Quan hệ lợi ích kinh tế là gì

Câu 19: Phân tích quan hệ lợi ích kinh tế và vai trò của Nhà nước trong việc điều hòa quan hệ lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế: Là sự đáp ứng, sự thỏa mãn về các nhu cầu mà con người muốn đạt được khi thực hiện các hoạt động kinh tế. Quan hệ lợi ích kinh tế: Là mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể kinh tế để xác lập lợi ích kinh tế của mình, trong mối liên hệ với Lực lượng sản xuất và Kiến trúc thượng tầng. Các kiểu quan hệ lợi ích kinh tế: Xét theo chiều ngang, với các giai tầng trong xã hội thì có: Quan hệ lợi ích giữa Người lao động và Doanh nghiệp (tức là giữa giai cấp Công nhân và giai cấp Tư sản) Quan hệ lợi ích giữa Doanh nghiệp với nhau (tức là nội bộ giai cấp Tư sản) Quan hệ lợi ích giữa Ngƣời lao động với nhau (tức là nội bộ giai cấp CN, NDLĐ) Xét theo chiều dọc, với các cấp độ thì có: Quan hệ giữa Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, Lợi ích xã hội. Phương thức giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế: Phương thức cạnh tranh: các chủ thể ganh đua, giành giật lợi ích kinh tế, ưu thế kinh tế Phương thức thống nhất: các chủ thể thỏa thuận với nhau, phân chia lợi ích kinh tế, đôi bên cùng có lợi (win – win)Phương thức áp đặt: chủ thể có vị thế cao, có điều kiện thuận lợi hơn sẽ áp đặt chủ thể còn lại phải tuân thủ và phục tùng.

Vai trò của Nhà nước trong việc điều hòa các quan hệ lợi ích kinh tế: Xây dựng và bảo vệ môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế Kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động tìm kiếm lợi ích phi pháp, gây tác động tiêu cực cho sự phát triển xã hội Giải quyết các xung đột trong quan hệ lợi ích kinh tế, theo các chuẩn mực pháp lý minh bạch, khách quan Điều hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội và phân phôi lại thu nhập.

Hoàng Yến 21136821 2. Trần Hoài Tân 21133371 3. Phạm Thị Diễm Quỳnh 21125991 4. Từ Kim Phụng 21122351 5. Đặng Thị Quỳnh Hương 21131001 6. Huỳnh Nhật Vy 21116361 7. Nguyễn Đức Thùy Trang 21129591 8. Nguyễn Khánh Linh 21116441

  • 3. ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội 5.3.2.2 Quan hệ lợi ích kinh tế 5.3.1.2 5.3.2.3 Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế 5.3.2.1 5.3.2.4 Lợi ích kinh tế Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội. Giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
  • 4. tế
  • 5. lợi ích kinh tế Lợi ích: là sự thỏa mãn nhu cầu con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó. - Lợi ích có thể là: + Lợi ích vật chất: Đóng vai trò quyết định thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân ,tổ chức ,xã hội xuyên suốt quá trình tồn tại của con người. Ví dụ: Tiền bạc, của cải, những tài sản,.. con người mong muốn sở hữu. + Lợi ích tinh thần Ví dụ: Niềm vui, món quà tinh thần, hạnh phúc,...của con người có được. => Lợi ích kinh tế là lợi ích vất chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người .
  • 6. và biểu hiện của lợi ích kinh tế - Xét về bản chất: phản ánh được mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. - Xét về biểu hiện: gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng. Ví dụ: chủ thể doanh nghiệp thì lợi ích kinh tế trước hết là lợi nhuận; người lao động thì lợi ích kinh tế là tiền công.
  • 7. của lợi ích kinh tế - Động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế-xã hội. - Cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác.  Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.  Lợi ích kinh tế mang tính khách quan. Vì phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể là số lượng ,chất lượng hàng hóa và dịch vụ , thu nhập của các chủ thể,..
  • 8. ích kinh tế
  • 9. về quan hệ lợi ích kinh tế - Là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định.
