Sĩ nguyên là ai

Nhắc đến thời kỳ Tam quốc là nhắc đến thời kỳ anh hùng hội tụ, kỳ nhân xuất thế. Đây là giai đoạn có vô số các bậc kỳ tài mà chỉ cần nghe đến uy danh cũng đủ làm cho quân thù khiếp đảm. Nổi bật nhất trong số đó có thể kể đến như Quách Gia, Quan Vũ, Triệu Tử Long, Bàng Thống, Gia Cát Lượng, Chu Du… tuy nhiên cũng có những nhân vật vô cùng tài năng nhưng lại ít bộc lộ, tiêu biểu như Từ Thứ.

Tạo hình Từ Thứ trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Từ Thứ có tên tự là Nguyên Trực, người quận Dĩnh Xuyên. Thời trẻ, ông thích học đánh kiếm. Khoảng những năm 190-193, Từ Thứ cùng bạn là Thạch Thao (tức Thạch Quảng Nguyên) đi về phía nam đến Kinh Châu, kết bạn với Gia Cát Lượng và Bàng Thống.

Sau đó Từ Thứ đến Tân Dã (thuộc quận Nam Dương) giúp Lưu Bị - lúc đó đang nương nhờ Châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu.

Theo Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, khi Từ Thứ về làm quân sư cho Lưu Bị, lúc này đại quân của Tào Tháo từ Hứa Xương ập tới muốn đánh chiếm 9 quận Kinh Châu. Để đánh 9 quận Kinh Châu thì việc đầu tiên là phải đánh Tân Dã. Mà Lưu Bị lúc này lại đang mượn Tân Dã của Lưu Biểu để đóng quân nên không thể không ra ứng chiến.

Từ Thứ thuận lòng phò tá cho Lưu Bị.

Đây cũng chính là lúc mà Từ Thứ được thi triển tài năng, giúp Lưu Bị sau bao năm chinh chiến ngược xuôi đều thất bại, nay mới có ngày được ca khúc khải hoàn khi đánh bại đại tướng Tào Nhân của quân Tào.

Giữa lúc Lưu Bị vẫn còn đang say trong niềm vui của kẻ chiến thắng thì Tào Tháo lập mưu bắt mẹ Từ Thứ, dù Từ mẫu không đồng ý cộng tác nhưng Tào Tháo dùng mưu kế của Trình Dục, bắt chước nét chữ của bà để viết thư dụ Từ Thứ. Từ Thứ không thể không vì chữ hiếu mà quay về phương Bắc.

Trước lúc ra đi, Từ Thứ vì trọng nghĩa, trọng tình với Lưu Bị mà tiến cử Ngoạ Long tiên sinh, tức Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Đây cũng là cội nguồn của điển tích lưu danh muôn thuở: “Ba lần thăm lều cỏ” của Lưu Bị.

Mẹ Từ Thứ khi thấy con trai đến thì rất tức giận, chửi mắng ông rồi tự vẫn. Từ Thứ biết mình bị lừa, nguyện suốt đời không giúp kế gì cho Tào Tháo. Vụ việc này được gọi là điển tích "Từ Thứ quy Tào".

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, La Quán Trung đã hư cấu tình tiết Tào Tháo sai người bắt chước nét chữ mẹ Từ Thứ, sự thật là mẹ Từ Thứ tự nguyện viết thư cho ông, không cự tuyệt Tào Tháo.

Tuy nhiên việc Từ Thứ không phục Tào Tháo, không hiến kế gì cho ông ta thì là thật, bởi sau khi sang Ngụy ông không có hoạt động gì nổi bật. Từ Thứ còn xuất hiện một lần nữa trước trận Xích Bích. Ông biết được Bàng Thống bày kế liên hoàn để lừa Tào Tháo, nhưng ông nhớ lời hứa với Lưu Bị mà không tiết lộ cho Tào Tháo, mà lại theo kế của Bàng Thống bày cho, giả vờ xin Tào Tháo cho về lại phương Bắc để giữ hậu phương. Nhờ đó ông thoát khỏi trận chiến Xích Bích, nơi số lớn quân Tào bị tiêu diệt.

Việc Từ Thứ không trổ tài khi dưới trướng Tào Tháo khiến cho hậu thế tiếc nuối cho một tài năng.

Năm 220, Tào Tháo qua đời, Tào Phi lên thay, cướp ngôi Hán Hiến Đế lập ra nhà Tào Ngụy. Từ Thứ được bổ nhiệm là Hữu trung lang tướng và Ngự sử trung thừa.

