So sánh hiệu quả dựa trên reach engagement và budget năm 2024

Dù bạn là người mới học tiếp thị hay đã có kinh nghiệm trong mảng Digital thì điều căn bản nhất chính là nắm vững các thuật ngữ Digital Marketing.

Dưới đây là danh sách các thuật ngữ trong Digital Marketing thông dụng trong năm 2021 và thường bị nhầm lẫn nhất mà bất cứ Marketer nào cũng cần biết để dẫn đầu xu hướng kinh doanh trực tuyến.

Hiểu một cách đơn giản, Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ các hoạt động tiếp thị dựa trên nền tảng kỹ thuật số.

Các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số là sự kết hợp của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị trên công cụ tìm kiếm (SEM), Content Marketing, Influencer Marketing, Social Media Marketing, Email Marketing, Display Advertising, E-books, Game. Digital Marketing cũng mở rộng đến các kênh không có Internet như truyền hình, Mobile (SMS và MMS),…

Việc tiếp thị trên các thiết bị số dù có kết nối với internet hay không chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa Digital Marketing và Marketing Online. Online Marketing hay Internet Marketing là một nhánh của Digital Marketing, nó chỉ truyền thông điệp khi khách hàng kết nối internet.

  • Xem thêm: Digital Marketing là gì?

Để giúp các bạn tìm hiểu kỹ hơn về tiếp thị kỹ thuật số, Adsmo sẽ chia các thuật ngữ trong Digital Marketing theo 6 danh mục để giúp các bạn theo dõi dễ hơn.

  • Thuật ngữ chung cơ bản
  • Website
  • SEO
  • Social Media
  • PPC Advertising
  • Display Advertising

2. Thuật ngữ Digital Marketing chung cơ bản

2.1 Analytics

Là quá trình thu thập, phân tích và báo cáo thông tin. Dữ liệu được lấy từ các điểm tiếp xúc (touchpoints) trực tuyến (như: website, direct channel, organic và paid channel), phân tích các thông tin chi tiết và xu hướng, sau đó cung cấp cho nhà tiếp thị để triển khai chiến lược.

2.2 Bounce Rate

Tỷ lệ thoát là thuật ngữ được sử dụng để phân tích lượng truy cập vào trang web. Bounce Rate thể hiện tỉ lệ khách truy cập vào trang web và rời đi thay vì tiếp tục xem như các trang trong cùng website đó.

2.3 Call to Action

Kêu gọi hành động là một phần của thông điệp quảng cáo (advertising message) nhằm khuyến khích người dùng thực hiện một hành động nào đó như sign-up, buy now, call now, subscribe, learn more, install now…

2.4 Click Through Rate (CTR)

Tỷ lệ nhấp là tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo trên số lần hiển thị của quảng cáo đó, được tính bằng số lần nhấp chuột/ số lần hiển thị.

2.5 Conversion rate (CVR)

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm người dùng đã thực hiện chuyển đổi so với tổng số lần nhấp. CVR = chuyển đổi/ nhấp chuột.

2.6 Landing Page

Là một trang web đơn, tập trung vào một nội dung nhất định để thuyết phục người dùng thực hiện mục tiêu chuyển đổi cụ thể như điền form, mua hàng, đăng ký nhận bản tin.

2.7 Lifetime Value

Là tổng doanh thu ước tính của một khách hàng đóng góp cho doanh nghiệp trong suốt cuộc đời họ. Đây là chỉ số quan trọng để theo dõi trải nghiệm của người tiêu dùng.

2.8 Persona – Người mua lý tưởng

Là hình mẫu đại diện cho một người dùng/ khách hàng “lý tưởng” cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Persona giúp doanh nghiệp biết được khách hàng tiềm năng muốn hướng tới là ai.

2.9 Return on ad/ advertising spend (ROAS)

Là lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, tức là bạn thu được bao nhiêu đồng cho mỗi đồng chi cho quảng cáo. ROAS = doanh thu khi chạy chương trình quảng cáo/ chi phí bỏ ra thực hiện chương trình quảng cáo. ROAS là một trong những KPI chính để xác định hiệu quả của chiến dịch.

2.10 Return on investment (ROI)

Là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. ROI có thể được tính bằng 2 cách, tùy thuộc vào cách công ty xem xét các chi phí liên quan. ROI = doanh thu/ chi phí quảng cáo hoặc ROI = doanh thu/ (chi phí quảng cáo + chi phí bổ sung/ chi phí liên quan).