  • 10. kiểu quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản: - Xét theo chiều ngang, với các giai tầng trong xã hội: + Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Người lao động và Doanh nghiệp + Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Doanh nghiệp với nhau + Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động với nhau - Xét theo chiều dọc, với các cấp độ: + Quan hệ giữa Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, Lợi ích xã hội
  • 11. ích kinh tế giữa người lao động và doanh nghiệp Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn, cơ hội kinh doanh còn người lao động có trí lực thể lực, kỹ năng thái độ, ... Người công nhân trong công ty may mặc dùng kiến thức và kỹ năng may vá của mình để sản xuất thành phẩm và nhận tiền công. Doanh nghiệp là công ty thuê người lao động và sử dụng lao động theo hợp đồng lao động lợi ích kinh tế của họ thu được từ những thành phẩm quần áo từ đó tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Doanh nghiệp với nhau Ví dụ: Như trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu tạo ra nhiều lợi ích thiết thực như chia sẻ những thông tin trong lĩnh vực dệt may tạo ra cơ hội để các nhân viên may xuất khẩu tăng thêm kiến thức và am hiểu thông tin thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh nâng cao chất lượng mẫu mã cùng các thị trường xây dựng thương hiệu quảng bá hình ảnh tại các hội chợ triển lãm quốc tế nâng cao kinh nghiệm.
  • 12. Lợi ích cá nhân, Lợi ích nhóm, Lợi ích xã hội Ví dụ: Một người khi mua vé số thì mục đích của họ là trúng số đó là lợi ích cá nhân còn tiền mua vé trở thành lợi nhuận của đại lý vé số họ phải đóng thuế cho nhà nước, nhà nước sẽ sử dụng số tiền đó trong việc sửa chữa các công trình xã hội, làng xá, cầu cống đó sẽ giúp ngược lại cho cá nhân trong việc đi lại. Quan hệ lợi ích kinh tế giữa Người lao động với nhau Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường thì nhiều người muốn bán sức lao động để thực hiện kinh tế của mình thì người lao động không chỉ phải quan hệ với doanh nghiệp mà còn phải quan hệ với nhau. Vì nếu có nhiều người muốn bán sức lao động thì người lao động phải cạnh tranh với nhau, dẫn đến hậu quả là tiền lương giảm xuống và một bộ phận người lao động bị sa thải. Nếu họ thống nhất với nhau thì có thể thực hiện được các yêu sách của mình ở một trình độ nhất định đối với doanh nghiệp để hạn chế mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong nội bộ, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau .
  • 13. nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế Sự thống nhất: + Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của các chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. + Các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung . Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận, thực hiện được các lợi ích kinh tế của mình thì người lao động có việc làm có tiền lương. Người lao động càng tích cực làm việc thì lợi ích kinh tế của họ được thực hiện thông qua tăng lương hoặc có tiền thưởng công ty cũng có thể tạo điều kiện cho người công nhân học hỏi nâng cao trình độ tay nghề để tạo ra những sản phẩm quần áo đẹp sáng tạo chất lượng làm gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • 14. Mâu thuẫn về phương thức thực hiện lợi ích kinh tế dẫn đến người này thu được lợi ích kinh tế thì người kia lại mất đi. Ví dụ: Vì lợi ích kinh tế doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí trong đó có tiền lương nhân viên để tăng lợi nhuận từ đó khiến người lao động đấu tranh tăng tiền lương giảm giờ làm hay là đình công theo. Trong 2 ngày 11 và 12-9-2020 , khoảng 5.000 công nhân Công ty Luxshare - ICT, một trong những nhà cung ứng linh kiện cho Apple sản xuất điện thoại iPhone, đã cùng đình công vì hàng loạt quyền lợi của họ khi làm thêm giờ không được đáp ứng; việc trả phép năm, vấn đề tính tiền tăng ca ngày và ca đêm không thỏa đáng; công ty không chi trả trợ cấp độc hại; công ty nợ lương người lao động trong thời gian nghỉ dịch COVID-19…
  • 15. tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế gồm 4 nhân tố:  Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - Lực lượng sản xuất ở đây là người lao động và tư liệu sản xuất.  Ví dụ: Một sinh viên công nghệ thông tin thì tư liệu sản xuất là internet và máy tính, sau này khi đi làm thì họ sẽ là người lao động và nếu tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhất định nào đó qua khó khăn thách thức để có vị trí cao hơn và của cải của họ tạo ra sự nhiều hơn qua đó trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đã ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế.
  • 16. địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội - Vị trí, vai trò của mỗi người, mỗi chủ thể tham gia vào quá trình phân chia lợi ích.  Ví dụ: Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại và trong đó có sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam vì vậy nền kinh tế hiện đại được phát huy và phát triển tính tích cực năng động và hiệu quả , hạn chế mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng như tác động cho quan hệ kinh tế thay đổi về cách thức và phương thức theo phương hướng phát triển tốt hơn và hiệu quả hơn.
  • 17. chính sách phân phối thu nhập của nhà nước. - Thay đổi mức thu nhập và tương quan thu nhập cuả các chủ thể kinh tế: chính sách công cụ… Ví dụ: Hình thức phân phối thu nhập thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội gồm: + Phân phối theo lao động + Phân phối thông qua phúc lợi tập thể, phúc lợi xã hội + Phân phối theo vốn và tài sản  Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế - Gia tăng lợi ích kinh tế từ thương mại và đầu tư quốc tế. Hội nhập có tác động đa chiều. Ví dụ: Ở châu âu các nước đã thống nhất với nhau chung về một đồng tiền để kinh doanh giữa các nước đó là đồng Euro qua đó tạo lập một thị trường kinh doanh thông thoáng hòa nhập với thị trường như các nước.
  • 18. quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động Quan hệ lợi ích giữa những người lao động Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội
  • 19. động: Người có đủ thể lực và trí lực để lao động, tức là có khả năng lao động . • Người sử dụng lao động: Chủ doanh nghiệp ( nhà tư bản trong CNTB), cơ quan tổ chức, thuê, mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.  Mối quan hệ : Bằng hao phí sức lao đọng của mình người lao đọng tạo ra giá trị cho sản phẩm, họ bán hàng hóa sức lao động để nhận được tiền lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động là người mua hàng hóa sức lao động của người lao động bằng cách trả tiền công cho họ.Vì là người trả tiền mua hàng hóa sức lao động nên người sử dụng có quyền tổ chức quản lí, điều hành quá trình làm việc của người lao động.  Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
  • 20. kinh tế của người lao động thể hiện chỉ yếu ở thu nhập của người lao động là tiền lương, tiền thưởng mà họ nhận được từ việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động đủ để họ tái sản xuất sức lao động và mua các tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi gia đình. - Còn lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động lại tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh như: khối lượng giá trị thặng dư trong hoạt động sản xuất , doanh số bán hàng-doanh thu tiêu thụ toàn bộ sản phẩm, giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ.  Lợi ích kinh tế của người lao động và người lao động có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau.
  • 21. chẽ, thống nhất lợi ích kinh tế (2 bên đều có lợi) thể hiện: + Nếu người sử dụng sức lao động ( nhà tư bản sản xuất) thực hiện các hoạt động kinh tế của mình - sản xuất và buôn bán hàng hóa trong điều kiện thuận lợi họ thu được lợi nhuận . Họ nhận được lợi ích kinh tế của mình thì sẽ tiếp tục mua hàng hóa của người lao động, đồng nghĩa với việc người lao động có việc làm và được trả lương đều đặn - thực hiện được lợi ích kinh tế của mình. + Ngược lại khi người lao động làm việc tích cực, lợi ích kinh tế của họ được thực hiện qua việc nhận lương, nhận thêm tiền thưởng. Đồng thời họ góp phần tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động.
  • 22. mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động vẫn có mâu thuẫn. Điều này được thể hiện qua: Tại 1 thời điểm, lợi ích kinh tế của người sử dụng tăng lên thông qua các hoạt động kinh doanh nhưng lợi ích kinh tế của người lao động giảm hoặc ngược lại.  Vì lợi ích của mình,người sử dụng lao động làm mọi cách tăng lợi nhuận trong đó có cả việc cắt giảm lương,tới mức thấp nhất khiến người lao động không thể tái sản suất sức lao động của mình, bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc tất yếu nhưng đồng lương lại “ bèo bọt”. Vì lợi ích của mình, “ có áp bức tất sẽ có đấu tranh” người lao động sẵn sàng vùng lên dành quyền lợi của mình như : tăng lương, giảm giờ làm, đình công,....=> Khi đã xuất hiện mâu thuẫn nếu không giải quyết hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu tới các hoạt động kinh tế. - Để bảo vệ lợi ích của người lao động: Tổ chức công đoàn, liên đoàn lao động ,.. - Để bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động: Tổ chức bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu,...
  • 23. nhất : Những người sử dụng lao động cạnh tranh liên kết với nhau trong ứng xử với người lao động, người đầu tư vốn, thuê đất, nhà nước, trong chính lĩnh thị trường.Sự thống nhất này mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích kinh tế khiến họ liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ này khiến những người sử dụng lao động trở thành đội ngũ doanh nhân. Điều này đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của 1 quốc gia, cần được tôn vinh, tạo điều kiện phát triển.
  • 24. lợi ích giữa những người lao động Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người muốn bán sức lao động. Để thực hiện lợi ích kinh tế của mình, lúc này không còn chỉ là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động mà còn có quan hệ giữa những người lao động với nhau. Nên nếu có nhiều người cùng bán sức lao động thì giữa những người lao động sẽ phải cạnh tranh với nhau. Hậu quả của việc cạnh tranh giữa những người lao động: - Tiền lương bị giảm, Một bộ phận lao động bị sa thải. Phương pháp giải quyết mâu thuẫn: + Những người lao động cần thống nhất với nhau để họ có thể thực hiện được các yêu sách của mình (ở 1 chừng mực nhất định mà người sử dụng lao động có thể chấp nhận). + Những người lao động cần thành lập những tổ chức riêng để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ lẫn nhau trong việc giải quyết các mối quan hệ hay mâu thuẫn (đều dựa trên cơ sở pháp luật).
