Quy phạm có nghĩa là gì

Khái niệm quy phạm là gì khá quen thuộc với người học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, theo khảo sát của ACC, rất nhiều người chỉ đưa ra được câu trả lời mang tính khái quát, chung chung cho câu hỏi quy phạm là gì. Do đó, bài viết dưới đây của ACC sẽ giải đáp cho quý công dân về câu hỏi quy phạm là gì và những vấn đề liên quan.

Quy phạm có nghĩa là gì
Quy phạm là gì

Khái niệm quy phạm là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:

Quy phạm được hiểu là những quy tắc chuẩn mực thường mang tính bắt buộc thực hiện hoặc bắt buộc thi hành đối với cá nhân, một nhóm người hoặc tổ chức.

Hiểu một cách đơn giản thì quy phạm là những điều được quy định vô cùng chặt chẽ, mang tính bắt buộc và đòi hỏi công dân cần phải tuân thủ thực hiện theo đúng những quy định đã được đặt ra.

Quy phạm có thể là những quy phạm pháp luật hoặc là những quy phạm đạo đức. Mỗi quy phạm đặt ra những tiêu chuẩn chung và yêu cầu mọi người cần phải tuân theo.

Những chuẩn mực, quy định được đặt ra được áp dụng hầu hết với mọi đối tượng, không bắt buộc áp dụng riêng đối với một cá nhân hoặc tổ chức nào nhất định.

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những văn bản được soạn Thảo, ban hành theo quy định, trình tự và thủ tục vô cùng chặt chẽ theo quy định pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật chứa những quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc chung áp dụng đối với mọi công dân và văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng để làm khuôn mẫu cho các hành vi xử sự của những chủ thể pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng nhiều lần, trong thời gian dài và được áp dụng trong nhiều chủ thể khác nhau. Văn bản pháp luật cũng được áp dụng trong những hoàn cảnh khác nhau để nhà nước điều chỉnh và quản lý những mối quan hệ xã hội theo trình tự nhà nước đặt ra

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:

– Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhưng trên thực tế, không phải cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật được quy định cụ thể, chi tiết và đầy đủ tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm Quốc hội (ban hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết), Uỷ ban thường vụ Quốc hội (pháp lệnh, Nghị quyết), Chủ tịch nước (Lệnh , Nghị quyết), Chính phủ (Nghị định, Nghị quyết liên tịch), Thủ tướng Chính phủ (Quyết định), Bộ trưởng Thủ trương cơ quan ngang Bộ, Hội đồng Thẩm phán TANDTC, chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC…

–  Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và áp dụng cho tất cả mọi đối tượng, không áp dụng riêng biệt cho một cá nhân, tổ chức nào.

Mọi công dân trong xã hội phải tuân thủ những quy tắc xử sự được nhà nước đặt ra từ những văn bản quy phạm pháp luật và phải chấp hành, tuân thủ đầy đủ, đúng những quy tắc đó.

Trường hợp công dân không chấp hành hoặc chấp hành không đúng những quy định được đặt ra trong quy phạm pháp luật, những cá nhân, tổ chức sẽ bị nhà nước áp dụng chế tài theo quy định pháp luật.

– Văn bản quy phạm pháp luật có thể được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội

Khi xảy ra sự kiện pháp lí, văn bản quy phạm pháp luật sẽ được sử dụng và áp dụng trong mỗi hoàn cảnh, trường hợp nhất định. Việc công dân thực hiện những hành động được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

Văn bản quy phạm pháp luật còn được sử dụng để nhà nước điều chỉnh những quan hệ xã hội mang tính phổ biến. Vì vậy, dân sẽ thực hiện lập đi lập lại những hành vi, xử sự đó nên những quy tắc xử sự được đặt ra trong văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng và giải quyết những tình huống đó.

– Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được quy định cụ thể trong luật

Mỗi văn bản quy phạm pháp luật sẽ có những tên gọi khác nhau, tên gọi của các văn bản này phụ thuộc vào đối tượng của văn bản, nội dung được nêu trong văn bản.

Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm quy phạm là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

·   Hotline: 19003330

·   Zalo: 084 696 7979

·   Gmail:

Quy phạm xã hội là gì? Quy phạm xã hội tiếng Anh là gì? Nội dung, đặc điểm của quy phạm xã hội? Lý do vì sao gọi là quy phạm xã hội?

Quy phạm xã hội là hệ thống các quy tắc xử sự chung được thực hiện trong xã hội. Thể hiện dưới các quy tắc và chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi. Các quy phạm được hình thành và áp dụng theo chiều dài thời gian, lâu dần trở thành quy tắc bắt buộc chung ở cộng đồng. Dưới tính chất bắt buộc thực hiện trong áp lực của dư luận xã hội. Các quy phạm này được hình thành và điều chỉnh từng cộng đồng nhỏ trước khi pháp luật ra đời và điều chỉnh chung. Tuy nhiên các quy phạm xã hội vẫn mang đến các vai trò và chức năng.

Quy phạm có nghĩa là gì

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Quy phạm xã hội là gì?

Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người thực hiện trong không gian xã hội. Nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người. Đây là các mối quan hệ được hình thành và điều chỉnh quyết định, hành vi của con người. Giúp người ta cân nhắc quyền lợi, các hoạt động được và không được làm trong chuẩn mực chung. Các quy phạm được thực hiện trong một phạm vi, cộng đồng nhất định (trong xã hội).

Quy phạm xã hội tự hình thành trong quá trình phát triển của xã hội. Là tất yếu trong xã hội khi các mối quan hệ ngày càng đa dạng và phức tạp. Ngoài pháp luật mang đến quy tắc bắt buộc chung, cần có các quy tắc trong sinh hoạt, đời sống. Thông qua đó điều chỉnh các mối quan hệ của xã hội. Để đảm bảo ổn định, bền vững và xây dựng mối quân hệ sâu sắc trong cộng đồng.

Quy phạm xã hội bao gồm những tập quán, tín điều tôn giáo,… Được đặc trưng cho một nhóm người trong chuẩn mực chung phải thực hiện.

Đặc điểm của tập quán:

Tập quán xác định với các thói quen, đặc trưng của một vùng miền. Là một quy phạm xã hội phổ biến hiện nay bên cạnh quy phạm pháp luật. Bởi lẽ nó được hình thành từ lâu đời trong cuộc sống hằng ngày của con người. Được đảm bảo thực hiện trong trách nhiệm và nhu cầu gắn kết trong cộng đồng. Được mọi người tự giác thực hiện theo, làm theo mà không cần có một sự bắt buộc nào. Thực hiện dưới cơ chế giám sát và đánh giá của dư luận.

Mặc dù vậy, nhưng hầu hết những tập quán đều được mọi người tự giác tuân theo. Nó mang đến các nét đẹp văn hóa và đặc trưng lâu đời. Người dân địa phương sẽ theo dõi và lên án với các hành vi không tuân thủ chuẩn mực chung này. Con người sống trong xã hội, nếu gặp phải các chỉ trích từ số đông rất có thể sẽ bị tẩy chay.

Tập quán ở mỗi địa phương sẽ là khác nhau gắn với phong tục, văn hóa, nếp sống ở đó. Do vậy mỗi địa phương cũng sẽ có cách thức thực hiện những tập quán đó khác nhau. Mang đến các nề nếp và quy tắc tạo ổn định, trật tự ở địa phương. Ngay cả khi có hay không có pháp luật thì hiệu quả của tập quán vẫn được khẳng định. Tập quán không bắt buộc áp dụng đối với tất cả mọi người giống như văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn gốc:

– Được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội, với các nguồn gốc từ lâu đời. Được truyền miệng qua các thế hệ, cũng như thông qua các tác động mang đến vụ việc có sự điều chỉnh trên thực tế của quy phạm xã hội. Bắt nguồn từ các quan niệm về đạo đức, lối sống. Tạo nên các chuẩn mực cần thực hiện của con người khi tham gia vào cộng đồng.

– Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ chức,một nhóm người hay một đơn vị cộng đồng dân cư. Không bao chùm lên toàn bộ xã hội do không có cơ chế cưỡng chế, tuyên truyền, phổ biến quy phạm.

Phạm vi:

– Hẹp hơn so với quy phạm pháp luật. Chỉ áp dụng trong một tổ chức hay một cộng đồng nhất định. Do đó mà các tác động và sức ảnh hưởng cũng chỉ xác định cho địa bàn, vùng nhất định. Gắn với các đặc trưng trong văn hóa và giá trị đạo đức.

– Bắt buộc thực hiện trong nhận thức tình cảm của con người. Không ràng buộc được tất cả mọi người phải chấp hành hay phục tùng. Việc thực hiện quy tắc đến từ giá trị đạo đức, tinh thần tuân thủ quy định trong tập thể.

Mục đích:

Để điều chỉnh mối quan hệ xã hội giữa con người với con người. Mang đến các chuẩn mực trong nhận thức đi đến hành vi đúng đắn. Tìm kiếm các quyền và lợi ích công bằng cho các đối tượng trong cộng đồng đó.

Hình thức:

Bằng hình thức truyền miệng, quy tắc ngầm trong cuộc sống. Thực hiện qua các thế hệ, chiều dài lịch sử. Dần mang các giá trị đúng đắn và các thế hệ sau cần thực hiện.

2. Quy phạm xã hội tiếng Anh là gì?

Quy phạm xã hội tiếng Anh là Social norms.

3. Nội dung, đặc điểm của quy phạm xã hội:

Nội dung:

– Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Nhằm định hướng cho nhận thức và thực hiện hành vi của con người. Hướng đến tôn trọng và tuân thủ các quyền cũng như lợi ích chính đáng của các chủ thể.

– Không mang tính bắt buộc chung, không ép buộc hay cưỡng chế. Thực hiện với ý thức tuân thủ của các chủ thể trong chuẩn mực chung của nơi sinh sống.

– Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Thay vào đó được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác, nâng cao ý thức trong cộng đồng. Nếu muốn các quyền lợi của mình được cộng đồng thừa nhận, phải tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung.

– Không có sự thống nhất, không rõ ràng ở từ ngữ, cách truyền đạt quy tắc. Không thể hiện cụ thể như quy phạm pháp luật. Chỉ được thực hiện trong cách hiểu, vận dụng vào thực tiễn.

– Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người.

Đặc điểm:

– Không dễ thay đổi với ý nghĩa và nội dung của quy tắc. Có thể được áp dụng linh hoạt trong các giai đoạn khác nhau để phù hợp với chuẩn mực thực tế. Tuy nhiên, về bản chất của ý nghĩa vẫn được phản ánh. Khác với các quy phạm pháp luật phải căn cứ trên thực tế thay đổi của cuộc sống. Pháp luật phải đi trước để đón đầu, mang đến các quy định có trước áp dụng vào giải quyết thực tiễn.

– Do tổ chức chính trị – xã hội, tôn giáo, quy định và áp dụng xuyên suốt trong tôt chức. Hay tự hình thành trong xã hội và cứ thế được triển khai trong cộng đồng qua chiều dài lịch sử. Hình thành tập quán, các tín điều,… mà con người phải có trách nhiệm thực hiện.

– Là những quy tắc xử sự không có tính bắt buộc, cưỡng chế hay giám sát điều chỉnh. Chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ chức, trong nhận thức và ý thức chấp hành.

