Tinh, cuộc chiến kéo dài từ ngày này sang ngày khác. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức, đành ngậm đắng nuốt cay rút lui.

Câu 4

Câu chuyện này nói lên điều gì có thật ?

a) Mị Nương rất xinh đẹp.

b) Sơn Tinh rất tài giỏi.

c) Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường.

Trả lời :

Câu chuyện cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống từ hàng nghìn năm nay đó là : nhân dân ta phòng chống lũ lụt rất kiên cường.

Nội dung bài :Chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.

Kể chuyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 62 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Sắp xếp lại thứ tự các tranh bên theo nội dung câu chuyệnSơn Tinh, Thủy Tinh.

Gợi ý:Em quan sát kĩ các tranh, kết hợp với nội dung đã đọc và sắp xếp lại cho đúng thứ tự.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

Thứ tự đúng : 3 – 2 – 1

Câu 2

Dựa vào kết quả của bài tập 1, hãy kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.

Trả lời:

Tranh 1: Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng tới cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng phân xử bằng cách yêu cầu ai mang đầy đủ lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Tranh 2: Sơn Tinh mang lễ vật tới trước được rước được Mị Nương về núi.

Tranh 3: Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, đưa quân đuổi đánh Sơn Tinh. Cuộc chiến của hai vị thần diễn ra vô cùng kịch liệt. Cuối cùng Thủy Tinh đuối sức đành phải rút lui.

Câu 3

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương,người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một ngườichồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làmrể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh – chúa vùng non cao. Một ngườilà ThuỷTinh – vua vùngnước thẳm. Để lựa chọn, VuaHùng ra điềukiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp,mộttrămnệp bánhchưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao đếntrước thi ta sẽgả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc,cưới đượcMịNương. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đemquân đuổi theođòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước ngập ruộng đồng, nhà cửa. Sơn Tinh không hềnao núng. Thầndùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, ngăn chặndòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinhđuốisứcphải chịuthua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng mang thất bại trởvề.

Chính tả (Tập chép): Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 62 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tập chép :Sơn Tinh, Thủy Tinh(từ đầu đến …cầu hôn công chúa.)

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa.

?Tìm và viết các tên riê ng trong bài chính tả.

– Tên riêng trong bài chính tả : Hùng Vương, Mị Nương.

Câu 2

Trả lời :

a) Điền vào chỗ trốngchhaytr?

trú mưa-chú ýtruyền tin-chuyền cànhchở hàng-trở về

b) Ghi vào những chữ in đậmdấu hỏihaydấu ngã?

– sốchẵn– sốlẻ– chămchỉ– lỏnglẻo– mệtmỏi– buồn

Câu 3

Thi tìm từ ngữ

Trả lời:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằngch(hoặctr).

– Tiếng bắt đầu bằngch: cha mẹ, chán nản, vị chát, nước chảy, chăm chỉ, chặt cây, che chở, chèn ép, chép bài, chị em, kim chỉ, chim chóc, chằng chịt, chong chóng, chu đáo, …

– Tiếng bắt đầu bằngtr: kiểm tra, trăng tròn, con trâu, cá trê, trên dưới, tri thức, trông thấy, đường trơn, tên trộm, trung thành, vũ trụ, trưng bày, trứng gà, …

b) Chứa tiếng cóthanh hỏi(hoặcthanh ngã)

– Các tiếng cóthanh hỏi :bảo, bẩn, lẩm bẩm, bẻ, biển, bỏng, rể, nhỏ, tủ, tổ, quả, nở, mở, nghỉ, …

– Các tiếng cóthanh ngã :hãi, ngạo nghễ, nghĩ, nhã nhặn, nhãi, ngõ, ngỗng, ngã, chặt chẽ, chậm trễ, gỗ, mũ, mũi, …

Soạn bài Tập đọc: Dự báo thời tiết trang 63 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Kể tên các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin.

Trả lời :

Các vùng được dự báo thời tiết trong bản tin đó là : phía tây Bắc Bộ, phía đông Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ, khu vực Hà Nội.

Câu 2

Nơi em ở thuộc vùng nào ? Bản tin nói về thời tiết vùng này ra sao ?

Em hãy xem lại khu vực mình đang ở và chú ý thời tiết của vùng đó trong bản tin.

Trả lời:

– Em ở Nghệ An, nằm trong khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

– Thời tiết vùng này : ngày nắng, có nơi có mưa rào rải rác. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 25 đến 33 độ.

Câu 3

Em sẽ làm gì nếu biết trước :

a) Ngày mai trời nắng ?

– Nếu trời nắng em cần phơi quần áo, chăn màn ướt, mang ô, mũ khi đi học.

b) Ngày mai trời mưa ?

– Nếu trời mưa em cần chuẩn bị áo mưa hoặc ô để tránh bị ướt.

Câu 4

Theo em, dự báo thời tiết có ích lợi gì ?

Trả lời:

Dự báo thời tiết có nhiều lợi ích trong cuộc sống con người. Giúp chúng ta chủ động trong công việc và dự phòng để tránh những thiên tai xảy ra. Hạn chế thấp nhất sự thiệt hại về người và của. Đồng thời căn cứ vào thời tiết mà chủ động tiến hành công việc đúng mùa màng thời vụ …

Bài đọc

Dự báo thời tiết

  • – Phía tây Bắc Bộ :

Ngày nắng. Gió tây cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 28 đến 34 độ.

  • – Phía đông Bắc Bộ :

Ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 26 đến 31 độ.

– Các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên – Huế :

Ngày nắng, có nơi có mưa rào rải rác. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 25 đến 33 độ.

  • – Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận :

Ngày nắng, nóng. Gió tây cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 28 đến 34 độ.

  • – Các tỉnh Tây Nguyên :

Ngày nắng. Gió tây cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 20 đến 31 độ.

  • – Các tỉnh Nam Bộ :

Ngày nắng. Chiều tối có mưa rào rải rác. Gió tây nam cấp 3, cấp 4. Nhiệt độ từ 26 đến 33 độ.

  • – Khu vực Hà Nội :

Ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2, cấp 3. Nhiệt độ từ 27 đến 32 độ.

TheoBẢN TIN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Ngày 29 tháng 9 năm 2002

– Dự báo: báo trước.

– Thời tiết: tình hình mưa, nắng, nóng, lạnh,…

– Gió tây: gió thổi từ phía tây lại.

– Nhiệt độ:độ nóng, lạnh.

– Gió đông bắc: gió thổi từ phía đông bắc lại.

– Gió tây nam:gió thổi từ phía tây nam lại.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? trang 64 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tìm các từ ngữ có tiếngbiển:

M: tàu biển, biển cả

Trả lời:

biển khơi, biển xanh, biển đảo, biển xa, cửa biển, sóng biển, bờ biển, nước biển, cá biển, bãi biển, …

Câu 2

Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau :

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được :sông

b) Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi :suối

c) Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền :hồ

(suối, hồ, sông)

Câu 3

Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu sau :

Gợi ý:Cụm từ in đậm chỉ nguyên nhân của sự việc, vì vậy em sử dụng câu hỏivì sao?

Không được bơi ở đoạn sông nàyvì có nước xoáy.

Trả lời :

Vì sao không được bơi ở đoạn sông này ?

Câu 4

Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, trả lời các câu hỏi sau :

Trả lời :

a) Vì saoSơn Tinh lấy được Mị Nương ?

– Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì mang đầy đủ lễ vật đến trước Thủy Tinh.

b)Vì saoThủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh ?

– Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh vì muốn cướp lại Mị Nương.

c)Vì saonước ta có nạn lụt ?

– Nước ta có nạn lụt vì năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

Tập đọc: Bé nhìn biển trang 65 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Bé nhìn biển

Nghỉ hè với bố

Bé ra biển chơi

Tưởng rằng biển nhỏ

Mà to bằng trời.

Như con sông lớn

Chỉ có một bờ

Bãi giằng với sóng

Chơi trò kéo co.

Phì phò như bễ

Biển mệt thở rung

Còng giơ gọng vó

Định khiêng sóng lừng.

Nghìn con sóng khỏe

Lon ta lon ton

Biển to lớn thế

Vẫn là trẻ con.

TRẦN MẠNH HẢO

Bễ: dụng cụ của thợ rèn hay thợ kim hoàn, dùng để thụt hơi vào lò cho lửa cháy.

Còng: giống cua nhỏ, sống ở ven biển.

Sóng lừng: sóng lớn ở ngoài khơi xa.

Câu 1

Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng.

Gợi ý:Em hãy đọc khổ thơ 1, 2 và chỉ ra những câu thơ cho thấy biển rất rộng.

Trả lời :

Những câu thơ cho thấy biển rất rộng :

Tưởng rằng biền nhỏ

Mà to bằng trời

Như con sông lớn

Chỉ có một bờ

Câu 2

Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ?

Gợi ý:Em hãy đọc khổ thơ 2, 4 và chỉ ra những hình ảnh cho thấy biển giống như trẻ con.

Trả lời :

– Hình ảnh cho thấy biển giống như trẻ con là : bãi với sóng chơi trò kéo co, nghìn con sóng khỏe chạy lon ton.

Câu 3

Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ?

Gợi ý:Em hãy lựa chọn khổ thơ mình thích và nói rõ lí do.

Trả lời :

Em thích khổ thơ thứ tư nhất. Qua đôi mắt hồn nhiên của bạn nhỏ, biển tuy rất rộng lớn nhưng vẫn là đứa trẻ con.

Nội dung bài:Trong mắt bé, biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con

Chính tả (Nghe – viết): Bé nhìn biển trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Bé nhìn biển(3 khổ thơ đầu).

Nghỉ hè với bố

Bé ra biển chơi

Tưởng rằng biển nhỏ

Mà to bằng trời.

Như con sông lớn

Chỉ có một bờ

Bãi giằng với sóng

Chơi trò kéo co.

Phì phò như bễ

Biển mệt thở rung

Còng giơ gọng vó

Định khiêng sóng lừng.

?– Mỗi dòng thơ có mấy tiếng ?

– Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?

Trả lời :

– Mỗi dòng thơ có 4 tiếng.

– Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 3 hoặc thứ 4.

Câu 2

Tìm tên các loài cá :

Trả lời:

a) Bắt đầu bằngch: cá chim, cá chép, cá chuối, cá chuồn, cá chình, cá chọi,…

b) Bắt đầu bằngtr: cá trắm, cá trê, cá trôi, cá tra, cá trích,…

Câu 3

Tìm các tiếng :

Trả lời :

a) Bắt đầu bằngchhoặctr, có nghĩa như sau :

– Em trai của bố :chú

– Nơi em đến học hằng ngày :trường

– Bộ phận cơ thể dùng để đi :chân

b) Cóthanh hỏihoặcthanh ngã:

– Trái nghĩa vớikhó:dễ

– Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay bên dưới đầu :cổ

– Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi :mũi

Tập làm văn: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi trang 66 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đọc đoạn đối thoại sau. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng.

Hà : – Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.

Bố Dũng : – Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.

Hà : – Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.

Câu 2

Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời đồng ý với thái độvui vẻ, biết ơn.

a)

– Hương cho tớ mượn cái tẩy nhé ?

– Ừ.

– Tớ cảm ơn cậu.
b)

– Em cho anh chạy thử cái tàu thủy của em nhé ?

– Vâng.

– Em thật là ngoan.

Câu 3

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi :

Gợi ý:Em quan sát kĩ bức tranh và tả lại cảnh biển theo gợi ý.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

a) Tranh vẽ cảnh gì?

– Tranh vẽ cảnh biển vào một buổi sáng đẹp trời. Mặt trời tròn như một quả cầu lửa chiếu những tia nắng hồng xuống mặt biển rộng.

b) Sóng biển như thế nào?

– Những cơn sóng dềnh lên, tung bọt trắng, đuổi nhau ra xa.

c) Trên mặt biển có những gì?

– Trên mặt biển, những cánh buồm nâu no gió đang lướt sóng ra khơi.

d. Trên bầu trời có những gì ?

– Trên bầu trời, những cánh hải âu đang chao lượn. Thỉnh thoảng có những chú sà xuống mặt biển dập cánh nô đùa với sóng biển, trông thật đẹp mắt.

Tuần 26. Sông biển

Soạn bài Tập đọc: Tôm Càng và Cá Con trang 68 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Tôm Càng và Cá Con

1.Một hôm, Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sông thì thấy một con vật lạ bơi đến. Con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.

Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói:

– Chào bạn. Tôi là Cá Con.

– Chào Cá Con. Bạn cũng ở sông này sao?

– Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn. Có loài cá ở sông ngòi, có loài ở hồ ao, có loài ở biển cả.

2.Thấy đuôi Cá Con lượn nhẹ nhàng, Tôm Càng nắc nỏm khen. Cá Con khoe:

– Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy. Bạn xem này!

Nói rồi, Cá Con lao về phía trước, đuôi ngoắt sang trái. Vút cái, nó đã quẹo phải. Bơi một lát, Cá Con lại uốn đuôi sang phải. Thoắt cái, nó lại quẹo trái. Tôm Càng thấy vậy phục lăn.

3.Cá Con sắp vọt lên thì Tôm Càng thấy một con cá to mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con lao tới. Tôm Càng vội búng càng, xô tới, xô bạn vào một ngách nhỏ. Cú xô làm Cá Con bị va vào vách đá. Mất mồi, con cá dữ tức tối bỏ đi.

4.Tôm Càng xuýt xoa hỏi bạn có đau không. Cá Con cười:

– Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi phủ một lớp vẩy. Đó là bộ áo giáp bảo vệ nên tôi có va vào đá cũng không đau.

Cá con biết tài búng càng của Tôm Càng, rất nể trọng bạn. Cả hai từ đấy kết bạn cùng nhau.

TheoTRƯƠNG MĨ ĐỨC, TÚ NGUYỆT

(Hoàng Landịch)

Búng càng: co mình lại rồi dùng càng đẩy mình vọt lên để di chuyển.

– (Nhìn) trân trân: (nhìn) thẳng và lâu, không chớp mắt.

Nắc nỏm khen: khen luôn miệng, tỏ ý thán phục.

Mái chèo: vật dùng để đẩy nước cho thuyền đi.

Bánh lái: bộ phận dùng để điều khiển hướng chuyển động của tàu, thuyền.

Quẹo: rẽ.

Câu 1

Khi đang tập búng dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Khi đang tập búng dưới đáy sông, Tôm Càng gặp một con vật lạ : thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.

Câu 2

Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc lời của Cá Con nói với Tôm Càng trong đoạn 1.

Trả lời :

Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng cách chào hỏi rồi tự giới thiệu : “Chào bạn. Tôi là Cá Con. Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà tôm các bạn…”

Câu 3

Đuôi và vẩy Cá Con có lợi ích gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 và 4 của bài, tìm ra chi tiết tả đuôi và vẩy của Cá Con.

Trả lời :Đuôi và vẩy Cá Con có lợi ích :

+ Đuôi Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.

+ Vẩy là bộ áo giáp bảo vệ khiến Cá Con dù có va vào đá cũng không bị đau.

Câu 4

Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con.

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3, chú ý hành động nhanh nhẹn của Tôm Càng.

Trả lời :

Khi Cá Con sắp vụt lên thì Tôm Càng thấy có một con cá to, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội búng càng, vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

Câu 5

Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen ?

Gợi ý:Em hãy nhận xét điểm đáng khen của Tôm Càng qua hành động cứu Cá Con.

Qua hành động cứu Cá Con em thấy Tôm càng rất thông minh, dũng cảm và biết lo lắng cho bạn.

Nội dung bài:Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.

Kể chuyện: Tôm Càng và Cá Con trang 70 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa vào các tranh minh họa dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyệnTôm Càng và Cá Con.

Gợi ý:Em quan sát kĩ bốn bức tranh, kết hợp với nội dung truyện đã đọc để kể lại từng đoạn câu chuyện.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Tranh 1: Tôm Càng rất ngạc nhiên khi thấy con vật thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, khắp mình phủ một lớp vẩy bạc óng ánh. Con vật lạ đó tự giới thiệu là Cá Con.

– Tranh 2: Cá Con khoe với bạn rằng chiếc đuôi của mình vừa là mái chèo, vừa là bánh lái khiến Tôm Càng phục lăn.

– Tranh 3: Bỗng một con cá hung dữ, mắt đỏ ngầu, nhằm Cá Con mà lao tới. Tôm Càng vội vọt tới, xô bạn vào một ngách đá nhỏ.

– Tranh 4: Nhờ có lớp vảy như chiếc áo giáp bảo vệ nên Cá Con không bị đau. Từ đó, Tôm Càng và Cá Con cùng kết bạn với nhau.

Câu 2

Phân vai, dựng lại câu chuyện.

Em hãy dựng lại câu chuyện theo sự phân vai của thầy cô : Tôm Càng, Cá Con, người kể chuyện.

Chính tả (Tập chép): Vì sao cá không biết nói? trang 71 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tập chép :

Vì sao cá không biết nói ?

Việt đang say sưa ngắm bể cá cảnh, bỗng hỏi Lân:

– Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?

Lân đáp:

– Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?

Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

a)rhayd?

Trả lời :

Lời ve kimda diết

Xe sợi chỉ âm thanh

Khâu những đường rạorực

Vào nền mây trong xanh.

NGUYỄN MINH NGUYÊN

b)ưthayưc?

Trả lời :

Mới vừa nắng quái

Sân hãy rựcvàng

Bỗng chiều sẫm lại

Mờ mịt sương giăng.

Cây cối trong vườn

Rủ nhau thứcdậy

Đêm như loãng ra

Trong mùi hoa ấy.

QUANG HUY

Soạn bài Tập đọc: Sông Hương trang 72 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Sông Hương

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.

TheoĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

– Sắc độ :mức đậm, nhạt của màu.

Hương Giang :tên gọi khác của sông Hương.

Lụa đào: lụa màu hồng.