Khi Gia Cát Lượng mang quân Bắc phạt đánh Tào Ngụy, nghe tin Từ Thứ vẫn phục vụ chính quyền Tào Ngụy đã than thở về việc nước Ngụy có quá nhiều nhân tài trong khi nước Thục thì có quá ít.

Quốc Tiệp (Người Đưa Tin)

Gia Cát Lượng (trái) và Bàng Thống được cho là hai người có thể giúp Lưu Bị thống nhất thiên hạ (Hình trong phim Tam quốc)

Theo trang mạng Qulishi (Trung Quốc), Bàng Thống (178-213), tự là Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ. Bàng Thống trên thực tế có quan hệ họ hàng với Gia Cát Lượng.

Khi hai người còn nhỏ, chị của Gia Cát Lượng được gả cho Bàng Sơn Dân, một người anh em họ của Bàng Thống. Người đứng ra chủ hôn là danh sĩ Bàng Đức Công, chú của Bàng Thống và Bàng Sơn Dân.

Bàng Thống hơn Gia Cát Lượng 3 tuổi. Hai người có những tính cách khác biệt nhau. Trong khi Gia Cát Lượng tỏ ra thận trọng thì Bàng Thống lại xốc nổi bộc trực. Do Bàng Thống chậm chạp vụng về, nhiều người coi thường ông, nhưng Bàng Đức Công lại rất coi trọng ông.

Nghe tiếng danh sĩ Tư Mã Huy giỏi biết người, Bàng Thống tìm đến gặp. Khi gặp nhau, Tư Mã Huy đang ở hái dâu trên cây, Bàng Thống liền ngồi dưới gốc cây trò chuyện, cứ thế hai người đàm luận từ sáng tới khuya. Tư Mã Huy nhận ra tài năng của ông, hết sức khen ngợi.

Sau này, Tư Mã Huy để lại câu nói nổi tiếng rằng: "Nếu có được một trong hai người: Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phượng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể thống nhất được thiên hạ".

Năng lực vượt trội hơn Khổng Minh?

Bàng Thống là người huyện Tương Dương thuộc Nam Quận, Kinh Châu, Trung Quốc. Ông khởi đầu sự nghiệp với chức công tào ở Nam Quận.

Sau đại chiến Xích Bích năm 208, Đông Ngô chiếm Nam Quận từ tay Tào Ngụy. Tôn Quyền phong Chu Du làm Thái thú. Bàng Thống khi vẫn giữ chức công tào nhưng Chu Du để ý đến.

Ở thời điểm này, Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị chiếm Kinh Châu, chiến lược đề ra trong Long trung đối sách của Khổng Minh đã thành công một nửa. Nửa còn lại chính là mục tiêu giành quyền kiểm soát Ích châu, khởi đầu bằng chiến dịch Tây Xuyên.

Phác họa hình ảnh Bàng Thống (trái) và Gia Cát Lượng.

Khi đó, Gia Cát Lượng bế tắc, không biết khuyên Lưu Bị làm cách nào soán ngôi Lưu Chương, người cai quản Ích Châu.

Năm 210, khi Chu Du qua đời. Theo trang mạng Qulishi, Gia Cát Lượng liền mượn cớ đến viếng để mời người giúp mình tháo gỡ vướng mắc là Bàng Thống. Một thời gian ngắn sau đó,  Bàng Thống được Lưu Bị trọng dụng, thăng lên chức Quân sư trung lang tướng, sánh ngang với Gia Cát Lượng.

Nếu như Gia Cát Lượng trấn thủ Kinh Châu thì Bàng Thống chính là người góp công lớn giúp Lưu Bị tấn công Tây Xuyên. Ban đầu, Bàng Thống thuyết phục Lưu Bị diễn màn giả nhân nghĩa để lấy được thiện cảm của Lưu Chương. Khi đã đến chỗ Lưu Chương, ông lại khuyên Lưu Bị âm thầm lấy lòng người dân Ích Châu.

Về văn, Bàng Thống dễ dàng thuyết phục được Lưu Bị chỉ với 4 từ “nghịch thủ thuận thủ”. Về võ, ông chỉ dùng hai mạt tướng mà Khổng Minh không muốn dùng là Hoàng Trung và Ngụy Diên để phá vòng vây ở Tây Xuyên.

Đến năm 212, khi Lưu Chương bắt đầu nhận ra ý đồ của Lưu Bị, ngừng việc cung cấp lương thảo thì Bàng Thống đưa ra 3 kế cho Lưu Bị lựa chọn.

