Quy trình đánh giá nhà thầu thi công làm đường

Nhằm xác định biện pháp thi công có hiệu quả, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công và an toàn lao động (hạng mục) công trình được giao theo hợp đồng đã ký kết.

- Đơn vị thi công có trách nhiệm lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết trên cơ sở biện pháp thi công toàn công trình do Nhà thầu chính lập.

- Phòng Kỹ thuật công nghệ chịu trách nhiệm chính trong việc hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, xem xét biện pháp tổ chức thi công chi tiết phần công trình hoặc hạng mục được giao trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt..

- Các phòng chức năng tham gia quá trình lập biện pháp thi công chi tiết theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị và theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty.

* Nội dung biện pháp tổ chức thi công chi tiết:

  1. Thuyết minh:

- Giới thiệu tóm tắt công trình, hạng mục công trình, tiêu chuẩn quy phạm áp dụng.

- Yêu cầu về giao thông, cấp nước, thoát nước, điện... các nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, các dịch vụ do Công ty Mẹ cung cấp và đơn vị tự lo.

- Tiến độ, kế hoạch thi công phần việc, hạng mục được giao.

- Tiến độ cung cấp tài chính.

- Phương án tổ chức thực hiện bao gồm:

+ Tổ chức lực lượng lao động tham gia thi công.

+ Tổ chức lực lượng xe máy, thiết bị thi công.

- Biện pháp thi công, đặc biệt là biện pháp thi công ở các vị trí, hạng mục quan trọng và biện pháp thi công trong các điều kiện không thuận lợi theo vị trí thi công, địa hình, thời tiết và theo mùa.

- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

- Biện pháp cung ứng, tiếp nhận vật tư, vật liệu, thiết bị.

- Giới thiệu các công nghệ mới áp dụng trong thi công.

- Biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng trong quá trình thi công.

- Lịch nghiệm thu cho các công việc chính, từng bộ phận, hạng mục công trình...

- Các chỉ dẫn về an toàn lao động, quản lý kỹ thuật, thiết bị thi công... cho các công việc thi công chủ yếu, đặc biệt ở công trường.

- Biện pháp phối hợp thi công với các đơn vị liên quan, đặc biệt là các nhà thầu thi công trong cùng mặt bằng.

  1. Các bảng biểu:

- Biểu danh sách các bộ phận, cá nhân tham gia thi công.

- Biểu tiến độ thi công chung + biểu đồ nhân lực.

- Biểu kế hoạch thi công, yêu cầu cung cấp vật tư, vật liệu thiết bị.

- Biểu kế hoạch kiểm tra chất lượng nghiệm thu công việc, hạng mục, công trình.

  1. Các bản vẽ:

- Tổng mặt bằng thi công nêu rõ:

+ Vị trí, ranh giới khu vực vực thi công trong tổng thể mặt bằng;

+ Vị trí các điểm cung cấp nước, điện, các tuyến giao thông phục vụ thi công bên trong, bên ngoài khu vực thi công;

+ Vị trí các kho bãi, nhà lán trại;

+ Phạm vi, tuyến hoạt động của các thiết bị, xe máy thi công.

- Bản vẽ các biện pháp thi công các công việc chính, bộ phận quan trọng...

- Bản vẽ chi tiết biện pháp thi công, an toàn lao động, gia cố, cố định kết cấu...bảo vệ công trình thi công và các công trình liên quan.

* Chú ý: Tuỳ theo chỉ đạo của lãnh đạo Tổng Công ty mà nội dung của tài liệu có thể đơn giản hoặc phức tạp hơn.

- Biện pháp thi công chi tiết sau khi hoàn thành sẽ được đưa ra lấy ý kiến đóng góp và có thể thực hiện bằng các hình thức sau:

Lấy ý kiến thông qua buổi họp hoặc trực tiếp từ cá nhân.

- Biện pháp thi công chi tiết được thông qua Phòng kỹ thuật công nghệ trước khi trình Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt, sau đó được gửi tới các đơn vị liên quan trong Công ty Mẹ và Nhà thầu chính.