Đặc ân: ơn đặc biệt.

Thiên nhiên: trời đất.

Êm đềm: yên tĩnh.

Câu 1

Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương.

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau và tìm những từ chỉ màu xanh của sông Hương: Từ đầu…in trên mặt nước.

Trả lời :

Những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương đó là : Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.

(Trong câu: Bao trùm lên cả bức tranh là màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màuxanh thẳmcủa da trời, màuxanh biếccủa cây lá, màuxanh noncủa những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước)

Câu 2

Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn :Mỗi mùa hè… lung linh dát vàng, tìm sự thay đổi của dòng sông.

Trả lời :

Vào mùa hè và vào những đêm trăng, sông Hương đổi màu như sau :

– Vào mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

– Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Câu 3

Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối của bài và tìm lí do.

Trả lời :

Nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế vì : sông Hương đã làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.

Nội dung bài:Bài văn miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi của sông Hương, một đặc ân mà thiên nhiên dành cho xứ Huế

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy trang 73 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Hãy sắp xếp tên các loài cá vẽ dưới đây vào nhóm thích hợp :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

a) Cá nước mặn (cá biển) : cá nục, cá thu, cá chuồn

b) Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ ao) : cá chép, cá mè, cá chim, cá trê, cá chuối

Câu 2

Kể tên các con vật sống ở dưới nước :

Trả lời:

Các con vật sống ở dưới nước là: tôm, sứa, ba ba, cua, lươn, ốc, mực, hải cẩu, cá ngựa, sao biển, bạch tuộc …

Câu 3

Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy ?

Gợi ý:Em thêm dấu phẩy để ngăn cách các ý trong câu bằng cách đọc diễn cảm đoạn văn, ngắt hơi đúng.

Trả lời :

Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Chỉ có trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Màu trăng như màu lòng đỏ trứng mỗi lúc một sáng hồng lên.Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.


TheoTRẦN HOÀI DƯƠNG

Soạn bài Tập đọc: Cá sấu sợ cá mập trang 74 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Cá sấu sợ cá mập

Có một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn: hình như ở bãi tắm có cá sấu.

Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn :

– Ông chủ ơi ! Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không, ông ?

Chủ khách sạn quả quyết :

– Không ! Ở đây làm gì có cá sấu !

– Vì sao vậy ?

– Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều cá mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ cá mập.

Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn một giọt máu.

TRUYỆN VUI NƯỚC NGOÀI

– Khách sạn: nhà lớn, có phòng cho thuê để ở.

– Tin đồn: tin lan truyền từ người này qua người khác.

– Quả quyết: khẳng định chắc chắn.

– Cá mập: Loại cá biển lớn, rất dữ.

– Mặt cắt không còn giọt máu: sợ trắng bệch cả mặt.

Câu 1

Khách tắm biển lo lắng điều gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn sau để tìm hiểu nỗi lo lắng của những vị khách tắm biển: Từ đầu…bãi tắm có cá sấu.

Trả lời :

Khách tắm biển lo lắng khi có tin đồn rằng bãi tắm có cá sấu.

Câu 2

Ông chủ khách sạn nói thế nào ?

Gợi ý:Em hãy chú ý câu trả lời của chủ khách sạn:Một số hành khách… rất sợ cá mập.

Trả lời :

Ông chủ khách sạn quả quyết rằng bãi biển không có cá sấu.

Câu 3

Vì sao ông chủ quả quyết như vậy ?

Gợi ý:Em hãy chú ý câu trả lời của chủ khách sạn:Một số hành khách… rất sợ cá mập.

Trả lời :

Ông chủ quả quyết như vậy vì ông nói những vùng biển sâu thường hay có cá mập. Mà cá sấu lại rất sợ cá mập.

Câu 4

Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn ?

Trả lời :

Nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn vì cá mập nguy hiểm hơn cá sấu và ở những chỗ có cá mập thì không được tổ chức bãi tắm.

Nội dung bài:Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách bằng cách quả quyết rằng vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Tuy nhiên, ông đã làm cho khách khiếp sợ hơn.

Chính tả (Nghe – viết): Sông Hương trang 76 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Sông Hương(từMỗi mùa hè …đếndát vàng.)

Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.

Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

? Tìm và viết tên riêng trong bài chính tả.

– Tên riêng trong bài chính tả : Hương Giang

Câu 2

Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a)

– (giải, dải, rải):giảithưởng,rảirác,dảinúi.

–(giành, dành, rành) :rànhmạch, đểdành, tranhgiành

b)

–(sứt, sức): sứckhỏe,sứtmẻ

–(đứt, đức): cắtđứt, đạođức

–(nứt, nức) :nứcnở,nứtnẻ

Câu 3

Tìm các tiếng :

a) Bắt đầu bằnggihoặcdcó nghĩa như sau :

– Trái vớihay:dở

– Tờ mỏng, dùng để viết chữ lên :giấy

b) Có vầnưthoặcưc, có nghĩa như sau :

– Chất lỏng màu tím, xanh hoặc đen, dùng để viết chữ :mực

– Món ăn bằng hoa quả rim đường :mứt.

Tập làm văn: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển trang 76 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nói lại lời đáp của em trong các trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời đồng ý với thái độ vui vẻ hoặc lễ phép, biết ơn (tùy từng trường hợp).

Trả lời:

a) Em quên chiếc áo mưa trong lớp, quay lại trường để lấy. Bác bảo vệ sắp đi nghỉ, thấy em xin vào, bác mở cửa nói : “Cháu vào đi ! ”

– Cháu cảm ơn bác ạ !

b) Em mời cô y tá ở gần nhà tới tiêm thuốc cho mẹ. Cô y ta nhận lời : “Cô sẽ sang ngay”.

– Cháu cảm ơn cô nhiều ạ.

c) Em mời bạn đến chơi nhà, bạn nhận lời : “Ừ, đợi tớ xin phép mẹ đã.”

– Thích quá ! Cậu sang ngay nhé.

Câu 2

Viết lại những câu trả lời của em ở bài tập 3 trong tiết Tập làm văn tuần trước :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

a) Tranh vẽ cảnh gì?

– Tranh vẽ cảnh biển vào một buổi sáng đẹp trời. Mặt trời tròn như một quả cầu lửa chiếu những tia nắng hồng xuống mặt biển rộng.

b) Sóng biển như thế nào?

– Những cơn sóng dềnh lên, tung bọt trắng, đuổi nhau ra xa.

c) Trên mặt biển có những gì?

– Trên mặt biển, những cánh buồm nâu no gió đang lướt sóng ra khơi.

d) Trên bầu trời có những gì ?

– Trên bầu trời, những cánh chim hải âu đang chao lượn. Thỉnh thoảng chúng lại sà xuống mặt biển dập cánh nô đùa với sóng, trông thật đẹp mắt.

Tuần 27. Ôn tập giữa học kì II

Tiết 1 – Ôn tập giữa học kì II trang 77 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?”.

Gợi ý:Câu hỏiKhi nào?dùng để hỏi về thời gian.

Trả lời :

a)Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

b. Hoa phượng vĩ nở đỏ rựckhi hè về.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

Trả lời:

a)Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.

– Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng khi nào ?

b) Ve nhởn nhơ ca hátsuốt cả mùa hè.

– Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?

Câu 4

Nói lời đáp lại của em :

Gợi ý:Em hãy đáp lại lời cảm ơn với thái độ lịch sự, lễ phép và khiêm tốn.

Trả lời:

a) Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm việc tốt cho bạn.

– Không có gì đâu.

b) Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.

– Dạ không có gì đâu cụ ạ.

c) Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.

– Dạ không có gì đâu bác ạ.

Tiết 2 – Ôn tập giữa học kì II trang 77 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa.

Gợi ý:

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Câu 3

Ngắt đoạn trích sau thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.

Gợi ý:Em hãy đọc kĩ đoạn văn, ngắt hơi đúng để điền dấu chấm. Sau mỗi dấu chấm chú ý viết hoa.

Trả lời :

Trời đã vào thu. Những đám mây bớt đổi màu. Trời bớt nặng. Gió hanh heo đã rải khắp cánh đồng. Trời xanh và cao dần lên.

Tiết 3 – Ôn tập giữa học kì II trang 77, 78 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi“Ở đâu?”.

Gợi ý:Câu hỏiở đâu?dùng để hỏi về địa điểm.

Trả lời :

a)Hai bên bờ sông, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.

b) Chim đậu trắng xóatrên những cành cây.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho những bộ phận câu được in đậm :

Trả lời :

a) Hoa phượng vĩ nở đỏ rựchai bên bờ sông.

– Hoa phượng vĩ nở đỏ rực ở đâu ?

b)Trong vườn, trăm hoa khoe sắc thắm.

– Trăm hoa khoe sắc thắm ở đâu ?

Câu 4

Nói lời đáp của em :

Gợi ý:Emđáp lại lời xin lỗi với thái độ lịch sự, nhẹ nhàng.

Trả lời:

a) Khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm bẩn quần áo em.

– Không sao đâu.

b) Khi chị xin lỗi vì đã trách mắng lầm em.

– Không có gì đâu chị. Chị nghĩ vậy là em mừng lắm.

c) Khi bác hàng xóm xin lỗi vì làm phiền gia đình em.

– Dạ không sao đâu bác.

Tiết 4 – Ôn tập giữa học kì II trang 78 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc : nói hoặc làm động tác để đố nhau tên, đặc điểm và hoạt động của loài chim.

Ví dụ :

a) Con gì biết bơi, lên bờ đi lạch bà lạch bạch ?

– Đó là con vịt.

b) Mỏ vẹt màu gì ?

– Mỏ vẹt có màu vàng, đỏ hoặc đen.

c) Con chim chích giúp gì cho nhà nông ?

– Con chim chích bắt sâu giúp nhà nông.

Câu 3

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3, 4 câu) về một loài chim hoặc gia cầm (gà, vịt, ngỗng,…) mà em biết.

Gợi ý:Dựa vào hiểu biết của em về loài chim, hãy viết một đoạn văn ngắn nói về chúng. Gợi ý :

– Loài chim đó là gì ?

– Đặc điểm bên ngoài của chúng : màu sắc, đôi chân, cái mỏ, tiếng kêu…

– Chúng có ích lợi gì trong cuộc sống ?

Bài mẫu 1 : Tả về con ngỗng.

Nhà em có nuôi rất nhiều ngỗng. Con nào cũng có bộ lông xám mượt mà cùng với chiếc cổ vươn dài. Đôi chân chúng cao, có màu vàng cam. Trứng ngỗng to gấp đôi trứng vịt. Bố bảo loài ngỗng rất thính, vì vậy nó nó còn biết giữ nhà và xua đuổi người lạ. Em rất yêu thích loài ngỗng vì chúng thật có ích với gia đình em.

Bài mẫu 2 : Tả về con chim én.

Cứ mỗi độ xuân về, én lại rủ nhau về tụ hội trên bầu trời. Chim én khoác trên người bộ áo màu xanh đen và nổi bật với phần bụng trắng phau. Đôi cánh chúng xòe rộng. Đuôi có hình chữ V. Hình dáng của chú như một chiếc tàu lượn bé nhỏ trên bầu trời. Buổi chiều trên cánh đồng, đàn én nhanh nhẹn tìm mồi, bắt sâu cho nhà nông. Chim én là sứ giả của mùa xuân, là người bạn của dân cày. Trông chúng thật thảo hiền và thật đáng yêu.

Tiết 5 – Ôn tập giữa học kì II trang 78 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Như thế nào ?”.

Gợi ý:Trả lời cho câu hỏinhư thế nào?là bộ phận chỉ đặc điểm trong câu.

a) Mùa hè, hoa phượng vĩ nởđỏ rựchai bên bờ sông.

b) Venhởn nhơca hát suốt mùa hè.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm :

Gợi ý:Bộ phận in đậm chỉ đặc điểm trong câu, em hãy dùng mẫu câuhỏinhư thế nào?

a) Chim đậutrắng xóatrên những cành cây.

– Chim đậu trên những cành cây như thế nào ?

b) Bông cúc sung sướngkhôn tả.

– Bông cúc sung sướng như thế nào ?

Câu 4

Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :

Gợi ý:Em dựa vào từng tình huống để nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ phép.

a) Ba em nói rằng tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích.

– Ôi thích quá. Vậy con sẽ tranh thủ học bài sớm để xem mới được.

b) Bạn em báo tin bài làm của em được điểm cao.

– Ôi thích quá ! Cảm ơn bạn đã cho mình biết tin vui.

c) Cô giáo (thầy giáo) cho biết lớp em không đọat giải Nhất trong tháng thi đua này.

– Ôi, tiếc quá thầy nhỉ! Tháng sau, chúng em sẽ cố gắng hơn nữa.

Tiết 6 – Ôn tập giữa học kì II trang 79 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú.

Trả lời:

Tên con vậtTừ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm
Hổ săn mồi, dữ tợn.
Khỉ leo trèo giỏi, ăn trái cây, bắt chước rất tài.
Ngựa bờm đẹp, phi nhanh, thồ khỏe.
Gấu hung dữ, dáng đi chậm chạp, ăn mật ong.

Câu 3

Thi kể chuyện về các con vật mà em biết.

Gợi ý:Em hãy kể những câu chuyện như:Rùa và thỏ, Con cáo và chùm nho, Lừa và Ngựa, Con quạ thông minh,…

Ếch ngồi đáy giếng

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, ếch ta chỉ thấy một khoảng trời bé bằng cái vung. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều so với cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta vẫn cất tiếng kêu ồm ộp. Vì mải nhìn lên trời, không chú ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Tiết 7 – Ôn tập giữa học kì II trang 79 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao ?” .

Gợi ý:Em hãy tìm bộ phận chỉ nguyên nhân trong câu.

a) Sơn ca khô cả họngvì khát.

b)Vì mưa to,nước suối dâng ngập hai bờ.

Câu 3

Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm :

Gợi ý:Bộ phận in đậm trong câu chỉ nguyên nhân. Em hãy sử dụng câu hỏivì sao?để hỏi.

a) Bông cúc héo lả đivì thương xót sơn ca.

– Vì sao bông cúc lại héo lả đi ?

b)Vì mải chơi,đến mùa đông, ve không có gì ăn.

– Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn ?

Câu 4

Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời đồng ý với thái độ vui mừng, lễ phép (với người lớn tuổi).

a) Cô (hoặc thầy) hiệu trưởng nhận lời đến dự liên hoan văn nghệ với lớp em.

– Em cảm ơn cô. Lớp em sẽ rất vui khi cô tới dự ạ.

b) Cô giáo (thầy giáo) chủ nhiệm đồng ý cho lớp em đi thăm viện bảo tàng.

– Ôi ! Thích quá. Chúng em cảm ơn cô ạ.

c) Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.

– Vui quá ! Con cảm ơn mẹ nhiều ạ.

Tiết 8 – Ôn tập giữa học kì II trang 79 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Chơi ô chữ.

a) Có thể điền từ nào vào các ô trống theo hàng ngang ?

–Dòng 1: Người cưới công chúa Mị Nương ( có 7 chữ cái).

–Dòng 2: Mùa rét (lạnh) (có 4 chữ cái).

–Dòng 3: Cơ quan phụ trách việc chuyển thư từ, điện báo,… (có 7 chữ cái).

–Dòng 4: Ngày tết của thiếu nhi có trăng đẹp (có 8 chữ cái).

–Dòng 5: Nơi chứa sách, báo cho mọi người đọc (có 7 chữ cái).

–Dòng 6: Con vật đi lạch bạch, lạch bạch (có 3 chữ cái).

–Dòng 7: Trái nghĩa vớidữ(có 4 chữ cái bắt đầu bằng chữ H)

–Dòng 8: Tên con sông đẹp ở thành phố Huế (có 9 chữ cái).

Trả lời:

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

b) Đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc : SÔNG TIỀN

Tiết 9 – Ôn tập giữa học kì II trang 80 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

A.

Đọc thầm :

Cá rô lội nước

Những bác cá rô già, rô cụ lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn. Những cậu rô đực cường tráng mình dài mốc thếch. Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy. Hàng đàn cá rô nô nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước.

TheoTÔ HOÀI

B.

Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng :

Câu 1

Cá rô có màu như thế nào ?

a) Giống màu đất.

b) Giống màu bùn.

c) Giống màu nước.

– Gợi ý:Em chú ý câu đầu tiên của bài.

– Đáp án:b) Giống màu bùn.

Câu 2

Mùa đông, cá rô ẩn náu ở đâu ?

a) Ở các sông.

b) Trong đất

c) Trong bùn ao.

– Gợi ý: Em hãy đọc câu thứ 3 của bài (Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ cũng chui ra,…)

– Đáp án:c) Trong bùn ao

Câu 3

Đàn cá rô lội nước mưa tạo ra tiếng động như thế nào ?

a) Như cóc nhảy.

b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.

c) Nô nức lội ngược trong mưa.

– Gợi ý:Em hãy đọc kĩ 2 câu cuối, tránh nhầm lẫn các đáp án.

– Đáp án:b) Rào rào như đàn chim vỗ cánh.

Câu 4

Trong câuCá rô nô nức lội ngược trong mưa, từ ngữ nào trả lời cho câu hỏiCon gì ?

a) Cá rô.

b) Lội ngược.

c) Nô nức

– Gợi ý: Em chỉ ra tên con vật được nhắc đến trong câu.

– Đáp án:a) Cá rô

Câu 5

Bộ phận in đậm trong câuChúngkhoan khoáiđớp bóng nước mưatrả lời cho câu hỏi nào?

a) Vì sao?

b) Như thế nào?

c) Khi nào?

– Gợi ý: Khoan khoái chỉ đặc điểm trạng thái của cá rô.

– Đáp án:b) Như thế nào ?

Tiết 10 – Ôn tập giữa học kì II trang 81 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

A.