2.11 Target Audience – Khách hàng mục tiêu

Là một nhóm người dùng có các đặc điểm của một khách hàng lý tưởng mà doanh nghiệp muốn nhắm đến. Họ là những người có nhu cầu về sản phẩm và có khả năng chi trả cho các sản phẩm đó. Khách hàng mục tiêu bao gồm khách hàng thực sự và khách hàng tiềm năng.

3. Thuật ngữ thiết kế và phát triển website

Thuật ngữ phát triển website

Website chính là nền tảng thiết yếu và trọng tâm của Digital Marketing. Từ nguồn thông tin chính là Website, nhà tiếp thị sẽ tiến hành các hoạt động khác trên mạng xã hội. Đây cũng là nơi tạo ra các trải nghiệm của người dùng với khả năng tương tác và chuyển đổi. Điều này có nghĩa là dù khách hàng biết doanh nghiệp qua Email Marketing, quảng cáo online hay mạng xã hội thì địa chỉ cuối cùng luôn luôn là website – nơi chứa sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

3.1 Blog

Gọi tắt của weblog, là một dạng nhật ký trực tuyến. Các blogger (người viết blog), có thể là cá nhân hoặc nhóm, đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, thông thường có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, không giống như các báo truyền thống.

3.2 Conversion Form

Là biểu mẫu mà doanh nghiệp sẽ dùng để thu thập thông tin của người truy cập website . Conversion Form là chuyển đổi vi mô để dẫn đến chuyển đổi vĩ mô, chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, ví dụ như đăng ký nhận bản tin.

3.3 CSS

Viết tắt của Cascading Style Sheets, các tập tin định kiểu theo tầng, được dùng để miêu tả cách trình bày các tài liệu viết bằng ngôn ngữ HTML và XHTML.

3.4 Hosting

Là dịch vụ lưu trữ các trang web trên máy chủ kết nối Internet.

3.5 HTTP/S (HyperText Transfer Protocol/ Secure)

Là giao thức kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hoặc TLS cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật trên Internet. Giao thức HTTPS thường được dùng trong các giao dịch nhạy cảm cần tính bảo mật cao.

3.6 Javascript

Là ngôn ngữ lập trình, cho phép bạn triển khai các tính năng phức tạp trên cho website như nội dung động, kiểm soát đa phương tiện, hình ảnh động,….

3.7 Web navigation

Là quá trình điều hướng người dùng giữa các trang trên một website. Có thể hiểu đơn giản, trên một website thì Web navigation chính là thanh điều hướng (Menu).

3.8 Responsive Website

Là website được thiết kế với giao diện, bố cục, nội dung hiển thị co giãn phù hợp với mọi thiết bị như desktop, laptop, tablet, smartphone và với mọi độ phân giải màn hình, duy trì hiển thị nội dung nhất quán thẩm mỹ trên mọi chế độ phân giải.

3.9 Registrar

Là nhà quản lý tên miền, thường là các tổ chức và tập đoàn phân phối tên miền theo đuôi tên miền.

3.10 Response Codes

Mã phản hồi được trả về liên quan đến trạng thái của trang web khi công cụ tìm kiếm hoặc khách truy cập đưa ra yêu cầu cho máy chủ. Một số Response Codes phổ biến là:

  • 200 (Ok): Máy chủ xử lý yêu cầu thành công.
  • 301 (Permanent Redirect): Trang web được yêu cầu truy cập đã bị chuyển vĩnh viễn sang một địa chỉ mới.
  • 302 (Temporary Redirect): Mã này chỉ thể hiện rằng máy chủ đang tạm thời bị di chuyển sang một địa chỉ mới và người dùng vẫn nên tiếp tục truy cập địa chỉ cũ.
  • 404 (Not Found): Máy chủ không thể tìm thấy trang yêu cầu.
  • 500 (Internal Server Error): Các máy chủ đã gặp lỗi và không thể hoàn tất yêu cầu.

3.11 Staging Site

Là bản sao ẩn của website trực tiếp, nơi bạn có thể tiến hành thử nghiệm các thay đổi hoặc tính năng mới để đảm bảo mọi thứ hoạt động chính xác trước khi triển khai trên trang web truy cập công khai.

