Lý thuyết kiểm toán đại học kinh tế quốc dân năm 2024

Sau cuốn “Lý thuyết kiểm toán”, Bộ môn Kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân lần lượt tổ chức biên soạn các cuốn sách về nghiệp vụ cụ thể của kiểm toán: Kiểm toán tài chính, Kiểm toán hoạt động, Kiểm soát quản lý và Kiểm toán nội bộ.

Cuốn giáo trình Kiểm toán tài chính lần này được chia thành 18 chương, lần lượt dẫn dắt bạn đọc từ những khái niệm tổng quan nhất về kiểm toán tài chính, đến kiểm toán các chu trình và khoản mục chủ yếu. Hy vọng cuốn sách là tài liệu bổ ích cho sinh viên học tập và nghiên cứu.

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

Chương thứ nhất: Kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán

Chương thứ hai: Mục tiêu kiểm toán tài chính

Chương thứ ba: Bằng chứng kiểm toán

Chương thứ tư: Đánh giá kiểm soát nội bộ

Chương thứ năm: Xây dựng kế hoạch kiểm toán

Chương thứ sáu: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Chương thứ bảy: Kết thúc kiểm toán

Chương thứ tám: Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên

PHẦN THỨ HAI: KIỂM TOÁN TRÊN CÁC CHU TRÌNH VÀ KHOẢN MỤC CHỦ YẾU

Chương thứ chín: Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Chương thứ mười: Kiểm toán chu trình mau hàng và thanh toán

Chương thứ mười một: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho

Chương thứ mười hai: Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên

Chương mười ba: Kiểm toán tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Chương mười bốn: Kiểm toán chu trình tiếp nhận và hoàn lại vốn

Chương mười năm: Kiểm toán tiền

Chương mười sáu: Kiểm toán báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh

Chương mười bảy: Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Chương mười tám: Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước

Lý thuyết kiểm toán đại học kinh tế quốc dân năm 2024

Với mức thu nhập tốt và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở, ngành Kiểm toán vẫn luôn là ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ theo học hiện nay. Trước đây, Kiểm toán một chuyên ngành thuộc ngành Kế toán, nhưng ngày càng có nhiều trường đã tách ra đào tạo riêng ngành Kiểm toán, trong đó có NEU. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về ngành Kiểm toán tại NEU, các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về ngành học này nhé!

Lý thuyết kiểm toán đại học kinh tế quốc dân năm 2024

Ngành Kiểm toán có liên quan chặt chẽ đến ngành Kế toán

Mục lục

1. Ngành Kiểm toán là gì?

Mã ngành: 7340302

Để có thể hiểu được kiểm toán là gì, trước hết bạn cần biết kế toán là gì vì hai lĩnh vực này có quan hệ mật thiết với nhau.

Về cơ bản, kế toán sẽ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính này để cung cấp thông tin về tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Có thể thấy kiểm toán chính là ngành “sửa lưng” cho kế toán.

Hiện nay, Kiểm toán được phân làm 3 loại:

  • – Kiểm toán độc lập: Do các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ kế toán tiến hành. Những kiểm toán viên này sẽ tiến hành kiểm toán theo yêu cầu của các bên thức ba hoặc các nhà đầu tư.
  • – Kiểm toán Nhà nước: Được tiến hành bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước theo quy định của pháp luật và không thu phí. Đối tượng của loại kiểm toán này thường là các doanh nghiệp Nhà nước.
  • – Kiểm toán nội bộ: Đây là bộ phận kiểm toán trong nội bộ của một tổ chức, doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Ban Giám đốc hoặc các thành viên trong HĐQT.

2. Học ngành Kiểm toán tại NEU như thế nào?

Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).

Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ (trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ, khối kiến thức chuyên sâu là 18 tín chỉ, và chuyên đề thực tập là 10 tín chỉ).

Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:

Lý thuyết kiểm toán đại học kinh tế quốc dân năm 2024
Lý thuyết kiểm toán đại học kinh tế quốc dân năm 2024
Lý thuyết kiểm toán đại học kinh tế quốc dân năm 2024

Chương trình đào tạo ngành Kiểm toán của NEU

3. Điểm chuẩn ngành Kiểm toán của NEU

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Kiểm toán sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?

Hiện nay ngành Kiểm toán đang “rất hot”, do đó cơ hội nghề nghiệp của ngành là vô cùng lớn và có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp NEU, các bạn sinh viên ngành Kiểm toán có thể dễ dàng xin được việc tại cơ quan nhà nước hoặc các công ty, doanh nghiệp với một số vị trí công việc như sau:

  • – Bạn có thể làm tư vấn kế toán, kiểm toán, tài chính, và thuế trong các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, hoặc các đơn vị sự nghiệp.
  • – Bạn có thể tự thành lập công ty riêng về dịch vụ kế toán, kiểm toán.
  • – Bạn có thể làm kiểm toán viên nội bộ trong các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc làm kiểm toán viên/trợ lý kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc lập hoặc cơ quan Kiểm toán nhà nước.
  • – Bạn có thể làm công việc nghiên cứu, giảng dạy về kế toán, kiểm toán tại các Trường đại học, cao đẳng, các Viện, Trung tâm nghiên cứu, hoặc tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán.

Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết “Review ngành Kiểm toán trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành học không bao giờ hết “hot” đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Kiểm toán tại NEU và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp với bản thân.