Sau khởi tố bị can là gì năm 2024

Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

  1. Bị can có quyền:

- Được biết lý do mình bị khởi tố.

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này.

- Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu.

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.

- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật.

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa.

- Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.

Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa khi bị can có yêu cầu.

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Bị can có nghĩa vụ:

- Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

(LSVN) - Truy tố và khởi tố là các giai đoạn khác nhau trong tố tụng hình sự, tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn về hai khái niệm này. Vậy, truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự khác nhau như thế nào?

Ảnh minh họa.

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH A&H, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, truy tố và khởi tố bị can đều được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, đây là các giai đoạn trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự không có quy định cụ thể giải thích thế nào là truy tố và khởi tố. Theo đó, căn cứ vào thực tễn của hoạt động tố tụng hình sự, có thể hiểu:

- Truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước tòa án để xét xử. Thẩm quyền đưa người phạm tội ra trước tòa thuộc Viện Kiểm sát nhân dân. Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Truy tố là giai đoạn thứ 03 trong tố tụng hình sự.

- Khởi tố là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, ở giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc mà có dấu hiệu của tội phạm hoặc ban hành quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được người hoặc pháp nhân đã thực hiện tội phạm đó.

Theo đó, sau đây là 06 điểm nổi bật giúp phân biệt truy tố và khởi tố trong tố tụng hình sự:

STT

Tiêu chí

Truy tố

Khởi tố

1

Căn cứ pháp lý

Điều 236, Bộ luật Tố tụng hình sự

Điều 143, Điều 179, Bộ luật Tố tụng hình sự

2

Thẩm quyền

- Viện Kiểm sát

- Cơ quan điều tra.

- Viện Kiểm sát.

- Hội đồng xét xử.

- Các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

3

Giai đoạn trong tố tụng hình sự

Là giai đoạn thứ ba trong tố tụng hình sự, được thực hiện sau khi kết thúc điều tra.

Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.

Là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, sau giai đoạn này sẽ tiến hành điều tra

4

Công việc thực hiện

Đánh giá các tài liệu của vụ án hình sự do Cơ quan điều tra chuyển đến, xác định các căn cứ pháp lý để ra quyết định cần thiết

Xác định các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm không, từ đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án.

5

Thời hạn ra quyết định

- 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng

- 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.

- Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện Kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá:

+ 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng;

+ 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

- Trường hợp phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn không quá 02 tháng

- Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng

Chủ đề