Ông tổ của đờn ca tài tử là ai

Nói đến các loại hình nghệ thuật sân khấu thì không thể không nghĩ đến đờn ca tài tử. Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài nước bởi nó có những nét đặc sắc riêng. Thế nhưng bạn đã thật sự hiểu về nét văn hóa nghệ thuật này của miền Nam hay chưa? Bạn có những thắc mắc gì về loại hình nghệ thuật này? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về tinh hoa dân tộc đờn ca tài tử gắn liền với đời sống của người dân Nam Bộ. Được xem là hơi thở, là tiếng nói của tâm hồn, là sức sống mãnh liệt và những nỗi niềm của người dân từ trước đến nay.

Nguồn gốc của đờn ca tài tử

Nguồn gốc của đờn ca tài tử

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (còn gọi là Đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của Việt Nam. Được hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, từ nhu cầu của cộng đồng. Phản ánh suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của những người dân mở đất phương Nam. Vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở, bình dị. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ “tài tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.

Điểm làm nên sự khác biệt của loại hình nghệ thuật này

Bằng điệu đờn, tiếng hát, loại hình sinh hoạt văn hóa này gắn kết cộng đồng. Thông qua thực hành và sáng tạo nghệ thuật. Trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian miền Trung, miền Nam. Nên vừa có tính bình dân, vừa mang tính bác học. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo. Nhờ tính “ngẫu hứng”, “biến hóa lòng bản” theo cảm xúc. Trên cơ sở của 72 bài nhạc cổ và 20 bài gốc (bài Tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 06 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng); 07 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm); 03 bài Nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 04 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).

Nhạc cụ chính

Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm 04 loại đàn chính: đàn kìm, đàn cò, đàn bầu (còn gọi là độc huyền cầm) đàn tranh (gọi là tứ tuyệt). Có thể kết hợp với đàn tỳ bà, sáo, tiêu, song loan. Và sau này có cách tân thay thế độc huyền cầm bằng hai nhạc cụ của phương Tây là violon và ghi ta. Đã được “cải tiến” – violon được lên dây quãng 4, còn ghita được khoét phím lõm. Tất cả với mục đích để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.

Tên gọi của người thể hiện

Người thực hành Đờn ca tài tử gồm: người dạy đàn (thầy Đờn) có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài bản cổ, dạy cách chơi các nhạc cụ; người đặt lời (thầy Tuồng) nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; người dạy ca (thầy Ca) thông thạo những bài bản cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện, dạy cách ca ngâm, ngân, luyến,…; người đờn (Danh cầm) là người chơi nhạc cụ; người ca (Danh ca) là người thể hiện các bài bản bằng lời.

Nghệ thuật sân khấu này được thực hành theo nhóm, câu lạc bộ và gia đình. Ít khi nhạc công độc tấu, mà thường song tấu, tam tấu, hòa tấu. Dàn nhạc thường cùng ngồi trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn. Với phong cách thảnh thơi, lãng đãng, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo.

Những kỹ thuật trong đờn ca

Những kỹ thuật trong đờn ca

Thông thường, người học đàn cần ít nhất 3 năm để có được những kỹ năng cơ bản, như: rao, rung, nhấn, khảy, búng, phi, vê, láy, day, chớp, chụp,…, rồi học chơi độc chiếc, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu, lục tấu với các nhạc cụ khác nhau kết hợp các điệu (hơi): Bắc, Hạ (nhạc), Xuân, Ai, Oán,…để diễn tả tâm trạng, tình cảm vui, buồn.

Người học ca (đơn ca, song ca) học những bài truyền thống. Rồi trên cơ sở đó sáng tạo cách nhấn nhá, luyến láy tinh tế theo nhạc điệu và lời ca của bài gốc cho phù hợp với bạn diễn và thẩm mỹ cộng đồng. Người đàn dạo nhạc mở đầu (Rao). Người ca mở đầu bằng “lối nói” để tạo không khí, gợi cảm hứng cho bạn diễn và người thưởng thức. Họ dùng tiếng đàn và lời ca để “đối đáp”, “phụ họa” tạo sự sinh động và hấp dẫn của dàn tấu. Những người thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi nhau tài nghệ, văn hóa ứng xử, đạo đức…. Góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng hướng tới giá trị “chân, thiện, mỹ”.

Những nghệ nhân đờn ca tài tử nổi tiếng

Những nghệ nhân bậc thầy nổi tiếng, như ông Nguyễn Quang Đại (nghệ danh là Ba Đọi). Ông Lê Tài Khị (nghệ danh là Nhạc Khị) được coi là Hậu tổ. Sau khi mất đã được cộng đồng tôn vinh, lập đền thờ, học trò hương khói thường xuyên.

Có thể nói ông tổ của đờn ca tài tử đó chính là nhạc sĩ Ông tổ Cao Văn Lầu. Ông tổ của đờn ca tài tử Cao Văn Lầu sinh ngày 22/12/1892 mất ngày 13/08/1976. Đầu thế kỷ XX, ông Cao Văn Lầu (còn gọi là Sáu Lầu) đã sáng tác bài Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ). Là một trong những bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất của Nghệ thuật sân khấu này. Được cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32, … đến nhịp 64.

Giá trị về văn hóa và lịch sử

Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và miền Nam Việt Nam. Đờn ca tài tử Nam Bộ, cộng đồng còn góp phần giới thiệu, bảo tồn và phát huy. Nói lên các tập quán xã hội khác liên quan, như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,…

Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt. Được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện chấp nhận. Tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.

Nghệ thuật sân khấu này luôn được bổ sung, làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc Cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, Hoa và phương Tây.

Nghệ thuật sân khấu này là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng. Phản ánh tâm tư, tình cảm và phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và can trường của người dân Nam bộ. Thông qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công,… cũng được bảo tồn và phát huy.

Đờn ca tài tử được biểu diễn ở đâu?

Đờn ca tài tử được biểu diễn ở đâu?

Đến nay, Đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn được thực hành ở mọi lúc, mọi nơi. Trong lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Khán giả có thể cùng tham gia thực hành, bình luận và sáng tạo lời mới. Lễ giỗ Tổ vẫn được duy trì vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hằng năm. Đối với người phương Nam, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu. Và là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của cộng đồng. Hoạt động văn hóa cộng đồng này đang góp phần phục vụ du lịch bền vững ở địa phương. Duy trì sự đa dạng văn hóa của quốc gia và quốc tế.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam là: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành phố có nhiều người hát nhất.

Là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012 và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2013.

Tags: Cao Văn LầuDi sản văn hóa phi vật thểđàn bầunghệ thuật sân khấu

Video liên quan

Chủ đề