Quan hệ bổ sung trong câu ghép là gì năm 2024

Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Theo SGK Ngữ văn 8 tập một: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm Chủ-vị không bao giờ chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ-vị này được gọi là một vế câu.

Ngoài hai định nghĩa về câu ghép trong sách giáo khoa, các bạn có thể hiểu một cách đầy đủ khác như sau:

Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm chủ ngữ – vị ngữ, câu ghép thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các ý với nhau cũng như thể hiện mối quan hệ với các câu khác trong một đoạn hay một bài văn.

Ví dụ:

+ Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

\=> Trong câu xuất hiện 3 cụm chủ vị, các cụm chủ vị cũng không bao chứa nhau. Ở cụm chủ vị thứ nhất và thứ 2 được nối với nhau bằng dấu phẩy; cụm chủ vị thứ hai và ba nối với nhau bằng quan hệ từ “vì, và”.

+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh, Tôi đi học)

\=> Trong câu trên có thể thấy có 3 cụm chủ vị, các cụm C – V không bao chứa nhau. Cụ thể: Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi // đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi // đi học. Đây là câu ghép.

Cách nối các vế của câu ghép

Theo chương trình giáo dục tiếng Việt bậc phổ thông, các vế của câu ghép được nối với nhau bởi ba cách:

  • Sử dụng từ ngữ có tác dụng nối.
  • Nối trực tiếp (sử dụng sử dụng các dấu: hai chấm, chấm phẩy và dấu phẩy).
  • Nối bằng quan hệ từ: Quan hệ từ: và, nhưng, hoặc, hay, thì,...; Cặp quan hệ từ: vì – nên, nếu – thì, tuy – nhưng ...
  • Nối bằng cặp từ hô ứng: các cặp từ hô ứng như "vừa... vừa...", "Càng...càng...", "Bao nhiêu... bấy nhiêu...",...

Từ việc sử dụng các từ nối, quan hệ từ mà câu ghép cũng được tổng hợp thành các câu có kiểu quan hệ giữa các vế câu chủ yếu là:

+ Nối bằng từ ngữ nối

Ví dụ:

Mình đọc hay tôi đọc.

Chúng tôi mua chứ chúng tôi không xin.

+ Nối trực tiếp chứ không dùng từ ngữ nối

Trong trường hợp này thì giữa các vế câu phải dùng dấu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc là dấu hai chấm. Ví dụ: Cảnh tượng xung quanh tôi giống như đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

Ví dụ:

Mưa rơi rào rào trên sân gạch, mưa đổ đồm độp trên phên nứa.

Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

+ Nối các vế trong câu bằng quan hệ từ

Giữa các vế trong câu ghép có nhiều kiểu quan hệ khác nhau. Nếu muốn biểu thị những quan hệ đó, chúng ta có thể sử dụng các quan hệ từ để nối vế câu với nhau. Một số các quan hệ từ được sử dụng như:

Quan hệ từ: nhưng, và, rồi, thì, hay, hoặc, …

Các cặp quan hệ từ: vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; tại … nên … (cho nên)… ; bởi … nên (cho nên) …; chẳng những … mà còn …; nhờ … mà …; nếu … thì …; hễ .. thì …; tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … ; không chỉ … mà còn …; để … thì …

Ví dụ:

  • Tôi đến chơi nhưng anh ấy lại không ở nhà
  • Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu người bấy nhiêu.
  • Hễ học sinh đi học muộn thì cô giáo sẽ bắt chép phạt.

Công dụng của câu ghép

Câu ghép giúp cho câu văn của chúng ta sẽ tránh bị hụt hay thiếu ý. Đồng thời nó nêu rõ ràng, trọn vẹn ý nghĩa câu bạn cần diễn đạt. Còn trong quá trình nói chuyện, đôi khi có những ý dài nếu sử dụng câu đơn thì sẽ khiến cho nội dung trở nên dàn trải và câu nói thiếu sự cô đọng, tinh tế. Trong lúc này, áp dụng câu ghép sẽ giúp bạn tóm gọn vấn đề, nhất là những vấn đề có mối liên quan với nhau về ý nghĩa. Từ đó giúp người nghe dễ hiểu và mang tới hiệu quả giao tiếp tốt.

Phân loại câu ghép

Về cơ bản, câu ghép được chia ra thành 5 loại: Đẳng lập, hô ứng, hỗn hợp, chính phụ và chuỗi. Mỗi loại câu ghép sẽ đặc điểm, nhiệm vụ riêng và được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập bao gồm hai vế câu không phụ thuộc vào nhau và có mối quan hệ ngang hàng, không phụ thuộc vào nhau. Các vế trong câu ghép đẳng lập được kết nối bằng quan hệ từ đẳng lập do vậy mối quan hệ giữa chúng nhìn chung khá lỏng lẻo.

