Quần đảo trường sa có diện tích là bao nhiêu

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ giữa Biển Đông, là một vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng, là một trong những nơi có tuyến đường biển nhộn nhịp và quan trọng nhất thế giới, với ít nhất tổng khối lượng hàng hóa giao thương đường biển quốc tế.

Là điểm nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vùng biển này là trung tâm của khu vực Đông Nam Á và các hoạt động hàng hải kết nối giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, Bắc Ám ra Thái Bình Dương, các lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và châu Âu. Phần lớn hoạt động thương mại toàn cầu (khoảng 90% khối lượng) qua vận chuyển bằng đường biển. Trong đó, eo biển Malacca giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp các tuyến đường ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và biển Đông Nam Á. "Biển Đông là tuyến đường trọng yếu cho nguồn cung cấp năng lượng từ biển đến từ Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Đông Nam Á tới các nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu ở Đông Bắc Á. Dầu khí là một mặt hàng thiết yếu và mang tính chiến lược, khiến cho Biển Đông trở nên quan trọng đối với cả an ninh hàng hải và an ninh năng lượng. Theo tính toán của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), 70-80% năng lượng đầu khí nhập khẩu cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, gần một phần ba thương mại toàn cầu về dầu thô và hơn một nửa thương mại thế giới về khí hóa lỏng tự nhiên trung chuyển qua Biển Đông ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự. Do nằm án ngữ giữa Biển Đông, nên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng. Từ hai quần đảo này có thể kiểm soát việc đi lại của nhiều loại loại tàu của các nước. Bởi tàu bè đi lại giữa nhiều nước châu Á hoặc đi từ châu Âu sang châu Á đều đi ngang qua hai quần đảo này.

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là nơi dừng chân, trú bão của nhiều tàu bè trên thế giới thông thương theo đường hàng hải mỗi khi gặp bão tố. từ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể kiểm soát vùng biển, vùng trời; cung cấp thông tin về tình hình gió, bão, thủy văn cho Việt Nam và các nước thuộc vùng Đông Nam châu Á thông qua đài khí tượng vô tuyến điện báo; kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động của tàu thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược và nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển kinh tế ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ xa xưa các thế hệ người Việt Nam đến đây khai phá, sinh sống và xem hai quần đảo này là một nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bằng chứng là việc dựng bia xác lập chủ quyền, đưa các loại thảo mộc từ đất liền ra trồng trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đo đạc vẽ bản đồ xác định vị trí địa lý, thành lập những đội quân ra khai thác trên các quần đảo này của các triều đại phong kiến Việt Nam".

Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước khoảng 3 - 5m. Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao khoảng 4 - 6m lúc thủy triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất (0,6 km2). Ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa chỉ khoảng 3 km2 nhỏ hơn tổng diện tích của quần đảo Hoàng Sa (10 km2) nhưng lại trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn nhiều lần quần đảo Hoàng Sa.

Trên đảo Trường Sa và Song Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng Công ty Bảo đảm hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, đảo An Bang, đảo Đá Tây.

Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại. Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5 - 10 cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Song Tử Đông, đảo Trường Sa. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao. Không chỉ có trữ lượng tài nguyên khá lớn, đa dạng mà quần đảo Trường Sa còn có vị trí quân sự chiến lược quan trọng án ngữ phía Đông Nam nước ta.

Quần đảo Trường Sa là một trong hai quần đảo san hô của Việt Nam nằm ở giữa biển Đông. Trong nhiều thế kỷ trước đây quần đảo Trường Sa thường được gọi dưới tên chung với quần đảo Trường Sa là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Đại Hoàng Sa, Đại Trường Sa, Vạn lý Trường Sa v.v... Trên các bản đồ đầu tiên của các nhà hàng hải phương Tây, quần đảo Hoàng Sa cùng Trường Sa thường được vẽ thành một dải liền nhau hình lá cờ đuôi nheo nằm dọc bờ biển nước ta từ khoảng ngang Đà Nẵng tới cuối đồng bằng Nam bộ. Đầu thế kỷ 20, nhờ sự phát triển của ngành đo đạc bản đồ biển, người ta mới tách hai quần đảo riêng biệt mang tên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hiện nay, trong các bản đồ nước ngoài, quần đảo Trường Sa thường gọi là quần đảo Spratly.

Quần đảo Trường Sa ở về phía đông nam nước ta trong khoảng 6o30’ đến 12o00’ bắc; 111o30’ đến 117o30’ đông, gồm khoảng hơn một trăm hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô, nằm rải rác trên một vùng biển rộng từ tây sang đông khoảng gần 350 hải lý, từ bắc xuống nam khoảng hơn 360 hải lý, chiếm một diện tích biển khoảng từ 160.000 đến 180.000km2. Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách điểm gần nhất của đảo Hải Nam (Trung Quốc) cũng khoảng trên 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý.

Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5m. Lớn nhất là đảo Ba Bình rộng khoảng 0,6km2, sau đó là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn, An Bang v.v... Ngoài ra còn nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Các đảo ở đây cũng có vành đá san hô ngầm, rộng hàng trăm mét, che chở cho đảo khỏi bị sóng đánh tràn lên. Có những vành đai san hô bao quanh dài, rộng hàng chục kilômét như đảo Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lớn. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 10km2 tương đương với quần đảo Hoàng Sa, nhưng quần đảo Trường Sa trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn 10 lần quần đảo Hoàng Sa.

Trên đảo Trường Sa và đảo Song Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng công ty Bảo đảm hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, An Bang, Đá Tây.

Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày từ 5 đến 10cm. Một số đảo trong quần đảo có nước ngầm như đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa, đảo Song Tử Đông. Trên các đảo có nhiều loại cây xanh như cây phong ba, phi lao, bàng vuông và một số loại dây leo cỏ dại. Nguồn lợi hải sản ở quần đảo Trường Sa rất phong phú, có nhiều loại cá tập trung với mật độ cao, đặc biệt có loại vích là động vật quý hiếm, cá ngừ đại dương có giá trị kinh tế cao.

Khí hậu, thời tiết ở vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt lớn với các vùng ven bờ. Mùa hè mát hơn và mùa đông ấm hơn. Một số hiện tượng thời tiết cũng diễn biến khác với trong đất liền.

Hàng năm ở quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên, phân phối không đồng đều trong các tháng. Có thể chia ra làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa trung bình hàng năm rất lớn vào khoảng hơn 2.500mm. Hiện tượng dông trên vùng biển quần đảo này rất phổ biển, có thể nói quanh năm, tháng nào cũng có dông và là nơi thường có bão lớn đi qua, tập trung vào các tháng mùa mưa.