3.12 SSL (Secure Sockets Layer)

Là công nghệ tiêu chuẩn để thiết lập kết nối HTTPS an toàn.

3.13 Wireframe

Wireframe là khung xương của website, bản kế hoạch thiết kế website ở cấp độ cấu trúc bao gồm chức năng, cấu trúc và nội dung. Wireframe được sử dụng trong quá trình thiết lập cấu trúc cơ bản của trang web trước khi thiết kế trực quan.

4. Thuật ngữ SEO

Thuật ngữ SEO

SEO (Search Engine Optimizer) có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là công cụ quan trọng của doanh nghiệp khi thực hiện các chiến dịch Digital Marketing qua các công cụ tìm kiếm Google, Bing,… Website của bạn xếp hạng càng cao thì cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng online thông qua search càng cao. SEO thường đi đôi với Content Marketing.

4.1 Anchor Text

Anchor text là những ký tự hiển thị, có thể nhấp được vào một siêu liên kết (hyperlink). Trong các trình duyệt hiện nay, nó thường có màu xanh lam và được gạch chân. Anchor Text được sử dụng để liên kết một trang web này với một trang web khác.

4.2 Alt Text/ Alt Tag

Alt Text là viết tắt của Alternate Text, còn được gọi là thuộc tính Alt hoặc mô tả Alt. Đây là một thuộc tính HTML để mô tả các phần tử nào đó trên trang mà người dùng không thể đọc được.

Thẻ Alt hình ảnh giúp trình thu thập thông tin của các công cụ tìm kiếm hiểu được bức ảnh của bạn nói về nội dung gì, từ đó trả kết quả tìm kiếm phù hợp nhất.

4.3 Click (Organic Search)

Được ghi lại khi người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm không phải trả tiền. Kết quả của Organic Search được tính toán chặt chẽ theo thuật toán của các công cụ tìm kiếm và không qua trả phí.

4.4 Domain name

Tên miền là tên trang web của bạn (www.yoursite.com). Là địa chỉ mà khi gõ vào thanh URL của trình duyệt, người dùng Internet có thể truy cập vào trang web của bạn. Hay nói một cách đơn giản thì trang web của bạn là một ngôi nhà, tên miền chính là địa chỉ của nó.

4.5 Domain Authority (DA)

Là độ uy tín của một website, do Moz phát triển, được dùng để dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web trên các công cụ tìm kiếm (SERPS). DA có thang điểm từ 0 đến 100, điểm số càng cao thì xếp hạng trang web của bạn càng cao. DA được tính toán thông qua số lượng liên kết đến trang web và chất lượng của những liên kết đó.

4.6 Headings

Là các thẻ tiêu đề được trình bày dưới dạng các thẻ H1, H2. H3, H4, H5,H6 để tối ưu website và nhấn mạnh nội dung của bài viết. Phần văn bản này được trình bày với phông chữ lớn và đậm hơn các văn bản khác trên trang web nhằm thu hút sự chú ý.

4.7 Impression (Organic Search)

Là chỉ số thống kê, thể hiện số lần mà người dùng nhìn thấy một liên kết đến trang web trên kết quả tìm kiếm tự nhiên, cho dù đó là liên kết văn bản, hình ảnh hay video.

4.8 Inbound Link

Còn được biết đến với cái tên Backlink, là những liên kết trỏ về website của bạn. Bạn có thể gắn địa chỉ web lên các trang web khác bằng cách sử dụng anchor text, link ảnh hoặc link trần. Một liên kết từ một trang web khác trỏ về web của bạn cũng cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm, đặc biệt nếu những trang đó uy tín và có lượng truy cập lớn.

4.9 Internal Link

Liên kết nội bộ là các liên kết giữa các trang trên cùng một trang web, chẳng hạn từ trang chủ đến trang sản phẩm của bạn. Chúng được sử dụng để điều hướng.

4.10 Indexed Pages

Là tổng các trang trên trang web của bạn đã được các công cụ tìm kiếm đánh chỉ mục. Điều này của nghĩa là các bot tìm kiếm đã truy cập, phân tích và lưu lại các thông số như tiêu đề, mô tả, từ khóa vào cơ sở dữ liệu các trang web của nó.