  • 25. lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội Trong cơ chế thị trường, cá nhân tồn tại dưới nhiều hình thức như: người lao động, người sử dụng lao động, họ đều là thành viên của xã hội nên mỗi người đều có lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
  • 26. lao động và sử dụng lao động thực hiện đúng pháp luật và thực hiện được những lợi ích kinh tế của mình + Nếu người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh mâu thuẫn, không giải quyết được; hoặc cùng cộng tác sản xuất hàng giả, kém chất lượng, trốn thuế. Thì lợi ích kinh tế của xã hội bị tổn hại => Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội quyết định sự tồn tại phát triển của cá nhân nên lợi ích của xã hội đóng vai trò định hướng lợi ích cá nhân và các hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân. Lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá nhân tạo sự thống nhất trong hoạt động của các chủ thể khác nhau trong xã hội.  Họ góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện lợi ích kinh tế xã hội. Xã hội phát triển, tạo điều kiện thuận lợi tốt hơn lợi ích kinh tế của mình  Xã hội, kinh tế chậm phát triển. Ảnh hưởng xấu đến lợi ích kinh tế của các chủ thể, trong đó có lợi ích kinh tế của người lao động và sử dụng lao động MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI ÍCH
  • 27. không có lợi ích chung thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và cũng không thể có sự thống nhất về hành động được”. Quan hệ giữa các chủ thể trên cho thấy lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội có quan hệ nhiều chiều.
  • 28. nhân, tổ chức hoạt động cùng ngành cùng lĩnh vực liên kết với nhau trong hành động để thực hiện tốt hơn các lợi ích riêng (lợi ích cá nhân,tổ chức) của họ hình thành nên lợi ích nhóm. Biểu hiện: Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức chính trị, xã hội,.....! Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích nếu phù hợp với lợi ích quốc gia không tổn hại đến các lợi ích khác, cần được tôn trọng bảo vệ và tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Ngược lại, nếu lợi ích của chúng mâu thuẫn với lợi ích của quốc gia, làm tổn hại đến các lợi ích khác thì cần được ngăn chặn.
  • 29. lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu Thứ nhất,thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường: Các quan hệ lợi ích các chủ thể lợi ích kinh tế mặc dù đa dạng. Song có thể thực hiện được lợi ích của mình trong bối cảnh kinh tế thị trường, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc thị trường. Đây là phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường bao gồm cả kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thứ hai, thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của nhà nước và vai trò các tổ chức xã hội. - Khi thực hiện lợi ích kinh tế nếu chỉ căn cứ vào nguyên tắc thị trường tất yếu sẽ dẫn đến những hạn chế về mặt xã hội do đó để khắc phục những hạn chế của phương thức thực hiện nguyên tắc thị trường phương thức thực hiện lợi ích dựa trên các chính sách của nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội nhằm tạo bình đẳng và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
  • 30. ích hợp pháp, tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế
  • 31. được môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế phải đảm bảo 4 điều sau: - Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trước hết là giữ vững ổn định về chính trị. Ví dụ: Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt điều này. Nhờ đó, các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước rất yên tâm khi tiến hành đầu tư. Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị là góp phần bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế ở Việt Nam. - Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xây dựng được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ được lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là lợi ích của đất nước.
  • 32. môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế tất yếu phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế( bao gồm hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không,...; hệ thống cầu cống; hệ thống điện, nước; hệ thống thông tin liên lạc...) - Ví dụ: Nhờ phát triển kết cấu hạ tầng được coi là một trong ba đột phá lớn, trong những năm vừa qua, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế nước ta đã được cải thiện rất đáng kể đòi hỏi nhà nước phải đưa ra được các chính sách phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, các chính sách kinh tế của Việt Nam đang từng bước đáp ứng yêu cầu này. - Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế còn là tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường.
  • 33. ích giữa cá nhân - doanh nghiệp - xã hội
  • 34. cá nhân đó là tất cả những lợi ích vật chất, tinh thần gắn liền với từng cá nhân cụ thể và dùng để thỏa mãn các nhu cầu riêng tư cụ thể của cá nhân đó, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân; bao gồm: lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị. - Lợi ích xã hội là cái phản ánh quan hệ nhu cầu của xã hội và là cái dùng để thỏa mãn nhu cầu chung của toàn xã hội về một (một số) đối tượng (vật chất, tinh thần) nhất định, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, thể hiện các quan hệ cơ bản và lâu dài của xã hội.
