F0 như thế nào được cách ly tại nhà

(PLO)- Bạn là F0, đang tự cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cần được tư vấn? Nếu vậy, hãy đọc kỹ hướng dẫn chuyên môn mới nhất của Bộ Y tế.

Hướng dẫn chuyên môn theo Quyết định 261 và 250 của Bộ Y tế có một số nội dung chính sau.

1. F0 nào được cách ly, điều trị tại nhà

- Là người mắc COVID-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

- Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

- Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

F0 như thế nào được cách ly tại nhà

Người dân phường 5, quận Tân Bình đang được hỗ trợ cách ly y tế tại nhà.  Ảnh: NGUYỄN HIỀN

2. F0 tại nhà theo dõi sức khoẻ như thế nào

Cơ sở quản lý sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà thực hiện theo dõi 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị.

Theo dõi các chỉ số như: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

Theo dõi các triệu chứng như: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

3. F0 tại nhà dùng thuốc như thế nào

- Đối với người lớn: > 38,5oC hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

- Đối với trẻ em: > 38,5oC, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc COVID-19 thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để được xử trí.

Trường hợp ho: dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

4. Gặp dấu hiệu nào phải vào bệnh viện ngay

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời:

- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

- Nhịp thở: Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút; Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

5. Khi nào F0 tại nhà được xem là khỏi bệnh

F0 được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:

- Đã cách ly, điều trị đủ 07 ngày và test nhanh có kết quả âm tính với Sars-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

- Sau 07 ngày nếu kết quả xét nghiệm vẫn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày nếu đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày nếu chưa tiêm đủ liều vaccine.

Việc xác nhận F0 khỏi bệnh sẽ do trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm thực hiện.

F0 như thế nào được cách ly tại nhà
Hà Nội chuyển hướng điều trị F0 tại nhà

(PLO)- Hà Nội sẽ chuyển hướng điều trị các ca COVID-19 (F0) tại nhà để giảm tải cho các khu thu dung.

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp, ngày 21/8, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà . Các chuyên gia dịch tễ cho rằng việc cách ly F0 tại nhà có thể dễ dàng hơn so với cách ly F1 bởi F0 đã lộ rõ bệnh lý, mức cảnh giác cao hơn và chủ động hơn trong giám sát, xét nghiệm. Vậy F0 như thế nào thì được cách ly tại nhà và cần làm gì trong quá trình cách ly?

F0 điều trị tại nhà cần làm gì?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Nguyễn Ngọc Bách, Bác sĩ Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các trường hợp F0 sau 10 ngày được điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp Realtime RT-PCR, nếu kết quả âm tính sẽ được chuyển cách ly tại nhà. Ngoài ra, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT lớn hơn hoặc bằng 30) cũng có thể đưa về nhà theo dõi điều trị bởi khả năng lây nhiễm với những người xung quanh là rất thấp.

Các trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Cụ thể, F0 không có triệu chứng hoặc nhẹ, không viêm phổi, có khả năng tự chăm sóc bản thân, được điều trị tại nhà, trừ trẻ dưới 1 tuổi, người trên 50 tuổi và phụ nữ mang thai. Trước khi về nhà các bác sĩ sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ: khám và xét nghiệm.

Theo hướng dẫn của bộ y tế, 5 bước cơ bản để F0 có khả năng tự chăm sóc bản thân cần phải làm khi điều trị tại nhà gồm có:

2.1 Theo dõi và xác định các dấu hiệu của bệnh

Các biểu hiện của F0 triệu chứng nhẹ thường thấy như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi...Bệnh nhân cần được xác định không có dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, thở khò khè..., vẫn có khả năng đi lại, ăn uống, sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân mà hầu như không cần hoặc chỉ cần người thân hỗ trợ cung cấp thực phẩm trong thời gian tự cách ly. Khuyến cáo theo dõi nồng độ oxy máu tại nhà bằng SpO2 kết hợp có nhân viên y tế tư vấn từ xa hàng ngày.

F0 như thế nào được cách ly tại nhà

Các biểu hiện của F0 triệu chứng nhẹ thường thấy như: sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi

Người bệnh F0 cách ly và điều trị tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị y tế, khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc như hạ sốt, các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, các loại multivitamin, uống nhiều nước và uống nước nhiều lần trong ngày, không đợi đến khi khát mới uống, để đảm bảo độ ẩm cho hệ thống hô hấp. Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, để tình trạng bệnh không nặng thêm.

Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe; tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày

Trong trường hợp bị sốt, F0 là người lớn sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều, uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên. Uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Trẻ em sốt trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.

2.3 Có ý thức bảo vệ những người thân trong gia đình

F0 khi cách ly tại nhà là tuyệt đối không được ra khỏi nhà cho tới khi ngành y tế cho phép. Người cách ly phải ở một phòng riêng biệt, nếu là nhà tầng nên ưu tiên ở các tầng trên cao, mở cửa sổ cho thông thoáng để ánh nắng vào phòng.

F0 cần mang khẩu trang và mặt nạ chắn giọt bắn (nếu có) khi tiếp xúc với người nhà, tuân thủ cách 2m, sát khuẩn tay thường xuyên và giữ khoảng cách với tất cả mọi người. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bằng cách sử dụng nước muối súc miệng, xịt mũi...

2.4 Đo nồng độ Oxy 3 lần/ ngày hoặc theo hướng dẫn

Nếu người bệnh có máy đo nồng độ oxy (SpO2), thực hiện đo theo hướng dẫn ít nhất 3 lần mỗi ngày. Nếu nồng độ oxy trên 94%, cần tiếp tục theo dõi và thực hiện các phương pháp điều trị theo hướng dẫn.

Trường hợp nồng độ oxy dưới mức 94%, cần gọi ngay cho nhân viên y tế và thực hiện uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.5 Giữ liên lạc thường xuyên với các cơ sở y tế

Người bệnh khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu bất thường như không thể hạ sốt, khó thở tăng nặng, mệt mỏi, lờ đờ, không còn khả năng tự chăm sóc bản thân, nồng độ oxy trong máu xuống dưới mức an toàn... phải báo cáo ngay cơ sở quản lý, trạm y tế xã, phường... để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Tự bảo vệ bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng là điều cực kỳ quan trọng mà mỗi cá nhân cần thực hiện để cả nước sớm vượt qua giai đoạn dịch bệnh nghiêm trọng này. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên đây, không chỉ những gia đình có F0 cách ly tại nhà mà tất cả chúng ta đều có những kiến thức cần thiết để phòng tránh cho bản thân và gia đình trước những diễn biến khó lường của virus COVID-19.

For direct consultation, please dial 1900 232 389 (press 0 to connect with Vinmec) or register for an appointment at the hospital HERE. If you need a remote health consultation with our doctors, you can book a consultation HERE. Download the exclusive MyVinmec to make appointments faster and be able to track your orders.

XEM THÊM: