So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

– Xẹp phổi (Atelectasis) là tình trạng giảm hoặc mất sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang khu trú hoặc lan toả, làm mất thể tích phổi, đây có thể là một biến chứng của nhiều vấn đề về hô hấp. Chất nhầy trong đường hô hấp sau khi phẫu thuật, u phế quản phổi, hít sặc từ ngoài, hen suyễn nặng và chấn thương ngực là một trong những nguyên nhân phổ biến của xẹp phổi. Lượng mô phổi bị xẹp có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

* Nguyên nhân: – Xẹp phổi tắc nghẽn (Resorptive / Obstructive Atelectasis): + Thường do các u thứ phát hay nguyên phát của phế quản, hay gặp nhất là ung thư phế quản nguyên phát. Các nguyên nhân không do u gồm: ứ trệ bài tiết, máu cục, hẹp do viêm nhiễm, dị vật và chấn thương. + Kết quả của sự tắc nghẽn hoàn toàn nhánh phế quản. Không khí trong phế quản phế nang được hấp thụ hết vào hệ thống mao mạch phổi, không có không khí mới có thể đi vào phần phổi sau vị trí vị trí phế quản tắc nghẽn. – Xẹp phổi sẹo hóa do xơ hóa nhu mô phổi (Cicatrisation Atelectasis): + Là hậu quả của sẹo và xơ hóa làm giản sự giãn nở của phổi. + Nguyên nhân: bệnh u hạt, viêm phổi hoại tử, xơ hóa sau xạ trị. – Xẹp phổi thụ động (Passive / Relaxation Atelectasis): do chèn ép từ bên ngoài phổi như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, bất thường cơ hoành. Phân biệt với xẹp phổi do u bằng các dấu hiệu sau: còn thấy hình ảnh phế quản chứa khí trong vùng phổi xẹp / Không có dấu hiệu ác tính kèm theo như dày màng phổi , nốt màng phổi. – Xẹp phổi chèn ép (Compressive atelectasis): xảy ra do tổn thương chiếm chỗ khoang lồng ngực đè ép nhu mô phổi => đẩy không khí ra khỏi phế nang. – Xẹp phổi dính do mất chất căng bề mặt (Adhesive Atelectasis): là dạng xẹp phổi hấp thu mà không có tắc nghẽn.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

NỘI DUNG WEB » 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh » X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI » 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

ĐỐI TƯỢNG » Kỹ thuật viên CĐHA » Sinh viên Y đa khoa » Bác sĩ khối lâm sàng » Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

II. Chẩn đoán x-quang

1. Xẹp toàn bộ

– Xẹp toàn bộ phổi bên phải hoặc trái. – Có thể do tắc nghẽn hoặc không tắc nghẽn. + Xẹp do tắc nghẽn thường xảy ra ở rốn phổi do tổn thương bên trong hoặc bên ngoài phế quản. + Xẹp phổi không tắc nghẽn thường gặp tràn khí hoặc dịch lượng nhiều.

– Dấu hiệu hình ảnh: + Mờ toàn bộ vùng phổi xẹp. + Vòm hoành cùng bên nâng cao, bên trái dễ nhận biết hơn do có bóng hơi dạ dày. + Giảm thể tích trường phổi. + Do phổi xẹp và phổi bên đối diện tăng thông khí bù trừ làm toàn bộ trung thất sẽ dịch chuyển về phía phổi xẹp. Phần trước trung thất là phần dễ di chuyển nhất, do đó tác động lên vùng này nhiều nhất. + Khi phổi đối diện tăng thông khí vượt quá đường giữa, các cấu trúc như tim, động mạch chủ và phổi xẹp bị đẩy ra sau. Khoảng sáng sau xương ức sẽ lớn hơn và tăng sáng, còn phần sau lồng ngực sẽ tăng đậm độ. Nếu phổi tăng thông khí xoay đủ đến khi tiếp xúc với phổi xẹp, sẽ thấy được phần tiếp xúc giữa hai cấu trúc. Ở phim thẳng, hình mờ đồng nhất của ở nửa lồng ngực bên xẹp do chồng hình bóng tim mạch và phổi xẹp sẽ bị mất liên tục do hình sáng của phổi đối diện vượt qua đường giữa. + Xóa bờ tim và trung thất + Hẹp khoang liên sườn

[gallery columns="5" link="file" ids="21893,21895,21896,21898,21900,83795,157626,172391,83797,83798"]

2. Xẹp không tắc nghẽn

* Xẹp phổi thụ động: Do mất tiếp xúc giữa màng phổi tạng và thành do kết quả từ tràn khí và dịch trong khoang màng phổi. Gây giảm thể tích nhu mô phổi bình thường. Xẹp thùy dưới và giữa nhiều khi tràn dịch, xẹp nhiều thùy trên khi tràn khí.

