Chúa tây thiên là ai

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước từ buổi bình minh của dân tộc, đã có nhiều truyền thuyết về những người phụ nữ Việt Nam được tôn thờ và kính trọng như những vị tiên thánh đạo cao đức trọng, có công lớn với đất nước. Chùa Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc là một địa danh nổi tiếng thờ các vị anh hùng ấy. Vậy chùa Tây Thiên thờ ai?

* Tham khảo: cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu?

1. Chùa Tây Thiên ở đâu?

Nằm cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Tây Bắc, Tây Thiên là quần thể di tích lịch sử văn hóa giữa núi rừng Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài thiên nhiên non nước hữu tình, ở đây còn mang ý nghĩa nhân văn với bề dày lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng được thế hệ cha ông truyền lại.

Chùa có đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - người kết hôn cùng Hùng Chiêu Vương sau khi giúp nhà vua đánh giặc giữ nước cùng với các ngôi chùa thờ Phật, thu hút hàng trăm người đến đây mỗi năm.

Chùa Tây Thiên thờ Tây Thiên Tiên Chúa
 

Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện: Đi xe - Về xe

Khởi hành:Hàng ngày

Lịch trình: Hà Nội - Chùa Bái Đính - Khu Du Lịch Tràng An - Hà Nội

Theo điểm du lịch đẹp nhất Hà Nội thì chùa Tây Thiên là nơi du khách nên đi vào các dịp lễ tết, cầu bình an và may mắn cho gia đình, hít thở bầu không khí trong lành của “hòn ngọc Đông Dương” Tam Đảo.

Quả không ngoa khi nói rằng đây là cái nôi của Phật giáo. Danh thắng Tây Thiên không chỉ nổi tiếng với thờ quốc mẫu Tây Thiên mà còn có rất nhiều ngôi chùa thờ Phật như chùa Thiên Ân, Đồng Cổ, Phù nghi… Bởi lẽ đó mà khi đến đây dân gian hay nói rằng: “đến với Phật, về với Mẫu”.

2. Cách đi đến chùa Tây Thiên

Với những du khách bộn bề công việc thì chuyến du lịch Hà Nội 1 ngày lên Tam Đảo là một lựa chọn sáng suốt. Có rất nhiều cách từ Hà Nội lên Tây Thiên, rất thích hợp đi vào cuối tuần.

Buổi sáng, du khách có thể làm một cốc cà phê cho tỉnh táo tại những quán cà phê lãng mạn ở Hà Nội để chụp ảnh bắt đầu hành trình 1 ngày lên Tây Thiên.

Lộ trình đi bằng ô tô, xe máy

Đi theo quốc lộ 2 đến Vĩnh Yên sau đó rẽ phải để lên chân dãy Tam Đảo. Từ đây rẽ trái để đi Tây Thiên khoảng 11km. Nếu du khách đi vào dịp lễ tết sẽ rất đông nên hãy cẩn thận trên những cung đường đèo, dốc.

Lộ trình đi bằng xe buýt

Từ Hà Nội, bắt xe buýt đi Mê Linh Plaza (tuyến 07,58), rồi từ đây bắt xe 01 đi Vĩnh Phúc, tới Vĩnh Yên. Sau đó tiếp tục đi tuyến 07 xuống bến Đại Bình đi thiền viện. Tới đây du khách có thể bắt xe ôm để lên chùa hoặc có thể đi bộ. Giá vé xe buýt dao động từ 7.000-9.000 đ/lượt.

Do đi xe buýt du khách không chủ động được thời gian như đi bằng xe máy hay ô tô, vậy nên đi sớm và mang theo những vật dụng cần thiết phòng trường hợp không thể về trong ngày.

Mặc dù đi bằng cách nào nhưng khi đã đến được Tây Thiên, du khách cũng điều yêu thích bởi cảnh sắc nơi này đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh

3. Làm gì ở Tây Thiên?

Chuyến du lịch Hà Nội 1 ngày lên Tây thiên thời gian tuy ngắn nhưng vẫn có thể tham quan hết Tây Thiên.

Trên đường dẫn đến khu danh thắng Tây Thiên (Tam Đảo), du khách sẽ được thăm viếng một số ngôi đền nằm trong hệ thống khu di tích Tây Thiên có ý nghĩa quan trọng về lịch sử, văn hóa. Ở mỗi di tích đều mang trong mình một ý nghĩa nhân văn, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngôi đền đầu tiên du khách gặp mang tên đền Cả, có suối Tây Thiên chảy qua, cây xanh rợp bóng. Trong đền, Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu được đặt chính giữa, được người dân thờ cúng, nhang khói nghi ngút.

“ Thờ quốc mẫu Tây Thiên”

Một số ngôi đền khác như đền Mẫu Sinh, Mẫu Hóa cũng thờ quốc mẫu.

Những làn sương mỏng từ đỉnh núi Tam Đảo lan tỏa xuống các con đường mang theo cái se se lạnh, hàng vạn du khách thập phương nô nức về nơi đây để tham gia lễ hội Tây Thiên. Lễ hội được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm trong 3 ngày từ 15/2.

Không khí nhộn nhịp của lễ hội làm cho cả vùng trời Tây Thiên như bừng sáng. Đám rước kiệu sẽ xuất phát từ đền Mẫu Sinh, rước đến đền Ngò, tiền thân là đình làng Sơn Đình để rước Thánh Mẫu về dự hội cùng con cháu. Từ đền Ngò, hội rước đến đền Thỏng, là nơi diễn ra lễ hội.

Bên cạnh các nghi lễ truyền thống thì nhân dân và du khách còn được thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc như hoạt cảnh chèo khai mạc lễ hội, mô tả lại truyền thuyết về quốc mẫu Tây Thiên; liên hoan hát văn…. mang đậm bản sắc dân tộc.

Lễ hội Tây Thiên
 

Thời gian: 2 Ngày

Phương tiện: Đi xe - Về xe

Khởi hành:Hàng ngày

Lịch trình: Hà Nội - Flamingo Đại Lải - Hà Nội

Đền Thỏng cùng với chùa Thiên Ân, cây đa chín cội có cấu trúc tự nhiên rất đẹp, tạo không gian thơ mộng. Đây là nơi du khách dừng chân để tiếp tục trèo đèo lội suối lên tới đền Thượng - nơi thờ quốc mẫu trên ngọn Tây Thiên – ngọn núi đẹp phù hợp cho những chuyến du lịch Hà Nội 1 ngày.

Du khách men theo những dòng suối trong vắt, băng qua mỏm đá lô nhô sẽ gặp các ngôi đền ở lưng chừng núi: đền Cậu – ngôi đền nổi tiếng là linh thiêng.

Đi thêm một khúc nữa qua những con đường hoang sơ là đến đền Cô Bé cạnh suối Giải Oan – nơi xưa kia quốc mẫu Tây Thiên rửa oan cho các binh sĩ thiệt mạng trong chiến tranh. Từ đền Cô Bé đi thêm vài trăm mét nữa là đến đền Thượng.

Đền Thượng - nơi thờ chính Quốc mẫu Tây Thiên – nữ chúa Tam Đảo, trên đỉnh núi của dãy Tam Đảo non xanh trắng mây trời. Sự linh thiêng của ngôi đền đã thu hút du khách thập phương về cúng bái, bày tỏ sự tri ân đối với tổ tiên của người Việt.

Đền Thượng chùa Tây Thiên

Trên đường đi lên đền Thượng, du khách được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, non xanh nước biếc nơi núi rừng hoang sơ.

Một loại hình tín ngưỡng dân gian thờ thánh mẫu được truyền từ đời này sang đời khác là hầu đồng. Thế giới tâm linh đến gần hơn với đời sống thực qua những buổi hầu đồng.

