Rừng thiêng nước độc nghĩa là gì năm 2024

TP - Dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thuộc xã biên giới Thanh Thủy, huyện Thanh Chương (Nghệ An), 28 thanh niên tuổi mười tám đôi mươi mở đường lập nghiệp. Vượt qua khó khăn, gian khổ, họ đã biến “sỏi đá thành cơm”. Vùng đất hoang vu, hiểm trở xưa giờ trở nên trù phú.

Lập nghiệp nơi “thâm sơn, cùng cốc”

Dọc theo quốc lộ 46, đi ngược huyện Thanh Chương, chúng tôi đến xã biên giới Thanh Thủy, nơi có 7km đường biên giáp với nước bạn Lào. Hai bên con đường nhựa uốn lượn, vắt vẻo như dải lụa là rừng cây, nương chè ngút ngàn một màu xanh xen lẫn những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Ngồi trên xe đi qua cầu tràn, Võ Tuấn Vy - Tổng Đội phó Tổng đội TNXP 5 kể: “Con suối này xưa sâu và rộng lắm, đá lởm chởm như chông, không cẩn thận trượt chân là bị nước cuốn đi, phải rất khó khăn thì anh em mới mò mẫm vượt qua được. Mỗi lần qua suối là một lần ám ảnh với đàn đỉa đói lao tới. Giờ nhớ lại, vẫn sợ”. Thuộc nhóm đoàn viên thanh niên đầu tiên lên mảnh đất Thanh Thủy lập nghiệp hơn 20 năm trước với nhiệm vụ khai mở đất đai, xây dựng kinh tế mới, anh Hoàng Văn Đông - Tổng đội Trưởng Tổng đội TNXP 5 chia sẻ: “Tôi cho rằng đây là kỳ tích của thanh niên xung phong Nghệ An”.

Năm 2000, Đông là cán bộ của Huyện đoàn Thanh Chương được Tỉnh đoàn Nghệ An cử lên xã Thanh Thủy để khảo sát địa bàn. Đến tháng 6/2001, anh chính thức là thành viên của nhóm TNXP khai hoang lập nghiệp giữa chốn “rừng thiêng nước độc”. “Từ những ngày đầu, nơi chúng ta đứng là một vùng rừng núi hoang vu, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, không đường, không điện. Chỉ với 5 cán bộ, 23 đội viên tuổi mười tám đôi mươi, không quản ngày đêm cùng nhau băng rừng, lội suối, phát quang cây dại, tổ chức quy hoạch vườn hộ và bắt tay vào việc xây dựng vườn ươm chè, cây ăn quả”, anh Đông cho hay.

Trong muôn vàn khó khăn của những ngày đầu, anh Võ Tuấn Vy cho biết, khó khăn lớn nhất là con đường. “Thời điểm đó chưa có cầu, để đến được Thanh Thủy phải qua đò ngang sông Lam, rồi tiếp tục đi bộ từ Trung tâm xã vào hơn 15km. Sáng xuất phát từ thành phố Vinh phải xế chiều mới tới nơi. Tối đến, đèn dầu leo lắt giữa màn đêm tĩnh mịch, anh em đóng cọc dựng lán, chặt tre nứa làm phên phản để nằm, phía dưới phải rắc vôi bột đề phòng sên, vắt bò lên. Nhiều người ngã bệnh sốt rét. Gian nan là vậy nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ai có suy nghĩ quay đầu bỏ cuộc. Làm ngày, làm đêm, quyết liệt lắm”.

“Kỷ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là vào mùa mưa lũ, khu vực trụ sở của Tổng đội bị cô lập, lương thực, thực phẩm cạn kiệt giữa bốn bề nước bao vây. Không biết làm sao, anh em phải đến các đội sản xuất vay từng cân gạo của đội viên, cầm cự qua ngày”, Hoàng Văn Đông nhớ lại.