Ví dụ: Hôm nay con làm bài tập hoặc mai con làm cũng được.

Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm:

  • Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”. Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa về sự vật, hiện tượng, tình chất cùng loại hoặc quá trình. Ví dụ: Trời xanh và gió mát.
  • Đẳng lập có quan hệ tiếp nối: Các vế câu thể hiện sự việc được tiếp nối theo một trật tự tuyến tính. Hoặc các vế được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liệt kê. Ví dụ: Chiếc bút bi của tôi bị rơi và chiếc bút chì cũng rơi ngay sau đó.
  • Đẳng lập có quan hệ lựa chọn: Các vế sẽ thể hiện ý nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều nói về chủ thể sự việc chung. Các vế sẽ được kết nối với nhau bằng quan hệ từ mang tính lựa chọn như “hoặc”, “hay”. Ví dụ: Hôm nay hoặc mai làm.
  • Đẳng lập có quan hệ đối chiếu: Mỗi vế sẽ thể hiện ý nghĩa đối ứng và tương phản nhau, được kết nối bằng quan hệ từ mang tính tương phản, như “nhưng”, “song”, “mà”. Ví dụ: Cái bút này bị vỡ nhưng nó vẫn viết được.

Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính – phụ là câu được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc được kết nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu ghép chính phụ cũng có hai vế nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau, được kết nối bằng quan hệ từ chính phụ; vì vậy mối quan hệ trong câu ghép chính phụ thường rất chặt chẽ.

Ví dụ: Nếu em chăm chỉ hơn thì em đã thành công.

Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “mới…đã”, “càng…càng”, “nào…nấy”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”,…

Ví dụ: Người thế nào thì vật thế ấy.

Câu ghép chuỗi

Đây là câu ghép có hai vế trở lên; giữa các vế có quan hệ chuỗi, tức là theo kiểu liệt kê. Các vế trong câu được ngăn cách nhau bằng các dấu câu: dấu chấm (.), dấu hai chấm (:), dấu phẩy (,). Ví dụ: Trời mưa, gió lớn, cây đổ. Câu ghép chuỗi được chia ra những loại sau đây: Câu ghép chính phụ có quan hệ bổ sung, câu ghép chính phục có quan hệ điều kiện – hệ quả, câu ghép chính phụ nguyên nhân, câu ghép chính phụ có quan hệ đối nghịch.

Câu ghép hỗn hợp

Giữa các vế của câu ghép hỗn hợp sẽ có mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về ngữ pháp. Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó cố gắng siêng năng nhưng nó không nghe cho nên bây giờ nó vẫn chưa tìm được việc.

Bài tập về câu ghép

Các dạng bài tập về câu ghép thường gặp

  1. Dạng 1: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép
  2. Dạng 2: Viết tiếp vế còn thiếu để tạo câu ghép.
  3. Dạng 3: Xác định cấu trúc ngữ pháp trong câu ghép (Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu)

Luyện tập về câu ghép

Câu 1. Cho đoạn văn sau:

(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.

  1. Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên.
  1. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép vừa tìm được. Sau đó cho biết, các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào.

Lời giải

a.

Câu ghép: câu (1), (4).

b.

(1) Đèn Am/ vừa bật lên //, một cảnh đẹp kỳ dị/ đã phơi ngay trước mắt tôi.

Các vế câu ghép được nối với nhau bằng dấu phẩy.

(4) Thuyền trôi/ từ từ // nên ánh đèn/ cứ thay đổi chỗ mãi.

Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ “nên”.

Câu 2. Em hãy đánh dấu ✓ vào ô trống đứng trước câu ghép trong các câu sau:

☐ Cây đa già đang run rẩy cành lá chào gió mới.

☐ Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.

☐ Cây đa già run rẩy cành lá, vui vẻ chào đón làn gió mới của mùa hè.

☐ Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.

Lời giải

☑ Cây đa già run rẩy cành lá, nó đang chào những cơn gió mới của buổi sáng.

☑ Cây đa già run rẩy cành lá trong làn gió mới, nó đang vẫy tay chào ngày mới đó.

Câu 3.

  1. Em hãy phân tích cấu tạo các câu ghép đã tìm được ở câu 2.
  1. Hãy cho biết các vế trong các câu ghép ấy được nối với nhau bằng cách nào. Theo em, còn có cách nào khác để nối các vế câu ghép nữa không? Nếu có thì đó là cách gì.

