Sinh năm 1988 tốt nghiệp cấp 3 năm nào

Em Minh Hiền đi xin việc bị từ chối vì bằng không ghi năm cấp nên em quay về trường đề nghị phòng đào tạo giải quyết. Tại đây em Hiền được thầy Lương Lễ Nhân - phó phòng Đào tạo tự dùng bút bi màu đen ghi vào 2 con số 11 ở năm cấp (thành năm 2011). Em Hiền không chấp nhận và thầy Nhân dằn giọng: “Nếu chỗ xin việc không chấp nhận bằng đó thì kệ em, bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần, không chịu thì thôi”.

Sinh năm 1988 tốt nghiệp cấp 3 năm nào

Bằng tốt nghiệp của ĐH Tây Đô không ghi năm cấp khiến hàng chục sinh viên gặp khó khi xin việc.

Thông tin Dân trí có được hiện nay có hơn 40 sinh viên ĐH Tây Đô được cấp bằng không ghi năm hoặc bằng có ghi năm 2011 nhưng 2 con số 11 là do phòng đào tạo tự ý ghi vào bằng bút bi và những sinh viên này đang lâm vào tình trạng không thể xin được việc.

Ngày 16/3/2011, khi phóng viên Dân trí đến gặp ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang - quyền hiệu trưởng thừa nhận 3 vấn đề: Việc cấp bằng tốt nghiệp không có năm cấp là sai, khi cấp sai sinh viên đến khiếu nại để cấp lại thì phòng đào tạo tự ý lấy bút tự thêm vào 2 số 11 (2011) lại càng sai và thái độ thiếu nhã nhặn, trả lời thiếu trách nhiệm với sinh viên như đơn thư phản ánh thì ban giám hiệu sẽ xác minh và xử lý theo mức độ sai phạm.

Sinh năm 1988 tốt nghiệp cấp 3 năm nào

Bằng tốt nghiệp đã ghi thêm năm cấp do phòng đào tạo ĐH Tây Đô tự viết bằng bút bi.

Tại buổi làm việc, TS Nguyễn Văn Quang còn đề nghị báo Dân trí thông báo cho những sinh viên được cấp bằng thiếu năm tốt nghiệp và những bằng được phòng đạo tự ý viết năm cấp bằng vào thì đến trường để được cấp quyết định bổ sung.

Được thông tin trên, nhiều sinh viên đến để nhận bằng và nhận quyết định bổ sung tuy nhiên nhiều em vẫn nhận được bằng là chữ số 11 thêm vào bằng chữ viết tay. Duy nhất chỉ có em Nguyễn Thị Minh Hiền là được cấp quyết định bổ sung sau nhiều lần đi lại và hứa hẹn.

Em Nguyễn Thị Minh Hiền cầm quyết định số 136/QĐ-ĐHTĐ về việc công nhận số 11 viết tay vào năm cấp bằng tốt nghiệp 2011 đến cơ quan xin việc để nộp bổ sung liền bị từ chối.

Lãnh đạo công ty nơi em Hiền xin việc nêu câu hỏi: “Bằng tốt nghiếp đại học là tài sản quốc gia không ai được phép tự chỉnh sửa, tại sao Trường đại học Tây Đô lại tự ý sữa chữa bằng tay? Quyết định bổ sung của hiệu trưởng nơi cấp bằng kèm theo bằng theo bằng tốt nghiệp là trường hợp hy hữu và cũng lần đầu tiên tôi mới thấy”.

Bảng ghi tên, ghi điểm được giáo viên viết là kỳ thi tốt nghiệp THCS nhưng khi thanh tra thì lại xác định là kỳ thi kiểm tra chất lượng lớp 8 CCGD có tên bà Hoàng Thị Thanh. Ảnh (chụp lại): Văn Thanh.

Ông Lê Văn Nguồn, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: “Khi thanh tra, chúng tôi được biết bà Thanh đã học hết lớp 8 cải cách giáo dục (CCGD), tham gia kỳ thi kiểm tra chất lượng và đủ điểm đạt rồi. Tuy nhiên, năm đó không hiểu vì lý do gì bà Thanh không thi vào lớp 10 mà sau này bà mới tham gia học bổ túc phổ thông trung học (PTTH) và các văn bằng khác. Do khi kiểm tra, bà Thanh không có bằng cấp II nên Sở GD-ĐT mới ra quyết định thu hồi các văn bằng của bà”.

Cũng theo ông Nguồn, “năm đó là năm giao thời, là năm cuối cùng mà Bộ Giáo dục cho các học sinh lớp 8 CCGD được dự kỳ thi kiểm tra chất lượng, nếu ai đậu sẽ được cấp phiếu dự thi tuyển (thay cho bằng trung học cơ sở - THCS) để được thi vào lớp 10 PTTH”.

Theo tìm hiểu của PV, năm học 1988 - 1989, bà Thanh tham gia học lớp 8 CCGD hệ 12 năm. Sau đó, ngày 25, 26/5/1989 bà Thanh có tham gia kỳ thi kiểm tra chất lượng lớp 8 CCGD tại Hội đồng Thi Quảng Lộc, Quảng Xương, Thanh Hóa (kỳ thi này có hội đồng thi và chấm thi). Kết quả, môn Văn 5 điểm, Sinh 5 điểm, Toán 8 điểm, Địa 5 điểm, tổng số điểm 23 và được hội đồng thi công nhận là đỗ thẳng (ký hiệu Đ).

