Đa nang và u nang khác nhau như thế nào

Không phải ai cũng phân biệt được giữa buồng trứng đa nang và u nang buồng trứng kể cả đối với chị em phụ nữ. Bạn đừng nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này, vì chúng hoàn toàn khác nhau từ triệu trứng, cách điều trị, thăm khám và xử lý cũng khác nhau hoàn toàn. U nang buồng trứng và buồng trứng đa nang là 2 bệnh lý có biểu hiện khác nhau, tuy nhiên có sự trùng lặp có thể khiến nhiều chị em nhầm lẫn.

Khác nhau:

– Buồng trứng đa nang là căn bệnh ở phụ nữ, có nhiều nang nhỏ do mất cân bằng hormone và rối loạn nội tiết, gây ra các triệu chứng bất thường.

– U nang buồng trứng biểu hiện một nang trứng quá phát, phát triển kích thước lớn gây ra các triệu chứng bất thường.

Có những điểm chung:

– Cả 2 căn bệnh đều xảy ra trong buồng trứng của phụ nữ, ở một khía cạnh nhất định nào đó chúng cùng có liên quan đến nội tiết tố. Cùng là sự xuất hiện của những khối nang phát triển bất thường ở buồng trứng.

– Ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mang thai, sinh con của người phụ nữ.

– 2 căn bệnh này đều gây ảnh hưởng đến sự rụng trứng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng buồng trứng đa nang và u nang buồng trứng khác nhau. Cùng tìm hiểu về hội chứng buồng trứng đa nang và u nang buồng trứng kỹ hơn ở dưới đây để phân biệt 2 bệnh này.

Bệnh buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là tình trạng buồng trứng ở phụ nữ có nhiều nang nhỏ, kích thước (thường < 10mm), điều này xảy ra do mất cân bằng hormone, rối loạn nội tiết và kháng insulin trong cơ thể. Những nang nhỏ này không thể phát triển lớn thành những nang noãn trưởng để thụ tinh gây ra nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất cao. Vấn đề chính của hội chứng buồng trứng đa nang là trứng nhỏ khó phá triển, buồng trứng không phóng noãn nên kinh nguyệt không đều và nguy cơ không có con, vô sinh, hiếm muộn.

Đa nang và u nang khác nhau như thế nào
Bệnh buồng trứng đa nang ở phụ nữ

Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang chưa được xác định rõ, có thể do di truyền. Ngoài ra do sự thay đổi lối sống, rối loạn nội tiết tố bởi yếu tố môi trường, chế độ ăn uống, thói quen xấu… cũng là nguyên nhân gây buồng trứng đa nang.

Dấu hiệu buồng trứng đa nang: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thường là kéo dài (chu kỳ trên 35 ngày, vài tháng có 1 lần hoặc 1 năm có 1 lần…). Tăng cân không kiểm soát, béo phì, thừa cân. Khó có thai dù không thực hiện bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Một số dấu hiệu khác như tăng nội tiết tố nam, rậm lông, béo phì, nổi nhiều mụn ở mặt…Cholesterol cao, huyết áp cao, hoặc bị tiểu đường…

Bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một khối u phát triển trên buồng trứng, do những nang trứng bất thường gây ra, khi siêu âm chỉ thấy ở một vùng của buồng trứng. U nang buồng trứng ngược lại với hội chứng đa nang buồng trứng là có nang lớn, vì một lý do nào đó mà phát triển quá cỡ, không giải phóng được, cũng dẫn tình trạng đến khó thụ thai.

– U nang có 2 loại là u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng là u lành tính, có kích thước thường không quá 7cm và có thể tự mất đi sau một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, u nang thực thể có nguy cơ phát triển lớn, gây xoắn vỡ buồng trứng.

Đa nang và u nang khác nhau như thế nào
Bệnh u nang buồng trứng

Nguyên nhân gây u nang buồng trứng có thể kể đến như: phụ nữ đã từng bị sẩy thai, những chị em có kinh ở tuổi sớm hơn bình thường. Có thể do nội tiết bị phá hủy, chức năng của tuyến giáp bị giảm. Các nang trứng khuyết tật, gặp vấn đề trong việc thu chất dinh dưỡng trong buồng trứng. Thể vàng phát triển, kéo theo kinh nguyệt dài ngày….