Nghe – viết :

Con Vện

Mỗi khi nó chạy

Cái đuôi cong lên,

Đuôi như bánh lái

Định hướng cho thuyền.

Rời nhà xa ngõ

Đuôi quắp dọc đường.

Đuôi buông ủ rũ

Là khi nó buồn.

Nhưng mà ngộ nhất

Là lúc nó vui:

Chẳng hề nhếch mép

Nó cười bằng… đuôi.

NGUYỄN HOÀNG SƠN

B.

Tập làm văn :

Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) để nói về một con vật mà em thích.

Gợi ý :

1. Đó là con gì, ở đâu ?

– Đó là con Lu nhà em. Một giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành.

2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?

– Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình.

3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?

Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà.

HƯỚNG DẪN VIẾT

Lu là tên chú chó của gia đình em. Đó là giống chó săn thông minh, lanh lợi và rất trung thành. Hồi bố mới mua về, nó chỉ to bằng cái bình thủy Trung Quốc. Mới có sáu tháng mà nó đã đứng ngang ngực em rồi. Toàn thân nó phủ một lớp lông vằn vện, giống như con hổ quảng cáo trên truyền hình. Lu ngoan lắm.Mỗi lần cho nó ăn, em yêu cầu nó phải đi bằng hai chân sau, hai chân trước nhấc khỏi mặt đất rồi làm động tác bắt tay. Đến chỗ ăn cơm, cho dù đang rất thèm ăn nhưng nó vẫn ngoan ngoãn ngồi im chờ lệnh. Có khi đói bụng quá, nó thực hiện động tác rất nhanh rồi thục mõm vào ăn một cách vội vã. Ăn xong, tự động ra nằm ở bậc thềm trông nhà.Hễ nghe thấy tiếng động lạ, nó nhanh chóng phóng ra sủa oang oang để báo hiệu cho mọi người biết. Gia đình em ai cũng yêu quý Lu và xem nó như là một thành viên trong gia đình.

Tuần 28. Cây cối

Soạn bài Tập đọc: Kho báu trang 83 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Kho báu

1.Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khiđã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

2.Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con:

– Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

3.Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ lại đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.

Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.

TheoNGỤ NGÔN Ê-DỐP

(Nguyệt Túdịch)

Kho báu: chỗ cất giữ nhiều của cải quý.

Hai sương một nắng: làm việc vất vả từ sáng sớm đến tối.

Cuốc bẫm cày sâu: ý nói chăm chỉ làm nghề nông.

Cơ ngơi: nhà cửa, ruộng vườn, tài sản,…

Đàng hoàng: ý nói đầy đủ.

Hão huyền: không thể có.

Bội thu: thu được nhiều hơn bình thường.

Của ăn của để: của cải đủ dùng và còn có để dành.

Câu 1

Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân đó là : quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Ông bà thường ra đồng vào lúc sáng sớm, trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ không để cho đất nghỉ, cũng chẳng lúc nào ngơi tay.

Câu 2

Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Trước khi mất, người cha dặn các con: ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

Câu 3

Theo lời cha, hai người con đã làm gì ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chỉ ra việc làm của hai người con sau khi cha mất.

Trả lời :

Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu mà chẳng thấy kho báu đâu, họ đành phải trồng lúa.

Câu 4

Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu ?

Gợi ý:Em hãy đọc đoạn 3 và tìm nguyên nhân khiến lúa bội thu.

Trả lời:

Mấy vụ liền lúa bội thu vì khi hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất đã làm kĩ nên lúa rất tốt.

Câu 5

Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?

Trả lời :Câu chuyện khuyên chúng ta: nếu biết chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nội dung bài:Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Kể chuyện: Kho báu trang 84 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa theo các gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyệnKho báu:

a) Đoạn 1 : Hai vợ chồng chăm chỉ.

– Thức khuya dậy sớm : Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.

– Không lúc nào ngơi tay : Cấy lúa, gặt hái xong, họ lại trồng khoai, trồng cà.

– Kết quả tốt đẹp : nhờ làm lụng chuyện cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đoàng hoàng.

b) Đoạn 2 : Dặn con.

– Tuổi già : Hai ông bà mỗi ngày lại già yếu, ít lâu sau bà lão qua đời, ông lão cũng lâm bệnh nặng.

– Hai người con lười biếng : Hai người con ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.

– Lời dặn của người cha : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

c) Đoạn 3 : Tìm kho báu.

– Đào ruộng tìm kho báu : Hai người con nghe theo lời cha đào bới cả đám ruộng.

– Không thấy kho báu : Vụ mùa đến, hai người con trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ nên vụ ấy bội thu. Mấy mùa tiếp theo cũng vậy.

– Hiểu lời dặn của cha : Ai chăm chỉ, yêu quý đất đai sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý:Dựa vào phần gợi ý, kết hợp nội dung đã đọc, em hãy kể lại câu chuyện bằng lời của mình.

Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân chăm chỉ, thức khuya dậy sớm, làm lụng không ngơi tay. Nhờ vậy, hai vợ chồng đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

Nhưng rồi sức khỏe ông bà dần già yếu. Ít lâu sau bà lão qua đời. Ông lão cũng lâm bệnh nặng. Trong khi hai người con trai thì chỉ mơ chuyện hão huyền, không chí thú làm ăn. Ông gọi hai con đến và dặn :

– Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà ta có một kho báu, hai con hãy tự đào lên mà dùng.

Vâng theo lời cha dặn, hai người con ra sức đào bới mà không tìm thấy kho báu. Nhân vụ mùa đang tới, họ tranh thủ trồng lúa. Đất được làm kĩ nên vụ ấy bội thu. Liên tiếp mấy vụ sau được mùa mà kho báu chẳng thấy đâu. Hai người con đã hiểu được ý nghĩa trong lời dặn dò của cha : Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Chính tả (Nghe – viết): Kho báu trang 85 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Kho báu(từ đầu đếntrồng khoai, trồng cà.)

Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời . Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà.

Câu 2

Điền vào chỗ trốnguahayuơ?

Trả lời :

– voi hvòi – mùamàng

– thuởnhỏ – chanh chua

Câu 3

Điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a)lhayn?

Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn,nơi thì cày sâu.

Công lênh chẳng quản baolâu,

Ngàynaynước bạc, ngày sau cơm vàng.

Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Ca dao

b)ênhayênh?

– Cái gì cao lớn lênhkhênh

Đứng mà không tựa ngã kềnhngay ra.

Câu đố

– Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó lớn, nó quệnnhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti :

Nhện ơi, nhệnhỡi, nhệnđi đằng nào ?

Ca dao

Soạn bài Tập đọc: Bạn có biết? trang 85 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nhờ bài viết trên, em biết được những điều gì mới ?

Trả lời :

Nhờ bài viết trên, em biết được cây nào sống lâu năm nhất, cây nào to nhất, cây gỗ nào thấp nhất và loài cây nào sống đoàn kết nhất.

Câu 2

Vì sao bài viết được đặt tên làBạn có biết ?

Trả lời :

Bài viết được đặt tên làBạn có biết ?vì đó là những thông tin lạ, thú vị, gây ngạc nhiên cho mọi người.

Câu 3

Hãy nói về cây cối ở làng, phố hay trường em :

a) Cây cao nhất.

b) Cây thấp nhất.

c) Cây to nhất.

Em hãy nói tên loài cây, chi tiết về chiều cao, bề rộng của cây.

Gợi ý:

– Đó là loài cây gì? Được trồng ở đâu?

– Chiều cao và bề rộng của cây như thế nào?

Trả lời:

Ở trường em, phượng là loài cây cao nhất. Ngọn cây vươn dài lên tới phòng học tầng 3. Gốc cây to bằng hai bạn nhỏ ôm.

Bài đọc

Bạn có biết ?

1. Cây lâu năm nhất

Cây có tuổi thọ cao nhất là một cây thông ở Nhật Bản. Ước tính nó đã sống trên 7000 năm. Còn ở nước ta, trong Vườn Quốc gia Cúc Phương, có cây chò khoảng 1000 tuổi.

2. Cây to nhất

Cây xê-côi-a 6000 tuổi ở Mĩ to đến mức người ta đặt được cả một tiệm giải khát trong gốc cây. Cây bao-báp 4000 tuổi ở Châu Phi cũng to không kém : cả một lớp 40 học sinh nắm tay nhau mới ôm được hết thân của nó.

3. Cây cao nhất

Đó là cây xê-côi-a ở Mĩ, cao tới 150 mét.

4. Cây gỗ thấp nhất

Đó là một loại cây ở châu Phi chỉ có hai lá. Thân nó chỉ cao chừng 40 xăng-ti- mét, nhưng to đến mức phải 3, 4 học sinh nắm tay nhau mới bao hết vòng thân.

5. Cây đoàn kết nhất

Đó là cây thông. Những cây thông mọc thành cụm thường nối rễ với nhau, đói no cùng chia sẻ.

Theo LÊ QUANG LONG, NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

– Tuổi thọ : thời gian sống được của người, con vật, cây cối,…

– Ước tính : tính lông thật tỉ mí, chính xác.

– Tiệm giải khát : cửa hàng bán nước uống.

– Vướn Quốc gia Cúc Phương : khu rừng ở tỉnh Ninh Bình có các loài cây và con vật quý hiếm, được Nhà nước bảo vệ.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy trang 87 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm.

Trả lời:

a) Cây lượng thực, thực phẩm : lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, đỗ, cà chua, su su, bầu, bí, …

b) Cây ăn quả : xoài, đu đủ, dứa, táo, cam, quýt, dưa hấu, na, hồng xiêm, vải, nhãn,…

c) Cây lẫy gỗ : xoan, lim, lác hoa, mun, thông, mỡ, trắc, gụ, …

d) Cây bóng mát : phượng, bằng lăng, bàng, đa, si, xà cừ,…

đ) Cây hoa : hồng, cúc, mai, đào, thược dược, mộc, …

Câu 2

Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi – đáp theo mẫu sau :

– Người ta trồng cây camđể làm gì ?

– Người ta trồng cây camđể ăn quả.

Trả lời:

Hỏi Đáp
– Người ta trồng cây phượng để làm gì ? – Người ta trồng cây phượng để làm bóng mát.
– Người ta trồng cây xoan để làm gì ? – Người ta trồng cây xoan để làm lấy gỗ.
– Người ta trồng cây cúc để làm gì ? – Người ta trồng cây cúc để làm cảnh (hoặc lấy hoa)

Câu 3

Điềndấu chấmhaydấu phẩyvào ô trống ?

Gợi ý:Em đọc diễn cảm đoạn văn, ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp.

Trả lời:

Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư : “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !”.

Soạn bài Tập đọc: Cây dừa trang 88 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Cây dừa

Cây dừa xanh toả nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

Trời trong đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Đứng canh trời đất bao la,

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Tỏa : từ một điểm chia ra các phía.

Tàu (lá) : lá to, có cuống dài.

Canh : trông giữ, bảo vệ.

Đủng đỉnh : chậm rãi, tỏ ra không vội vã.

Câu 1

Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc 4 câu thơ đầu và chỉ ra đặc điểm của mỗi bộ phân của cây dừa.

Trả lời :

Các bộ phận của cây được so sánh như sau :

– Lá dừa : như cánh tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mấy xanh.

– Ngọn dừa : như người gật đầu gọi trăng.

– Thân dừa : bạc phếch, đứng canh trời đất.

– Quả dừa : giống như đàn lợn con, như hũ rượu.

Câu 2

Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy tìm những câu nhắc tới gió, trăng, mây, nắng, đàn cò, từ đó chỉ ra sự gắn bó của dừa với chúng.

Trả lời :

Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như sau :

– Với gió : dang tay đón gió, gọi gió cùng múa reo.

– Với trăng : gật đầu gọi trăng.

– Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh.

– Với nắng : làm dịu nắng trưa.

– Với đàn cò : hát rì rào cho đàn có đánh nhịp bay vào bay ra.

Câu 3

Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?

Em hãy chọn câu thơ mình thích và nói rõ lí do.

Gợi ý:

Em thích câu thơ :

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.

Câu thơ so sánh tàu dừa giống như chiếc lược, ngước mắt lên ta thấy chiếc lược đó đang chải vào tóc mây bồng bềnh, trông thật đẹp.

Nội dung bài:Bài thơ miêu tả cây dừa giống như con người luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.

Chính tả (Nghe – viết): Cây dừa trang 89 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :Cây dừa(8 dòng thơ đầu).

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

? Nhận xét về cách trình bày các dòng thơ.

– Cách trình bày các dòng thơ :

Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi 1 ô, dòng thứ hai viết sát lề.

Câu 2

Trả lời :

a) Hãy kể tên các loài cây bắt đầu bằngshoặcx.

Gợi ý : sắn, xà cừ, sấu, sim, sung, sen, si, súng, sâm, xả, xoan, xà nu, xương rồng,…

b) Tìm các tiếng có vầninhoặcinh, có nghĩa như sau :

– Số tiếp theo số 8 :chín

– (Quả) đã đến lúc ăn được :chín

– Nghe (hoặc ngửi) rất tinh, rất nhạy :thính

Câu 3

Có bạn chép đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu nhưng quên viết hoa nhiều tên riêng. Em hãy giúp bạn sửa lại cho đúng.

Gợi ý: Em hãy phát hiện tên các địa danh của nước ta và viết hoa địa danh đó.

Trả lời :

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước.

Đường ta rộng thênh thang tám thước

ĐườngBắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường quaTây Bắc, đường lênĐiện Biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Tả ngắn về cây cối trang 90 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Em đã đoạt giải cao trong một cuộc thi (kể chuyện, vẽ hoặc múa, hát, …). Các bạn chúc mừng. Em sẽ nói gì để đáp lại lời chúc mừng của các bạn ?

Gợi ý:Em đáp lại lời chia vui với thái độ vui mừng, lịch sự.

Trả lời:

– Mình cảm ơn các bạn.

– Cảm ơn các bạn. Các bạn làm mình cảm động quá.

Câu 2

Đọc và trả lời các câu hỏi :

Quả măng cụt

Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

TheoPHẠM HỮU TÙNG

Gợi ý: Em hãy đọc kĩ bài Quả măng cụt và trả lời câu hỏi.

Trả lời :

a) Nói về hình dáng bên ngoài quả măng cụt :

– Quả hình gì ?

Quả tròn như quả cam.

– Quả to bằng chừng nào ?

Quả to bằng nắm tay trẻ con.

– Quả màu gì ?

Quả có màu tím sẫm, ngả sang đỏ.

– Cuống nó như thế nào ?

Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

b) Nói về ruột quả và mùi vị quả măng cụt :

– Ruột quả măng cụt màu gì ?

Ruột măng cụt trắng muốt như hoa bưởi.

– Các múi như thế nào ?

Có đến bốn, năm múi to không đều nhau.

– Mùi vị măng cụt ra sao ?

Ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

Câu 3

Viết vào vở các câu trả lời cho phần a hoặc b (bài tập 2).

Tuần 29. Cây cối

Soạn bài Tập đọc: Những quả đào trang 91 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Những quả đào

1. Sau một chuyến đi xa, người ông mang về bốn quả đào. Ông bảo vợ và các cháu:

– Quả to này xin phần bà. Ba quả nhỏ hơn phần các cháu.

Bữa cơm chiều hôm ấy, ông hỏi các cháu:

– Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không?

2. Cậu bé Xuân nói:

– Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm. Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. Chẳng bao lâu, nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông nhỉ?

– Mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi. – Ông hài lòng nhận xét.

3. Cô bé Vân nói với vẻ tiếc rẻ:

– Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi.

– Ôi cháu của ông còn thơ dại quá!

4. Thấy Việt chỉ chăm chú nhìn vào tấm khăn trải bàn, ông ngạc nhiên hỏi:

– Còn Việt, sao cháu chẳng nói gì thế?

– Cháu ấy ạ? Cháu mang đào cho Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy không muốn nhận. Cháu đặt quả đào lên trên giường rồi trốn về.

– Cháu là người có tấm lòng nhân hậu! – Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ.

Phỏng theo LÉP-TÔN-XTÔI

Cái vò : đồ đựng bằng đất nung, miệng tròn, thân phình ra, đáy thót lại.

Hài lòng : vừa ý, ưng ý.

Thơ dại : còn bé quá, chưa biết gì.

Thốt : bật ra thành lời một cách tự nhiên.

Câu 1

Người ông dành những quả đào cho ai ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện, chú ý cách ông chia bốn quả đào.

Trả lời :

Ông dành những quả đào cho vợ và ba người cháu nhỏ.

Câu 2

Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện và cho biết cách Xuân, Vân và Sơn ăn đào.

Trả lời :

– Xuân ăn đào rồi trồng hạt vào một cái vò.

– Vân ăn quả đào rồi vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn hết quả mà vẫn còn thèm.

– Việt không ăn mà mang cho Sơn vì cậu ấy đang bị ốm.

Câu 3

Nêu nhận xét của ông về từng cháu. Vì sao ông nhận xét như vậy ?

Gợi ý: Em đọc đoạn 2 của truyện, chú ý lời nói của ông sau mỗi lời kể của các cháu.

Trả lời :

– Ông hài lòng khen Xuân sau này sẽ trở thành người làm vườn giỏi. Vì Xuân thấy đào ngon nên đem hạt trồng để sau này có một cây đào cho quả thơm ngon như thế.

– Ông nhận xét Vân còn thơ dại vì cô bé háu ăn, ăn hết phần của mình mà vẫn thèm, không suy nghĩ gì mà vứt luôn hạt đi.

– Ông xoa đầu Việt và nhận xét cậu bé là người có tấm lòng nhân hậu. Vì cậu bé đã biết thương bạn, nhường phần ngon của mình cho bạn bị ốm.

Câu 4

Em thích nhân vật nào ? Vì sao ?

Em hãy chọn nhân vật mà mình thích và giải thích.

Trả lời:

Em thích nhân vật Xuân. Vì Xuân là cậu bé biết lo xa, ăn xong đào đã trồng lại hạt để sau này có quả ăn.

Nội dung bài:Nhờ những quả đào người ông biết được các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.

Kể chuyện: Những quả đào trang 92 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyệnNhững quả đàobằng một cụm từ hoặc một câu.

Đoạn 1 : Quà của ông

– Đoạn 2 : Người làm vườn

– Đoạn 3 : Chuyện của Vân

– Đoạn 4 : Cậu bé đáng khen

Câu 2

Dựa vào kết quả bài tập 1, kể lại từng đoạn.

Đoạn 1 : Quà của ông

Sau chuyến đi xa về, ông mang quà là bốn quả đào chia cho bà và các cháu, mỗi người một quả.

– Đoạn 2 : Người làm vườn

Xuân ăn đào sau đó đem trồng hạt vào một cái vò. Ông hài lòng khen Xuân sẽ thành người làm vườn giỏi.

– Đoạn 3 : Chuyện của Vân

Cô bé láu lỉnh, ăn hết quả đào nhưng vẫn thèm vì đào ngon quá. Ông nhận xét cô bé vẫn còn thơ dại.

– Đoạn 4 : Cậu bé đáng khen.

Việt không ăn quả đào mà mang sang cho người bạn đang bị ốm là Sơn. Tuy Sơn từ chối không lấy nhưng Việt vẫn cố gắng tìm cách để quả đào lại cho bạn rồi trốn về. Việc làm của Sơn khiến ông phải thốt lên : “Cháu là người có tấm lòng nhân hậu.”

Câu 3

Phân vai, dựng lại câu chuyện.

Em hãy dựng lại câu chuyện theo sự phân vai của thầy cô : ông, Xuân, Vân, Việt và người kể chuyện.

Chính tả (Tập chép): Những quả đào trang 93 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tập chép :

Những quả đào

Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng. Vân ăn xong, vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

Câu 2

a) Điền vào chỗ trốngshayx?

Đang học bài, Sơn bỗng nghe thấy tiếng lạch cạch. Nhìn chiếc lồng sáo treo trước cửasổ, em thấy lồng trống không. Chúsáo nhỏ tinh nhanh đãxổ lồng. Chú đang nhảy nhảy trướcsân. Bỗng mèo mướpxồ tới. Mướp định vồ sáo nhưng sáo nhanh hơn, đã vụt bay lên và đậu trên một cànhxoan rất cao.

b) Điền vào chỗ trốnginhayinh?

– To như cột đình.

– Kínnhư bưng.

– Tìnhlàng nghĩa xóm.

– Kínhtrên nhường dưới.

– Chínbỏ làm mười.

Soạn bài Tập đọc: Cây đa quê hương trang 93 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?

Gợi ý: Em hãy đọc những câu đầu bài và tìm câu văn cho thấy cây đa đã sống rất lâu.

Trả lời :

Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa đã sống rất lâu đó là:Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây.

Câu 2

Các bộ phận nào của cây đa (thân, cành, ngọn, rễ) được tả bằng những hình ảnh nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Chín, mười đứa bé… con rắn hổ mang giận dữ và chỉ ra đặc điểm của từng bộ phân: thân, cành, ngọn, rễ.

Trả lời :

Các bộ phận nào của cây đa được tả bằng những hình ảnh :

– Thân cây : được ví với một tòa cổ kính, chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.

– Cành cây : lớn hơn cột đình.

– Ngọn cây : chót vót giữa trời xanh.

– Rễ cây : nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.

Câu 3

Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ.

Trả lời:

– Thân cây rất to.

– Cành cây rất lớn.

– Ngọn cây rất cao.

– Rễ cây quái lạ.

Câu 4

Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau và nói lên cảnh đẹp của quê hương qua con mắt của tác giả: Chiều chiều,… đến hết.

Trả lời :

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả thấy : lúa vàng gợn sóng, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng.

Nội dung bài:Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây đa quê hương, qua đó thể hiện tình yêu thương gắn bó của tác giả với cây đa và quê hương của ông.

Bài đọc

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn làmột thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Thời thơ ấu : lúc còn là trẻ con.

Cổ kính : cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm.

Chót vót : (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh.

Li kì : lạ và hấp dẫn.

Tưởng chừng : nghĩ như là, ngỡ là.

Lững thững : (đi) chậm, từng bước một.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? trang 95 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả.

Gợi ý: Em hãy quan sát một cây ăn quả và kể tên các bộ phận của cây.

Trả lời:

rễ cây, gốc, thân cây, cành, lá, ngọn, hoa, quả.

Câu 2

Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.

Trả lời:

– Rễ cây : xù xì, quái dị, nâu sẫm, dài, uốn lượn, ngoằn ngoèo, cong queo, …

– Gốc cây : to, thô, sần sùi, mảnh mai, chắc nịch, …

– Thân cây : xù xì, bạc phếch, ram ráp, nhẵn bóng, mềm mại, to, cao, chắc, gồ ghề, phủ đầy gai,…

– Cành cây : xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, vươn dài, tỏa ra, khẳng khiu, mập mạp, chắc chắn, …

– Lá cây : xanh biếc, xanh non, nhẵn bóng, nổi gân, non tơ, tươi tốt, mỡ màng, vàng úa, héo quắt, …

– Ngọn cây : cao vút, chót vót, thẳng tắp, mập mạp, non nớt, mảnh dẻ, …

– Hoa : rực rỡ, tươi đẹp, đỏ tươi, tim tím, vàng rực, chúm chím, nở bung, …

– Quả : sai trĩu, chi chít, chín mọng, xanh non, đỏ ối, vàng rực, mọng nước, …

Câu 3

Đặt các câu hỏi có cụm từđể làm gìđể hỏi về từng việc làm được vẽ trong các tranh dưới đây. Tự trả lời các câu hỏi ấy.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

Tranh 1:

– Bạn nhỏ tưới nước cho cây để làm gì ?

– Bạn tưới nước để cây tươi tốt (mau lớn).

Tranh 2:

– Bạn nhỏ bắt sâu cho cây để làm gì ?

– Bạn bắt sâu để cây tươi tốt.

Tập đọc: Cậu bé và cây si già trang 96 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Cậu bé và cây si già

Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

– Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

– Cháu tên là Ngoan.

– Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

– Cảm ơn cây.

– Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

– Đau lắm, cháu chịu thôi!

– Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

Theo TRẦN HỒNG THẮNG

– Rùng mình: bất chợt rung mạnh toàn thân vì sợ hay lạnh.

Câu 1

Cậu bé đã làm điều gì không phải với cây si ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn: Từ đầu.. lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu, chú ý hành động của cậu bé với cây si.

Trả lời :

Cậu bé đã làm điều không phải với cây si: Cậu dùng dao nhọn khắc tên mình lên thân cây, khiến cây đau điếng.

Câu 2

Cây đã làm gì để cậu bé hiểu được nỗi đau của nó ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Chào cậu bé… đến hết, chú ý lời nói của cây si già.

Trả lời :

Để cậu bé hiểu nỗi đau của mình, cây cố lấy giọng vui vẻ hỏi tên cậu bé. Biết cậu bé tên là Ngoan, cây nói : “Vì sao cậu không khắc tên lên người cậu ?” khiến cậu bé rùng mình và hiểu ra rằng cây cũng đang đau đớn.

Câu 3

Theo em, sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn nghịch như thế nữa không ? Vì sao ?

Trả lời :

Sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé không còn nghịch như thế nữa vì cậu biết cây cũng đau đớn giống như con người.

Nội dung bài:Câu chuyện khuyên chúng ta không nên phá hoại cây cối. Cây cối cũng biết đau đớn giống như con người.

Chính tả (Nghe – viết): Hoa phượng trang 97 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :

Hoa phượng

Hôm qua còn lấm tấm

Chen lẫn màu lá xanh.

Sáng nay bừng lửa thẫm

Rừng rực cháy trên cành.

– Bà ơi! Sao mà nhanh!

Phượng mở nghìn mắt lửa,

Cả dãy phố nhà mình,

Một trời hoa phượng đỏ.

Hay đêm qua không ngủ

Chị gió quạt cho cây?

Hay mặt trời ủ lửa

Cho hoa bừng hôm nay?

LÊ HUY HÒA

? Tìm các dấu câu có trong bài chính tả.

Trả lời: Bài chính tả gồm các dấu câu sau: dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a)shayx?

Bầu trờixám xịt nhưsà xuốngsát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp lóe sáng. Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành xơxác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầmsập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảngxoảng. Nước mưasủi bọt, cuốn qua mảnh sânxi măng thành dòng ngầu đục.

Theo PHAN THIỀU

b)inhayinh?

Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tínhtoán, chú đã có một ngôi nhà xinhxắn, vườn cây đầy trái chínthơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tinyêu, kínhphục.

Tập làm văn: Đáp lời chia vui. Nghe – trả lời câu hỏi trang 98 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau :

Gợi ý: Em hãy đáp lại lời chúc mừng với thái độ vui vẻ, lịch sự và lễ phép với người lớn.

Trả lời:

a) Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.

– Những bông hoa này đẹp quá ! Mình cảm ơn bạn rất nhiều.

b) Bác hàng xóm sang chúc Tết. Bố mẹ đi vắng, chỉ có em ở nhà.

– Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình sang năm mới mạnh khỏe và hạnh phúc ạ.

c) Em là lớp trưởng. Trong buổi họp cuối năm, cô giáo phát biểu chúc mừng thành tích của lớp.

– Chúng em cảm ơn cô. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng làm theo lời cô dạy ạ.

Câu 2

Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi :

Sự tích hoa dạ lan hương

Ngày xưa có ông lão bắt gặp một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường. Thấy vậy, ông bèn đem về trồng. Nhờ hết lòng chăm bón, chẳng bao lâu cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, không có thời gian để ngắm hoa.

Hoa đành xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp lấy hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó trở thành loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng tỏa hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Người ta gọi nó là hoa dạ lan hương.

a) Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?

– Cây hoa biết ơn ông lão vì ông đã cứu sống và hết lòng chăm sóc nó.

b) Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?

– Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở ra những bông hoa thật to và lộng lẫy.

c) Về sau, cây hoa xin Trời điều gì ?

– Về sau, cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp lấy hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng.

d) Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm ?

– Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, khi đó ông lão không phải làm việc mới có thời gian thưởng thức hương thơm của hoa.

Tuần 30. Bác Hồ

Tập đọc: Ai ngoan sẽ được thưởng trang 100 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Ai ngoan sẽ được thưởng

1. Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng.Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất.Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào.Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,…

2. Trở lại phòng họp, Bác ngồi giữa các em và hỏi :

– Các cháu chơi có vui không ?

Những lời non nớt vang lên :

– Thưa Bác, vui lắm ạ !

Bác lại hỏi :

– Các cháu ăn có no không ?

– No ạ !

Các cô có mắng phạt các cháu không ?

– Không ạ !

Bác khen :

– Thế thì tốt lắm ! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không ?

– Tất cả cùng reo lên :

– Có ạ ! Có ạ !

Một em bé giơ tay xin nói :

– Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo, ai chưa ngoan thì không được ạ !

– Các cháu có đồng ý không ?

– Đồng ý ạ !

3.Các em nhỏ đứng thành vòng rộng. Bác cầm gói kẹo chia cho từng em. Đến lượt Tộ, em không nhận, em chỉ khẽ thưa :

– Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.

Bác cười trìu mến :

–Cháu biết nhận lỗi, thế là ngoan lắm. Cháu vẫn được nhận phần kẹo như các bạn khác.

Tộ mừng rỡ nhận lấy kẹo Bác cho.

Theo TÚY PHƯƠNG THANH TÚ

Hồng hào : (da) đỏ hồng, thể hiện sức khỏe tốt.

Lời non nớt : lời trẻ em ngây thơ.

Trìu mến : thể hiện tình thương yêu.

Mừng rỡ : vui mừng lộ rõ ra bên ngoài.

Câu 1

Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Bác Hồ cùng các em thăm phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, nơi tắm rửa trong trại nhi đồng.

Câu 2

Bác Hồ hỏi các em học sinh những gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện, chú ý những câu hỏi của Bác dành cho các em học sinh.

Trả lời :

Bác hỏi các em học sinh :

– Các cháu chơi có vui không?

– Các cháu ăn có no không?

– Các cô có mắng phạt các cháu không?

– Các cháu có thích ăn kẹo không ?

Câu 3

Các em đề nghị Bác chia kẹo cho những ai ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Một em bé giơ tay xin nói… Đồng ý ạ! (Đoạn 2)

Trả lời:

Các em đề nghị Bác những ai ngoan sẽ được chia kẹo, ai không ngoan sẽ không được nhận kẹo của Bác.

Câu 4

Tại sao bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời nói của Tộ và tìm nguyên nhân.

Trả lời :

Bạn Tộ không dám nhận kẹo Bác chia vì Tộ tự cảm thấy hôm nay mình chưa ngoan, chưa vâng lời cô.

Câu 5

Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời nói của Bác Hồ với Tộ.

Trả lời:

Bác khen Tộ ngoan vì bạn ấy biết dũng cảm nhận lỗi.

Nội dung bài :Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác khuyên thiếu niên nhi đồng phải thật thà, dũng cảm.

Kể chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng trang 102 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa vào các tranh dưới đây, hãy kể lại từng đoạn của câu chuyệnAi ngoan sẽ được thưởng :

Gợi ý: Em hãy quan sát3 bức tranh, kết hợp với nội dung đã đọc để kể lại câu chuyện.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

Tranh 1: Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

Tranh 2: Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.

Tranh 3: Tộ đã biết mình chưa ngoan nên không dám nhận kẹo của Bác. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.

Câu 2

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

Bác Hồ cùng các em thiếu nhi cùng đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa,… Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

Khi quay lại phòng họp, Bác hỏi các bạn thiếu nhi rất nhiều câu như : Các cháu chơi có vui không, ăn có no không, cô giáo có mắng phạt không, có thích kẹo không. Một em có ý kiến: ai ngoan sẽ được ăn kẹo, ai chưa ngoan không được nhận kẹo của Bác.

Tới lượt Tộ, em không dám nhận kẹo vì tự biết rằng sáng nay em còn chưa ngoan. Bác trìu mến chia kẹo và khen ngợi em đã biết dũng cảm nhận lỗi.

Câu 3

Kể lại đoạn cuối câu chuyện theo lời của Tộ.

Gợi ý:

– Em đóng vai bạn Tộ và kể lại đoạn 3 bằng cách xưng”tôi” hoặc “em“.

– Tâm trạng: buồn bã khi biết mình không được nhận kẹo của bác, sau đó là vui mừng khi vẫn được Bác chia cho phần kẹo giống các bạn.

Trả lời:

Nhìn mọi người được nhận kẹo Bác chia, tôi buồn lắm. Tới khi Bác chia kẹo cho tôi, tôi khẽ nói: “Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô. Cháu chưa ngoan nên không được ăn kẹo của Bác.” Bác âu yếm nhìn tôi và nói : “Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan lắm ! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.” Tôi sung sướng giơ tay nhận lấy phần kẹo và cảm ơn Bác.

Chính tả (Nghe – viết): Ai ngoan sẽ được thưởng trang 102 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Ai ngoan sẽ được thưởng(từMột buổi sáng …đếnda Bác hồng hào.)

Một buổi sáng, Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác, các em nhỏ đã chạy ùa tới, quây quanh Bác. Ai cũng muốn nhìn Bác cho thật rõ.

Bác đi giữa đoàn học sinh, tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng, da Bác hồng hào.

? Tìm và tập viết tên riêng trong bài chính tả.

Tên riêng trong bài chính tả là : Bác Hồ, Bác

Câu 2

Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Trả lời :

a)

– (chúc, trúc) : câytrúc,chúcmừng

–(chở, trở): trởlại, chechở

b)

– (bệt, bệch) : ngồibệt, trắngbệch

– (chết, chếch) : chênhchếch, đồng hồchết

Tập đọc: Xem truyền hình trang 103 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Xem truyền hình

Nhà chú La mới mua ti vi. Cái Liên, con chú, khoe với An :

– Vô tuyến đấy.

Còn chú La bảo đó là cái máy truyền hình. Chủ mời khắp hàng xóm sang xem, vì tối nay ti vi sẽ đưa tin về xã nhà.

Chưa đến 7 giờ, nhà chú đã chật ních người. Ai cũng háo hức chờ xem cái máy phát hình xã mình thế nào. Đây rồi! Giọng cô phát thanh viên trong trẻo : “Vừa qua, xã Hoa Ban đã tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc.” Những tiếng reo vui, bình phẩm nổi lên: “A, núi Hồng ! Kìa, chú La, đúng không ? Chú La trẻ quá !”

Đêm ấy, mọi người còn ngồi lại, vừa ăn bắp nướng vừa xem phim mãi đến khuya.

NGUYỄN MINH

– Chật ních: rất chật, tưởng như không thể chứa thêm được nữa.

– Háo hức : vui và nóng lòng chờ đợi.

– Phát thanh viên : người chuyên đọc tin trên đài phát thanh, truyền hình.

– Bình phẩm : phát biểu ý kiến khen, chê người, vật hoặc việc.

Câu 1

Chú La mời mọi người đến nhà mình làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn đầu bài: Từ đầu… đưa tin về xã nhà.

Trả lời:

Chú La mời mọi người đến nhà mình xem ti vi, trên đó có đưa tin về xã nhà.

Câu 2

Tối hôm ấy, mọi người xem được những gì trên ti vi ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Chưa đến 7 giờ… đến hết.

Trả lời:

Tối hôm ấy, mọi người xem được cảnh xã nhà tổ chức lễ kỉ niệm sinh nhật Bác và phát động trồng 1000 gốc thông phủ kín đồi trọc, thấy núi Hồng và chú La.

Câu 3

Em thích những chương trình gì trên ti vi hằng ngày ?

Gợi ý:

Các chương trình dành cho thiếu nhi như : Thế giới động vật, Đồ rê mí, Vườn cổ tích, Một vạn câu hỏi vì sao…

Nội dung bài:Sự vui mừng, háo hức của mọi người khi lần đầu được xem ti vi.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về Bác Hồ trang 104 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tìm các từ ngữ :

a) Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.

Trả lời :Thương yêu, yêu thương, yêu quý, quý mến, quan tâm, chăm sóc, chăm lo…

b) Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.

Trả lời : Biết ơn, kính yêu, kính trọng, tôn kính, nhớ ơn, thương nhớ, nhớ thương…

Câu 2

Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1.

Gợi ý:

– Bác Hồ thường xuyênquan tâm, chăm locho tương lai của thiếu nhi Việt Nam. Tết Trung Thu nào Bác cũng gửi thư và quà cho các cháu.

– Thiếu nhi Việt Nam đời đờinhớ ơncông lao trời biển của Bác Hồ.

Câu 3

Mỗi tranh dưới đây kể một hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ. Em hãy ghi lại hoạt động trong mỗi tranh bằng một câu.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

– Tranh 1 : Các bạn thiếu nhi vào lăng viếng Bác.

– Tranh 2 : Các bạn thiếu nhi dâng hoa trước tượng đài của Bác.

– Tranh 3 :Thiếu nhi Việt Nam hăng hái tham gia trồng cây kỉ niệm ngày sinh nhật Bác.

Tập đọc: Cháu nhớ Bác Hồ trang 105 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?

Gợi ý: Em hãy đọc câu đầu bài thơ, kết hợp phần chú thích từ khó của bài.

Trả lời :

Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở vùng ven sông Ô Lâu, con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Câu 2

Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác ?

Gợi ý: Em xem lại hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ trong phần chú thích cuối bài thơ và giải thích.

Trả lời :

Bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác vì trong vùng tạm chiếm, giặc cấm nhân dân ta treo ảnh Bác.

Câu 3

Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ?

Gợi ý: Em đọc 8 dòng thơ đầu và chú ý các đặc điểm sau của Bác: mái tóc, đôi má, mái đầu, đôi mắt, chòm râu.

Trả lời:

Hình ảnh Bác trong 8 dòng thơ đầu hiện lên rất đẹp đẽ. Mái tóc Bác bạc phơ, đôi má hồng hào, chòm râu dài và đôi mắt hiền từ sáng tựa như sao.

Câu 4

Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.

Trả lời :

Chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ :Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ, Nhớ hình Bác giữa bóng cờ; Đêm nay cháu những bâng khuâng, Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu; Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ; Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

Nội dung bài :Tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ.

Bài đọc

Cháu nhớ Bác Hồ

Đêm nay bên bến Ô Lâu,

Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ.

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ,

Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.

Mắt hiền sáng tựa vì sao,

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

Nhớ khi trăng sáng đầy trời,

Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.

Đêm đêm cháu những bâng khuâng,

Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.

Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu,

Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ,

Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

Theo THANH HẢI

Ô Lâu : con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

Cất thầm : giấu kín.

Ngẩn ngơ : cảm thấy như trong mơ.

Ngờ : ngỡ là, tưởng là.

Chính tả (Nghe – viết): Cháu nhớ Bác Hồ trang 106 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :Cháu nhớ Bác Hồ(từĐêm đêm …đếnBác hôn.)

Đêm đêm cháu những bâng khuâng

Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.

Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu,

Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ,

Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

? Những từ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?

– Những từ trong bài chính tả phải viết hoa đó là :

+ Tên riêng : Bác

+ Những chữ đầu câu thơ : Đêm, Giở, Nhìn, Nhìn, Càng, Ôm.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a)chhaytr?

chăm sóc, mộttrăm, vachạm,trạm y tế

b)êthayêch?

ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệtvải

Câu 3

Thi đặt câu nhanh :

Trả lời :

a) Với từ chứa tiếng bắt đầu bằngchhoặctr:

– Bố thường dặn em: “Muốn học giỏi thì phải siêng năng vàchămchỉ con ạ!”

– Ngôitrường của em rất đẹp.

b) Với từ chứa tiếng có vầnêthoặcêch.

– Em với Ngân kếtbạn từ năm học mẫu giáo.

– Bạn Hùng có cái mũi hếchtrông thật ngộ nghĩnh.

Tập làm văn: Nghe – trả lời câu hỏi trang 106 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi :

Qua suối

Một lần, trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Trên dòng suối có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang đến bờ bên kia, một chiến sĩ đi phía sau bỗng sẩy chân bị ngã. Bác dừng lại, đợi anh chiến sĩ đi tới, ân cần hỏi.

– Chú ngã có đau không?

Anh chiến sĩ vội đáp:

– Thưa Bác, không đau ạ!

Bác bảo:

– Thế thì tốt. Nhưng tại sao chú bị ngã?

– Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ!

– Ta nên kê lại đế người khác qua suối không bị ngã nữa.

Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, các Bác cháu mới tiếp tục lên đường.

a) Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu ?

– Bác và các chiến sĩ đi công tác.

b) Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ?

– Khi lội qua suối, một anh chiến sĩ sẩy chân bị ngã vì có một hòn đá kênh.

c) Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?

Bác bảo anh chiến sĩ kê lại cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa.

d) Câu chuyệnQua suốinói lên điều gì về Bác Hồ ?

Bác rất quan tâm tớimọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã.

Câu 2

Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.

Bác rất quan tâm tớimọi người từ những việc nhỏ nhất trong đời sống sinh hoạt. Bác ân cần hỏi anh bị ngã có đau không và cho kê lại hòn đá để những người đi sau không bị ngã.

Tuần 31. Bác Hồ

Tập đọc: Chiếc rễ đa tròn trang 107 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Chiếc rễ đa tròn

1. Một sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chú cần vụ đứng gần đấy:

– Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé !

2. Theo lời Bác, chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác lại bảo:

– Chú nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Chú cần vụ thắc mắc:

– Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

– Rồi chú sẽ biết.

3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU

Thường lệ : thói quen hoặc quy định đã có từ lâu.

Tần ngần : đang mải nghĩ, chưa biết nên làm thế nào.

Chú cần vụ : chú càn bộ làm công việc chăm sóc Bác.

Thắc mắc : có điều chưa hiểu, cần hỏi.

Câu 1

Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1, chú ý lời của Bác nói với chú cần vụ.

Trả lời :

Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ trồng cho chiếc rễ mọc tiếp.

Câu 2

Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.

Câu 3

Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có vòng lá tròn.

Câu 4

Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Khi tới thăm nhà Bác, các bạn nhỏ rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá tròn ấy.

Câu 5

Hãy nói một câu :

a) Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi.

Bác rất thương yêu, quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng.

b) Về thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh.

– Bác rất quan tâm tới mọi vật xung quanh.

Nội dung bài:Bác Hồ có tình thương bao la đối với thiếu nhi và mọi vật xung quanh.

Kể chuyện: Chiếc rễ đa tròn trang 109 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Sắp xếp lại trật tự các tranh dưới đây theo đúng diễn biến trong câu chuyệnChiếc rễ đa tròn:

Gợi ý:Em hãy quan sát ba bức tranh, kết hợp nội dung đã đọc để sắp xếp lại thứ tự và kể lại câu chuyện.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

Thứ tự đúng : 3 – 1 – 2

Câu 2

Kể lại từng đoạn của câu chuyện :

– Đoạn 1: Khi đi dạo trong vườn, đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ và đem trồng xuống đất.

Đoạn 2: Thấy chú cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ, Bác hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ đa thành hình tròn rồi cột chặt vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Đoạn 3: Chiếc rễ đa lớn thành một cây đa có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Các em nhỏ rất thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Quả là Bác rất yêu thương và luôn nghĩ đến các cháu thiếu nhi.

Câu 3

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Buổi sáng hôm ấy, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt nhìn thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Bác đứng tần ngần một lúc rồi quay sang bảo chú cần vệ : “Chú hãy cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!”. Hiểu ý Bác, chú vội lấy chiếc cuốc nhỏ, xới đất cho tơi rồi vùi chiếc rễ đa xuống.

Thấy chú làm vây, Bác hướng dẫn chú cuộn chiếc rễ đa thành hình tròn rồi cột chặt vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.

Nhiều năm sau, chiếc rễ đã thành cây đa con có vòng lá tròn, cong cong như chiếc cổng chào. Vào thăm vườn Bác, các em thiếu nhi rất thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Quả là Bác rất yêu thương và luôn nghĩ đến các cháu nhi đồng. Cũng vì thế mà các cháu vô cùng quý mến và kính phục Bác.

Chính tả (Nghe – viết): Việt Nam có Bác trang 109 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :

Việt Nam có Bác

Bác là non nước trời mây,

Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.

Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn,

Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha.

Điệu lục bát, khúc dân ca,

Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam.

LÊ ANH XUÂN

? Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

– Các tên riêng trong bài chính tả là: Việt Nam, Bác, Trường Sơn.

Câu 2

Điền vào chỗ trốngd, rhaygi? Đặtdấu hỏihaydấu ngãtrên những chữ in đậm ?

Trả lời :

Thăm nhà Bác

Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng sôi tăm cá

bưởicam thơm, mát bóngdừa.

rào râm bụtđỏhoa quê

Như cổng nhà xưa Bác trở về

Có bốn mùarau tươi tốt lá

Nhưnhữngngày cháo bẹ măng tre…

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗthường mộc mạc,chẳngmùi sơn

Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

TỐ HỮU

Câu 3

Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống :

Trả lời :

a)rờihaydời?

– Tàurờiga. – Sơn Tinhdờitừng dãy núi đi.

giữhaydữ?

– Hổ là loài thúdữ. – Bộ đội canhgiữbiển trời.

b)haylả?

– Con cò baylảbay la. – Không uống nước.

hayvỏ?

– Anh trai em tập. –Vỏcây sung xù xì.

Tập đọc: Cây và hoa bên lăng Bác trang 111 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Cây và hoa bên lăng Bác

Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát hương thơm.

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.

Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.

Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

Theo TẬP ĐỌC LỚP 4, 1977

Uy nghi : trang nghiêm.

Tụ hội : từ khắp nơi họp lại.

Tam cấp : thềm nhà, lăng tẩm, … thường có ba bậc.

Non sông gấm vóc : đất nước tươi đẹp.

– Tôn kính : hết sức kính trọng.

Câu 1

Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Ngay thềm lăng… đã nở lứa đầu.

Trả lời :

Tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác là : mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho hàng quân danh dự, cùng với đó là dàng cây dầu nước và hoa ban.

Câu 2

Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác.

Gợi ý: Em đọc đoạn sau và kể tên các loài hoa: Sau lăng… tỏa hương ngào ngạt.

Trả lời :

Những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác là : đào Sơn La, sứ đỏ của Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu.

Câu 3

Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác ?

Gợi ý: Em hãy đọc câu cuối bài.

Trả lời :

Câu văn cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác :Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

Nội dung bài:Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính của nhân dân ta đối với Bác.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ. Dấu chấm, dấu phẩy trang 112 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Em chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Gợi ý: Em hãy đọc kĩ đoạn văn và tìm tự thích hợp điền vào chỗ trống.

Trả lời :

Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa cơm của Bácđạm bạcnhư bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắngtinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôinhà sànkhuất trong vườn Phủ chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàngrâm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thườngtự taychăm sóc cây, cho cá ăn.

(nhà sàn, râm bụt, đạm bạc, tinh khiết, tự tay)

Câu 2

Tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.

Gợi ý: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Người đã bao năm bôn ba nước ngoài để mang lại nền độc lập, tự chủ cho dân tộc. Con người và lối sống của Bác mãi mãi là tấm gương để chúng ta noi theo.

Trả lời:

giản dị, yêu nước, thương dân, đức độ, hiền từ, hiền hậu, nhân tài, nhân ái, khiêm tốn, bình dị, tài ba, lỗi lạc, giàu nghị lực

Câu 3

Điềndấu chấmhaydấu phẩyvào ô trống trong đoạn văn sau ?

Gợi ý: Em hãy đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng để điền dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp.

Trả lời :

Tôntrọng luật lệ chung

Một hôm,Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũng phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý.Đến thềm chùa,Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.

Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU

Soạn bài Tập đọc: Bảo vệ như thế là rất tốt trang 113 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Anh Nha được giao nhiệm vụ gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau và tìm nhiệm vụ mà anh Nha được giao: Từ đầu… dân tộc Sán Chỉ.

Trả lời :

Anh Nha được giao nhiệm vụ đứng gác trước cửa nhà Bác để bảo vệ Bác.

Câu 2

Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau và giải thích: Nha chưa kịp hỏi… Có giấy mới được vào mà!

Trả lời:

Anh Nha hỏi giấy tờ của Bác Hồ vì anh chưa biết mặt Bác nên thực hiện đúng nguyên tắc : Ai muốn vào nơi ở của Bác thì phải trình giấy tờ.

Câu 3

Bác Hồ khen anh Nha thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối bài, chú ý lời của Bác Hồ.

Trả lời :

Bác Hồ khen anh Nha làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.

Câu 4

Em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?

Em hãy trả lời bằng cảm nhận của bản thân.

Gợi ý:

Em thích nhất chi tiết anh Nha nói: “Bác cũng phải có giấy mà! Có giấy mới được vào mà”. Vì chi tiết đó thể hiện tính nhiêm túc chấp hành nhiệm vụ của người chiến sĩ bảo vệ.

Nội dung: Bác Hồ rất nhân hậu và bảo vệ nội quy chung.

Bài đọc

Bảo vệ như thế là rất tốt

Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ.

Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao gầy, chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.

Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào :

– Chú gác ở đây à ?

Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói :

– Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ!

Ông cụ vui vẻ bảo:

– Bác đây mà.

– Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy mới được vào mà !

Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt :

– Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác ?

Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo :

– Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.

Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU

– Chiến khu: vùng căn cứ của ta trong kháng chiến chống Pháp.

– Vọng gác: nơi có người gác.

– Quan sát: xem xét để thấy rõ, biết rõ.

– Rảo bước: đi nhanh.

– Đại đội trưởng: người chỉ huy đại đội (đơn vị bộ đội khoảng 150 người).

Chính tả (Nghe – viết): Cây và hoa bên lăng Bác trang 114 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Cây và hoa bên lăng Bác(từSau lăng …đếntỏa hương ngào ngạt.)

Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.

? Tìm và tập viết các tên riêng trong bài chính tả.

Các tên riêng có trong bài chính tả : Sơn La, Nam Bộ.

Câu 2

Tìm các từ :

Trả lời :

a) Bắt đầu bằngr, dhoặcgi, có nghĩa như sau :

– Chất lỏng, dùng để thắp đèn, chạy máy,… :dầu

– Cất, giữ kín, không cho ai thấy hoặc biết :giấu

– (Quả, lá) rơi xuống đất :rụng

b) Cóthanh hỏihoặcthanh ngã,có nghĩa như sau :

– Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa :cỏ

– Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu :

– Vật dùng để quét nhà :chổi.

Tập làm văn: Đáp lời khen ngợi. Tả ngắn về Bác Hồ trang 114 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời khen ngợi với thái độ khiêm tốn, lịch sự và nhã nhặn.

Trả lời:

a) Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen.

– Con cảm ơn bố. Con sẽ cố gắng hơn nữa đế bố mẹ vui.

b) Em mặc đẹp, được các bạn khen.

– Mình cảm ơn các bạn.

c) Em vứt một hòn đá nằm giữa đường sang bên đường để người qua lại khỏi bị vấp ; một cụ già nhìn thấy, khen em.

– Cháu cảm ơn ông. Tiện thể, cháu vứt nó đi để người sau khỏi vấp ạ!

Câu 2

Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trong lớp học, trả lời các câu hỏi sau :

a) Ảnh Bác được treo ở đâu ?

– Ảnh Bác được treo ở phía trên tường trước hai dãy lớp học.

b) Trông Bác như thế nào (râu tóc, vầng trán, đôi mắt,…) ?

– Trông Bác hiền và đẹp như một ông tiên mà em được đọc trong các câu chuyện cổ tích.

c) Em muốn hứa với Bác điều gì ?

– Em hứa với Bác sẽ cố gắng học giỏi, chăm ngoan, thực hiện tốt năm điều Bác dạy.

Câu 3

Dựa vào những câu trả lời trên, viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ.

HƯỚNG DẪN VIẾT

Ảnh Bác Hồ được treo trang trọng và ngay ngắn trên bức tường, trước hai dãy lớp học của em. Trong ảnh, trông Bác hiền từ và đẹp như một ông tiên mà em đã từng đọc được trong những câu chuyện cổ tích. Bác có làn da hồng hào, vầng trán cao và ánh mắt sáng ngời. Chòm râu bác trắng như cước, trên đôi môi Bác nở nụ cười hiền hậu. Nhìn ảnh Bác, em hứa với Bác sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi và thực hiện tốt năm điều Bác dạy.

Tuần 32. Nhân dân

Tập đọc Chuyện quả bầu trang 116 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng điều gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Con dúi mách hai vợ chồng người đi rừng : sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi và khuyên họ hãy chuẩn bị cách để phòng lụt.

Câu 2

Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Để thoát nạn lụt, hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.

Câu 3

Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Sau nạn lụt, người vợ sinh ra một quả bầu. Sau một lần đi làm nương về, hai vợ chồng nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Họ dùi quả bầu và thấy những con người bé nhỏ nhảy ra.

Câu 4

Hãy kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta.

Trả lời:

Tên một số dân tộc trên đất nước ta : Vân Kiều, Mnông, Tà Ôi, Xơ Đăng, Chăm, Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng, Gia Rai, Sán Dìu, …

Câu 5

Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.

Em có thể đặt tên khác cho truyện như :Sinh ra từ một mẹ,Tổ tiên của chúng ta,Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, Quả bầu lạ,…

Nội dung bài:Các dân tộc trên Đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cùng chung một tổ tiên.

Bài đọc

Chuyện quả bầu

1. Ngày xửa ngày xưa có hai vợ chồng đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói một điều bí mật. Hai vợ chồng thương tình tha cho. Dúi báo sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp nơi. Nó khuyên họ lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày hãy chui ra.

2. Hai vợ chồng làm theo. Họ còn khuyên bà con trong bản cùng làm nhưng chẳng ai tin. Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn kéo đến. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi như thuyền, hai vợ chồng thoát nạn. Sau bảy ngày, họ chui ra. Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người.

3. Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu. Thấy chồng buồn, chị đem bầu cất lên giàn bếp.

Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp. Lấy làm lạ, họ lấyquả bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, rồi nhẹ nhàng dùi quả bầu.

Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước, dính than nên hơi đen. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

Theo TRUYỆN CỔ KHƠ-MÚ

Con dúi : loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây, sống trong hang đất.

Sáp ong : chất mềm, dẻo do ong mật luyện để làm tổ.

Nương : đất trồng trên đồi, núi hoặc bãi cao ven sông.

Tổ tiên : những người đầu tiên sinh ra một dòng họ hay dân tộc.

Kể chuyện: Chuyện quả bầu trang 117 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa theo các tranh sau, kể lại các đoạn 1 và 2 củaChuyện quả bầu:

Gợi ý: Em hãy quan sát hoạt động của hai vợ chồng trong bức tranh, kết hợp nội dung đã đọc và kể lại đoạn 1, 2.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Tranh 1: Hai vợ chồng đi rừng bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và báo cho hai vợ chồng biết sắp có mưa lớn gây ngập lụt. Nó mách cho hai người biết cách chuẩn bị để thoát nạn.

– Tranh 2: Hai vợ chồng chui ra từ thân cây gỗ khoét rỗng. Mặt đất vắng tanh không có một bóng người.

Câu 2

Kể lại đoạn 3 :

Gợi ý :

– Người vợ sinh ra quả bầu.

– Hai người thấy có tiếng lao xao trong quả bầu.

– Những người con bé nhỏ sinh ra từ quả bầu.

Trả lời:

Người vợ sinh ra một quả bầu, thấy chồng buồn, chị cất lên giàn bếp. Một lần đi làm về, hai vợ chồng nghe thấy tiếng lao xao. Khi dùi vào quả bầu, những con người nhỏ bé nhảy ra. Người Khơ-mú dính than nên hơi đen, tiếp theo sau là người Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê,… Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta.

Câu 3

Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu dưới đây :

Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng :

Ngày xưa, có hai vợ chồng đi rừng bắt được con dúi. Dúi xin tha mạng và báo cho hai vợ chồng biết sắp có mưa lớn gây ngập lụt. Nó mách cho hai người biết cách chuẩn bị để thoát nạn. Khi lũ hết, hai vợ chồng thấy mặt đất vắng tanh không có một bóng người.

Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu, thấy chồng buồn, chị cất lên giàn bếp. Một lần đi làm về, hai vợ chồng nghe thấy tiếng lao xao. Khi dùi vào quả bầu, những con người nhỏ bé nhảy ra. Người Khơ-mú dính than nên hơi đen, tiếp theo sau là người Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê,… Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta.

Chính tả (Tập chép): Chuyện quả bầu trang 118 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Tập chép :

Chuyện quả bầu

Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. Người Khơ-mú nhanh nhảu ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Tày, người Nùng, người Mường, người Dao, người Hmông, người Ê-đê, người Ba-na, người Kinh,… lần lượt ra theo.

Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

? Tìm các tên riêng trong bài chính tả. Các tên riêng ấy được viết như thế nào ?

Trả lời:

– Các tên riêng trong bài chính tả là : Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.

– Các tên riêng ấy viết hoa chữ đầu tiên.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a)lhayn?

Bác lái đò

Bác làm nghề chở đò đã năm nămnay. Với chiếc thuyềnnanlênh đênh mặt nước, ngàynày qua tháng khác, bác chămlo đưa khách qualại trên sông.

TIẾNG VIỆT 4, 1984

b)vhayd?

Đi đâu màvội màvàng

vấp phải đá mà quàng phảidây

Thong thả như chúng em đây

Chẳng đá nàovấp, chẳngdây nào quàng.

Ca dao

Câu 3

Tìm các từ :

Trả lời :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằngnhayl, có nghĩa như sau :

– Vật dùng để nấu cơm :nồi

– Đi qua chỗ có nước :lội

– Sai sót, khuyết điểm :lỗi

b) Chứa tiếng bắt đầu bằngvhayd, có nghĩa như sau :

– Ngược vớibuồn:vui

– Mềm nhưng bền, khó làm đứt :dai

– Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình :vai

Tập đọc: Quyển sổ liên lạc trang 119 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Quyển sổ liên lạc

Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay. Bố làm gì cũng khéo, viết chữ thì đẹp. Chẳng hiểu sao, Trung không có được hoa tay như thế. Tháng nào, trong sổ liên lạc, cô giáo cũng nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

Một hôm, bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu, đưa cho Trung. Trung ngạc nhiên: đó là quyển sổ liên lạc của bố ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai. Trang sổ nào cũng ghi lời thầy khen bố Trung chăm ngoan, học giỏi. Nhưng cuối lời phê, thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc, cần luyện viết nhiều hơn. Trung băn khoăn:

– Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê?

Bố bảo:

– Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều, chữ mới được như vậy.

– Thế bố có được thầy khen không?

Giọng bố buồn hẳn:

– Không. Năm bố học lớp ba, thầy đi bộ đội rồi hy sinh.

NGUYỄN MINH

– Lắm hoa tay: ý nói khéo tay.

– Lời phê: lời nhận xét của thầy, cô.

– Hi sinh: chết vì việc nước.

Câu 1

Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung điều gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu… tập viết thêm ở nhà.

Trả lời :

Trong sổ liên lạc, cô giáo nhắc Trung phải tập viết thêm ở nhà.

Câu 2

Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Một hôm, bố lấy trong tủ… chữ mới được như vậy và nêu lí do.

Trả lời:

Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ cho Trung xem để biết rằng chữ bố ngày xưa cũng rất xấu. Nhờ nghe lời thầy, bố luyện viết nhiều nên chữ mới đẹp. Nếu Trung nghe lời cô giáo tập viết nhiều thì chữ mới đẹp.

Câu 3

Vì sao bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối truyện, chú ý lời kể của bố.

Trả lời :

Bố buồn khi nhắc tới thầy giáo cũ của bố vì thầy đã hy sinh.

Câu 4

Trong sổ liên lạc, thầy (cô) nhận xét em thế nào ? Em làm gì để thầy cô vui lòng ?

Gợi ý:

– Em hãy xem lại sổ liên lạc của mình và đọc lời nhận xét của cô giáo.

– Để thầy cô vui lòng, em cần chăm chỉ rèn luyện và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.

Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa. Dấu chấm. Dấu phẩy trang 120 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Xếp các từ dưới đây thành từng cặp có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa) :

Trả lời :

a) đẹp – xấu, ngắn – dài, nóng – lạnh, thấp – cao

b) lên – xuống, yêu – ghét, chê – khen

c) trời – đất, trên – dưới, ngày – đêm

Câu 2

Em chọndấu chấmhaydấu phẩyđể điền vào mỗi chỗ trống trong đoạn sau?

Gợi ý:Em đọc diễn cảm và ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy hoàn thành đoạn văn.

Trả lời :

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Đồng bào Kinh hay Tày,Mường hay Dao,Gia-rai hay Ê-đê,Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam,đều là anh em ruột thịt.Chúng ta sống chết có nhau,sướng khổ cùng nhau,no đói giúp nhau.

Tập đọc: Tiếng chổi tre trang 121 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Tiếng chổi tre

Những đêm hè Khi ve ve Đã ngủ Tôi lắng nghe Trên đường Trần Phú Tiếng chổi tre Xao xác Hàng me Tiếng chổi tre Đêm hè Quét rác… Những đêm đông Khi cơn giông Vừa tắt Tôi đứng trông Trên đường lặng ngắt Chị lao công Như sắt Như đồng Chị lao công Đêm đông Quét rác… Nhớ em nghe Tiếng chổi tre Chị quét Những đêm hè Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối Đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe ! TỐ HỮU

Xao xác : từ gợi tả chuỗi tiếng động nhẹ, phá vỡ cảnh yên tĩnh.

Lao công : người làm các công việc vệ sinh, phục vụ,…

Câu 1

Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những lúc nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau, chú ý vào cụm từ chỉ thời gian: Từ đầu… Khi cơn giông/ Vừa tắt.

Trả lời :

Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào những đêm hè khi ve vừa ngủ và những đêm đông khi cơn giông vừa tắt.

Câu 2

Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Tôi đứng trông… Đêm đông/ Quét rác.

Trả lời :

Những câu thơ ca ngợi chị lao công là:

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Câu 3

Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ ?

Trả lời :

Qua bài thơ, tác giả muốn nói : Phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn những người lao công vệ sinh đường phố. Nghề nào cũng đẹp, cũng vinh quang, miễn là ích nước lợi dân, làm đẹp cuộc sống.

Nội dung bài:Chị lao công vất vả để giữ đường phố sạch đẹp. Chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn chị.

Chính tả (Nghe – viết): Tiếng chổi tre trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Tiếng chổi tre(từNhững đêm đông …đến hết.)

Những đêm đông

Khi cơn giông

Vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt

Như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác…

Nhớ em nghe

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè

Đêm đông gió rét

Tiếng chổi tre

Sớm tối

Đi về

Giữ sạch lề

Đẹp lối

Em nghe!

? Những chữ nào trong bài chỉnh tả phải viết hoa?

Trả lời :Những chữ đứng đầu câu thơ phải viết hoa.

? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ?

Trả lời :Nên viết mỗi dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

a)lhayn?

Trả lời :

– Một câylàmchẳngnênnon

Ba chây chụm lạinên hònnúi cao.

Tục ngữ

– Nhiễu điều phủlấy giá gương

Người trong mộtnước phải thương nhau cùng.

Tục ngữ

b)ithayich?

Trả lời :

Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mítlúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chíchtinh nghịchnhảy lích ríchtrong kẽ lá. Chị em tíu títra vườn. Ngồi ăn những múi mítđọng mật dưới gốc cây thật là thích.

Câu 3

Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng :

a) Chỉ khác nhau ở âm đầulhoặcn

Mẫu : bơi lặn — nặn tượng.

Trả lời:

nối tiếp – lối xóm, mười năm – mười lăm, nắm tay – lắm việc, lấm lét – cây nấm, xét nét – lấm lét, la hét – quả na, lô hàng – nô nức…

b) Chỉ khác nhau ở vầnithoặcich.

Mẫu: thịt gà – thình thịch

Trả lời:

con nít – chật ních, rối rít – rúc rích, tắc tịt – tịch thu, tít mít – tích cóp,…

Tập làm văn: Đáp lại lời từ chối. Đọc sổ liên lạc trang 123 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Cho tớ mượn truyện với !

– Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.

– Thế thì tớ mượn sau vậy.

Câu 2

Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau :

Gợi ý:Em hãy đáp lại lời từ chối với thái độ lịch sự, nhã nhặn.

Trả lời:

a) Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo : “Truyện này tớ cũng đi mượn.”

– Xin lỗi ! Mình cứ nghĩ là của cậu.

– Xin lỗi ! Mình mượn sau vậy.

b) Em nhờ bố làm giúp em bài tập vẽ. Bố bảo : “Con cần tự làm bài chứ !”

– Để con cố xem sao ! Nhưng đến chỗ khó quá bố hướng dẫn thêm cho con bố nhé !

c) Em xin đi chợ cùng mẹ. Mẹ bảo “Con ở nhà học bài đi !”

– Vâng ạ, lần sau con làm bài xong thì mẹ cho con đi theo nhé.

Câu 3

Đọc và nói lại nội dung một trang sổ liên lạc của em.

Gợi ý:

Trong sổ liên lạc, khi nhận xét kết quả học tập kì I cho em, cô giáo sẽ ghi như sau :

* Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp :

–Chăm, ngoan, có tinh thần xây dựng bài tốt.

–Học đều tất cả các môn.

–Rèn luyện thêm chữ viết.

* Ý kiến phụ huynh học sinh :

Kính mong cô luyện thêm nét chữ cho cháu.

Tuần 33. Nhân dân

Tập đọc: Bóp nát quả cam trang 124 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.

Câu 2

Trần Quốc Toản xin gặp Vua để làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Trần Quốc Toản xin gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”.

Câu 3

Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Quốc Toản nóng lòng gặp Vua, cậu đợi từ sáng tới trưa không được gặp bèn liều chết xô mấy người lính gác, xăm xăm bước xuống bến.

Câu 4

Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

Câu 5

Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát của cam ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 4 của truyện.

Trả lời :

Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì bị Vua xem là trẻ con và nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình.

Nội dung bài:Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng lòng yêu nước và căm thù quân giặc xâm lược.

Bài đọc

Bóp nát quả cam

1. Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

2. Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không gặp được, cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:

– Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.

3. Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!

Nói xong, cậu tự đặt thanh gươm lên gáy, xin chịu tội.

Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:

– Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.

Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.

4. Quốc Toản tạ ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xemta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát từ bao giờ.

Theo NGUYỄN HUY TƯỞNG

Giặc Nguyên : giặc từ phương Bắc (Mông Cổ – Trung Quốc), ba lần xâm lược nước ta đều bị thất bại.

Ngang ngược : bất chấp lẽ phải, tỏ ra không sợ gì.

Trần Quốc Toản (1267 – 1285) : một thiếu niên anh hùng, em vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Thuyền rồng : thuyền của vua, có chạm hình con rồng.

Bệ kiến : gặp vua.

– Vương hầu : những người có tước vị cao do vua ban.

Kể chuyện: Bóp nát quả cam trang 126 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Sắp xếp lại các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyệnBóp nát quả cam:

Gợi ý:Em hãy quan sát kĩ các bức tranh, sắp xếp lại thứ tự và kể lại câu chuyện.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

Thứ tự đúng : 2 – 1 – 4 – 3

Câu 2

Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể từng đoạn câu chuyện.

– Tranh 2: Thấy quân giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

– Tranh 1: Quốc Toản giằng co với lính canh để xuống gặp Vua nói hai chữ “xin đánh”.

– Tranh 4: Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

– Tranh 3: Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.

Câu 3

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Giặc Nguyên sai sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Trần Quốc Toản vô cùng căm giận khi thấy quân giặc ngang ngược đủ điều.

Khi biết vua đang bàn việc dưới thuyền cùng các vương hầu, Trần Quốc Toản giằng co với lính canh vì chờ mãi không gặp được Vua để nói hai chữ “xin đánh”.

Quốc Toản chạy xuống thuyền rồng xin Vua cho đánh, rồi đặt thanh gươm lên gáy chịu tội. Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý vì Vua thấy cậu còn trẻ mà đã biết lo việc nước.

Vì bị Vua xem là trẻ con và căm giận khi nghĩ tới quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam.

Chính tả (Nghe – viết): Bóp nát quả cam trang 127 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :

Bóp nát quả cam

Thấy giặc âm mưu chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làm nát quả cam quý.

? Những chữ cái nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao phải viết hoa?

Trả lời:Những chữ cái sau trong bài chính tả phải viết hoa, vì:

– Chữ đầu trong tên bài chính tả : Bóp

– Tên riêng : Quốc Toản

– Những chữ đứng đầu câu : Thấy, Vua.

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

a)shayx?

Trả lời :

– Đôngsao thì nắng, vắngsao thì mưa.

Tục ngữ

– Con công hay múa

Nó múa làmsao ?

Nó rụt cổ vào

xòe cánh ra.

Đồng dao

– Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổxuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

xáo thìxáo nước trong

Chớxáo nước đục đau lòng cò con.

Ca dao

b)hayi?

Trả lời :

Thủy Tiên rất hợp với tên của em. Em thật xinh xắn với nụ cười chúm chím, tiếng nói du dàng, dễ thương. Như một cô tn bé nhỏ, Thủy Tn thích giúp đỡ mọi người, khiến ai cũng yêu quý.

Soạn bài Tập đọc: Lá cờ trang 128 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Lá cờ

– Ra coi, mau lên !

Chị tôi vừa gọi, vừa kéo tôi chạy ra cửa. Chị chỉ tay về phía bót :

– Thấy gì chưa ?

Tôi thấy rồi. Cờ ! Cờ đỏ sao vàng trên cột cờ trước bót. Tôi ngỡ ngàng ngắm lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh đang bay phấp phới trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.

Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ về chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với những lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau, san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên sóng.

Đó là buổi mít tinh đầu tiên của dân làng tôi mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

Theo NGUYỄN QUANG SÁNG

– Bót : đồn giặc.

– Ngỡ ngàng : bàng hoàng, ngạc nhiên vì không ngờ tới.

– San sát : rất nhiều, liền sát nhau như không còn kẽ hở.

– Bập bềnh : chuyển động lên xuống, nhấp nhô theo làn sóng.

– Mít tinh : cuộc họp đông người để thể hiện thái độ đối với một việc lớn.

– Cách mạng tháng Tám : cuộc cách mạng diễn ra vào tháng 8 năm 1945 giành độc lập cho nước ta.

Câu 1

Thoạt tiên, bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở đâu ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu… trời xanh mênh mông buối sáng.

Trả lời :

Thoạt tiên, bạn nhỏ nhìn thấy lá cờ ở trước bót của giặc.

Câu 2

Hình ảnh lá cờ đẹp như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Tôi thấy rồi..trời xanh mênh mông buổi sáng.

Trả lời :

Hình ảnh lá cờ rực rỡ với ngôi sao vàng năm cánh bay rực rỡ trên nền trời xanh mênh mông buổi sáng.

Câu 3

Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở những nơi nào nữa ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Cờ mọc trước… bập bềnh trên sóng.

Trả lời :

Cờ đỏ sao vàng mọc lên ở trước cửa mỗi nhà, bay trên những ngọn cây, đậu trên tay mỗi người và cắm trên mỗi chiếc xuồng dưới sông tạo thành một chiếc bè đầy cờ.

Câu 4

Mọi người mang cờ đi đâu ?

Gợi ý: Em hãy đọc câu cuối bài.

Trả lời :

Mọi người mang cờ đi mít tinh mừng ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

Nội dung bài :Niềm vui sướng, tự hào của bạn nhỏ khi thấy những lá cờ mọc lên khắp nơi trong ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ chỉ nghề nghiệp trang 129 sgk tiếng việt 2 tập 2

Câu 1

Tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây :

Gợi ý: Em hãy chú ý tới trang phục, cảnh vật xung quanh mỗi người trong bức tranh để xác định nghề nghiệp của họ.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời :

1. Công nhân 2. Công an

3. Nông dân 4. Bác sĩ

5. Lái xe 6. Người bán hàng

Câu 2

Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết.

Trả lời :

thợ may, giáo viên, kĩ sư, họa sĩ, ca sĩ, đạo diễn, diễn viên, thợ điện, y tá, …

Câu 3

Trong các từ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta ?

anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng.

Trả lời :

Những từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta là:anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.

Câu 4

Đặt câu với một từ tìm được trong bài tập 3.

– Nhân dân Việt Nam rấtanh hùng.

– Người Việt Nam rấtthông minhvà sáng tạo.

Cần cù, chịu khó đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

– Bác Hồ nói : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Tập đọc: Lượm trang 130 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Lượm

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao.

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo.

Đường quê vắng vẻ

Lúa trỗ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng…

TỐ HỮU

– Loắt choắt : dáng bé nhỏ, nhanh nhẹn.

– Cái xắc : túi da, túi vải có quai đeo bên mình.

– Ca lô (mũ chào mào) : loại mũ mềm, không có vành, nhọn hai đầu, phía trên bóp lại.

– Thượng khẩn : rất gấp. Thư có ghi “Thượng khẩn” là thư quan trọng, cần chuyển gấp.

– Đòng đòng : bông lúa non còn nằm trong bẹ cây.

Câu 1

Tìm những nét đáng yêu, ngộ nghĩnh của Lượm trong hai khổ thơ đầu.

Gợi ý: Em hãy đọc 2 khổ thơ đầu và chú ý các chi tiết: dáng vẻ, cái chân, điệu bộ,…

Trả lời :

Những nét đáng yêu, ngộ nghĩnh của Lượm trong hai khổ thơ đầu là : Lượm bé loắt choắt, đeo bên mình cái xắc nhỏ, đôi chân nhanh thoăn thoắt, ca lô đội lệch, mồm huýt sáo, vừa đi vừa nhảy.

Câu 2

Lượm làm nhiệm vụ gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 3, 4 của bài, chỉ ra nhiệm vụ của Lượm.

Trả lời :

Lượm làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển thư ra mặt trận.

Câu 3

Lượm dũng cảm như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc khổ thơ 4, chú ý tới hoàn cảnh ngoài mặt trận và cách cậu bé làm nhiệm vụ.

Trả lời :

Lượm là một cậu bé dũng cảm. Ngoài mặt trận đạn bay vèo vèo nhưng Lượm vẫn chuyển thư an toàn.

Câu 4

Em thích những câu thơ nào ? Vì sao ?

Hãy chọn những câu thơ em thích và giải thích.

Gợi ý :

Em thích khổ thơ 1 và 2 vì qua đó em thấy được những nét đáng yêu, ngộ nghĩnh của Lượm .

Nội dung bài :Ca ngợi chú bé liên lạc dũng cảm.

Chính tả (Nghe – viết): Lượm trang 131 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:Lượm(hai khổ thơ đầu)

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…

? Đếm số chữ của mỗi dòng thơ.

Trả lời :Mỗi dòng thơ gồm 4 chữ.

? Nên viết các dòng thơ từ ô nào trong vở ?

Trả lời :Nên viết các dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.

Câu 2

Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ?

Trả lời :

a)

– (sen, xen) : hoasen,xenkẽ

– (sưa, xưa) : ngàyxưa, saysưa

– (sử, xử): cưxử, lịchsử

b)

– (kín, kiến) : conkiến,kínmít

–(chín, chiến) : cơmchín,chiếnđấu

– (tim, tiêm) : kimtiêm, tráitim

Câu 3

Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng :

a) Chỉ khác nhau ở âmshayx.

Mẫu:nước sôi – đĩa xôi, ngôi sao – xao xác.

Trả lời:

se lạnh – xe chỉ, sạ lúa – xạ hương, dầu sả – xả rác, sương muối – xương gà, sinh nở – xinh đẹp, sơ suất – xơ mướp…

b) Chỉ khác nhau ở âmihay.

Mẫu : nàng tiên – lòng tin, lúa chiêm, chim sâu

Trả lời:

Lúa chiêm – con chim, tìm tòi – tiềm năng, kín mít – kiến nghị, nhịn ăn – nhiệm vụ,…

Tập làm văn: Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến trang 132 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong tranh dưới đây :

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

– Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.

– Cảm ơn bạn.

Câu 2

Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời an ủi với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự và lễ phép với người lớn.

Trả lời:

a) Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi : “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”

– Thưa cô, em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa ạ !

b) Em rất tiếc vì mất con chó. Bạn em nói : “Mình chia buồn với bạn.”

– Cảm ơn cậu đã chia sẻ cùng mình.

c) Em rất lo khi con mèo nhà em đi đâu, đã hai ngày không về. Bà em an ủi : “Đừng buồn. Có thể ngày mai mèo lại về đấy, cháu ạ.”

– Cháu cảm ơn bà ! Cháu cũng hi vọng như thế.

Câu 3

Hãy viết đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể về một việc tốt của em (hoặc của bạn em).

Gợi ý:Em viết đoạn văn theo gợi ý sau:

+ Việc tốt đó là gì?

+ Việc đó do ai làm?

+ Việc tốt đó đem lại kết quả như thế nào?

Ví dụ :

– Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm.

– Cho bạn đi chung áo mưa.

HƯỚNG DẪN KỂ

Hôm trước, mẹ em đi làm về rồi bị ốm. Người mẹ xanh xao, mệt mỏi với những cơn sốt kéo dài. Em thương và lo cho mẹ lắm. Em ngồi bên cạnh đắp khăn ướt lên trán mẹ và lấy thuốc cho mẹ uống. Khi khỏi ốm, mẹ xoa đầu em và nói : “Con gái mẹ ngoan lắm ! Mẹ cảm ơn con nhiều.”

Tuần 34. Nhân dân

Tập đọc: Người làm đồ chơi trang 133 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Người làm đồ chơi

1. Bác Nhân, hàng xóm nhà tôi, là một người làm đồ chơi bằng bột màu.

Ở ngoài phố, cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy, trẻ con xúm lại. Các bạn ngắm đồ chơi, tò mò xem bác nặn những ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, những con vịt, con gà,… sắc màu sặc sỡ.

Bác Nhân rất vui với công việc của mình. Mỗi chiều bán hàng về, bác lại kể cho chúng tôi nghe trẻ nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào.

2. Dạo này, hàng của bác Nhân bỗng ế. Những đồ chơi mới bằng nhựa đã xuất hiện.
Một hôm, bác Nhân bảo: bác sắp về quê làm ruộng, không nặn đồ chơi nữa.

Tôi suýt khóc, nhưng cố tỏ ra bình tĩnh:

– Bác đừng về. Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.

– Nhưng độ này chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.

– Cháu mua và sẽ rủ bạn cùng mua.

Bác cảm động ôm lấy tôi.

3. Hôm sau là buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân. Sáng ấy, tôi đập con lợn đất, đếm được hơn mười nghìn đồng. Tôi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

Gặp bác chiều ấy, tôi thấy bác rất vui. Bác tặng tôi hai con giống, rồi kể: “Hôm nay, bác bán hết nhẵn hàng. Thì ra, vẫn còn nhiều trẻ nhỏ thích đồ chơi của bác.”

Bác còn bảo:

– Về quê, bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán. Nghe nói trẻ ở nông thôn thích thứ này hơn trẻ thành phố.

Theo XUÂN QUỲNH

Ế hàng : không bán được hàng

Hết nhẵn : không còn tí nào.

Câu 1

Bác Nhân làm nghề gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Bác Nhân làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.

Câu 2

Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Nhân như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện: cảm xúc của các bạn nhỏ khi thấy cái sào nứa cắm đồ chơi của bác.

Trả lời :

Các bạn nhỏ rất thích đồ chơi của bác Nhân: cái sào nứa cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ ấy trẻ con xúm lại. Các bạn tới ngắm đồ chơi, tò mò xem bác nặn.

Câu 3

Vì sao bác Nhân định chuyển về quê ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện và tìm nguyên nhân.

Trả lời :

Bác Nhân định chuyển về quê vì những đồ chơi bằng nhựa xuất hiện khiến hàng của bác bị ế.

Câu 4

Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng, bạn nhỏ đã đập con lợn đất được mười nghìn đồng rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác.

Câu 5

Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng.

Trả lời:

– Cảm ơn cháu rất nhiều. Cháu thật là một đứa trẻ tốt bụng.

Nội dung bài:Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi.

Kể chuyện: Người làm đồ chơi trang 134 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa vào nội dung tóm tắt dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyệnNgười làm đồ chơi:

Trả lời:

a) Đoạn 1: Cuộc sống vui vẻ của bác Nhân.

Bác Nhân làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu. Cuộc sống của bác rất vui vẻ vì chỗ nào có bác, bọn trẻ con đều xúm xít lại.

b) Đoạn 2: Bác Nhân định chuyển nghề.

Những đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, khiến hàng của bác Nhân bị ế. Bác định chuyển về quê làm ruộng, không nặn đồ chơi nữa. Bạn nhỏ rất buồn và nói với bác sẽ rủ các bạn đến mua hàng khiến bác vô cùng cảm động.

c) Đoạn 3: Buổi bán hàng cuối cùng của bác Nhân.

Vào buổi sáng bán hàng cuối cùng, bạn nhỏ đập con lợn đất được mười nghìn đồng rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. Bác Nhân rất vui vì nghĩ rằng còn nhiều người yêu thích món đồ chơi này của mình.

Câu 2

Kể toàn bộ câu chuyện.

Bác Nhân làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu. Cuộc sống của bác rất vui vẻ vì chỗ nào có bác, bọn trẻ con đều xúm xít lại ngắm đồ chơi và tò mò xem bác nặn những ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không,…

Rồi những đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, khiến hàng của bác Nhân bị ế. Bác định chuyển về quê làm ruộng, không nặn đồ chơi nữa. Bạn nhỏ rất buồn và nói với bác sẽ rủ các bạn đến mua hàng.

Vào buổi sáng bán hàng cuối cùng, bạn nhỏ đập con lợn đất được mười nghìn đồng rồi chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua giúp đồ chơi của bác. Bác Nhân rất vui vì nghĩ rằng còn nhiều người yêu thích món đồ chơi này của mình. Hành động của bạn nhỏ thật đáng khen ngợi.

Chính tả (Nghe – viết): Người làm đồ chơi trang 135 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết :

Người làm đồ chơi

Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác định chuyển nghề về quê làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.

? Tìm tên riêng trong bài chính tả.

Trả lời: Tên riêng trong bài chính tả là: Nhân

Câu 2

Điền vào chỗ trống :

Trả lời :

a)chănghaytrăng?

Trăngkhoetrăngtỏ hơn đèn

Cớ saotrăngphải chịu luồn đám mây ?

Đèn khoe đèn tỏ hơntrăng

Đèn ra trước gió cònchănghỡi đèn ?

Ca dao

b)onghayông?

phép cộng, cọngrau

cồngchiêng, cònglưng

Câu 3

Trả lời :

a) Điền vào chỗ trốngchhaytr?

Chú Trường vừatrồngtrọt giỏi, vừachăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũngtrĩu quả. Dưới ao, cátrôi, cáchép, cátrắm từng đàn. Cạnh ao làchuồng lợn,chuồng trâu,chuồng gà,trông rất ngăn nắp.

b) Ghi trên những chữ in đậmdấu hỏihaydấu ngã?

Ông Dũng có hai người con đềugiỏigiang cả. Chú Nghĩa, con trai ông, bây giờ làsư, làmở mỏthan. Còn cô Hải, con gái ông, là bácsĩ nổitiếng ở bệnh việntỉnh.

Tập đọc: Đàn bê của anh Hồ Giáo trang 136 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Bài đọc

Đàn bê của anh Hồ Giáo

Đã sang tháng ba, đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng…

Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh.

Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch. Những con bê đực, y hệt những bé trai khỏe mạnh, chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh… Những con bê cái thì khác hẳn. Chúng rụt rè chẳng khác nào những bé gái được bà chiều chuộng, chăm bẵm, không dám cho chạy đi chơi xa… Chúng ăn nhỏ nhẹ, từ tốn. Thỉnh thoảng, một con, chừng như nhớ mẹ, chạy lại chỗ Hồ Giáo, dụi mõm vào người anh nũng nịu. Có con còn sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như là đòi bế.

Theo PHƯỢNG VŨ

Hồ Giáo : tên một Anh hùng Lao động ngành chăn nuôi.

Trập trùng : nhiều tầng, nhiều lớp liên tiếp.

Quanh quẩn : loanh quanh ở một chỗ, không rời đâu xa.

Nhảy quẩng : nhảy lên vì thích.

Rụt rè : không mạnh dạn làm điều muốn làm.

Từ tốn : chậm rãi, nhẹ nhàng.

Câu 1

Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu… những đám mây trắng.

Trả lời :

Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì rất đẹp :

– Không khí trong lành và rất ngọt ngào.

– Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng.

Câu 2

Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo.

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ... đến hết.

Trả lời :

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê con với anh Hồ Giáo :

Đàn bê cứ quẩn vào chân anh như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Những con bê đực chạy đuổi nhau thành vòng tròn xung quanh anh, những con bê cái rụt rè thỉnh thoảng dụi mõm vào người anh nũng nịu, quơ quơ đôi chân đòi bế.

Câu 3

Theo em, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy ?

Gợi ý: Em hãy cảm nhận về tình cảm mà anh Hồ Giáo dành cho đàn bê.

Trả lời:

Đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy vì anh chăm bẵm, chiều chuộng và yêu quý chúng giống như con.

Nội dung bài :Đàn bê quấn quýt bên anh Hồ Giáo như những đứa trẻ. Qua đó hiện lên hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo.

Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa. Mở rộng vốn từ: từ ngữ chỉ nghề nghiệp trang 137 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Dựa theo nội dung bàiĐàn bê của anh Hồ Giáo, tìm những từ ngữ trái nghĩa điền vào chỗ trống :

Gợi ý: Em hãy đọc lại đoạn sau: Giống như những đứa trẻ… đến hết, phân biệt cử chỉ, hoạt động của những con bê đực và cái để hoàn thành bảng.

Trả lời :

Những con bê cái Những con bê đực
– như những bé gái – rụt rè – ăn nhỏ nhẹ, từ tốn – như những bé trai – bạo dạn – ăn vội vàng

Câu 2

Hãy giải thích từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó :

a) Trẻ con

– Trái nghĩa với người lớn.

b) Cuối cùng

– Trái nghĩa với đầu tiên (khởi đầu, bắt đầu)

c) Xuất hiện

– Trái nghĩa với biến mất (mất tích, mất tăm)

d) Bình tĩnh

– Trái nghĩa với vội vàng (vội vã, cuống quýt)

Câu 3

Chọn ý thích hợp ở cột B cho các từ ngữ ở cột A :

Trả lời :

Nghề nghiệp Công việc
Công nhân d. Làm giấy viết, vải mặc, giày dép, bánh kẹo, thuốc chữa bệnh, ô tô, máy cày,…
Nông dân a. Cấy lúa, trồng khoai, nuôi lợn (heo), thả cá,…
Bác sĩ e. Khám và chưa bệnh
Công an b. Chỉ đường ; giữ trật tự làng xóm, phố phường ; bảo vệ nhân dân,…
Người bán hàng c. Bán sách, bút, vải, gạo, bánh kẹo, đồ chơi, ô tô, máy cày,…

Tập đọc: Cháy nhà hàng xóm trang 139 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Thấy có nhà cháy, mọi người trong làng làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn đầu truyện.

Trả lời :

Thấy có nhà cháy, mọi người trong làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy.

Câu 2

Trong lúc mọi người chữa cháy, người hàng xóm nghĩ gì, làm gì ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu… mình phải bận tâm.

Trả lời :

Trong lúc mọi người chữa cháy, người hàng xóm vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ: cháy nhà hàng xóm chứ có cháy nhà mình đâu mà lo.

Câu 3

Kết thúc câu chuyện ra sao ?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn cuối truyện: Nào ngờ… đến hết.

Trả lời:

Kết thúc câu chuyện, lửa to gió mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Bấy giờ ông ta vội vã dập lửa nhưng không kịp, mọi thứ đã bị thiêu sạch.

Câu 4

Câu chuyện này khuyên ta điều gì ?

Trả lời :

Câu chuyện này khuyên ta cần phải quan tâm, giúp đỡ người khác, nhất là hàng xóm láng giềng.

Nội dung bài:Hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau.

Bài đọc

Cháy nhà hàng xóm

Trong làng nọ có nhà bị cháy. Cả làng đổ ra, kẻ thùng, người chậu, ai nấy ra sức tìm cách dập đám cháy. Riêng có một người nhà ở ngay bên cạnh vẫn trùm chăn, bình chân như vại, nghĩ :

– Cháy nhà hàng xóm, chẳng việc gì mình phải bận tâm.