Lời giải

a.

Cây đa già/ run rẩy cành lá //, nó/ đang chào những cơn gió mới của buổi sáng. Cây đa già/ run rẩy cành lá trong làn gió mới //, nó/ đang vẫy tay chào ngày mới đó. b.

Cả hai câu ghép, đều nối các vế câu với nhau bằng dấu phẩy. Ngoài cách dùng dấu phẩy, chúng ta còn có thể nối các vế của câu ghép với nhau bằng cách khác. Như dùng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, dấu chấm phẩy.

Câu 4. Em hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo các câu ghép hoàn chỉnh

  1. Mỗi khi trời đổ mưa to ………………………….
  1. …………………………. thì em sẽ đạt kết quả cao.
  1. …………………………. nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
  1. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp ………………………….

Lời giải

  1. Mỗi khi trời đổ mưa to thì em lại thích thú lắng nghe tiếng giọt mưa rơi tí tách trên vòm lá.
  1. Nếu em chăm chỉ học tập thì em sẽ đạt kết quả cao.
  1. Dù đêm đã rất khuya rồi nhưng Lan vẫn chăm chỉ làm hết bài tập về nhà.
  1. Thấy mẹ đang bận nấu cơm ở trong bếp, em liền chạy ra sân thu áo quần khô vào và gấp gọn gàng.

Câu 5. Em hãy điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để nối các vế trong các câu ghép sau đây:

  1. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài … chúng em thì chăm chú lắng nghe.
  1. Trời mưa to như trút nước … các con sông đều đầy ăm ắp.
  1. … trời có nắng to … nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
  1. ... buổi sáng mùa đông trời rất lạnh … em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
  1. … mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh … bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.

Lời giải

  1. Trên bục giảng, cô giáo say sưa giảng bài còn chúng em thì chăm chú lắng nghe.
  1. Trời mưa to như trút nước nên các con sông đều đầy ăm ắp.
  1. Vì trời có nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng lên rất cao.
  1. Dù buổi sáng mùa đông trời rất lạnh nhưng em vẫn dậy sớm học thuộc bài thơ cô giáo dặn.
  1. Trong khi mẹ đang cặm cụi chấm bài cho học sinh thì bố em kiểm tra bài tập về nhà của em.

Câu 6. Em hãy viết các câu ghép có:

  1. Ba vế câu.
  1. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
  1. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
  1. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

Lời giải

  1. Ba vế câu.

Mùa xuân đến, cây đối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc.

  1. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.

Đúng 6 giờ sáng, chiếc đồng hồ kêu lên liên tục, em vội thức dậy để sửa soạn đến trường.

  1. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.

Chú chó nằm ngủ say sưa vì được cô chủ may cho một chiếc chăn ấm áp.

  1. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.

Dù mùa xuân đã đến nhưng thời tiết vẫn còn rất lạnh lẽo.

Câu 7. Phân tích cấu tạo các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép.

  1. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
  1. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.
  1. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.
  1. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.
  1. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.
  1. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.
  1. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.
  1. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ.
  1. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
  1. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ.
  1. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.
  1. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.
  1. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.
  1. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.
  1. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
  1. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.
  1. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn.
  1. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.
  1. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.
  1. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng.
  1. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.
  1. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.
  1. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.
  1. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.
  1. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.
  1. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.