* Xẹp phổi do chèn ép (Compressive atelectasis): Xuất hiện với mọi tổn thương gây chèn ép trong nhu mô phổi và đẩy khí ra khỏi phế nang. Tổn thương bao gồm khối lượng lớn nhu mô phổi, bóng khí phế thũng lớn và khí phế thũng dạng thùy.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

* Xẹp phổi do dính: Kết quả từ thiếu thụt chất căng bề mặt phế nang (surfactant). Sự thiếu hụt chất bề mặt dẫn đến xẹp phế nang; một lần sụp đổ, các thành phế nang có xu hướng dính, làm giãn nở khó khăn. Sự thiếu thụt chất bề mặt lan tỏa có thể là kết quả của bệnh màng trong, hội chứng suy hô hấp cấp tính, hít phải khói thuốc, phẫu thuật bắt cầu của tim, urê huyết và thở nông kéo dài.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

* Xẹp phổi do sẹo xơ: Loại xẹp phổi này thường được kết hợp với giãn phế quản. Một số bệnh lý có thể dẫn đến chứng xơ phổi và sẹo xẹp phổi như xơ hóa phổi tự phát, sarcoidosis, bệnh collagen mạch máu, lao và nấm mãn tính nhiễm trùng và xơ hóa bức xạ.

[gallery link="file" ids="21883,21882,21879,21878,21880,21881"]

* Xẹp phổi phẳng, dạng đĩa hoặc thành dải: – Thường gặp ở bệnh nhân sau mổ vùng bụng, người già, thông khí kém. – Biểu hiện hình mờ thành dải dày 1-3mm, dài 2-10cm, thường nằm ngang hoặc chếch và ở phía trên vòm hoành. – Thường gặp ở các hạ phân thùy kém được thông khí. Thường mất đi một cách tự nhiên do tiến triển tốt về lâm sàng và thông khí hoặc sau một vài buổi tập luyện phục hồi chức năng hô hấp. – Trong tràn dịch màng phổi cũng có hiện tượng xẹp phổi thụ động của dải nhu mô tiếp giáp với phần tràn dịch màng phổi.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="56334,56335,56336,56337"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="2" ids="125966,125967"]

* Xẹp phổi tròn – Thường xuất hiện như một hậu quả của bệnh xơ màng phổi mạn tính, đặc biệt liên quan bệnh màng phổi amiăng (asbestos) và bệnh lao. Thường phổ biến ở đáy phổi ở sau-trong. Còn được gọi là hội chứng Blesovsky. – Sự phát triển nhanh của tràn dịch màng phổi dẫn đến vùng kế cận xẹp phổi thụ động. Một rãnh màng phổi tạng có thể bọc lại vùng phổi xẹp và bao quanh một phần của nó, nếu rút dịch lúc này thì phổi sẽ nở trở lại; nếu tạo xơ dính hoặc tồn tại bệnh màng phổi mạn tính thì vùng phổi xẹp vẫn bị kẹp bởi màng phổi tạng bọc lại. – Hình ảnh: + Khối tròn hoặc bầu dục vùng đáy phổi, đường kính 1.5-5cm

[gallery columns="4" link="file" ids="21868,21869,21870,21867"]

+ Tiếp xúc với màng phổi, dày màng phổi, kèm bệnh lý màng phổi (tràn dịch, vôi hóa…).

[gallery link="file" ids="21865,21862,21861,21863,21860,21864"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" ids="153029,153031,153032,153033,153034,153035"]

+ Dấu hiệu đuôi sao chổi (Comet Tail Sign): Những dải dạng đường tỏa từ khối mờ vào nhu mô phổi, mạch máu – phế quản hội tụ và xoáy uốn cong quanh khối phổi xẹp.