Nào ngờ, lửa mỗi lúc một to, gió thổi mạnh làm tàn lửa bay tứ tung, bén sang mái nhà ông ta. Lúc bấy giờ người kia mới chồm dậy, cuống cuồng tìm cách dập lửa. Nhưng không kịp nữa rồi. Nhà cửa, của cải của ông ta đã bị ngọn lửa thiêu sạch.

TRUYỆN NGỤ NGÔN

– Bình chân như vại : ý nói không quan tâm, lo lắng gì.

– Tứ tung : tản ra khắp mọi chỗ, mọi nơi.

– Bén : (lửa) bắt vào một vật, làm cháy vật đó.

– Cuống cuồng : vội vàng, rối rít.

Tập làm văn: Kể ngắn về người thân (nói, viết) trang 140 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Hãy kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì, …) theo các câu hỏi gợi ý sau :

Gợi ý :

a) Bố (mẹ, chú, dì,…) của em làm nghề gì ?

Mẹ em là bác sĩ làm ở bệnh viện tỉnh.

b) Hằng ngày, bố (mẹ, chú, dì,…) làm những việc gì ?

– Hàng ngày mẹ ở bệnh viện cùng các y, bác sĩ khác chăm sóc, chữa bệnh cho mọi người. Có những buổi tối, mẹ phải trực suốt cả đêm hoặc có những ca cấp cứu, mẹ phải ở lại làm việc cho đến trưa ngày hôm sau mới về.

c) Những việc ấy có ích như thế nào ?

Nghề của mẹ tuy vất vả nhưng thật vinh quang. Vì đó là nghề cứu người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi gia đình. Em rất tự hào về mẹ của em.

Câu 2

Hãy viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn.

Bài làm

Mẹ em là bác sĩ làm ở bệnh viện tỉnh. Hàng ngày, mẹ ở bệnh viện cùng các y, bác sĩ khác để chăm sóc, chữa bệnh cho mọi người. Có những buổi tối, mẹ phải trực suốt cả đêm hoặc có những ca cấp cứu, mẹ phải ở lại làm việc cho đến trưa ngày hôm sau mới về. Mẹ yêu công việc của mình lắm. Nghề của mẹ tuy vất vả nhưng thật vinh quang. Vì đó là nghề cứu người, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mọi gia đình. Em rất tự hào về mẹ của em.

Chính tả (Nghe – viết): Đàn bê của anh Hồ Giáo trang 140 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Nghe – viết:

Đàn bê của anh Hồ Giáo

Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo. Những con bê đực chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng trong xung quanh anh. Những con bê cái thì rụt rè. Có con sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như đòi bế.

? Tìm tên riêng trong bài chính tả.

Trả lời :Tên riêng trong bài chính tả là : Hồ Giáo

Câu 2

Tìm các từ :

Trả lời :

a) Bắt đầu bằngchhoặctr:

– Chỉ nơi tập trung đông người mua bán :chợ

– Cùng nghĩa vớiđợi:chờ

– Trái nghĩa vớiméo:tròn

b) Cóthanh hỏihoặcthanh ngã:

– Chỉ hiện tượng gió rất mạnh, gây mưa to, có sức phá hoại dữ dội :bão

– Cùng nghĩa vớicọp, hùm:hổ

– Trái nghĩa vớibận :rảnh

Câu 3

Thi tìm nhanh :

Trả lời :

a) Những từ bắt đầu bằngchhoặctrchỉ các loài cây.

– Những từ bắt đầu bằngch: chè, chanh, chuối, chay, chôm chôm, …

– Những từ bắt đầu bằngtr: tre, trúc, trầu, tràm, trò, trâm bầu, trứng cá, trắc,…

b) Những từ cóthanh hỏihoặcthanh ngãchỉ các đồ dùng.

– Những từ cóthanh hỏi: tủ, giỏ, chảo, chổi, bàn chải, bình thủy…

– Những từ cóthanh ngã: đĩa, đũa, võng, tã, …

Tuần 35. Ôn tập cuối học kì II

Tiết 1 – Ôn tập cuối học kì II trang 141 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Hãy thay cụm từkhi nàotrong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ,…) :

a) Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội ?

– Lúc nào (tháng mấy, bao giờ) bạn về quê thăm ông bà nội ?

b) Khi nào các bạn được đón Tết Trung thu ?

– Lúc nào (mấy giờ, bao giờ) các bạn được đón Tết Trung thu ?

c) Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?

– Mấy giờ (bao giờ, lúc nào) bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?

Câu 3

Ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả :

Gợi ý:Em hãy đọc diễn cảm đoạn văn, ngắt hơi hợp lí và điền dấu vào chỗ thích hợp. Chú ý sau dấu chấm phải viết hoa.

Trả lời :

Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ.

Tiết 2 – Ôn tập cuối học kì II trang 141 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ dưới đây :

Em vẽ làng xóm

Tre xanh, lúa xanh

Sông máng lượn quanh

Một dòng xanh mát

Trời mây bát ngát

Xanh ngắt mùa thu…

Em quay đầu đỏ

Vẽ nhà em ở

Ngói mới đỏ tươi

Trường học trên đồi

Em tô đỏ thắm.

ĐỊNH HẢI

Trả lời:

– Các từ chỉ màu sắc đó là: xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.

Câu 3

Chọn hai từ em vừa tìm được ở bài tập 2, đặt câu với mỗi từ đó.

Gợi ý:

– Hàng râm bụt nở hoađỏ rực.

– Tán bàng phủxanh mátmột khoảng sân trường.

Câu 4

Đặt câu hỏi có cụm từkhi nàocho những câu sau :

Gợi ý: Em dùng cụm từ khi nào để hỏi về thời gian trong câu.

a) Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.

– Khi nào trời rét cóng tay ?

b) Vào những đêm có trăng sao, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ.

– Khi nào lũy tre làng đẹp như tranh vẽ ?

c) Chủ nhật tới, cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú.

– Khi nào cô giáo đưa cả lớp đi thăm vườn thú ?

d) Chúng tôi thường về thăm ông bà vào những ngày nghỉ.

– Các bạn thường về thăm ông bà khi nào ?

Tiết 3 – Ôn tập cuối học kì II trang 142 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Đặt câu hỏi có cụm từở đâutrong những câu sau :

Gợi ý: Em hãy dùng cụm từ ở đâu để đặt câu hỏi về địa điểm.

a) Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.

– Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu ?

b) Chú mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm trong bếp.

– Chú mèo mướp nằm lì ở đâu ?

c) Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biển Trường Sa.

– Tàu Phương Đông buông neo ở đâu ?

d) Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo.

– Chú bé say mê thổi sáo ở đâu ?

Câu 3

Điềndấu chấm hỏihaydấu phẩyvào mỗi chỗ trống trong truyện vui sau ?

Gợi ý:

– Tác dụng của dấu chấm hỏi và dấu phẩy:

+ Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối mỗi câu hỏi.

+ Dâu phẩy: dùng để ngăn cách các ý trong câu.

Trả lời :

Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn :

– Chiến này,mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết một chữ nào?

Chiến đáp :

– Thế bố cậu là bác sĩ răng,sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào?

Tiết 4 – Ôn tập cuối học kì II trang 142 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Nói lời đáp của em :

Gợi ý:Em hãy đáp lại lời chia vui với thái độ lịch sự, vui vẻ, lễ phép với người lớn.

Trả lời:

a) Khi ông bà tặng quà, chúc mừng sinh nhật em.

– Cháu cảm ơn ông bà. Cháu rất thích món quà này ạ.

b) Khi bố mẹ chúc mừng em được điểm 10.

– Con cảm ơn mẹ. Con sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa ạ.

c) Khi các bạn trong lớp chúc mừng em được đi dự trại hè.

– Mình cảm ơn các bạn nhiều.

Câu 3

Đặt câu hỏi có cụm từnhư thế nàocho các câu sau :

Gợi ý: Em hãy dùngcụm từnhư thế nàođể hỏi về đặc điểm của sự vật trong mỗi câu.

a) Gấu đi lặc lè.

– Gấu đi như thế nào ?

b) Sư Tử giao việc cho bề tôi rất hợp lí.

– Sư Tử giao việc cho bề tôi như thế nào ?

c) Vẹt bắt chước tiếng người rất giỏi.

– Vẹt bắt chước tiếng người như thế nào ?

Tiết 5 – Ôn tập cuối học kì II trang 142 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời khen ngợi với thái độ khiêm tốn, nhã nhặn và lễ phép với người lớn.

Trả lời:

a) Bà đến chơi, em bật ti vi cho bà xem. Bà khen : “Cháu bà giỏi quá !”

– Cháu cảm ơn bà ạ. Việc này cháu làm hằng ngày mà bà.

b) Em hát và múa cho dì xem. Dì khen : “Cháu hát hay quá, múa dẻo quá !”

– Cháu cảm ơn dì ạ.

c) Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục : “Cậu nhanh thật đấy !”

– Không có gì. Mình gặp may đấy.

Câu 2

Đặt câu hỏi có cụm từvì saocho các câu sau :

Gợi ý: Emdùng cụm từvì saođể hỏi về nguyên nhân, lí do trong câu.

a) Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.

– Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài ?

b) Vì gấu trắng có tính tò mò, người thủy thủ thoát nạn.

– Vì sao người thủy thủ thoát nạn ?

c) Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh vì ghen tức.

– Vì sao Thủy Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh ?

Tiết 6 – Ôn tập cuối học kì II trang 143 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời từ chối với thái độ lịch sự và lễ phép với người lớn.

Trả lời:

a) Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói : “Em ở nhà làm cho hết bài tập đi.”

– Vâng em sẽ ở nhà làm hết bài tập rồi anh cho em đi nhé !

b) Em sang nhà bạn mượn bạn quả bóng. Bạn bảo : “Mình cũng đang chuẩn bị đi đá bóng.”

– Không sao, tớ mượn bạn khác vậy.

c) Em muốn trèo cây hái ổi. Chú em bảo : “Cháu không được trèo. Ngã đấy !”

– Vâng ạ. Vậy chú hái giúp cháu chú nhé.

Câu 3

Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi “Để làm gì ?”.

Trả lời:

a)Để người khác qua suối không bị ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.

b) Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạtđể an ủi sơn ca.

c) Hoa dạ lan hương xin trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơmđể mang lại niềm vui cho ông bà lão tốt bụng.

Câu 4

Điềndấu chấm thanhaydấu phẩyvào những ô trống trong truyện vui sau :

Gợi ý:Em phân biệt dấu chấm than và dấu phẩy:

+ Dấu chấm than: bày tỏ cảm xúc, gọi-đáp, yêu cầu, đề nghị.

+ Dấu phẩy: để ngăn cách các ý trong một câu.

Trả lời :

Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.

Một hôm ở trường,thầy giáo nói với Dũng :

– Ồ!Dạo này em chóng lớn quá!

Dũng trả lời :

– Thưa thầy,đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ.

Theo TIẾNG CƯỜI TUỔI HỌC TRÒ

Tiết 7 – Ôn tập cuối học kì II trang 143 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau :

Gợi ý:Em đáp lại lời an ủi với thái độ lịchsự, lễ phép với người lớn.

Trá lời:

a) Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói : “Bạn đau lắm phải không ?”

– Cảm ơn bạn. Mình chỉ bị đau một chút thôi.

b) Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo : “Đừng tiếc nữa cháu ạ ! Ông sẽ mua chiếc khác.”

– Cháu xin lỗi ông ạ. Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn.

c) Em quét nhà đỡ mẹ. Nhà chưa thật sạch, nhưng mẹ bảo : “Con muốn giúp mẹ là tốt rồi. Nhất định lần sau con sẽ quét sạch hơn.”

– Lần sau con sẽ cố gắng quét sạch hơn mẹ ạ.

Câu 3

Kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho câu chuyện :

Gợi ý: Em quan sát kĩ 4 bức tranh, chú ý những hành động, cử chỉ của bạn nam với em nhỏ và kể câu chuyện.

Sớm sớm lích rích rất thích bắt sâu sâu trốn ở đâu cũng tìm ra được là con gì

Trả lời:

Tranh 1 : Hùng đang rảo bước nhanh tới trường. Đi trước cậu là một em nhỏ rất dễ thương với bó hoa trên tay.

Tranh 2 : Không may, em nhỏ bị vấp ngã. Thấy vậy, Hùng chạy nhanh tới đỡ em lên.

Tranh 3 : Vì bị ngã đau nên em bé òa khóc. Hùng an ủi : “Em nín đi, lát nữa em sẽ hết đau thôi.”

Tranh 4 : Em nhỏ vui vẻ cảm ơn Hùng. Hai anh em vừa trò chuyện, vừa dắt tay nhau tới trường.

Đặt tên cho câu chuyện: Cậu bạn tốt bụng, Giúp đỡ em nhỏ,…

Tiết 8 – Ôn tập cuối học kì II trang 144 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

Câu 1

Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Câu 2

Xếp các từ cho dưới đây thành từng cặp từ trái nghĩa :

Trả lời :

đen – trắng, phải – trái, sáng – tối, xấu – tốt, hiền – dữ, ít – nhiều, gầy – béo.

Câu 3

Em chọn dấu câu nào để điền vào mỗi ô trống ?

Gợi ý: Em đọc diễn cảm đoạn văn và ngắt hơi hợp lí để điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp.

Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu !

Câu 4

Hãy viết từ 3 đến 5 câu nói về em bé của em (hoặc em bé của nhà hàng xóm).

Gợi ý :

– Bé mấy tuổi ?

– Hình dáng (đôi mắt, khuôn mặt, mái tóc, dáng đi,…) của bé như thế nào ?

– Tính tình của bé có gì đáng yêu ?

HƯỚNG DẪN VIẾT

Em trai của em năm nay lên bốn tuổi, tên là Quang. Vì Quang béo tròn nên được cả nhà gọi là cu Mít. Nước da bé trắng hồng, vầng trán rộng, đôi mắt đen trong sáng. Mít thích đá bóng và đùa với chú mèo mun. Bé vẫn thường hay hát: “Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng…” và vừa hát vừa múa. Đôi chân vòng kiềng nhún nhảy trông thật ngộ nghĩnh.Gia đình em rất yêu thương cu Mít.

Tiết 9 – Ôn tập cuối học kì II trang 145 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

A.

Đọc thầm :

Bác Hồ rèn luyện thân thể

Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với bàn chân không. Có đồng chí nhắc :

– Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.

– Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.

Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.

Theo tập sách ĐẦU NGUỒN

B.

Dựa theo nội dung của bài, chọn câu trả lời đúng :

Câu 1

Câu chuyện này kể về việc gì ?

a) Bác Hồ rèn luyện thân thể.

b) Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.

c) Bác Hồ tập leo núi với đôi bàn chân không.

– Gợi ý: Em đọc truyện và rút ra nội dung chính.

Đáp án:a) Bác Hồ rèn luyện thân thể.

Câu 2

Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ?

a) Dậy sớm, luyện tập

b) Chạy, leo núi, tập thể dục

c) Chạy, leo núi, tắm nước lạnh

– Gợi ý: Em chú ý các chi tiết ở đoạn đầu và câu cuối bài.

Đáp án:c) Chạy, leo núi, tắm nước lạnh

Câu 3

Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau ?

a) Leo – chạy

b) Chịu đựng – rèn luyện

c) Luyện tập – rèn luyện

– Gợi ý: Cặp từ cùng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.

Đáp án:c) Luyện tập – rèn luyện.

Câu 4

Bộ phận in đậm trong câuBáctập chạy ở bờ suốitrả lời cho câu hỏi nào ?

a) Làm gì?

b) Là gì?

c) Như thế nào?

– Gợi ý: Bộ phận đó nêu lênhoạt độngcủa Bác.

Đáp án:a) Làm gì ?

Câu 5

Bộ phận in đậm trong câuBác tắm nước lạnhđể luyện chịu đựng với giá réttrả lời cho câu hỏi nào ?

a) Vì sao?

b) Để làm gì?

c) Khi nào?

– Gợi ý: Bộ phận đó nêu lên mục đích của việc Bác tắm nước lạnh.

Đáp án:a. Để làm gì ?

Tiết 10 – Ôn tập cuối học kì II trang 145 SGK Tiếng Việt 2 tập 2

A.

Nghe – viết :

Hoa mai vàng

Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xòe ra mịn màng như lụa.

Theo MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM

B.

Tập làm văn :

Dựa vào những câu gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) nói về một loài cây mà em thích.

Gợi ý :

1. Đó là cây gì, trồng ở đâu ?

– Đó là cây nguyệt quế được ông nội em trồng ở góc vườn.

2. Hình dáng cây như thế nào ?

Cây to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây chỉ bằng chiếc tăm dài, có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh bóng, nhất là sau một đêm mưa. Lá cây sum suê, xoè tánrất đẹp như một chiếc ô màu xanh của thiên nhiên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào mỗi đêm rằm hàng tháng.

3. Cây có ích lợi gì ?

Cây tô điểm cho gia đình em trở nên đẹp hơn và là kỉ niệm quý giá mà ông nội để lại.

HƯỚNG DẪN VIẾT

Cây nguyệt quế trồng ở góc vườn là kỉ niệm gắn bó với hình ảnh của ông nội em.Cây to bằng ngón chân cái, có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây chỉ bằng chiếc tăm dài, có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh bóng, nhất là sau một đêm mưa. Lá cây sum suê, xoè tánrất đẹp như một chiếc ô màu xanh của thiên nhiên. Hoa nở trắng phau thành từng chùm, hương thơm ngào ngạt vào mỗi đêm rằm hàng tháng.Cây tô điểm cho gia đình em trở nên đẹp hơn và là kỉ niệm quý giá mà ông nội để lại.