Vùng kinh tế trù phú

Đứng ở trụ sở Tổng đội TNXP 5 phóng tầm mắt ra xa là một màu xanh của nương chè, vườn cam, rừng cây. Không ai nghĩ mảnh đất trù phú này hơn 20 năm về trước là chốn “thâm sơn cùng cốc”. Để chứng thực sự đổi thay kỳ diệu, anh Võ Tuấn Vy dẫn chúng tôi đi xem mô hình các đội sản xuất. Trên đường, không khó để gặp những đội viên đang miệt mài với công việc của mình. Tiếng máy vang rền mùa thu hoạch keo, tiếng xe nổ giòn chở từng bảo tải đựng chè đến xưởng chế biến, chở từng thùng cam chín vàng về xuôi...

Cùng vợ đang thu hoạch chè, anh Trần Đình Tuấn (SN 1976, Đội sản xuất số 2, Tổng đội TNXP 5) ngừng tay mỉm cười chào thân thiện. “Tôi quê ở thị trấn Nam Đàn, lên lập nghiệp ở đây được 20 năm rồi. Theo tiếng gọi của Tỉnh đoàn Nghệ An, đội sản xuất của chúng tôi vào nơi này lập làng lập xóm. Một vùng núi hoang vu, chỉ có lối mòn của lâm tặc kéo gỗ. Đói khát mùa mưa lũ, Tổng đội phải vào cứu trợ lương khô, mì tôm. Quyết tâm bám đất, bám làng, sau nhiều tuần liền, từng mảng đồi được khai mở, từng mái ngói mọc lên như những đốm lửa xua tan cái hiu hắt, vắng lặng miền rừng. Tiếp nhận cây giống từ Tổng đội như chè, măng tre điền trúc, cây ăn quả, để hôm nay là những cánh rừng mênh mông bát ngát đang cho thu hoạch. Mỗi năm gia đình tôi hái hơn 30 tấn chè búp tươi, riêng số tiền chè khoảng 200 triệu đồng/1 năm, chưa kể các cây trồng khác và chăn nuôi”, Tuấn hào hứng. Được biết, Trần Đình Tuấn và nhiều đội viên khác đã được Trung ương Đoàn tặng bằng khen vì có công xây dựng, phát triển lực lượng TNXP.

Những con số nói lên tất cả, nơi rừng núi biên cương hoang hóa, kỳ tích vùng kinh tế trù phú được tạo dựng nên từ bàn tay, con tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Sau hơn 15 năm lên công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú - Trung học cơ sở (PT DTBT THCS) Tri Lễ (huyện Quế Phong, Nghệ An), gia đình 4 người của thầy Vũ Quang Trung và cô Nguyễn Thị Nhân (giáo viên cùng trường) vẫn sống chật chội trong căn phòng nhỏ chỉ vỏn vẹn hơn 30m2, nơi dãy nhà công vụ của nhà trường.

Gia đình 4 người của thầy Vũ Quang Trung và cô Nguyễn Thị Nhân phải chen chúc, sống chật chội ở căn phòng nhỏ rộng hơn 30m2.

Phòng ở bé, các con ngày một lớn lên nên mọi sinh hoạt của gia đình thầy Trung thực sự khó khăn. Phần lớn diện tích trong phòng hiện đang được sử dụng để kê 2 chiếc giường, trong đó có một chiếc gường hai tầng cho hai con.

Trong phòng, nhiều nhất vẫn là sách. Góc còn lại sát cửa sổ có kê một chiếc bàn gỗ cũ hình chữ nhật, vừa là bàn làm việc, vừa là bàn tiếp khách và đôi khi lại là nơi để hai vợ chồng tranh thủ phụ đạo thêm cho các học trò. Phòng bếp, nơi để đồ… được chái phía sau rất tạm bợ, sơ sài.

Nhưng vì sự nghiệp trồng người, vợ chồng thầy Trung đã vượt qua tất cả ở lại, gắn bó để "gieo con chữ" cho học sinh nơi đây. Họ xem đây là quê hương thứ hai của mình và nguyện gắn bó với trường, với lớp…

Thầy Vũ Quang Trung quê ở vùng Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Năm 2004, tốt nghiệp khoa Toán – Lý của Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, thầy tự nguyện lên công tác ở huyện vùng cao Quế Phong theo diện tăng cường. Mối duyên với cô giáo Nhân, ở miền xuôi lên cắm bản lại càng giúp thầy cô có lý do để gắn kết với vùng đất này.