Hình thức nhập hồn trong khung cảnh thờ cúng, các bài ca văn vần về sự tích các vị thần linh, câu chuyện về quốc mẫu, kích thích sự thích sự thăng hoa, giao cảm với thế giới thần thánh.

Một buổi biểu diễn hầu đồng

* Xem thêm: kinh nghiệm đi du lịch Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên không chỉ là nơi tâm linh tín ngưỡng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống của dân tộc. Hi vọng trong một tương lai không xa khu danh thắng Tây Thiên sẽ được giữ gìn, khai thác và phát huy một cách bền vững để Tây Thiên trở thành một điểm đến du lịch văn hóa không thể thiếu mỗi độ tết đến xuân về. “Chùa Tây Thiên thờ ai?” đã cung cấp những điểm đặc sắc nhất của khu danh thắng Tây Thiên, mong rằng sẽ giúp du khách chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi sắp tới.

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Tam Đảo có ba ngọn núi cao chót vót nổi lên, mạch núi dài án ngữ một vùng Đông Bắc kinh đô nước Văn Lang. Trong thế đối xứng thì Tam Đảo nằm ở vị trí Tả thanh long thuộc cung tiên rồng xanh (ở bên trái) cùng với núi Tản Viên thuộc Hữu bạch hổ (ở bên phải) thuộc cung tiên bạch hổ, tất cả đều cùng chầu về núi Nghĩa Lĩnh ngọn núi tổ của các Vua Hùng.           

Tam Đảo không cách quá xa Kinh thành Thăng Long. Với vị trí linh thiêng nên các vương triều phong kiến xưa đã chọn núi Tam Đảo làm nơi tế tự thần linh núi sông, nhờ đó mà vị sơn thần núi Tam Đảo được tôn vinh là Tam đảo sơn trụ Quốc mẫu tối linh đại vương.

Tam Đảo có núi cao, suối sâu, rừng rậm, mạch núi liên hoành. Với cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp, phù hợp với cảnh tu hành. Vì vậy, đây từng là nơi hưng thịnh của Phật pháp, tạo nên sự đối xứng tồn tại giữa hai loại hình thờ Phật và Mẫu.

Tam Đảo ở vào điểm giáp ranh giữa miền núi và đồng bằng, thuộc không gian đồi rừng. Đây là điểm dừng chân tập kết của các cư dân miền ngược trên con đường tiến xuống khai phá đồng bằng. Truyền thuyết dân gian và các tư liệu điều tra dân tộc học và văn hoá học cho thấy từ xa xưa vùng đất này đã từng có mặt nhiều lớp cư dân thuộc các tộc người khác nhau.

Đền Quốc mẫu Tây Thiên (Ảnh: TL)

Về cơ bản thì những đặc điểm nói trên đã tạo nên một vùng đất Tam Đảo có sự giao thoa, hội nhập của nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng. Đó là sự tích hợp của tín ngưỡng dân gian bản địa như tục thờ thần cây, thần đá,  sau chuyển thành tục thờ thần núi (sơn thần) cùng các yếu tố du nhập như Phật, Nho, Đạo giáo dân gian và gần đây là đạo Tam phủ, Tứ phủ, biểu hiện rõ nét qua tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên.

Bóc tách các lớp truyền thuyết dân gian ở địa phương và căn cứ vào các bản Phả lục Hùng Vương, các cứ liệu dân tộc học, văn hoá học tại các di tích thờ tự..., bước đầu chúng tôi đoán định các lớp tôn giáo tín ngưỡng tham gia vào sự hình thành tục thờ Quốc Mẫu Tây Thiên như sau:

1. Lớp tín ngưỡng thờ thần cây, thần đá của người thiểu số ven chân núi: Dấu vết còn lại của tín ngưỡng này là tục thờ cây, thờ khu rừng cấm nay được lồng ghép với tục thờ Sơn thần ở đền Thỏng, đền Ngò. Có thể thấy truyền thuyết Vua Hùng Vương thứ 7 (Hùng Chiêu vương) kết hôn với người tiên ở núi Tam Đảo là ở giai đoạn này mà câu chuyện vê cuộc hôn nhân giữa vua và tiên chỉ là biểu tượng hoá sự thu nhận văn hoá của một bộ tộc khác vào Nhà nước Văn Lang. Đó là bộ tộc thuộc mẫu hệ, có vu thuật bản địa (tiên trên núi), làm lúa nương, thờ cây và rừng cấm, gần gũi với tín ngưỡng của người Thái ở Tây Bắc ngày nay.

