Sinh viên kế toán nên thực tập ở đâu năm 2024

Chào trung tâm VinaTrain, em là sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán – kiểm toán chuẩn bị đi thực tập tại một công ty. Đây là lần đầu tiên em đi làm thực tập ở công ty nên vẫn còn bỡ ngỡ, mong được trung tâm giải đáp thắc mắc về những công việc mà em phải làm trong đợt thực tập này và một thực tập sinh kế toán – kiểm toán cần lưu ý những kỹ năng nào ạ! Em xin cám ơn VinaTrain!

Trần Thu Trang – Bình Tân, TP Hồ Chí Minh

VinaTrain cám ơn Thu Trang đã gửi câu hỏi cho ban tư vấn. Thực tập là giai đoạn sinh viên năm cuối đều phải hoàn thành trước khi tốt nghiệp đại học, đây không đơn thuần là một “thủ tục” mà còn là cơ hội để các bạn tích lũy những kinh nghiệm thực tế, chuẩn bị cho công việc sau này. Nếu bạn muốn kỳ thực tập kế toán của mình thật hiệu quả và học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thực tập sinh kế toán, kiểm toán cần lưu ý những kỹ năng do VinaTrain trinh bày tại đây nhé.

I, Tổng quan về vị trí thực tập sinh kế toán – kiểm toán

Thực tập sinh kế toán – kiểm toán

Thực tập sinh là một vị trí công việc không cố định ở các công ty, doanh nghiệp. Các đối tượng phù hợp với vị trí thực tập sinh là các bạn sinh viên năm cuối của trường Đại học hoặc các sinh viên đang chờ tốt nghiệp ra trường.

Thời gian thực tập kế toán – kiểm toán tại các công ty, doanh nghiệp sẽ do trường Đại học hoặc chính công ty, doanh nghiệp quy định, thời gian thông thường kéo dài khoảng từ 3 – 6 tháng.

Thực tập sinh kế toán – kiểm toán có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận, phòng khám, bệnh viện,… Để trở thành một thực tập sinh bạn cần phải có giấy giới thiệu từ nhà trường và được xác nhận của giáo viên chủ nhiệm sau đó gửi đến cho các công ty, doanh nghiệp để giới thiệu bạn đến thực tập. Tuy không phải là một nhân viên chính thức nhưng thực tập sinh cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại công ty, doanh nghiệp đang thực tập đó.

Thực tập sinh kế toán – kiểm toán thực hiện và hỗ trợ các công việc liên quan đến nghiệp vụ kế toán – kiểm toán, chịu sự quản lý và hướng dẫn của những nhân viên được phân công hướng dẫn thực tập sinh.

Trong quá trình thực tập, các thực tập sinh sẽ được làm quen với môi trường làm việc tại công ty, doanh nghiệp, rèn luyện những kỹ năng thực tế và có củng cố kiến thức chuyên môn.

Công việc của thực tập sinh kế toán – kiểm toán

Thực tập sinh kế toán – kiểm toán sẽ hoàn thành các công việc: Chuẩn bị báo cáo, sắp xếp hóa đơn, chứng từ là phần lớn công việc của thực tập sinh kế toán. Cụ thể gồm có:

  • Nhân viên kế toán, trưởng phòng tài chính kế toán yêu cầu thực tập sinh kế toán – kiểm toán chuẩn bị và kiểm toán tài khoản.
  • Hỗ trợ người quản lý kiểm toán thu thập các dữ liệu thô cho tài khoản kế toán.
  • Phân tích các khoản thu và các khoản chi một cách chi tiết về các chủ nợ và khách nợ, đối chiếu với ngân hàng và các tài khoản kiểm soát,…
  • Phân tích và xử lý hồ sơ kế toán.
  • Phân tích và xử lý các truy vấn điện thoại.
  • Hỗ trợ xử lý bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và báo cáo tài chính khác theo hướng dẫn tài chính và kế toán của công ty và pháp luật.
  • Hỗ trợ rà soát các chi phí, hồ sơ biên chế,… (khi được phân công).
  • Cập nhật dữ liệu tài chính trong cơ sở dữ liệu, phải đảm bảo thông tin chính xác và có sẵn ngay được yêu cầu cung cấp.
  • Hỗ trợ các kế toán viên cao cấp để chuẩn bị các báo cáo hàng tháng/hàng năm.
  • Hỗ trợ các dự án, công việc kế toán khác.

III, Thực tập sinh kế toán, kiểm toán cần lưu ý những kỹ năng nào?

Thực tập sinh kế toán – kiểm toán cần những kỹ năng nào?

Tuỳ thuộc vào đặc thù của mỗi công ty, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hay các tổ chức khác nhau mà yêu cầu đối với thực tập sinh kế toán – kiểm toán cũng khác nhau.

Về cơ bản, một thực tập sinh cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Là sinh viên năm 3, năm 4 hoặc đã tốt nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, các ngành có liên quan.
  • Chứng chỉ Kế toán viên công chứng (CPA) (là một lợi thế).
  • Sử dụng thành thạo Microsoft Office và đã được thực hành trên các phần mềm kế toán.
  • Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc.
  • Cẩn thận, chỉnh chu và chú ý đến từng chi tiết công việc.
  • Chăm chỉ, chịu khó học hỏi từ nhân viên có kinh nghiệm Nhạy bén với các số liệu.
  • Có kỹ năng nghiên cứu, phân tích số liệu.
  • Nắm vững về các nguyên tắc kế toán, thông lệ báo cáo và các luật chuyên ngành.
  • Giao tiếp tốt tại văn phòng.