5.3.8. Chuẩn bị thi công: Trước khi thi công, đơn vị thi công phải hoàn thành:

+ Biện pháp tổ chức phối hợp thi công.

+ Công tác chuẩn bị bên trong, bên ngoài mặt bằng công trình.

  1. Biện pháp tổ chức phối hợp:

a-1. Nhà thầu chính triển khai các hoạt động:

- Đơn vị được giao thi công chính phối hợp với phòng chức năng lập kế hoạch thi công toàn bộ công trình (theo biểu mẫu BM.02B.04) trên cơ sở kế hoạch của các đơn vị lập (trong biện pháp tổ chức thi công chi tiết). Kế hoạch được thông qua phòng Kế hoạch trước khi trình Người thẩm quyền phê duyệt. Bản kế hoạch (đã được phê duyệt) được gửi tới các phòng chức năng trong Công ty Mẹ và các đơn vị tham gia thi công.

Phối hợp, đôn đốc các đơn vị trong Công ty Mẹ hoàn tất các hợp đồng, thủ tục liên quan đến quá trình triển khai thi công.

- Tổ chức họp giới thiệu, phổ biến cho tất cả các đơn vị tham gia thi công công trình về các vấn đề: quy định chung, phối hợp, hợp tác trong quá trình thi công.

- Giới thiệu, ban hành thống nhất các biểu mẫu áp dụng trong quá trình thi công.

- Cung cấp các cơ sở vật chất, tài liệu, hồ sơ (do Công ty Mẹ chịu trách nhiệm) liên quan đến quá trình thi công cho các đơn vị tham gia thi công.

- Yêu cầu các đơn vị tham gia thi công cung cấp, bổ sung các tài liệu, hồ sơ phục vụ cho quá trình thi công, đặc biệt là các quy trình thi công các hạng mục, công việc chưa có các quy trình lập sẵn.

- Phối hợp với các phòng chức năng của Công ty Mẹ kiểm tra công tác chuẩn bị của các đơn vị tham gia thi công và đề xuất thời gian khởi công công trình với Tổng Giám đốc hoặc Người được uỷ quyền. Biên bản kiểm tra theo BM.02B.06.

a-2. Các phòng, ban chức năng của Công ty Mẹ (khi công ty Mẹ là nhà thầu chính):

- Lập kế hoạch triển khai các công việc được giao liên quan đến công trình.

- Hoàn tất các hợp đồng, thỏa thuận (thuê dịch vụ, chuyên gia, mua vật tư, vật liệu...) trình Tổng Giám đốc hoặc Người được giám đốc uỷ quyền xem xét và phê duyệt.

- Hỗ trợ và kiểm tra các hoạt động chuẩn bị thi công của các Xí nghiệp thi công trong Công ty Mẹ (Nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ).

a-3. Nhà thầu phụ (khi công ty Mẹ là nhà thầu phụ):

- Đơn vị được giao thi công chính phối hợp với các phòng chức năng :

+ Lập kế hoạch triển khai thi công chi tiết cho các công việc, nhóm công việc, hạng mục hoặc phần công trình được giao theo biểu mẫu BM.02B.05. Kế hoạch này được thông qua phòng Kế hoạch trước khi trình Người có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch này được gửi các phòng chức năng trong Công ty Mẹ và nhà thầu chính.

+ Hoàn tất các thủ tục với các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động thi công của đơn vị (theo trách nhiệm được giao).

+ Triển khai công tác đào tạo, tập huấn phổ biến các quy định về hoạt động tác nghiệp, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ, quản lý ở công trình.

Kết quả hoạt động này phải được ghi trong các biên bản họp hoặc các hồ sơ liên quan, có sự xác nhận của Nhà thầu chính.

+ Chuẩn bị hệ thống các tài liệu và quá trình triển khai công việc.

- Trong quá trình triển khai, nếu có vấn đề vướng mắc cần phối hợp với các phòng chức năng và nhà thầu chính xem xét, giải quyết.

  1. Công tác chuẩn bị bên ngoài và trong mặt bằng:

b-1. Công tác chuẩn bị ngoài mặt bằng:

- Các nhà thầu thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, kho bãi...) nối mặt bằng thi công với khu vực xung quanh.