Nhớ lại những ngày đầu, thầy Trung nói: Trước khi đến Tri Lễ tôi đã qua nhiều điểm trường khó khăn khác. Ngày ấy, đường lên Quế Phong còn gian nan lắm. Vào đến các trường ở xã lại vất vả hơn vì đường, điện đều chưa có. Ngày mới lấy nhau, vợ chồng chỉ có hai bàn tay trắng, lương thấp, lâu lâu mới dám về quê một lần vì sợ tốn kém.

Căn phòng không đủ chỗ treo bằng khen, giấy khen nên vợ chồng thầy Trung đành phải xếp lại nơi góc bếp.

Gắn bó với mảnh đất Tri Lễ của Quế Phong, nơi có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó gần một nửa là học sinh người H'Mông nên thầy Trung và cô Nhân lại càng thấm thía nỗi khó khăn, vất vả của ngôi trường vùng biên này.

Khó khăn trong vận động học sinh đi học là một lẽ, nhưng để bồi dưỡng cho các em đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh lại vất vả hơn bội phần.

Riêng trong 3 năm trở lại đây, học sinh của thầy Trung có 3 em thủ khoa đầu vào và nằm trong tốp những thí sinh có điểm cao nhất vào của Trường THPT DTNT tỉnh và Trường THPT DTNT số 2. Năm học 2022 – 2023 vừa qua, cô Nhân còn tham gia nhóm giáo viên ôn thi học sinh giỏi tỉnh của huyện và có 1 em đạt giải nhì và 4 học sinh đạt giải khuyến khích môn Ngữ văn cấp tỉnh.

3 năm trở lại đây, học sinh của thầy Trung có 3 em thủ khoa đầu vào và nằm trong tốp những thí sinh có điểm cao nhất vào của Trường THPT DTNT tỉnh và Trường THPT DTNT số 2.

Để có được những mùa thi thành công, thầy Trung và cô Nhân luôn nỗ lực vươn lên để không tụt hậu. Cô Nguyễn Thị Nhân nói thêm: "Dù chúng tôi công tác ở vùng khó khăn, điều kiện còn nhiều vất vả nhưng luôn xác định, dù ở đâu, dù với cương vị nào thì người thầy giáo, cô giáo phải tận tâm với học trò, phải có trách nhiệm với công việc của mình.

Ở lại với mái trường vùng cao này, chúng tôi cũng thấy hơn giá trị của việc đem con chữ đến với bà con dân bản và điều đó đã níu chân chúng tôi lại, gắn bó với mảnh đất này".

Tới Trường mầm non Châu Tiến (huyện Quỳ Châu, Nghệ An), sau khi cô Hiệu trưởng nói về thành tích của cô giáo trẻ Phan Thị Quỳnh (32 tuổi), không nhiều người nghĩ, chỉ cách đây ít năm, nữ giáo viên này tưởng chừng gục ngã sau mất mát quá lớn. Cô Quỳnh là vợ của liệt sỹ Sầm Quốc Nghĩa, cán bộ Công an huyện Quế Phong hy sinh khi làm nhiệm vụ vào tháng 3/2020.

"Nỗi đau đó quá lớn, trong suốt thời gian dài, nhiều đêm về chỉ ôm con khóc. Nhưng khi tới trường, tôi phải cố nén tất cả, để làm tốt công việc của mình. Tôi không muốn phụ lòng người chồng đã ngã xuống vì sự nghiệp bình yên cho Tổ quốc", Quỳnh chia sẻ.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Chiêng Ngam (xã Châu Tiến) nghèo khó, từ nhỏ Quỳnh đã yêu thích nghề giáo. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp, cô được phân công về dạy tại Trường mầm non Châu Thuận, một trong những xã khó khăn của Quỳ Châu.

