Phương thức thanh toán ttr nghĩa là gì năm 2024

là gì? Ưu nhược điểm của từng phương thức thanh toán này là gì ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của Xuất nhập khẩu Đại Dương nhé !

Contents

Trong xuất nhập khẩu, mỗi phương thước thanh toán phù hợp với các trường hợp vận chuyển khác nhau, vậy thanh toán TT, TTr, TTR là gì?

TT/TTr (Chuyển tiền bằng điện – Telegraphic Tranfer remittance)

TT hay còn được biết tới là TTr là hình thức chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer). Với việc sử dụng phương thức này, theo yêu cầu của người mua, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản của người mua lập điện chuyển tiền sang cho ngân hàng của người bán. Ưu điểm của phương thức thanh toán TT, TTr chính là không phải chịu sức ép về rủi ro phát sinh. Đồng thời có thể thu được tiền hàng ngay mà không mất công chờ đợi. Ngoài ra thì thanh toán bằng phương thức này được rút ngắn bớt thủ tục. Bởi bản chất ngân hàng không quan tâm tới bộ chứng từ và cũng không cần xuất trình chứng từ này cho nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Nhược điểm của phương thức này đến cả nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu. Nếu chọn chuyển tiền trước thì sẽ xảy ra rủi ro cho nhà nhập khẩu. Ngược lại nếu chuyển tiền sau thì nhà xuất khẩu lại gặp rủi ro.

TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement)

TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement. Đây là phương thức được sử dụng trong thanh toán L/C. Tại đây, khi L/C đồng ý thanh toán TTR thì người xuất khẩu khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng thông báo sẽ được thanh toán ngay. Ngân hàng thông báo gửi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Và sau đó, sẽ được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc ngân hàng phát hành nhận được điện chuyển tiền.

Phương thức thanh toán áp dụng TTr và TTR

Thực tế hiện nay có nhiều các phương thức thanh toán quốc tế. Tuy nhiên các phương thức TT/TTr và TTR vẫn là phổ biến nhất trong xuất nhập khẩu. Sự khác nhau giữa 2 phương thức này được hiểu như sau:

Bản chất TT là một phương thức thanh toán quốc tế – chuyển tiền bằng điện độc lập. Và TT không liên quan tới các phương thức thanh toán khác.

Ngược lại, TTR phụ thuộc vào phương thức thanh toán L/C. Điều này có nghĩa chỉ khi L/C cho phép thì TTR mới được thực hiện.

Quy trình thanh toán

Sau khi đã nắm rõ về khái niệm của 2 thuật ngữ trên, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về quy trình thanh toán của từng phương thức này nhé!

Với TT/TTr sẽ có 2 cách thức thanh toán đó là trả trước và trả sau. Cụ thể như sau:

Đối với trả trước:

  • Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu.
  • Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.
  • Bước 3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.
  • Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.
  • Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Đối với trả sau:

  • Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
  • Bước 2: Nhà nhập khẩu lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.
  • Bước 3: Ngân hàng phục vụ người mua gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
  • Bước 4: Ngân hàng nhập khẩu thực hiện giao dịch chuyển tiền cho ngân hàng xuất khẩu.
  • Bước 5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.

Tổng kết

Phương thức thanh toán TT, TTr, TTR là những cách thức thanh toán không thể thiếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mỗi phương thức có một ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng điều kiện. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Đại Dương, quý độc giả đã thu lượm được chút ít thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên truy cập website/fanpage của Đại Dương để tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu nhé!

Tổng cục Hải quan đã trao đổi với Ngân hàng nhà nước về các phương thức thanh toán qua ngân hàng, theo đó:

- Chuyển tiền là phương thức thanh toán được thực hiện khi khách hàng của ngân hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. Hiện nay, việc chuyển tiền bằng điện (TT- là từ viết tắt của Telegraphic Transfer) được các ngân hàng thương mại chuyển qua mạng SWIFT hoặc hệ thống điện tín.

- Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện (TTR- là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement) được áp dụng trong thanh toán thư tín dụng (L/C) khi trong thư có điều khoản quy định cho phép Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, phù hợp với những điều kiện đã quy định trong L/C thì được phép điện đòi tiền Ngân hàng mở L/C hay một Ngân hàng chỉ định trong thư tín dụng.

Trường hợp độc giả còn vướng mắc liên quan đến hai phương thức thanh toán này thì đề nghị liên hệ với Ngân hàng nhà nước để được hướng dẫn cụ thể.

Thanh toán phương thức TTR là gì?

TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) là một hình thức thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển tiền bằng điện có bổi hoàn, thường áp dụng trong giao dịch thanh toán bằng L/C. Phương thức thanh toán TTR và chấp nhận thanh toán TTR trong L/C được sử dụng khi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

Phương thức thanh toán TT và LC là gì?

Thanh toán Lc được xem là phương thức thanh toán an toàn hơn trong giao dịch Quốc tế, bởi vì khi người mua mở LC, ngân hàng họ cam kết sẽ thanh toán cho người bán nếu như họ đáp ứng được các yêu cầu trong thư tín. Trong khi đó, thanh toán T/T người bán chỉ nhận được tiền sau khi người mua đã chuyển khoản thành công.

Thanh toán TTR in advance là gì?

► T/T in advance: thanh toán bằng điện chuyển tiền trả trước, nhà nhập khẩu thanh toán toàn bộ hoặc một phần cho nhà xuất khẩu trước khi nhận hàng. ► T/T at sight: thanh toán bằng điện chuyển tiền trả ngay, nhà nhập khẩu chuyển tiền ngay khi nhà xuất khẩu giao hàng, nhận bộ chứng từ và nhận hàng.

Telegraphic Transfer Remittance là gì?

Chuyển tiền trả trước (TTR – Telegraphic Transfer Remittance): là nhà Nhập khẩu thanh toán trước một khoản tiền cho nhà Xuất khẩu trước khi giao hàng. Chuyển tiền sau (TT after shipment): là nhà Nhập khẩu thanh toán tiền cho nhà Xuất khẩu sau khi nhận hàng.

Chủ đề