Lời giải

  1. Nhờ bác lao công/, sân trường/ luôn sạch sẽ. → Câu đơn
  1. Vì học giỏi/, tôi/ đã được bố thưởng quà. → Câu đơn
  1. Nhờ An/ học giỏi// mà bạn/ được thưởng quà. → Câu ghép
  1. Nhờ tôi/ đi học sớm// mà tôi/ tránh được trận mưa rào. → Câu ghép
  1. Do không học bài/, tôi/ đã bị điểm kém. → Câu đơn
  1. Tại tôi/ mà cả lớp/ đã bị mất điểm thi đua. → Câu đơn
  1. Vì nhà nghèo/ mà cậu ấy/ phải bỏ học. → Câu đơn
  1. Nhờ tập tành đều đặn/, Dế Mèn/ rất khoẻ. → Câu đơn
  1. Vì thành tích của lớp/, các bạn ấy/ đã thi đấu hết mình. → Câu đơn
  1. Vì Dế Mèn/ tập tành đều đặn// nên nó/ rất khoẻ. → Câu ghép
  1. Vì sự cổ vũ/ của lớp//, các bạn ấy/ thi đấu rất nhiệt tình. → Câu ghép
  1. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn ấy/ không hề kiêu căng. → Câu ghép
  1. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn/ ít khi đạt điểm cao. → Câu ghép
  1. Tuy rét/ nhưng các bạn ấy/ vẫn đi học đều. → Câu đơn
  1. Mặc dù/ nhà/ nghèo// nhưng bạn ấy/ vẫn học giỏi. → Câu ghép
  1. Lan/ không chỉ học giỏi// mà chị ấy/ còn hay giúp đỡ bạn bè. → Câu ghép
  1. Nếu thời tiết/ khắc nghiệt//, bà con quê tôi/ sẽ không còn gì để ăn. → Câu ghép
  1. Nếu mưa/, chúng tôi/ sẽ ở lại nhà. → Câu đơn
  1. Tôi/ về đến nhà// thì trời/ đổ mưa rào. → Câu ghép
  1. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi// để thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép
  1. Thầy cô/ rất vui lòng// khi chúng tôi/ phấn đấu học giỏi. → Câu ghép
  1. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi//, thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép
  1. Anh ấy/ đi học// bằng chiếc xe máy/ màu đỏ. → Câu ghép
  1. Vừa đi làm/ mà anh ấy/ đã mua được xe máy. → Câu đơn
  1. Chưa sáng rõ/, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu đơn
  1. Mặt trời/ chưa lên//, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu ghép

Câu 8. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu ... thì ... ....................................................................................................

2. Mặc dù ... nhưng ... ....................................................................................................

3. Vì ... nên ... ...................................................................................................

4. Hễ ... thì ... ...................................................................................................

5. Không những ... mà ... ...................................................................................................

6. Nhờ ... mà ... ....................................................................................................

7. Tuy ... nhưng ... ....................................................................................................

Lời giải

1. Nếu... thì…

Nếu mai trời trở rét thì em sẽ mặc chiếc áo len màu tím mà mình thích nhất.

2. Mặc dù... nhưng…

Mặc dù cô giáo khen Hoa trước cả lớp nhưng bạn ấy vẫn không hề kiêu căng.

3. Vì... nên…

Vì Tuấn được bố cho đi biển chơi nên em được bơi lội dưới dòng nước mát lạnh.

4. Hễ... thì…

Hễ tiếng trống trường vang lên ba hồi thì chúng em biết là đã vào tiết học mới.

5. Không những... mà…

Tuấn không những học giỏi mà em còn rất dũng cảm.

6. Nhờ... mà…

Nhờ cô Lan chỉ đường mà em tìm được nhà bà ngoại.

7. Tuy... nhưng…

Tuy Cúc đã học bài được một tiếng rồi nhưng em vẫn không hề thầy mệt.

Câu 9. Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

Đây là dạng trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.

Lời giải

- Câu 1, 3: Câu ghép

- Câu 2: Câu đơn

- Đã tách CN, VN ở phần đề.

Đêm (CN)/ xuống (VN), mặt trăng (CN) / tròn vành vạnh(VN). Cảnh vật (CN)/ trở nên huyền ảo (VN). Mặt ao (CN) / sóng sánh(VN), một mảnh trăng (CN)/ bồng bềnh trên mặt nước(VN).

Câu 10. Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

  1. Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng (CN)/ về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển (VN).

Từ và là quan hệ gì trong câu ghép?

Trong loại câu ghép này còn có 4 loại câu ghép đăng lập khác nhau, bao gồm: Đẳng lập có quan hệ liệt kê: Các vế trong câu thường được kết nối bằng quan hệ từ mang tính liên hợp, thường là từ “và”.

Thế nào là câu đơn thế nào là câu ghép?

Theo GS-TS Hiệp, câu đơn là câu chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ. Còn câu ghép là câu có từ 2 chủ ngữ-vị ngữ trở lên nhưng không bao hàm nhau.

Quan hệ tăng tiền là như thế nào?

Cặp quan hệ từ "tăng tiến" thường được sử dụng để diễn tả sự thay đổi tích cực, sự phát triển, hoặc sự gia tăng mạnh mẽ của một sự việc, một xu hướng, hoặc một hiện tượng theo thời gian. Cặp quan hệ từ "tăng tiến" thể hiện một sự tiến bộ, sự phát triển tích cực và gia tăng theo thời gian.

Thế nào là câu ghép chính phụ?

Trả lời: Câu ghép chính phụ là một cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Việt, bao gồm một câu chính và một hoặc nhiều câu phụ. Câu chính là phần chính trong cấu trúc, còn câu phụ là phần phụ thuộc vào câu chính.