Năm 2018, sau khi kết hôn không lâu, Quỳnh được chuyển về Trường mầm non Châu Tiến. Chồng Quỳnh là một trong những trinh sát ma túy giỏi nhất của Công an Quế Phong. Tuy nhiên, vì đặc thù công việc thường xuyên phải xa nhà, thời gian dành cho gia đình nhỏ cũng chẳng có nhiều.

Tháng 3/2020, trong một lần "đánh án", Đại úy Sầm Quốc Nghĩa không may bị những kẻ buôn bán ma túy chống trả quyết liệt, khiến anh hy sinh. "Đó là một cú sốc quá lớn đối với em. Lúc đó, ngay cả bản thân em cũng không nghĩ mình có thể gượng dậy được", Quỳnh kể về những tháng ngày mất mát.

Tuy nhiên, nhờ sự động viên của mọi người và từ nghị lực của bản thân, Quỳnh không cho phép mình gục ngã. Sau ngày chồng mất không lâu, nén nỗi đau, tiếp tục tận tâm với công việc. Thậm chí, chỉ vài tháng sau biến cố đó, Quỳnh còn tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và đoạt giải.

Lớp học của cô giáo Phan Thị Quỳnh.

"Nỗi đau đó quá lớn, trong suốt thời gian dài, nhiều đêm về chỉ ôm con khóc. Nhưng khi tới trường, tôi phải cố nén tất cả, để làm tốt công việc của mình. Tôi không muốn phụ lòng người chồng đã ngã xuống vì sự nghiệp bình yên cho Tổ quốc", Quỳnh chia sẻ.

Lập gia đình không lâu thì chồng hy sinh, vợ chồng chưa có tổ ấm riêng. Cũng may, gần đây gia đình 2 bên hỗ trợ để mẹ con cô có căn nhà nhỏ, làm nơi trú ngụ. Căn nhà Quỳnh chọn mua nằm gần với trụ sở Công an huyện Quế Phong. "Lý do tôi chọn căn nhà đó là vì nó gần với đơn vị, để đồng đội của anh ấy có thể thường xuyên đến thắp hương. Anh ấy chính là niềm tự hào, tôi cũng muốn con gái duy nhất sau này sẽ được nối nghiệp bố, làm một chiến sỹ công an…", Quỳnh nói.

Chuyển về nhà mới, cách xa ngôi trường cũ nên hiện nay, mỗi sáng Quỳnh phải thức dậy sớm, gửi con gái đến trường ở thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) để kịp vượt 15km tới Trường mầm non Châu Tiến làm việc. Dù vất vả là thế, những kể cả mưa gió, cô Quỳnh chưa bao giờ đến trễ.

Bên đồng nghiệp và những cô cậu học trò bé nhỏ, cô giáo Phan Thị Quỳnh cũng đang tìm lại niềm vui trong công việc.

Cô Trần Thị Cúc - Hiệu trưởng Trầm mầm non Châu Tiến cho biết, "Ở trường, cô Quỳnh luôn tận tình, chu toàn mọi việc. Dù nhà xa, nhưng cô thường xuyên đến sớm, trang trí lớp học rất khang trang và đẹp mắt, tạo sự yêu thích cho trẻ mỗi khi đến lớp. Hơn nữa, cô Quỳnh tận tâm trong từng việc dù là nhỏ nhất. Cô được các học sinh ở trường xem như người mẹ thứ hai của mình".

Tìm lại được niềm vui trong công việc, cô giáo Phan Thị Quỳnh càng trân trọng hơn nghề nghiệp mà cô đang gánh vác. Suốt 3 năm qua, dù hoàn cảnh riêng gặp nhiều biến cố nhưng cô luôn cố gắng chu toàn cả việc nhà và việc dạy học.

Năm 2022, cô vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vì đã có "Thành tích xuất sắc trong công tác từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2021 -2022". Ngoài ra, cô Quỳnh còn là Chiến sĩ thi đua cơ sở 2 năm liên tục, đạt danh hiệu trong phong trào thi đua "Giỏi việc nước đảm việc nhà" và nhiều giấy khen khác. Tháng 11 này, cô Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của huyện Quỳ Châu được tôn vinh Nữ giáo viên tiêu biểu vượt khó cấp tỉnh.