- Phòng Kỹ thuật công nghệ và các phòng ban chức năng phải hỗ trợ, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện của đơn vị thi công theo trách nhiệm được giao.

b-2. Công tác chuẩn bị bên trong mặt bằng:

- Phòng Kế hoạch tổng hợp phối hợp với nhà thầu thi công triển khai:

+ Kiểm tra, hiệu chỉnh lại (nếu cần) hệ thống cọc mốc định vị cơ bản, các cọc mốc, danh giới phân chia trên công trình mặt bằng.

+ Giải quyết kịp thời các yêu cầu (nguyên vật liệu, thiết bị... phục vụ cho công tác chuẩn bị mặt bằng) của các đơn vị tham gia thi công.

+ Nhà thầu thi công phải tập kết năng lực thiết bị thi công… của mình đầy đủ theo biện pháp thiết kế tổ chức thi công đã được phê duyệt.

- Đơn vị thi công:

+ Dọn dẹp mặt bằng, thu dọn rác, cây cỏ, vật chướng ngại, thoát nước, vét bùn... đưa ra khỏi mặt bằng.

+ Chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng: san lấp, tạo mặt bằng thoát nước công trình, xây dựng hệ thống đường tạm, cấp thoát nước, điện thông tin... phục vụ quá trình thi công.

+ Xây dựng hệ thống bảo vệ (cổng, tường rào, điện chiếu sáng bảo vệ...), hệ thống phòng cháy nổ, mưa bão... bảo vệ an toàn khu vực thi công (biển báo, cờ hiệu...).

+ Xây dựng lán trại, kho bãi chứa, bảo quản nguyên vật liệu.

+ Bố trí chỗ làm việc của Ban chỉ huy công truờng với các trang thiết bị cần thiết và có treo các tài liệu cần thiết cho quá trình kiểm tra theo dõi thi công theo các quy định của công trình.

+ Tập trung đầy đủ xe máy, thiết bị thi công, thiết bị, dụng cụ đo lường. Kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành thử trước khi sử dụng.

+ Các kết quả công việc phải được phòng chức năng của Công ty Mẹ và Chủ đầu tư xác nhận.

+ Chủ động phối hợp với các phòng chức năng xử lý kịp thời, có hiệu quả các vướng mắc nảy sinh trong quá trình chuẩn bị thi công.

5.3.9.Công tác vật tư

- Công tác mua hàng, quản lý vật liệu, thiết bị đầu vào phục vụ thi công công trình do Đơn vị thi công đảm nhận và được tổ chức thực hiện theo quy trình mua hàng QT.08B và quy trình lưu kho bảo quản hàng hoá QT.09B.

- Vật tư, vật liệu đưa vào công trình phải được tập kết đúng vị trí theo mặt bằng tổ chức thi công đã được phê duyệt.

- Các vật tư, vật liệu, thiết bị...không đảm bảo yêu cầu chất lượng phải được loại ra khỏi mặt bằng công trường.

5.3.10. Triển khai hợp đồng thi công:

  1. Triển khai thi công công trình:

- Các đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng (theo chức năng nhiệm vụ được giao) triển khai thi công công trình theo kế hoạch tiến độ đã lập và các quy trình thi công liên quan.

- Chỉ triển khai thi công phần việc, hạng mục tiếp theo khi phần việc, hạng mục thi công trước đã được nghiệm thu và có đầy đủ tài liệu, hồ sơ chứng minh theo quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty Mẹ.

  1. Nghiệm thu

- Phần việc thi công xong phải được nghiệm thu. Việc nghiệm thu đuợc thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, các thỏa thuận giữa nhà thầu chính, nhà thầu phụ và chủ đầu tư.

- Nhà thầu chính thực hiện kiểm tra, xác nhận biên bản nghiệm thu khối lượng do các đơn vị tham gia thi công lập (nhà thầu phụ, nhà cung ứng, tổ chức kiểm định...).

- Khi Công ty Mẹ là nhà thầu thi công (chính hoặc phụ):

+ Phòng chức năng chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức nghiệm thu nội bộ.

+ Phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm tổ chức, chủ trì nghiệm thu khối lượng.

+ Đơn vị trực tiếp thi công chịu trách nhiệm đề xuất, chuẩn bị, thực hiện công tác nghiệm thu và thực hiện hành động khắc phục các thiếu sót phát hiện sau nghiệm thu.

+ Phòng chức năng tham gia nghiệm thu theo đề xuất được lãnh đạo Tổng Công ty phê duyệt.

- Ngay sau khi hoàn thành việc nghiệm thu nội bộ, Đơn vị thi công phối hợp với phòng chức năng lập đề xuất nghiệm thu với chủ đầu tư.

  1. Hồ sơ chứng minh cho các hoạt động thi công bao gồm các loại hồ sơ sau:

+ Các phiếu đo đạc.

+ Các biên bản nghiệm thu nội bộ theo quy định của Công ty Mẹ

+ Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật theo quy định của Chủ đầu tư.

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng (theo BM.02B.14)

+ Danh mục hồ sơ chất lượng .

+ Báo cáo quá trình thi công.

+ Biên bản phát sinh theo BM. 02B16 (nếu có).

+ Các phiếu chứng chỉ kiểm định, xác nhận chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

+ Nhật ký công trình, các bản vẽ hoàn công.

+ Các bảng tính và các tài liệu hồ sơ liên quan.

+ Biên bản xác nhận hoàn thành việc khắc phục các thiếu sót theo nội dung các biên bản nghiệm thu (nếu có).

5.3.11. Nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình:

Ngay sau khi công trình hoàn thành, Đơn vị được giao trách nhiệm thi công chính và các phòng chức năng tiến hành:

- Tổng kiểm tra kết quả thi công công trình của đơn vị và các nhà thầu phụ trên cơ sở:

+ Hợp đồng giao thầu và các thoả thuận; Hồ sơ, tài liệu thiết kế.

+ Quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng hiện hành;

+ Biện pháp tổ chức thi công; Biện pháp thi công chi tiết, bản vẽ hoàn công.

+ Các tài liệu, hồ sơ xác nhận kết quả thi công (chứng chỉ...)

+ Kết quả thực hiện tại công trình.

- Tổ chức nghiệm thu nội bộ hoàn thành hạng mục công trình hoặc đưa công trình vào sử dụng. Biên bản nghiệm thu nội bộ lập theo BM.02B.10.

- Đề xuất với chủ đầu tư thời gian tổ chức nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình để đưa vào khai thác sử dụng.

- Đôn đốc các đơn vị chuẩn bị, cung cấp các tài liệu, hồ sơ, phương tiện phục vụ công tác tổng nghiệm thu.

- Tổ chức khắc phục các thiếu sót được nêu trong biên bản nghiệm thu bàn giao hoàn thành công trình (sau khi việc khắc phục hoàn thành phải có xác nhận của chủ đầu tư).

- Tập hợp, kiểm tra, bổ sung, sắp xếp các hồ sơ tài liệu trong quá trình thi công. Lập hồ sơ hoàn công công trình.

5.3.12.Bàn giao công trình:

- Công tác bàn giao công trình, hạng mục công trình đồng bộ đã hoàn thành xây dựng, sau khi công tác kiểm tra cho thấy công tác nghiệm thu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 4091-1985 đã hoàn tất và việc sửa chữa, khắc phục các thiếu sót nêu trong các biên bản nghiệm thu đã hoàn thành.

- Phòng chức năng phối hợp với đơn vị thi công:

+ Đề xuất với Chủ đầu tư thời gian bàn giao công trình đã xây dựng xong khi Công ty Mẹ là nhà thầu chính.

+ Đề xuất với Nhà thầu chính thời gian bàn giao hạng mục, phần việc đã thi công xong khi Công ty Mẹ là nhà thầu phụ.

+ Đề xuất này phải được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc hoặc Người có thẩm quyền.