Sau khi cân nhắc, Lưu Bị chọn trung sách, giả cách phao tin Kinh châu bị Tào Tháo uy hiếp phải lui binh về cứu. Theo kế sách này, Lưu Bị vờ rút quân để dụ tướng trấn thủ bên phía Lưu Chương khinh suất.

Quả nhiên, hai tướng Dương Hoài và Cao Bái biết tin Lưu Bị rút quân, bèn dẫn một vài tùy tùng đến tiễn. Lưu Bị lập tức bắt giết Cao Bái và Dương Hoài, đoạt quân mã của hai tướng tại Bạch Thủy.

Theo các học giả Trung Quốc, đây chính là bước ngoặt để Lưu Bị chiếm ưu thế ở Ích Châu, từng bước loại bỏ Lưu Chương. Điều mà Gia Cát Lượng đã không làm được.

Một núi không thể có chung hai hổ

Bàng Thống đã không thể cùng Gia Cát Lượng phò tá Lưu Bị.

Theo trang mạng Qulishi, vào thời điểm chiến dịch Tây Xuyên sắp kết thúc, Gia Cát Lượng được cho là đã gửi đến Bàng Thống một lá thư đe dọa.

Lưu Bị biết mâu thuẫn giữa Ngọa Long-Phượng Sồ nhưng không có cách nào giải quyết vì một mặt ông rất trọng người tài như Bàng Thống, mặt khác lại hết sức tin tưởng Gia Cát Lượng.

Để khuyên giải, Lưu Bị nói với Bàng Thống: "Ta nằm mơ thấy vị thần cầm thiết bổng đánh vào tay phải, ngủ dậy vẫn thấy đau. Liệu có phải điềm dữ?”.

Bàng Thống đáp lại: "Tráng sĩ ra trận, không chết mà bị thương là chuyện thường, chúa công hà tất phải đa nghi chuyện mộng mị? Thống có máu chảy đầu rơi, vẫn giữ lòng này. Mong chúa công đừng nói gì thêm mà nên sớm quyết tiến binh".

Trong Tam quốc diễn nghĩa, các mưu sĩ thường rất ít khi nhắc đến cái chết trong lời thề. Nhưng một khi đã nhắc đến thì rất có thể người đó đã muốn lựa chọn cái chết.

Mưu sĩ Quách Gia từng nói với Tào Tháo: "Tôi cảm tạ đại ân của Thừa tướng, có chết cũng không báo đáp hết được".

Nhường lại vai trò cho Gia Cát Lượng

Bàng Thống tự tìm đường đẫn đến cái chết?

Bàng Thống là người xốc nổi bộc trực nhưng ông luôn sống tuân theo lý tưởng trung thành, chưa bao giờ có ý định cướp đoạt thiên hạ. Vì vậy, ông không muốn rơi vào vòng xoáy tranh đấu với Gia Cát Lượng.

Trang mạng Trung Quốc phân tích, Bàng Thống làm như vậy trước hết nhằm bảo vệ danh dự của một nam tử hán. Thứ hai, Bàng Thống vì không muốn ảnh hưởng đến Gia Cát Lượng nên đã đẩy nguyên nhân gây ra cái chết của mình về phía Lưu Bị.

Ngay trong ngày định mệnh đó, Bàng Thống chủ động mượn con ngựa bạch mã của Lưu Bị. Khi ngồi trên ngựa, ông nhanh chóng trúng tên mà ra đi. Nhờ vậy, Lưu Bị chỉ có thể trách mình mà không nghi ngờ Gia Cát Lượng.

Thứ ba, Bàng Thống chọn chết tại đèo Lạc Phượng cũng là để an ủi Lưu Bị rằng: “Số mệnh của ông đã tới lúc phải chết, Lưu Bị cũng không nên quá tự trách mình".

Thứ tư, Bàng Thống cố tình tạo ra sơ hở khi hành quân trên con đường nhỏ, đầy hiểm yếu vì muốn nhắc nhở với Gia Cát Lượng rằng, ông tự nguyện nhường địa vị cho Lượng, chứ không phải để chờ đến kết cục chết trong tay Khổng Minh.

Trang mạng Qulishi kết luận, Bàng Thống là nhân vật quan trọng, mở đường giúp Lưu Bị thành lập nhà Thục Hán. Nhưng vào thời khắc quyết định, ông đã giao lại lý tưởng cho người có tài trí thấp hơn, nhưng chí hướng cao hơn một bậc là Gia Cát Lượng.

______________

Bài viết xuất bản sáng 27.3 sẽ tập trung khai thác về nhân vật Chu Du phe Đông Ngô và mối liên hệ giữa cái chết của Chu Du và Gia Cát Lượng.

Video liên quan

Chủ đề