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết nhường phần ai...

Một ngày của cô giáo Lầu Y Pay – giáo viên Trường mầm non Tri Lễ (huyện Quế Phong) thường bắt đầu từ lúc 5h sáng. Sau khi chuẩn bị cơm nước cho con, cô Pay lại lên chiếc xe máy cũ, vượt hơn 25km đường rừng để đến với bản Huồi Mới – 1 trong 9 điểm trường lẻ của nhà trường và nằm trong danh sách điểm trường khó khăn, gian nan nhất.

Cung đường đến trường của cô giáo Pay và đồng nghiệp.

Hơn 10 năm gắn với điểm trường này, cô giáo Pay kể rằng mình đã hỏng 2 chiếc xe máy. Từ một người nhút nhát, cô Pay trở thành một "tay lái lụa", có thể luồn lách mọi cung đường, dù trời mưa, nắng hay mưa lầy lội.

10 năm qua, cô giáo Pay từng có nhiều cơ hội để được về điểm trường trung tâm, rút ngắn quãng đường 50 km đi đi về về mỗi ngày. Nhưng cô nói, mình mà đi thì đồng nghiệp khác lên thay sẽ vất vả lắm. Trong khi đó, học sinh ở đây, bà con ở đây đã quen với cô và bản thân cô cũng quen với tiếng nói, phong tục tập quán của người dân bản xứ.

Cô giáo Lầu Y Pay (sinh năm 1986) là một trong ít giáo viên người H'Mông ở Nghệ An. Dạy học ở Quế Phong nhưng cô Pay lại sinh ra và lớn lên ở Đọoc Mạy – một xã biên giới huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ngày nhỏ, bố mẹ nghèo, nuôi đến 8 người con nên gia đình hết sức khó khăn. Dù gia đình là người dân tộc, gia cảnh khó khăn, nhưng cả 8 anh chị em của cô đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng.

Cô giáo Lầu Y Pay- nữ nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

Cô Pay kể: "Mình là "người lạ" ở trong bản. Thường thì con gái Mông, tuổi 14 - 15 đã bỏ học theo chồng, ai muộn hơn thì cũng 17, 18. Khi đó, cả bản chỉ có Pay và một người nữa vào thị trấn để học cấp III. Những ngày đi học vất vả, nhiều người từng xúi tôi nghỉ học để lấy chồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác, nếu không đi học, không có chữ thì mình cũng sẽ như bố mẹ, cũng như các bạn trong bản sẽ luẩn quẩn trong đói nghèo, vất vả".

Tốt nghiệp lớp 12, Pay đăng ký vào Trường Cao đẳng sư phạm mầm non bởi Pay thích hát, thích múa và thích trẻ con. Ra trường, ccô Pay được phân công về dạy ở Trường mầm non Tri Lễ. Cô giáo Lầu Y Pay chia sẻ, những ngày trước vì cách núi, cách sông, mỗi lần từ nhà sang trường cô Pay phải đi mất gần 1 ngày, ngược xuống Vinh rồi mới có xe lên Quế Phong.

Cô Pay chọn Tri Lễ làm "quê hương thứ hai" bởi ở đây cô đã gặp một nửa của mình. Chồng cô giáo Pay cũng làm giáo viên tiểu học ở xã nên cả hai có nhiều điều kiện để hỗ trợ lẫn nhau. Hơn 10 năm cắm bản ở bản Huồi Mới, vợ chồng cô nương tựa, đỡ đần lẫn nhau.

Mỗi điểm trường lẻ chỉ có vài chục học trò và thường là lớp ghép. Vì tình yêu nghề và sự tiến bộ của học trò, cô giáo Pay và các đồng nghiệp vẫn luôn sáng tạo, đổi mới trong dạy và học để có những tiết học lý thú.