[gallery columns="4" link="file" ids="21851,21857,129473,77466,21850,21854,21855,21856,64844,64845,79125,149769"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="5" ids="43976,43974,43973,43972,43971"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="4" ids="48614,48613,48612,48611"]

\=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="4" ids="65550,65552,65553,65554,65558,65559,65560,65555"]

\=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="4" ids="124948,124954,124949,124950,124955,124951,124952"]

* Xẹp phổi sau mổ – Xẹp phổi là một biến chứng phổi phổ biến ở những bệnh nhân sau phẩu thuật lồng ngực và bụng trên. Nhìn chung do ảnh hưởng của thuốc mê và phẫu thuật dẫn đến xẹp phổi do rối loại chức năng cơ hoành và giảm chất surfactant. – Xẹp phổi đặc trưng ở vùng đáy phổi và ở mức phân thùy.

3. Xẹp tắc nghẽn

* Đặc điểm hình ảnh

– Xẹp phổi tắc nghẽn là loại phổi biến và kết quả từ sự hấp thu khí từ phế nang khi mất sự thông thương giữa phế nang và khí quản do tắc. – Tắc phế quản thùy gây xẹp phổi thùy và tắc phế quản phân thùy gây xẹp phân thùy phổi. – Bệnh lý quan trọng nhất gây tắc nghẽn phế quản là ung thư biểu mô nội phế quản, những nguyên nhân khác tắc nghẽn phế quản bao gồm u nguyên phát hoặc u di căn, bệnh lý viêm (đặc biệt là lao hoặc nấm), hít phải dị vật ngoài cơ thể, nút nhầy và chèn ép bên ngoài của đường dẫn khí bởi u, hạch lớn, phình động mạch chủ hoặc tim lớn, hen suyễn tạo nên. – Bệnh nhân sau phẩu thuật thường do nút nhầy.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

\=> Đặc điểm hình ảnh chung: + Giảm thể tích phổi + Dịch chuyển rãnh liên thùy + Mờ vùng phổi xẹp do giảm hoặc mất khí trong phế nang. + Xóa mờ bờ tim và trung thất + Khép lại mạch máu và phế quản + Vòm hoành bên phổi xẹp bị kéo lên cao. + Dịch chuyển vị trí tim, trung thất và khí quản về vị trí xẹp + Co kéo rốn phổi lên cao ở xẹp thùy trên và xuống thấp ở xẹp thùy dưới + Tăng thể tích bù trừ ở thùy khác => tăng sáng. + Hẹp các khoang liên sườn có thùy phổi xẹp

* Xẹp thùy trên phổi phải

– Rãnh liên thùy bé và nửa trên của rãnh liên thùy lớn dịch chuyển lên trên và ra trước. Trên phim nghiêng, cả hai rãnh liên thùy trở nên hơi cong, rãnh liên thùy bé cong lõm hướng xuống dưới, trong lúc đó rãnh liên thùy lớn có thể cong lồi, lõm hoặc dẹt. – Khi xẹp thùy hoàn toàn, thể tích vùng xẹp rất nhỏ, đến nỗi trên phim thẳng chỉ thấy mỗi hình ảnh rộng trung thất trên. – Mất đường bờ bình thường cung tim bên phải. – Vòm hoành phải nâng cao. – Rốn phổi phải nâng cao. – Phế quản thùy giữa, dưới bị kéo ngang lên trên. – Tăng thông khí thùy giữa, thùy dưới phổi phải.

[gallery link="file" columns="5" ids="83818,83837,170427,170428,167782,157347,83838,83681,83828,21907,21906,21908,83840,123260,167249"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery columns="4" link="file" ids="21905,21904,21902,21903"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="2" ids="125970,125971"]

– Dấu hiệu đỉnh cạnh hoành (Juxtaphrenic peak): là hình ảnh tam giác bờ rõ, hướng lên trên, ở nửa trong vòm hoành, gần với điểm cao nhất của vòm hoành, có thể gặp trong xẹp thùy trên phổi phải, thùy trên phổi trái nhưng cũng có thể gặp trong xẹp thùy giữa. Hình tam giác này do co kéo phần dưới của rãnh liên thùy chính, rãnh phụ dưới hoặc dây chằng phổi bên dưới.

[gallery link="file" columns="4" ids="131733,83607,47857,83603,83604,83605,83606"]

– Dấu hiệu chữ S ngược (Golden S-sign): + Một khối u nằm cạnh phế quản, khi phát triển sẽ chèn ép phế quản gây xẹp phổi. Bờ của vùng phổi xẹp cùng với khối u tạo thành hình chữ S ngược.