  • 35. về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư được thực hiện rất khó khăn, hạn chế => Nhà nước cần có các chính sách điều hoà lợi ích cá nhân – doanh nghiệp – xã hội như sau: - Trước hết là nhà nước cần có các chính sách phân phối thu nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi ích kinh tế. - Tiếp theo, phải nâng cao điều kiện vật chất để thực hiện ngày càng đầy đủ sự công bằng xã hội trong phân phối bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, hàng hóa, dịch vụ càng dồi dào, chất lượng càng tốt, thu nhập của các chủ thể càng lớn. Do đó, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát triển khoa học – công nghệ để nâng cao thu nhập cho các thể kinh tế.
  • 36. các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
  • 37. kinh tế là kết quả trực tiếp của phân phối thu nhập. Phân phối công bằng, hợp lý góp phần quan trọng đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Do đó, nhà nước phải tích cực, chủ động thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập. - Phân phối thu nhập (income distribution) là sự phân chia thu nhập quốc dân cho các đầu vào nhân tố khác nhau (phân phối thu nhập theo chức năng, phân phối lần đầu) hoặc giữa người nhận được thu nhập từ các nhân tố sản xuất và những người khác (phân phối lại, tái phân phối thu nhập) - Phân phối thu nhập là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định. Tuy là sản vật của sản xuất, song sự phân phối có ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với sản xuất
  • 38. phân phối có hai quan niệm chính: công bằng theo mức độ và công bằng theo chức năng. - Công bằng theo mức độ căn cứ mức thu nhập mà chủ thể nhận được. - Công bằng theo chức năng căn cứ vào đóng góp trong việc tạo ra thu nhập. - Mỗi quan niệm đều có ưu điểm và nhược điểm như nhau nên cần sử dụng kết hợp cả hai quan niệm này. Giải pháp để có công bằng trong phân phối: Trước tiên nhà nước cần phải chăm lo đời sống cho nhân dân giúp người dân có một mức sống tối thiểu để làm được điều này nhà nước cần: + Thực hiện hiệu quả các chính sách như xóa đói giảm nghèo. + Tạo điều kiện và cơ hội cho các nguồn lực có thể tiếp cận sự bình đẳng và phát triển. + Nhân dân được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế,.... + Vươn lên xóa đói giảm nghèo
  • 39. Ngành Giáo dục phối hợp với các địa phương thực hiện tốt các chính sách về miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo, trợ cấp tiền ăn, trọ học, gạo cho học sinh bán trú theo các nghị định của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Về y tế: Làm thẻ bảo hiểm cho người nghèo, thành lập các quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, .... VÍ DỤ:
  • 40. tư tưởng bao cấp, ỷ lại. Giải pháp khắc phục tư tưởng bao cấp ỷ lại: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức. - Nâng cao dân trí - Nâng cao phẩm chất đạo đức - Phát triển nền kinh tế thị trường -Phát huy dân chủ, tính sáng tạo dám nghĩ dám làm + Chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội như trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng trợ cấp một lần, chăm sóc sức khỏe (cấp bảo hiểm y, phục hồi sức khỏe...), hỗ trợ người có công trong cách mạng,người thân của người có công trong cách mạng..... + Vận động nhân dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. - Tiếp theo nhà nước cần có các chính sách khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, tạo điều kiện và giúp đỡ họ bằng mọi biện pháp. - Đối với nhân dân cần làm các công việc mà pháp luật không cấm để không gây tổn hại đến lợi ích của nhà nước và các lợi ích khác nữa. - Để lợi ích kinh tế trở thành đồng lực người lao động và người sử dụng lao động cần có nhận thức và hành động đúng trong lĩnh vực phân phối lao động
  • 41. trong quan hệ lợi ích kinh tế
  • 42. giữa các lợi ích kinh tế là khách quan, nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của các hoạt động kinh tế. Khi các mâu thuẫn phát sinh cần được giải quyết kịp thời. - Nhà nước cần phải thường xuyên quan tâm phát hiện mâu thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp đối phó. - Nguyên tắc là phải có sự tham gia của các bên liên quan, có nhân nhượng và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết. - Ngăn ngừa là chính nhưng khi mẫu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế bùng phát có thể dẫn đến xung đột (đình công, bãi công…). Khi có xung đột giữa các chủ thể kinh tế, cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là nhà nước.

Chủ đề