Cô giáo Pay kể rất say sưa với chúng tôi về những tháng ngày gắn bó với Huồi Mắn. Cô đã chứng kiến được sự thay đổi ở vùng đất này, nhất là thấy được đổi thay trong nhận thức của đồng bào về việc học. "Khi tôi mới vào, người dân trong bản không muốn cho con đi học mầm non vì họ quan niệm trẻ con Mông cứ sinh ra là sẽ tự lớn. Để vận động học sinh đến trường, giáo viên phải đến từng nhà nói chuyện, thuyết phục phụ huynh để phụ huynh nghe…", cô Pay nói.

Khó nhất là vận động để phụ huynh cho con em ăn bán trú ở trường. Trước đây thì khó lắm vì trường xuống cấp và thiếu thốn, không có chỗ cho con em ngủ nên tuyên truyền bà con không thấy thuyết phục. Nhưng 3 năm trở lại đây điểm trường chúng tôi được xây dựng lại, phòng học khang trang, có chỗ ngủ cho các con buổi trưa thì phụ huynh đồng tình. Sáng nào, phụ huynh cũng dậy sớm lo cơm, lo thức ăn để các con đưa đến trường.

Sự tận tụy, vì học trò của cô giáo Pay đã được dân bản ở Huồi Mới ghi nhận. Thậm chí, có đôi lúc, họ quên cô giáo Pay là người từ Kỳ Sơn sang mà đã trở thành con, thành dâu, thành người thân trong nhà. Bản thân cô Pay, làm việc bằng tâm, bằng trách nhiệm và chưa từng nghĩ đến thành tích.

Với nhiều nỗ lực cố gắng, năm học này, cô giáo Lầu Y Pay được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc.

Trước khi chia tay, cũng là lúc chúng tôi nhận được thông tin cô giáo Lầu Y Pay được Bộ Giáo dục và Đào tạo tôn vinh là nữ giáo viên tiêu biểu toàn quốc. Cô giáo Pay thực sự rất vui và bất ngờ. Cô Pay không nghĩ rằng, một giáo viên cắm bản ở vùng biên ải xa xôi này lại được quan tâm ưu ái và đó là động lực để cô gắn bó hơn nữa với công việc của mình.

Dọc miền biên ải xứ Nghệ này bây giờ và mãi về sau, vẫn sẽ còn hàng nghìn những người thầy, người cô trẻ tuổi, chấp nhận vất vả, vượt mọi khó khăn, gắng đi qua những thiệt thòi thường nhật để sống, cống hiến.

Sự nghiệp gieo chữ nơi vùng "rừng thiêng nước độc" không lung linh huyền ảo như trong câu hát "Rời làng quê em qua bao suối đèo/vì em thơ khơi ngọn lửa ấm dù giá rét nơi miền biên cương/ Đem cái chữ thắm tình yêu thương. Vách đá cheo leo chân em không mỏi/ kìa đàn chim ri hót vang dẫn đường…" (lời bài hát "Cô giáo bản em").

Nhưng đó thực sự là những ngọn lửa thầm lặng thắp sáng núi rừng của Tổ quốc, kiên nhẫn đẩy lùi bóng tối đói nghèo khỏi mỗi mái nhà trong bản. Góp phần đưa giáo dục miền núi tiến bộ, rút ngắn khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi.

Chuyện về các thầy, các cô cũng chính là những vĩ thanh đẹp cho thấy sự nghiệp "trồng người" ở đâu cũng được tôn vinh, ở đâu cũng sẽ nở hoa…

Nước đọc là gì?

Khí hậu xấu, hay gây bệnh (cũ).

Khu rừng thiêng là gì?

Rừng thiêng (Sacred grove hay Sacred woods) là những lùm cây/khóm cây trong khu rừng và có tầm quan trọng tôn giáo và tín ngưỡng đặc biệt trong một nền văn hóa cụ thể. Những khu rừng thiêng liêng đặc trưng ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới.

Kỷ niệm rừng rừng có nghĩa là gì?

Động từ Có nước mắt, sắp khóc. Mắt rưng rưng vì xúc động.

Rừng có nghĩa là gì?

"Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật ...

Chủ đề