Đối chiếu với Thông tư số 01/GDPT ngày 28/2/1989 của Bộ Giáo dục thì tại mục 4, điểm a quy định riêng về thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở năm học 1988 – 1989: “Thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở chỉ tổ chức cho các học sinh lớp cuối cấp II, do đó, trong năm học 1988 - 1989 chỉ tổ chức cho các học sinh đã học hết chương trình cấp II hệ 4 năm thuộc hệ phổ thông 12 năm ở miền Nam cũ từ phía Nam Bình Trị Thiên trở vào và các học sinh đã học hết lớp 8 theo chương trình cấp II hệ 3 năm thuộc hệ thống phổ thông miền Bắc cũ từ phía Bắc Bình Trị Thiên trở ra. Các học sinh năm học 1988 - 1989 đang học lớp 8 CCGD, Bộ Giáo dục sẽ có hướng dẫn sau”.

Đối với học sinh năm học 1988 - 1989 đang học lớp 8 CCGD, Bộ Giáo dục cũng có hướng dẫn tại trang 3, Thông tư 01/GDPT năm 1989 quy định 4 môn thi là Văn, Toán, Sinh, Địa, thi vào 2 ngày 25 và 26/5/1989.

Như vậy, trường hợp của bà Thanh cũng thi kiểm tra chất lượng các môn Văn, Toán, Sinh, Địa vào thời điểm diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THCS và được hội đồng chấm thi công nhận đỗ thẳng.

Tại mục III Thông tư số 02 ngày 16/3/1989 của Bộ Giáo dục gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương và Giám đốc các Sở Giáo dục nêu rõ: “Tổ chức thanh tra chất lượng lớp 8 CCGD 4 môn thi: Văn - Toán, 1 môn xã hội, 1 môn tự nhiên. Các môn thi đánh giá kết quả theo cách xét tốt nghiệp phổ thông cơ sở những học sinh thuộc diện đỗ thẳng (Đ) sẽ được phép dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 PTTH theo quy chế tuyển sinh vào PTTH hiện hành. Cuối năm học 1988 - 1989 mở kỳ thi và xét tốt nghiệp lần cuối cùng theo chương trình lớp 8 cũ”.

Ngoài ra, tại Công văn số 596 ngày 7/4/1989 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục cũng chỉ đạo: Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục trình UBND các cấp thành lập 1 Ban Chỉ đạo Kiểm tra và Hội đồng Chấm lại bài thi cấp tỉnh, cấp huyện cho kỳ kiểm tra và kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Kết quả kiểm tra cần ghi đầy đủ, chính xác vào bảng ghi tên, ghi điểm và làm thành 3 bản giống nhau, một bản lưu tại Sở Giáo dục, 1 bản lưu tại phòng giáo dục, 1 bản lưu tại trường phổ thông cơ sở. Sau khi được Sở Giáo dục xét duyệt, điểm kiểm tra được công bố công khai để học sinh và cha mẹ học sinh biết những học sinh đạt tiêu chuẩn đổ thẳng trong kỳ thi và xét tốt nghiệp phổ thông cơ sở được Sở Giáo dục cấp phiếu dự thi tuyển PTTH để lưu vào hồ sơ thi vào trường THPT (nếu trúng tuyển vào lớp 10).

Chiếu theo Thông tư số 02 và Công văn số 596 thì trường hợp của bà Thanh cần được các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa xem xét lại theo đúng các quy định của Bộ GD-ĐT.

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, bà Hoàng Thị Thanh cho biết: "Hồi đó, tôi đã được cấp phiếu dự thi tuyển vào lớp 10 PTTH do Giám đốc Sở Giáo dục Thanh Hóa Nguyễn Đình Bưu ký. Thế nhưng, do hoàn cảnh gia đình, tôi không dự thi lên lớp 10 PTTH nên cũng không quan tâm đến việc có bằng cấp II hay không. Sau này, hồ sơ bảng ghi điểm, ghi tên những người thi đậu tốt nghiệp THCS tại Phòng Giáo dục huyện Quảng Xương có tên nên tôi đã xin và nộp để học bổ túc THPT. Sau này, quá trình thanh tra thì cơ quan chức năng lại khẳng định: “Việc ghi tên, ghi điểm có tên bà trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở là do nhầm lẫn của giáo viên vì trường hợp của bà chỉ tham gia kỳ thi kiểm tra chất lượng để đủ điều kiện được thi vào lớp 10 THPT””.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Có hay không việc thi đậu kỳ thi kiểm tra chất lượng đồng nghĩa với việc đã tốt nghiệp THCS? Vì kỳ thi này cũng thi 4 môn và thời gian thi cũng giống như kỳ thi tốt nghiệp THCS.

Cũng theo bà Thanh, khi bà gửi đơn khiếu nại đến đến các ban, ngành chức năng thì UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cho tiến hành thanh tra theo đơn thư.

Ngày 19/7/2013, ông Nguyễn Đình Xứng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định trả lời đơn khiếu nại của bà nhưng chưa thỏa đáng vì theo bà, trong kết luận đã viện dẫn căn cứ Nghị định 76 của Chính phủ, Quyết định số 18, 33 của Bộ Giáo dục không liên quan đến chính sách áp dụng đối với học sinh theo học lớp 8 CCGD năm học 1988 - 1989, đồng thời viện dẫn những mục không đúng trong Thông tư 01, 02 của Bộ Giáo dục năm 1989. Do đó, việc bảo lưu thu hồi các loại bằng học của bà là chưa thỏa đáng, khách quan.