Dấu hiệu u nang buồng trứng: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau tức bụng, đầy bụng, chướng bụng, đau vùng bụng dưới âm ỉ. Đau ở vùng thắt lưng và đùi, đau vùng hông hoặc lan sang lưng. Đi tiểu khó, tiểu dắt, tiếu rát. Đau khi giao hợp, tăng cân không rõ nguyên nhân, đau nhức vú, buồn nôn. Đau hoặc ra huyết bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu không được phát hiện sớm, u nang buồng trứng có thể biến chứng thành ung thư buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí nguy hại đến tính mạng của phụ nữ.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản mà chị em cần phân biệt rõ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường nào, chị em cần đến bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm cần thiết để được chẩn đoán đúng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Hãy tìm hiểu về hội chứng buồng trứng đa nang và cách điều trị cũng như u nang buồng trứng để thực hiện thiên chức làm mẹ chị em nhé!

Đa nang và u nang khác nhau như thế nào

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và u nang buồng trứng là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, cùng xảy ra tại buồng trứng. Tuy nhiên có nhiều chị em vẫn nhầm lẫn giữa 2 tình trạng này. Hiểu rõ về chúng sẽ giúp chị em có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng buồng trứng phát triển nhiều nang và không phóng thích trứng trong chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến khó thụ thai. Bên cạnh đó hội chứng này làm mất cân bằng nội tiết tố, gia tăng bất thường nồng độ androgen và gây ra hàng loạt các triệu chứng.

Đa nang và u nang khác nhau như thế nào
Hội chứng buồng trứng đa nang

U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng. U nang buồng trứng có thể gây rối loạn kinh nguyệt, gây khó chịu tại chỗ, làm giảm chức năng sinh sản, đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng: tiến triển thành ung thư, tắc ruột.

Đa nang và u nang khác nhau như thế nào
U nang buồng trứng

Nguyên nhân gây bệnh

HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG U NANG BUỒNG TRỨNG
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra buồng trứng đa nang. Tuy nhiên theo các nhà khoa học một số yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân của PCOS:

–          Yếu tố di truyền từ mẹ sang con gái

–          Tình trạng  kháng insulin

–          Chế độ ăn uống quá nhiều tinh bột, đường

–       Hiện nay các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ gia tăng hình thành khối u như:

–       Nang trứng phát triển bất thường

–       Mạch máu của nang bị vỡ

–       Thể vàng phát triển quá mức bình thường

–       Dư thừa hormone chorionic gonadotropin

–       Rối loạn nội tiết tố

–       Thừa cân, béo phì

–       Do di truyền

Triệu chứng của bệnh

HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

U NANG BUỒNG TRỨNG

–      Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Trễ kinh, kinh sớm, rong kinh, máu kinh ra nhiều hoặc quá ít, máu kinh sậm màu, mất kinh thời gian dài

–      Tăng cân mất kiểm soát

–      Nổi mụn trứng cá

–      Đau vùng xương chậu

–      Da sậm màu, đặc biệt là ở những vùng có nếp gấp

–      Mọc nhiều lông trên mặt, tay, chân

–      Chứng ngưng thở khi ngủ

U nang buồng trứng khó phát hiện và không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một số triệu chứng sau:

–          Đau ở vùng thắt lưng

–          Đau khi giao hợp

–          Đại tiện bất thường

–          Phì trướng bụng

–          Ra huyết bất thường

–          Rối loạn kinh nguyệt

 Biến chứng của bệnh

Hội chứng buồng trứng đa nang không gây ra biến chứng gì nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh sẽ có nguy cơ:

  • Vô sinh hiếm muộn
  • Bệnh tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  • Cholesterol trong máu cao
  • Rối loạn ngưng thở khi ngủ
  • Ung thư nội mạc tử cung

Đối với bệnh u nang buồng trứng tuy hầu hết đều là lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và có thể gây ra vô sinh, bao gồm:

  • Xoắn nang
  • Vỡ nang
  • Nhiễm khuẩn nang
  • Chèn ép tiểu khung

Phương pháp điều trị 

    • Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là hội chứng phối hợp nhiều triệu chứng khác nhau. Do đó việc điều trị PCOS sẽ tùy vào mục đích mà có phương pháp điều trị khác nhau.

Về điều trị tình trạng vô sinh do PCOS gây ra, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Phương pháp điều trị nội khoa

  • Giảm cân ở những người bị béo phì, thừa cân
  • Sử dụng thuốc để làm giảm tình trạng đề kháng insulin
  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang, tăng khả năng mang thai

Phương pháp điều trị ngoại khoa

  • Đốt điểm buồng trứng qua phẫu thuật nội soi

Tùy vào kích thước và tính chất khối u cũng như nguyện vọng mang thai của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị thích hợp:

  • Nội soi ổ bụng: Nếu nang nhỏ và lành tính, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ u nang
  • Phẫu thuật hở: Nếu khối u lớn, bác sĩ sẽ cắt bỏ u nang thông qua vết mổ lớn ở bụng. Nếu là khối u ác tính sẽ phải cắt bỏ buồng trứng và tử cung