Ý nghĩa thực hiện:

Do đó các quy phạm này mang tính xã hội sâu sắc, không mang tính bắt buộc chung. Được thực hiện trong ý nghĩa nhận thức và đánh giá của dư luận xã hội. Con người hoàn toàn xác định được sự phù hợp trong hành vi thực hiện. Được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, cơ chế chứ không được bảo đảm bởi pháp luật. Như thông qua các đánh giá, nhận định và phê phán của xã hội.

Phương thức tác động:

Một cá nhân có thể tuân thủ hay không với các quy phạm xã hội đó. Khi việc điều chỉnh, đánh giá, phê phán đến từ luận xã hội. Đây là cơ chế duy nhất để một người cân nhắc thực hiện, tuân thủ nguyên tắc đề ra.

4. Lý do vì sao gọi là quy phạm xã hội?

Hình thành và thực hiện trong chiều dài lịch sử đến ngày nay. 

Nhìn lại lịch sử loài người, xã hội đã có được trật tự, tổ chức từ khi pháp luật chưa ra đời. Thể hiện với các quy tắc xử sự chung trong lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích trong xã hội. Các quy tắc này hình thành một cách tự phát trong quá trình con người. Là tất yếu để không xảy ra tình trạng kẻ mạnh, kẻ yếu thế với các bất công, vùi dập. Mọi người cùng chung sống và lao động để tồn tại, hình thành cộng đồng xã hội. Như vậy, các quy phạm mang đến ý nghĩa điều chỉnh trong vấn đề xã hội.

Những quy tắc này thể hiện ý chí chung của toàn cộng đồng xã hội. Đảm bảo cân đối cho các quyền và lợi ích được tiếp cận công bằng. Do đó được mọi người tự giác tuân theo, trên cơ sở tin tưởng vào cơ chế dư luận xã hội.

Mang đến các quy tắc và chuẩn mực thực hiện trong xã hội:

Điều chỉnh con người thông qua các quy phạm được hình thành và áp dụng trong cộng đồng. Có nhiều cộng đồng khác nhau, chưa có sự thống nhất chung như với quy phạm pháp luật.

Các quy phạm, chuẩn mực được đặt ra trong xã hội. Hướng đến các chủ thể và hoạt động, hành vi của họ được thực hiện trong xã hội. Nó có tác động đến cộng đồng, đến giá trị của con người. Thể hiện thông qua các đặc điểm, nội dung phản ánh trong tác động xã hội. Trước khi có pháp luật và cả ở hiện tại, quy phạm xã hội đều mang đến chức năng và vai trò to lớn. Gọi là quy phạm xã hội bởi các quy phạm này điều chỉnh, thể hiện các quy tắc, chuẩn mực trong xã hội.

Tồn tại song song với quy phạm pháp luật:

Ngày nay, những quy tắc xử sự chung vẫn tồn tại song song với quy phạm pháp luật. Khi các quy phạm không có xung đột mà cộng hưởng, mang đến ý nghĩa thực hiện hiệu quả chuẩn mực xã hội. Các quy phạm xã hội với nội dung phần lớn nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Mang đến nhiều nguồn quy tắc, chuẩn mực cho mọi người tiếp cận.

Nếu như quy phạm xã hội được ràng buộc thực hiện với dư luận xã hội. Thì các quy phạm pháp luật mang đến nguyên tắc xử sự chung phải thực hiện. Xác định cơ chế quyền và nghĩa vụ của chủ thể và cưỡng chế thực hiện trong sức mạnh của quyền lực nhà nước.

Đó là những phong tục, tập quán của từng cộng đồng dân cư, từng vùng, miền, quốc gia,… Thể hiện trong giá trị đặc trưng, nét văn hóa đặc trưng. Góp phần vào việc hình thành nên những bản sắc, văn hóa riêng của mỗi cộng đồng. Cũng như giúp cộng đồng tiếp cận hiệu quả hơn với chuẩn mực, quy tắc và quy định pháp luật.