4.11 Keyword

Từ khóa là những từ, cụm từ hoặc ký từ mà người dùng gõ trên các Search Engine để tìm kiếm một nội dung nào đó. Trong SEO, doanh nghiệp nên chọn đúng Keyword để tối ưu hóa website và thu hút khách truy cập đã tìm kiếm các từ khóa đó.

4.12 Link Building

Xây dựng link là hoạt động và quá trình mà website nhận được nhiều liên kết tốt/ chất lượng để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

4.13 Long Tail Keyword

Từ khóa dài là từ khóa không phổ biến hoặc không được tìm kiếm nhiều, thường có độ dài từ hai chữ trở lên. Các doanh nghiệp nhỏ nên nhắm mục tiêu vào các từ khóa dài trước, vì chúng có độ khó thấp nhưng vẫn đảm bảo có traffic của những người dùng tìm thông tin chính xác của một sản phẩm, dịch vụ.

4.14 Meta Description

Là đoạn mô tả ngắn gọn nội dung của một trang web, giới hạn 160 ký tự. Meta Description thường được hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, nằm dưới tiêu đề trang và URL.

4.15 Meta Keywords

Là thuộc tính keywords của thẻ Meta nằm ở phần head trong mã HTML của website. Nó được sử dụng để cung cấp thêm thông tin cho công cụ tìm kiếm về nội dung trang web.

4.16 Meta Title

Là thẻ tiêu đề của một trang web, hiển thị ở đầu cửa sổ trình duyệt và các trang kết quả tìm kiếm cùng Meta Description. Meta Title phải ngắn gọn, súc tích và chứa từ khóa liên quan đến chủ đề của trang web.

4.17 Nofollow

Là các liên kết có thẻ HTML rel=“nofollow”. Thẻ Nofollow yêu cầu các công cụ tìm kiếm không cho bot đi qua các liên kết đó. Các liên kết Nofollow không được tính vào chỉ số PageRank nên chúng không ảnh hưởng đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

4.18 Page Authority (PA)

Là chỉ số do Moz phát triển, được dùng để đo lường độ uy tín và tin cậy của từng trang riêng lẻ trên các công cụ tìm kiếm (SERPS). PA có thang điểm từ 0 đến 100, điểm số càng cao thì xếp hạng trang web của bạn càng cao. PA có thể dự đoán khả năng lên top của một trang cụ thể trên Google.

4.19 SERP (Search Engine Results Page)

Trang kết quả của công cụ tìm kiếm là các trang được hiển thị bởi các công cụ tìm kiếm để đáp lại truy vấn của người tìm kiếm. Thành phần chính của SERP là danh sách các kết quả được công cụ tìm kiếm trả về để đáp lại truy vấn từ khóa, các trang cũng có thể chứa các kết quả khác như quảng cáo.

4.20 Sitelinks (Organic Search)

Là các liên kết nội bộ đến các trang con của website, hiển thị bên dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm để giúp người dùng điều hướng website. Quản trị viên web không thể thêm Sitelinks, chúng được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google. Google sẽ hiển thị tối đa 6 links bên dưới URL.

4.21 Social bookmarking

Cho phép người dùng đánh dấu và chia sẻ trang web lên mạng xã hội giúp người sử dụng Internet lưu trữ, quản lý và tìm kiếm địa chỉ các trang web đó. Liên kết đến website của bạn từ các trang web được đánh dấu trên mạng xã hội là dấu hiệu cho trình thu thập thông tin biết rằng nội dung trang web của bạn có ích với mọi người, giúp tăng lượt truy cập website, đẩy thứ hạng từ khóa.

5. Thuật ngữ Social Media

Thuật ngữ Social Media

Mục tiêu chính của Social Media là tăng nhận thức về thương hiệu và xây dựng niềm tin xã hội. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp kết nối và lắng nghe khách hàng từ đó cải thiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Khi đi sâu hơn vào tiếp thị mạng xã hội, doanh nghiệp có thể sử dụng nó để tiếp cận các khách hàng tiềm năng hay thậm chí là biến nó trở thành một kênh bán hàng trực tiếp.

5.1 A/B Test

A/B Test là phương pháp nghiên cứu trải nghiệm của người dùng. Doanh nghiệp sẽ tiến hành chạy và so sánh hai phiên bản của website hoặc ứng dụng nào đó để đo lường hiệu suất và tìm được phiên bản nào hoạt động hiệu quả hơn. A/B Test thường được sử dụng trong quảng cáo trên mạng xã hội, bản sao landing page, kêu gọi hành động,…

5.2 App Installs Campaign

Là loại chiến dịch khuyến khích người dùng cài đặt ứng dụng.