So sánh đặc phổi xẹp phổi năm 2024

+ Phần lồi ra của chữ S ngược chính là vị trí khối u, phần tiếp theo lõm vào chính là phần nhu mô phổi bị xẹp do khối u gây tắc phế quản. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ đúng với hình chữ S ở bên phải, khi tổn thương nằm bên phổi trái thì chữ S nằm xuôi. + Dấu hiệu này điển hình thấy ở khối u phế quản thùy trên phổi (P) nhưng cũng có thể gặp ở thùy trên phổi trái.

[gallery link="file" columns="5" ids="64731,170309,170310,167784,47782,64732,47778,82360,64733,73245,64734,83800,83801"]

* Xẹp thùy trên phổi trái

– Khác biệt cơ bản của xẹp thùy trên bên phải và thùy trên bên trái là không có rãnh liên thùy bé ở bên trái, do đó tất cả các cấu trúc nhu mô phổ nằm phía trước rãnh liên thùy lớn sẽ bị ảnh hưởng. Rãnh liên thùy lớn bên trái nằm hướng đứng hơn so với bên phải, do vậy sẽ di lệch ra trước => hình ảnh này thấy rõ hơn tên phim nghiêng. – Trên phim nghiêng vùng phổi xẹp là hình mờ nằm như song song với xương ức. – Trên phim thẳng xẹp thùy trên phổi trái thấy hình mờ bờ không rõ từ ngoài vào rốn phổi bên trái. – Với xẹp phổi hoàn toàn thì bờ trên của quai động mạch chủ thấy rõ ràng bởi vì hạ phần thùy trên (hạ phân thùy 6) của thùy dưới tăng thể tích thay thế vị trí hạ phần thùy sau của thùy trên => thấy được liềm sáng cạnh quai động mạch chủ do nhu mô phổi hạ phân thùy 6 nằm giữa quai động chủ và xẹp thùy trên trái còn gọi là dấu hiệu liềm khí ‘Luftsichel sign’. – Giảm thể tích phổi trái. – Đường cung tim bình thường bên trái có thể bị xóa. – Rốn phổi trái nâng cao => phế quản gốc bên trái nằm ngang. – Vòm hoành trái nâng cao. – Dấu hiệu đỉnh cạnh hoành (Juxtaphrenic peak). – Hẹp các khoang liên sườn. – Dịch chuyển trung thất sang trái. – Bóng tim xoay sang trái, ra sau.

[gallery link="file" columns="4" ids="83824,83841,170317,170318,170444,170445,74513,21927,64623,21930,83699,83707,83833,83834,160468,160469"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="83692,83693,83694,83695"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery columns="2" link="file" ids="83700,83701"]

\=> Case lâm sàng 3:

[gallery link="file" columns="2" ids="83704,83705"]

\=> Case lâm sàng 4:

[gallery link="file" columns="5" ids="83709,83710,83711,83712,83713"]

\=> Case lâm sàng 5:

[gallery link="file" columns="4" ids="152133,152134,152135,152136,152137,152138,152139,152140"]

* Dấu hiệu Luftsichel – Khi thùy trên phổi trái bị xẹp, nó sẽ bị kéo vào trong và lên trên. Bờ trên trong của thùy trên sẽ tạo một liềm khí với quai động mạch chủ.

[gallery link="file" columns="4" ids="131726,154710,129526,64725,64723,64724,64831"]

* Xẹp thùy giữa phổi phải

– Xẹp phổi mạn của thùy giữa (hội chứng thùy giữa) là một thuật ngữ mô tả năm 1948 để chỉ sự xuất hiện xẹp phổi thùy giữa thứ phát từ viêm phổi mạn tính. Phế quản thùy giữa dài và hẹp và nó dễ bị tắc nghẽn ở gốc bởi nốt hạch bạch huyết. Hội chứng xẹp thùy giữa thường gặp ở trẻ em trong trường hợp không có tắc nghẽn kết quả từ bệnh lý hen suyễn kết hợp với viêm và phù. – Hình ảnh đánh giá rõ hơn trên phim nghiêng. + Rãnh liên thùy bé và nửa phần thấp của rãnh liên thùy lớn sẽ dịch chuyển cùng nhau và gần như tiếp xúc khi phổi xẹp hoàn toàn. + Thùy phổi xẹp có hình ảnh bóng mờ tam giác có đỉnh ở rốn phổi và đáy liên tục với lá thành màng phổi.

[gallery link="file" columns="5" ids="83820,171237,171238,170438,170439,47221,47222,47224,21915,167788"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="83736,83737,83738,83739"]

– Trên phim thẳng: + Dấu hiệu hình ảnh duy nhất đôi khi chỉ là hình ảnh xóa bờ tim bên phải do sự liên tục thùy giữa và buồng nhĩ phải. + Không quan sát thấy rãnh liên thùy bé. + Vòm hoành phải có thể nâng cao. + Hẹp các khoang liên sườn. + Sự dịch chuyển của rốn phổi phải.