IV, Quyền lợi của thực tập sinh kế toán – kiểm toán

Quyền lợi của thực tập sinh kế toán – kiểm toán

  • Trong thời gian thực tập, sinh viên sẽ được dẫn dắt bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, từ đó tích lũy kiến thức thực tế từ chuyên môn đến các nghiệp vụ kế toán và có cơ hội làm quen với môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp.
  • Nếu trong quá trình thực tập tại công ty, doanh nghiệp, bạn thể hiện bản thân thật tốt thì sẽ không quá khó khăn để trở thành một nhân viên chính thức tại đây sau khi tốt nghiệp đại học.
  • Sau khi kết thúc thời gian thực tập, thực tập sinh kế toán – kiểm toán được nhận dấu xác nhận thực tập của công ty, doanh nghiệp đó. Dấu thực tập này không chỉ là “thủ tục” để sinh viên ra trường đúng hạn mà còn là tiền đề mở ra nhiều cơ hội công việc sau này. Vì với những ứng viên đã có kinh nghiệm thực tập từ 3-6 tháng thường có thể apply những mức lương cao hơn các thí sinh khác sau khi tốt nghiệp ra trường và đi xin việc.
  • Ngoài ra, mức lương và các chế độ đãi ngộ đối với thực tập sinh chắc hẳn cũng là điều mà rất nhiều các ứng viên quan tâm. Với vị trí thực tập sinh là một công việc không cố định, chính vì vậy các thực tập sinh cũng không thể có một mức lương như các nhân viên chính thức. Thông thường các vị trí thực tập sinh trong khoảng 3- 6 tháng sẽ không có lương hoặc chỉ được nhận một khoản hỗ trợ hàng tháng từ công ty như tiền ăn trưa, phí gửi xe chẳng hạn.

IV. Những Hạn Chế Của Sinh Viên Thực Tập Cần Biết

Không riêng lĩnh vực kế toán, sinh viên chuyên nghành khác khi đi thực tập nghiệp vụ tại doanh nghiệp đều gặp phải những vấn đề sau:

Sinh viên thực tập tốt nghiệp rồi lại thất nghiệp vì ảo tưởng lương cao và thiếu nhiều kỹ năng cần thiết

  • Thiếu kỹ năng ứng xử: Môi trường các bạn thực tập và làm việc đều là những người lớn tuổi hơn vì vậy cần sự thay đổi trong môi trường công việc cần sự chuyên nghiệp, phần lớn các bạn chưa biết cách giao tiếp với người lớn tuổi hạn chế cách nói trống không hoặc nói tắt.
  • Lười: Các bạn mặc định những việc không tên như rót nước, rửa ấm chén, lấy phụ đồ văn phòng… là chân sai vặt các bạn tới để học việc chứ không phải osin.Đây là những công việc mà ai khi mới đi làm cũng bắt đầu vì vậy cố gắng làm tốt các việc này sẽ giúp bạn rèn luyệt nhiều kỹ năng cần thiết trong công việc đó.
  • Kỹ năng hành chính văn phòng yếu: Đây là tình trạng chung của phần lớn sinh viên đi học việc thời gian đầu nhiều bạn không biết cách sử dụng các thiết bị văn phòng. Nhiều bạn không biết cách kẹp ghim, đóng dấu hoặc lưu tài liệu đúng cách…. các công việc này vô cùng quan trọng bạn cần bổ sung ngay lập tức trước khi vào việc.
  • Đứng núi này trông núi nọ: Nhiều bạn nghĩ mình có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm nên đi làm trong tâm thế, chỗ này không ổn thì mình xin qua công ty khác vì vậy đây là lý do khiến bạn đã khôngcố gắng mà còn không biết tự nhiên lỗi để sử sai. Với tâm lý đó bạn sẽ không được nhận ở bất kỳ doanh nghiệp nào hết.
  • Đòi lương khi đi thực tập: Nhiều bạn có suy nghĩ bạn đi thực tập nhưng vẫn phải làm như nhân viên chính thức, bạn tạo ra giá trị cho doanh nghiệp vậy phải được lương mới đúng và nảy sinh tâm lý yêu cầu với nhà cung cấp. Điều này không sai nhưng bạn cần xác định tâm lý tại thời điểm ngắn hạn mục đích lớn nhất của bạn là gì, học nghề cần một môi trường làm việc hay cần lương hơn nhé.

Tạm kết: Thực tập kế toán – kiểm toán là một quá trình quan trọng, được ví như “bệ phóng” giúp cho các bạn sinh viên có ý định theo đuổi ngành này lâu dài được trải nghiệm thực tế, tích lũy những kinh nghiệm cho bản thân. Vì đặc thù của kế toán – kiểm toán là thực hành và tính ứng dụng thực tế cao nên chỉ với những kiến thức sách, vở đơn thuần, sẽ rất khó để nắm bắt công việc một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, để có một đợt thực tập đúng với ý nghĩa của nó thì ngoài kiến thức nền tảng, các bạn sinh viên sẽ phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Bài viết trên đây chia sẻ thực tập sinh kế toán, kiểm toán cần lưu ý những kỹ năng nào? Hy vọng là những thông tin bổ ích mà quý bạn đọc đang tìm kiếm.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về nội dung này, các bạn đừng ngại để lại câu hỏi để được VinaTrain giải đáp sớm nhất.

Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain cũng là đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, xuất nhập khẩu và nhân sự uy tín

Chủ đề