5.3 App Re-Engagement campaign

Là chiến dịch tập trung vào việc thu hút người dùng cũ mở và cập nhật ứng dụng.

5.4 Audience Network

Là mạng hiển thị quảng cáo của các nền tảng mạng xã hội trên di động, cho phép đối tác có thể quảng cáo trên trang web và ứng dụng bên thứ 3.

5.5 Brand Awareness – Nhận thức thương hiệu

Nhận thức thương hiệu là mức độ mà khách hàng có thể nhớ hoặc nhận diện một thương hiệu. Nhận thức thương hiệu là một vấn đề rất được coi trọng trong việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, quản trị quảng cáo, quản trị thương hiệu và phát triển chiến lược.

5.6 Branded Hashtag Challenge

Là hình thức marketing chỉ có ở trên TikTok. Nơi người dùng được khuyến khích để đăng video đang sử dụng sản phẩm của thương hiệu hoặc chỉ đơn giản là thực hiện thử thách của thương hiệu.

5.7 Campaign Budget Optimization (CBO)

Tối ưu hóa cho ngân sách chiến dịch cho phép Facebook sử dụng ngân sách chiến dịch và tự động phân phối ngân sách cho các nhóm quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất.

5.8 Conversion Tracking – Đo lường chuyển đổi

Công cụ cho phép doanh nghiệp giám sát và đo lường chuyển đổi của khách hàng sau khi họ xem hoặc tương tác với quảng cáo.

5.9 Creator Marketplace

Là một nền tảng trên TikTok cung cấp các phân tích chuyên sâu về những nhà sáng tạo nội dung và cho phép doanh nghiệp hợp tác, sản xuất nội dung với họ để tăng mức độ nhận diện và thu hút khách hàng mới.

5.10 Custom Audience

Đối tượng tùy chỉnh là danh sách những người đã tương tác với doanh nghiệp của bạn.

5.11 Daily Budget

Là ngân sách hàng ngày mà bạn sẵn sàng chi tiêu cho mỗi quảng cáo mỗi ngày.

5.12 Earned Impressions

Số lần hiển thị một quảng cáo hoặc bài đăng thu được.

5.13 Engagement – Tương tác

Tương tác của người dùng với bài đăng hoặc quảng cáo không trả phí. Chỉ số tương tác từ lượt thích, chia sẻ, lượt nhấp, nhận xét và xem video trên Facebook, Instagram và TikTok. Hay các lượt tweet lại, trả lời và yêu thích trên Twitter. Trên Linkedin nó bao gồm nội dung được nhấp, thích, nhận xét hoặc chia sẻ. Trên Snapchat là lượt mở, vuốt lên, ảnh chụp màn hình và tin nhắn trực tiếp. Và pins, repins trên Pinterest.

5.14 Engagement Rate – ER – Tỷ lệ tương tác

Là tỷ lệ mà người dùng tương tác với một bài đăng hoặc chiến dịch quảng cáo. ER = tổng số lượt tương tác/ số lần hiển thị.

5.15 Followers Campaign

Là quảng cáo có mục tiêu tăng số lượng người theo dõi trên tài khoản được quảng cáo.

5.16 Hashtag

Các từ/ cụm từ bắt đầu bằng ký hiệu “#”. Nhấp vào nó bạn sẽ được dẫn đến các bài viết có sử dụng từ/ cụm từ này.

5.17 Influencer marketing

Là phương pháp cộng tác với những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội để tăng nhận thức về thương hiệu hoặc tiếp thị sản phẩm.

5.18 In-Stream Ad

Quảng cáo trong lường, có thể xuất hiện trước, sau hoặc trong video.

5.19 Lead Generation – Xây dựng khách hàng tiềm năng

Là quá trình thu hút và làm cho đối tượng mục tiêu cung cấp thông tin cho bạn. Mục tiêu chủ yếu để chuyển đổi khách hàng từ người lạ thành người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

5.20 Lifetime Budget – Ngân sách trọn đời

Ngân sách mà doanh nghiệp muốn chi tiêu trong suốt thời gian của chiến dịch.