[gallery columns="4" link="file" ids="21917,21916,21918,21919,83743,83744,83830,83831"]

* Xẹp thùy dưới phổi phải

– Trên phim chụp ngực thẳng + Xẹp phổi thùy dưới bên phải ít gặp. + Di chuyển xuống của ½ trên của rãnh liên thùy lớn và dịch chuyển ra sau của ½ dưới tạo nên hình mờ hình tam giác trên phim chụp thẳng, với đỉnh quay về phía rốn phổi. Bờ bên của hình mờ tam giác này tạo nên bởi rãnh liên thùy chính dịch chuyển. + Vòm hoành phải lên cao, không thấy rõ phần đỉnh phía trong. + Còn thấy rõ bờ tim bên phải # Phân biệt với xẹp thùy giữa. + Rốn phổi dịch chuyển xuống dưới hoặc không thấy do phổi xẹp. + Sự dịch chuyển xuống dưới của rãnh liên thùy phụ. + Động mạch liên thùy phổi bên phải xuất hiện trong vùng xẹp phổi, dấu hiệu này phân biệt hình mờ tam giác của xẹp phổi thùy dưới phải với tràn dịch lượng trung bình mà nó có xu hướng dịch chuyển động mạch liên thùy chiều ngang hơn là làm mờ đi. + Hẹp các khoang liên sườn.

– Trên phim phổi nghiêng: + Hình mờ tam giác đỉnh ở cạnh rốn phổi còn đáy ở phần sau của vòm hoành bên phải. + Xóa đường vòm hoành phải ở phía sau.

[gallery link="file" columns="5" ids="83822,170306,170307,160448,21923,21926,83784,83786,83785,172977"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="83749,83750,83751,83752"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="83753,83754,83755,83756,83757"]

* Xẹp thùy dưới phổi trái

– Phim X-quang ngực thẳng + Xẹp phổi thùy dưới bên trái tương tự như xẹp phổi thùy dưới bên phải. + Hình ảnh bóng mờ tam giác vùng sau trong phổi trái với đỉnh hướng về rốn phổi (Dấu hiệu cánh buồm sau tim). + Không thấy cơ hoành bên trong ở sau tim trên phim chụp thẳng. + Rốn phổi trái di chuyển xuống dưới và động mạch liên thùy che khuất. + Rãnh liên thùy dịch chuyển xuống dưới => hình ảnh đường bờ đôi cung tim bên trái. + Xóa bờ động mạch chủ xuống. + Vòm hoành trái đẩy cao. + Hẹp các khoang liên sườn bên trái. + Trung thất lệch trái.

– Phim X-quang ngực nghiêng + Hình mờ tam giác ở vùng sau dưới của lồng ngực. + Phần sau của cơ hoành trái bị xóa và tăng đậm độ các đốt sống ngực ở phía dưới. + Rãnh liên thùy bị dịch chuyển về phía sau dưới. + Rốn phổi trái dịch chuyển xuống dưới.

[gallery link="file" columns="4" ids="83843,131731,83826,170430,170431,21941,21943,83792,21940,112268,152142"]

\=> Case lâm sàng 1:

[gallery link="file" columns="4" ids="83760,83761,83762,83763"]

\=> Case lâm sàng 2:

[gallery link="file" columns="5" ids="83771,83769,83767,83768,83770"]

– Dấu hiệu phẳng eo (Flat Waist Sign): khi thùy dưới phổi trái xẹp hoàn toàn, nó sẽ kéo rốn phổi trái xuống dưới, bóng tim bị xoay, làm cho mất bờ ngoài của rốn phổi trái và quai động mạch chủ.

[gallery link="file" columns="4" ids="64719,64720,64721,64722"]

* Xẹp thùy giữa + thùy dưới

– Rãnh liên thùy bé và liên thùy lớn di chuyển xuống dưới và ra sau tạo hình ảnh đám mờ choán chỗ phần sau – dưới của lồng ngực. Hình ảnh này khó phân biệt với xẹp thùy dưới đơn thuần. Trên phim thẳng, xẹp phổi các thùy này có thể xóa bờ vòm hoành bên phải và mặt trên nó có thể cong lồi hay lõm hướng lên trên