- Phòng chức năng phối hợp với Đơn vị thi công và các đơn vị liên quan thực hiện:

+ Sửa chữa các thiếu sót, tồn tại theo đúng tiến độ ghi trong biên bản họp, biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình để đưa vào sử dụng.

+ Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc vận hành sử dụng các thiết bị trong công trình. Kiểm kê, tổng hợp các loại vật tư, vật liệu, thiết bị... chưa sử dụng, dự trữ liên quan đến quá trình thi công xây dựng.

+ Lập kế hoạch và triển khai việc vận chuyển các tài sản (lán trại, các loại vật tư, vật liệu, thiết bị...) thừa ra khỏi mặt bằng công trình, tổng vệ sinh khu vực bàn giao.

+ Lập kế hoạch và tổ chức bàn giao công trình với đầy đủ các hồ sơ, tài liệu (tài liệu quản lý chất lượng công trình, hồ sơ pháp lý cần thiết...), tài sản liên quan và thực hiện chuyển giao đầy đủ, đúng thời gian cho chủ đầu tư.

+ Lập, bàn giao hồ sơ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

5.3.13. Quyết toán công trình, thanh lý hợp đồng:

- Để việc quyết toán công trình, thanh lý hợp đồng được nhanh, gọn và dứt điểm, đơn vị trực tiếp thi công (chính hoặc phụ) phải tiến hành:

+ Lập bản quyết toán - Bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu bao gồm: Khối lượng thực hiện theo hợp đồng, khối lượng do phát sinh.

+ Bản quyết toán được lập theo BM.02B.19 hoặc BM.02B.20.

+ Thu thập, bổ sung đầy đủ các phiếu giá và chứng từ thanh toán.

+ Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị nộp bổ sung đầy đủ, hoàn chỉnh các tài liệu hồ sơ còn thiếu.

+ Điều hành, phối hợp cùng các đơn vị tham gia thi công giải trình các vấn đề liên quan đến việc quyết toán công trình với bên giao thầu.

+ Phối hợp với phòng Tài chính kế toán Công ty Mẹ thanh quyết toán dứt điểm với các đơn vị, cá nhân liên quan.

+ Đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công quyết toán công trình thông qua phòng chức năng kiểm soát trước khi trình Tổng Giám đốc ký duyệt.

+ Chuyển hồ sơ hoàn công công trình cho Chủ đầu tư để quyết toán công trình.

+Làm thủ tục thanh lý hợp đồng.

5.3.14. Tổng kết: Đơn vị thi công:

+ Lập báo cáo phân tích đánh giá các kết quả sau quá trình thi công công trình theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng Công ty. Báo cáo tổng kết hoàn thành công trình được lập theo BM.02B.15, Đại diện chất lượng xem xét phê duyệt.

+ Tổ chức họp tổng kết quá trình thi công công trình theo yêu cầu của lãnh đạo Tổng Công ty.

5.3.15. Kết thúc:

Toàn bộ các hồ sơ về công trình được chuyển tới phòng Kế hoạch hoặc phòng chức năng để làm thủ tục lưu giữ.

  1. Hồ sơ:

Hồ sơ hoàn công công trình; 01-Bộ gốc lưu trữ ở Phòng Kế hoạch Công ty Mẹ; 01-Bộ chính lưu ở các đơn vị liên quan. Thời gian lưu trữ hồ sơ theo quy định của Nhà nước và Công ty Mẹ.

Quy trình lựa chọn nhà thầu theo pháp luật Việt Nam gồm bao nhiêu bước?

Bước 1: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; Bước 2: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; Bước 3: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; Bước 4: Ký kết hợp đồng.

Tiêu chuẩn đánh giá HSDT e HSDT công khai khi nào?

Thời gian đánh giá E-HSDT tối đa là 45 ngày, kể từ ngày mở thầu đến ngày bến mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Khi nào bị cấm tham dự thầu?

Việc cản trở hoạt động đấu thầu bao gồm các hành vi sau đây: Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm ...

Giá trị gói thầu bao nhiêu thì được chỉ định thầu?

Hạn mức giá gói thầu được áp dụng chỉ định thầu - Không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; - Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Chủ đề