Du khách thắp hương khấn Quốc mẫu Tây Thiên (Ảnh: TL)

2. Lớp tín ngưỡng thờ thần làng gắn với truyền thuyết nữ thủ lĩnh của địa phương giúp Vua Hùng đánh giặc Thục: Đền Ngò (tức đền Tụ Nghĩa) ở làng Sơn Đình được coi là điểm tập kết luyện binh của Mẫu, từ lâu đã là nơi thờ phụng chung của các thôn Sơn Đình, Đồng Lính, Ấp Đồn. Lớp tín ngưỡng này đã kết tập tục thờ cây, thờ rừng (người Thái cổ) với thờ tục thờ thần làng của người Việt - Mường. Tương truyền ngôi đền Thỏng lúc ban đầu chỉ là ngôi miếu cửa rừng.

3. Lớp tín ngưỡng du nhập các ông thầy phù thủy mà dấu vết còn lưu lại khá rõ ở bài trí đền Thỏng: thờ sư tử hai bên, bát hương công đồng ở giữa, ngũ hổ hạ ban, sơn thần cạnh  gốc cây sau đền... Dự đoán đây là dạng điện thần của các ông thầy phù thuỷ (đạo công) người Nùng họ Lăng đến từ bên kia biên giới, sau Mường hoá. Dòng họ Lăng vốn là dòng họ phổ biến ở khu vực này khoảng trước thế kỷ 17, 18 mà tấm bia công đức ở đền Ngò năm Chính Hoà thứ 22 (1701) Triều Lê  là một minh chứng.

4. Thờ Mẫu với tư cách là Thành hoàng của người Sán Dìu (tập trung ở thôn Đông Lộ) khoảng sau thế kỷ 18 với hệ thống nghi lễ nông nghiệp. Đây là giai đoạn Mẫu được tôn xưng là Quốc mẫu Tây Thiên với công lao âm phù đánh giặc.

Cận cảnh bàn thờ Quốc mẫu Tây Thiên (Ảnh: TL)

5. Thờ Mẫu với tư cách là Chúa thượng ngàn trong điện thờ Tứ phủ của người Kinh: Lớp tín ngưỡng này xuất hiện ở Tây Thiên đợt 1 là khoảng nửa cuối thế kỷ 19, đợt 2 rầm rộ hơn vào cuối thế kỷ 20 kéo dài đến ngày nay. Theo quan niệm của các ông/ bà đồng ở Lạng Sơn thì Quốc mẫu Tây Thiên là Chúa đệ Nhất thượng ngàn, được phối thờ ở cung sơn trang trong điện thần Tứ phủ cùng các Chúa đệ Nhị (Nguyệt Hồ), Chúa đệ Tam (Thác Bờ) và Chúa Ngũ Phương.

Như vậy, sự giao thoa, kết tập nhiều lớp tín ngưỡng đã tạo nên đặc điểm tục thờ Quốc mẫu Tây Thiên với những nét cơ bản: Vị thần núi tổ với tư cách là dòng tiên bản địa + vị thủ lĩnh có vai trò giúp vua đánh giặc + vị Quốc mẫu có công âm phù đánh giặc và cuối cùng là ngôi vị Chúa đệ Nhất thượng ngàn chủ về phúc lộc thọ.

Với đặc điểm  như vậy, có  thể  coi Tây Thiên là một trong những cái nôi của sự hình thành biến đổi tục thờ Mẫu ở miền Thượng.
 

PGS.TS Nguyễn Thị Yên

Video liên quan

Chủ đề