5.21 Macro-Influencers

Người có ảnh hưởng lớn, thường tạo ra xu hướng mới và có lượng người theo dõi từ 100 nghìn đến 1 triệu.

5.22 Mega-Influencers

Người có tầm ảnh hưởng cao nhất, với hơn 1 triệu người theo dõi.

5.23 Micro-Influencers

Người có tầm ảnh hưởng nhỏ, có lượng người theo dõi từ 10 – 100 nghìn.

5.24 Reach

Số người đã xem quảng cáo của bạn ít nhất một lần.

5.25 Social Listening

Khi một nhà tiếp thị đang theo dõi và phân tích những gì khách hàng đang nói về thương hiệu của họ trên phương tiện truyền thông xã hội.

5.26 UGC – User Generated Content

Nội dung do người dùng tạo ra giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ tác động của chiến dịch truyền thông.

6. Thuật ngữ PPC Advertising

Thuật ngữ PPC Advertising

Quảng cáo PPC là cách doanh nghiệp tiếp cận người dùng internet thông qua các quảng cáo trả tiền trên Google, Bing, Linkedin, Twitter, Pinterest, Instagram, Tiktok, Facebook. Nhờ hình thức quảng cáo này mà các thương hiệu nhỏ có thể tiếp cận được khách hàng dễ dàng hơn.

6.1 Ad Rank

Là vị trí xếp hạng của quảng cáo trên Google. Quảng cáo có xếp hạng cao sẽ được đặt ở vị trí hàng đầu. Ad Rank được tính dựa trên giá thầu CPC và điểm chất lượng.

6.2 Auction Insights

Là công cụ cho phép doanh nghiệp so sánh hiệu quả quảng cáo của mình với các nhà quảng cáo khác đang tham gia vào cùng các phiên đấu giá. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chiến lược đặt giá thầu và ngân sách phù hợp.

6.3 Bid Strategy – Chiến lược giá thầu

Là cách thiết lập loại giá thầu để trả cho việc người xem tương tác với quảng cáo của bạn.

6.4 Bing Ads/ Microsoft Ads

Là kênh quảng cáo cho phép doanh nghiệp đặt quảng cáo và tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua trang kết quả của công cụ tìm kiếm Bing, Yahoo, AOL.

6.5 Cost per Click (CPC)

Là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo. Trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem, và chỉ trả tiền khi có người dùng thực sự nhấp chuột vào quảng cáo của họ.

6.6 Display URL

URL hiển thị xuất hiện trong quảng cáo của bạn, thường có màu xanh lục. Loại URL này cung cấp cho người dùng biết trang web mà họ sẽ đến sau khi nhấp vào quảng cáo. Bạn có thể điều chỉnh để tăng nhận diện thương hiệu, niềm tin của khách hàng và chuyển đổi.

6.7 Dynamic Search Ads (DSA) – Quảng cáo tìm kiếm động

DSA sử dụng công nghệ thu thập thông tin web tự nhiên của Google để tìm thấy khách hàng đang tìm kiếm chính xác những gì mà doanh nghiệp cung cấp. DSA là hình thức quảng cáo lý tưởng cho các doanh nghiệp có trang web cấu trúc hợp lý hoặc có kho sản phẩm lớn.

6.8 Headline

Là tiêu đề quảng cáo, dài khoảng 30 ký tự . Headline có kích thước lớn, màu xanh lam và là thứ đầu tiên người tìm kiếm đọc khi thấy quảng cáo.

6.9 Impression (Paid Search)

Số lần hiển thị quảng cáo của bạn trên kết quả tìm kiếm.

6.10 Impression share

Là phần trăm số lần quảng cáo website của bạn thực sự hiển thị so với tổng số lần mà quảng cáo website có thể hiển thị.

6.11 Keyword

Là từ/ cụm từ mà người dùng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm. Nhà quảng cáo có thể đặt giá thầu trên các cụm từ này để quảng cáo hiển thị trong các trang kết quả.

6.12 Pay Per Click

PPC là hình thức quảng cáo có tính phí dựa trên số lần nhấp chuột của người dùng. Có thể hiểu là với các chiến dịch quảng cáo trả phí PPC thì CPC là khoản phí mà bạn sẽ phải trả cho mỗi lần click và quảng cáo.

