Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba là gì năm 2024

Việc tìm hiểu bảo hiểm trách nhiệm công cộng cũng như lợi ích của gói bảo hiểm này sẽ giúp bạn có được những quyền lợi đầy thiết thực trong trường hợp những sự cố không may xảy ra.

Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin thú vị xoay quanh bảo hiểm trách nhiệm công cộng và những lý do bạn nên mua loại bảo hiểm này ngay khi có cơ hội.

1. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là gì?

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là một loại hợp đồng bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại liên quan đến người và tài sản mà người tham gia bảo hiểm hoặc hoạt động kinh doanh buôn bán của người tham gia bảo hiểm gây ra cho bên thứ ba.

Ngoài ra, loại bảo hiểm này cũng thường được gọi là bảo hiểm trách nhiệm chung thương mại, hoạt động như sự kết hợp của hai chính sách bảo hiểm: trách nhiệm sản phẩm và trách nhiệm công cộng.

Ví dụ, một khách hàng đến thăm văn phòng của bạn và chẳng may gặp thương tích, để tránh những trách nhiệm pháp lý phát sinh thì bảo hiểm sẽ đứng ra giải quyết vấn đề và chi trả cho người gặp tai nạn.

Ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm công cộng (bên thứ ba) là điều cần thiết đối với chủ doanh nghiệp, bệnh viện. Hình thức bảo hiểm này thường được mua bởi các doanh nghiệp hoặc cá nhân, những người có thể phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ pháp lý, tài chính và các vấn đề liên quan khác.

2. Tại sao bạn cần bảo hiểm trách nhiệm công cộng?

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng được thiết kế đặc biệt cho các công ty, cá nhân có thể chịu trách nhiệm pháp lý, chịu trách nhiệm về việc thanh toán thương tật hoặc các thiệt hại liên quan khác gây ra cho bên thứ ba.

Hơn nữa, nếu công việc kinh doanh của bạn liên quan đến tiêu chí sau thì bạn cần cân nhắc mua bảo hiểm nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn:

  • Thường xuyên tương tác, gặp gỡ với khách hàng
  • Đang giữ vị trí pháp nhân kinh doanh, có quyền truy cập vào bất kỳ tài sản nào của khách hàng.
  • Nếu bạn là đại diện cho doanh nghiệp của khách hàng
  • Nếu bạn đang sử dụng trang web của bên thứ ba cho nhu cầu kinh doanh của mình.

3. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm

Việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm cộng đồng tuy không bắt buộc, nhưng là hành động cần thiết giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng bị ảnh hưởng tài chính không lường trước do bồi thường kiện tụng.

Tại bất kỳ thời điểm nào, nếu doanh nghiệp của bạn bị bên thứ ba kiện, bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí pháp lý cho bạn. Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bạn hoặc người được bảo vệ sẽ nhận các quyền lợi sau đây:

  • Bồi thường thương tật cơ thể: Nếu khách hàng của bạn vô tình gặp tai nạn trong phạm vi công ty, doanh nghiệp thì chi phí điều trị sẽ do bảo hiểm chi trả.
  • Chi trả thiệt hại về tài sản: Trường hợp tài sản của khách hàng bị hư hại, bảo hiểm sẽ giúp bạn thanh toán, bồi thường
  • Bồi hoàn các chi phí liên quan đến hợp đồng và trách nhiệm của người thuê: Nếu không gian kinh doanh của bạn được cho thuê và bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào phát sinh khi bạn tham gia hợp đồng cho thuê, các chi phí sẽ được bồi thường theo chính sách bảo hiểm trách nhiệm công cộng

4. Các loại bảo hiểm công cộng hiện nay

Một số loại bảo hiểm công cộng hiện nay mà bạn có thể tham khảo gồm:

  • Bảo hiểm công xây dựng
  • Bảo hiểm vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bảo hiểm vệ sinh
  • Bảo hiểm nhà thầu
  • Bảo hiểm nhà bán lẻ trực tuyến
  • Bảo hiểm quán rượu
  • Bảo hiểm trách nhiệm công cộng cho nhân viên bảo vệ
  • Bảo hiểm nhà hàng
  • Bảo hiểm mái nhà

5. Những điều không được bảo hiểm trách nhiệm công cộng chi trả

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng rất hữu ích và thiết thực, tuy nhiên để tránh hành vi trục lợi từ các cá nhân bất chính, bảo hiểm trách nhiệm sẽ không bảo vệ cho người được bảo hiểm trong các trường hợp sau:

  • Tham gia vào các hoạt động nguy hiểm
  • Các hành vi phạm tội
  • Khủng bố, nội chiến, chiến tranh
  • Trường hợp do nhiễm bẩn, ô nhiễm gây nên
  • Tổn thất phần mềm do sự cố của máy tính

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được bảo hiểm trách nhiệm công cộng là gì. Để được tham gia và hưởng những quyền lợi từ gói bảo hiểm này, bạn nên tìm đến các công ty, tổ chức uy tín với nhiều năm kinh nghiệm nhằm đảm bảo sự minh bạch, chất lượng và hơn hết là yếu tố yên tâm để không phải lo lắng quá nhiều đến những tai nạn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cá nhân.

Pacific Cross Việt Nam là nhà quản lý bảo hiểm hàng đầu, thuộc Tập Đoàn Đa Công Ty Pacific Cross, với hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch cho những người sinh sống và làm việc tại châu Á.

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch được áp dụng trên phạm vi toàn cầu với sự linh hoạt trong việc lựa chọn các quyền lợi và mức chi phí phù hợp với ngân sách dành riêng cho từng khách hàng. Pacific Cross Việt Nam luôn đảm bảo chính sách minh bạch và thời gian hoàn tiền nhanh, giúp bạn an tâm khi lựa chọn.

Thời hạn yêu cầu bồi thường trả tiền bảo hiểm là bao lâu?

1. Thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba là gì?

Bên thứ 3 ở đây là chủ phương tiện giao thông khác bị xe ô tô (có tham gia bảo hiểm) gây thiệt hại hoặc đâm, va phải. Đây là loại hình bảo hiểm xe cơ giới mà chủ phương tiện bắt buộc phải tham gia theo quy định của Pháp luật.

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng bao nhiêu tiền?

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng: 0,1% – 0,5% x Mức trách nhiệm (Tùy theo ngành nghề kinh doanh) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn: 0,6% x Mức trách nhiệm. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ: 1% x Mức trách nhiệm + phụ phí 500.000 VNĐ/mỗi mục tiêu bảo vệ

Bảo hiểm trách nhiệm là bảo hiểm gì?

Bảo hiểm Trách nhiệm Sản phẩm bảo hiềm cho Người được bảo hiểm đối với các chi phí mà Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải trả cho những tổn thương thân thể cũng như bệnh tật của bên thứ ba, và những tổn thất đồi với tài sản của bên thứ ba phát sinh từ việc sử dụng, tiêu thụ và mua bán hàng hóa được bảo hiểm ...

Chủ đề