Phương thức sản xuất cmt là gì

Hiện nay, trong lĩnh vực xuất khẩu may mặc nói chung, các phương thức xuất khẩu gồm có 4 phương thức chính: CMT, FOB, ODM và OBM.

Cụ thể: – CMT (Cut – Make – Trim): CMT (Cut – Make – Trim) là phương thức xuất khẩu mà các khách mua, các đại lý mua hàng và các tổ chức mua hàng cung cấp cho doanh nghiệp gia công toàn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, vận chuyển, các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu theo CMT chỉ cần có khả năng sản xuất và một chút khả năng thiết kế để thực hiện mẫu sản phẩm.

– OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/ Free on Board): FOB là một phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT. FOB trong ngành may mặc được hiểu là một hình thức sản xuất theo kiểu “mua đứt – bán đoạn”. Theo phương thức FOB, các doanh nghiệp thực hiện sẽ tham gia thêm vào cả khâu “Tìm nguồn cung ứng đầu vào” với việc tự đi tim kiếm nhà cung cấp nguyên liệu (FOB tự search) hoặc nhập nguyên liệu từ một đơn vị được đối tác chỉ định (FOB chỉ định).

– ODM (Original Design Manufacturing): theo phương thức ODM, các doanh nghiệp sẽ tham gia không chỉ vào quá trình tìm nguồn cung ứng đầu vào và thực hiện cắt may, mà đồng thời sẽ kiêm luôn cả thiết kế. Các doanh nghiệp sẽ tạo ra những mẫu thiết kế và bán lại cho người mua, sau đó nhà sản xuất theo phương thức ODM sẽ không được phép tự sản xuất các bộ thiết kế tương tự nếu không được người mua ủy quyền.

– OBM (Original Brand Manufacturing): Đây là phương thức mà các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm mang thương hiệu của chính mình, nhập khẩp nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối với đơn hàng OBM, các doanh nghiệp được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với tất cả các hình thức xuất khẩu khác. Đối với phương thức xuất khẩu đang là ưu tiên hướng tới của các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc tại Việt Nam hiện nay là OEM/FOB, giá sản phẩm sẽ bao gồm tất cả các chi phí liên quan trong quá trình sản xuất từ khâu nhập và kiểm tra nguyên liệu, cắt vải, may thành phẩm, đóng gói cho đến vận chuyển tới cảng được chỉ định. Đơn vị sản xuất sẽ chịu trách nhiệm cho đến khi hàng hóa được chuyển qua boong tàu. Cụ thể, đơn vị sản xuất sẽ phải thực hiện các thủ tục sau:

– Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất,

– Giao hàng lên tàu,

– Cung cấp chứng từ vận tải chứng minh hàng đã được bốc lên tàu,

– Chịu chi phí bốc hàng lên tàu theo cách tính phí của cảng nếu chi phí này chưa tính trong tiền cước.

Trong khi đó, bên mua hàng sẽ có trách nhiệm:

– Kí hợp đồng chuyên chở và trả cước,

– Lấy vận đơn,

– Trả tiền chi phí dỡ hàng,

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc.

2.1.1.1 Các phương thức sản xuất hàng may mặc trên Thế giới

Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc theo 4 phương thức chính: CMT, FOB, ODM và OBM.

Hình 2.1:Các phương thức sản xuất hàng may mặc CMT (Cut – Make – Trim)

Đây là phương thức sản xuất đơn giản nhất với giá trị gia tăng thấp nhất. Thông thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp CMT chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Khi sản xuất theo phương thức này, bên đặt hàng/người mua hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp sản xuất chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm sản xuất xong sẽ được người mua hàng đến thu gom và phân phối.

OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/ Free on Board)

Đây là phương thức sản xuất bậc cao hơn so với CMT hay còn gọi là “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng

khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Khi sản xuất theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ chủ động thêm nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm. Theo đó, có 2 hình thức FOB là FOB cấp 1 (mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định) và FOB cấp 2 (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu).

ODM (Original Design Manufacturing)

Đây là phương thức sản xuất mà các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận sau thuế đạt từ 5 - 7% trở lên.

OBM (Original Brand Manufacturing)

Đây là phương thức sản xuất mà các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm mang thương hiệu của chính mình, nhập khẩu nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp được hưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn.

2.1.1.2 Phương thức xuất khẩu gia công của ngành Dệt may Việt Nam

Phần lớn hoạt động xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam được thực hiện dưới dạng sản xuất, lưu thông theo hợp đồng gia công ủy thác (dưới đây sẽ gọi là gia công). Do các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực hiện ba công đoạn là cắt (cut), may (make), hoàn thiện (trim) nên hình thức sản xuất lưu thông này gọi là gia công CMT. Trong sản xuất lưu thông hàng may mặc dựa trên hình thức này, toàn bộ nguyên phụ liệu đều do khách hàng nước ngoài cung cấp các nguyên liệu như vải và các phụ liệu như khóa kéo, vải độn, vải lót, khuy,… còn các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ tiến hành may. Khách hàng nước ngoài còn cung cấp cả các thiết bị máy móc loại tốt để đo đạc những kích thước nhỏ nhất cần thiết khi làm mẫu cứng và cắt trên vải. Sản phầm may hoàn thiện sẽ được khách hàng nước ngoài mua lại. Khi đó, khách hàng nước ngoài sẽ thanh toàn chi phí gia công (phí CMT) cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Điều đó có nghĩa là gia công CMT là hình thức sản xuất lưu thông mang tính chất “chế độ bao tiêu”.

Hầu hết các nguyên phụ liệu sử dụng trong hình thức gia công CMT đều phải nhập khẩu. Các nguyên phụ liệu do Việt Nam sản xuất thường gặp các vấn đề về

chất lượng cạnh tranh giá và thời hạn giao hàng không thể đáp ứng yêu cầu sản xuất may mặc xuất khẩu.

Trong xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công CMT, các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ nhận được một phần giá trị rất nhỏ trong đơn giá sản phẩm. Theo điều tra của các doanh nghiệp may Việt Nam, giá trị bình quân về tỷ lệ CMT trong đơn giá thành phẩm là 0,153 nghĩa là các doanh nghiệp may Việt Nam chỉ đóng góp khoảng 15% giá trị thành phẩm. Nếu doanh nghiệp Việt Nam tự mua nguyên vật liệu hoặc tự tạo ra những sản phẩm theo thiết kế của mình thì về mặt lý thuyết họ có thể đạt được giá trị gia tăng cao hơn.

Tỷ lệ giá trị gia tăng phụ thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trong sản xuất lưu thông. Hiện nay, do vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng dệt may còn hạn chế nên tỷ lệ giá trị gia tăng được hưởng còn thấp. Hình sau sẽ khái quát quá trình sản xuất lưu thông hàng may mặc.

Trong quá trình sản xuất lưu thông, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng may mặc theo hình thức gia công CMT chỉ được khách hàng nước ngoài ủy thác gia công ở các công đoạn cắt, may, hoàn thiện (CMT) tức là khâu thứ tư, còn các khâu khác do nước ngoài đảm nhiệm. Hơn nữa, đây cũng là khâu cần nhiều nhân công nhất

Chủ đề