6.13 Remarketing

Cho phép nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo cho những người dùng đã truy cập vào trang web của bạn nhưng chưa hoàn thành chuyển đổi mong muốn như đặt hàng, đăng ký thành viên,…

6.14 Responsive Search Ads – Quảng cáo đáp ứng

Là loại quảng cáo hiển thị có thể tự động điều chỉnh kích thước, định dạng, cách hiển thị để phù hợp với không gian chứa quảng cáo trên mạng hiển thị.

6.15 Shopping Ads

Google Shopping Ads là hình thức quảng cáo mua sắm trên Google, người mua có thể nhìn thấy thông tin về sản phẩm như hình ảnh sản phẩm, giá cả và tên doanh nghiệp. Được thiết lập bằng cách sử dụng các dữ liệu về sản phẩm mà bạn gửi cho Merchant Center và hiển thị cho người dùng đang tìm kiếm các loại sản phẩm mà bạn quảng cáo.

7. Thuật ngữ Display Advertising – Quảng cáo hiển thị

Quảng cáo Dipslay Advertising

Display Advertising (Display Ads) là quảng cáo dạng hiển thị hình ảnh hoặc văn bản trên khu vực được thiết kế đặc thù của website hoặc mạng xã hội để tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ.

7.1 Ad Exchange

Là sàn giao dịch quảng cáo trên Digital, đây là nơi mà bên mua (Advertiser) và bên bán (Publisher) tiến hành mua bán quảng cáo số (Inventory) một cách tự động hóa, thường thông qua đấu giá thời gian thực, được hỗ trợ bởi công nghệ RTB.

7.2 Connected TV (CTV)

Có thể hiểu đơn giản là TV có kết nối với internet. Khác với TV truyền thống, CTV bao gồm Smart TV, Apple TV, các thiết bị như Tivo và Roku hay thậm chí là máy chơi game X-boxes và PlayStations. Connected TV giúp doanh nghiệp tiếp cận được đối tượng mục tiêu qua màn hình lớn.

7.3 Data Management Platform (DMP)

Là nền tảng chứa dữ liệu đối tượng từ nhiều nguồn khác nhau như trực tuyến, ngoại tuyến, di động,… Dựa trên dữ liệu này các doanh nghiệp có những hiểu biết về khách hàng của mình.

7.4 Demand Side Platform (DSP)

Là nền tảng mà nhà quảng cáo sử dụng để mua quảng cáo tự động. DSP giúp nhà quảng cáo mua inventory từ nhiều nguồn như Ad Exchanges, Ad Networks,…

7.5 Native Ads

Là hình thức quảng cáo trả phí nhưng được tối ưu hơn với trải nghiệm người dùng. Vì giống những nội dung thông thường nên người dùng rất khó nhận ra đây là mẫu quảng cáo.

7.6 Over The Top (OTT)

Là các ứng dụng và các nội dung âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng Internet, người dùng không phải phụ thuộc vào nhà cung cấp cáp hoặc vệ tinh.

7.7 OTT Box

Là trung tâm để người dùng kết nối với các dịch vụ OTT. Nó hoạt động như máy tính mini với tất cả thông số kỹ thuật, kết nối và ứng dụng cần thiết để xem qua TV như FPT Play Box, Apple TV,…

7.8 Programmatic Advertising – Quảng cáo lập trình

Là quy trình tự động mua bán không gian quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số để có được vị trí đặt quảng cáo tốt nhất trong thời gian nhanh nhất và với giá tốt nhất. Programmatic Advertising được bán qua các sàn giao dịch quảng cáo.

7.9 Real-Time Bidding (RTB)

Là hình thức mua bán lượt hiển thị quảng cáo online dựa trên việc đấu giá trong thời gian thực. Điều ngày có nghĩa là các Ad Buyers sẽ tiến hành đấu giá để quyết định quảng cáo nào được hiển thị tại thời điểm người dùng đang truy cập vào website.

7.10 Supply Side Platform (SSP)

Là nền tảng công nghệ để Publisher quản lý việc quản lý, bán và tối ưu inventory tự động và hiệu quả.

Mặc dù bài viết chưa thể cung cấp được tất cả thuật ngữ trong Digital Marketing nhưng hy vọng với 79 thuật ngữ quan trọng trên Adsmo sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về hình thức Marketing này để phát triển kinh doanh trực tuyến hiện tại và tương lai.

Các bạn có bất cứ vấn đề về Digital Marketing cần tư vấn, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm thông tin.

Chủ đề