Nổi mụn ở cổ là bệnh gì năm 2024

Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư, tế bào tăng sinh mất kiểm soát và không tuân theo các cơ chế của cơ thể. Ung thư không phải là một bệnh mà là tên chung của một tập hợp rất nhiều bệnh có những đặc tính cơ bản giống nhau. Có khoảng hơn 200 bệnh ung thư khác nhau ở người.

Ung thư thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi bộc phát các dấu hiệu cụ thể. Đôi khi ung thư không gây các triệu chứng lâm sàng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám định kỳ. Bên cạnh đó, khi ung thư gây ra các biểu hiện trên lâm sàng thì dấu hiệu rất đa dạng và đôi khi cũng mơ hồ, không đặc hiệu, nên dễ bị bỏ sót, nhầm lẫn với các bệnh lành tính thông thường khác.

Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư ở cổ

Xuất hiện khối u

Khối u ở vùng cổ không phải việc hiếm gặp nhưng rất khó để xác định rõ nguyên nhân. Phần lớn các khối u là lành tính, tuy nhiên không nên chủ quan nếu cơ thể xuất hiện tình trạng này. Các loại khối u ở cổ phổ biến có thể kể đến là hạch lympho phì đại. Hạch lympho phân bố khắp cơ thể, nằm dưới da ở các vùng nách, dưới hàm, cổ, bẹn, trên xương đòn. Mỗi hạch liên quan tới bệnh lý của vùng chúng phụ trách. Một vài trường hợp hạch lympho ở cổ phát triển đột biến (lớn hơn 1-2 cm) là do nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc, viêm khớp dạng thấp,… thậm chí ung thư.

Bên cạnh đó, hiện tượng khối u xuất hiện ở cổ còn cảnh báo hệ bạch huyết đang gặp vấn đề. Do đó, khi phát hiện hạch sưng to bất thường, cần đi khám ngay để có cách điều trị kịp thời ngăn ngừa ung thư hạch phát triển.

Da cổ sạm đen

Nếu da cổ bỗng nhiên sạm đen vô cớ rất có thể cơ thể đang phát đi tín hiệu cầu cứu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tế bào ung thư phổi hoặc gan đang phát triển làm rối loạn nội tiết tố, tạo điều kiện gây ra sự kết tủa hắc tố melanin. Melanin là sắc tố có vai trò quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành màu da, mắt, tóc.

Khi mắc bệnh ung thư, sắc tố da sẽ thay đổi rõ rệt khiến vùng da ở cổ, nách, vùng bẹn bị tối đi, dày sừng, khô và ráp. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể kháng insulin và có nguy cơ mắc tiểu đường cao.

Mọc mụn bất thường

Cổ là nơi quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch. Thường da ở vùng cổ rất mịn, không có mụn bọc hay mụn mủ. Do đó, nếu phát hiện cổ bỗng nổi nhiều mụn thì có thể là tế bào ung thư đang hình thành. Trong quá trình phát triển, những tế bào này sẽ tấn công hệ thống miễn dịch, gây ra một số triệu chứng ở cổ - nơi tập trung nhiều tế bào bạch huyết.

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh đều là đối tượng dễ mọc mụn trứng cá ở cổ. Các nguyên nhân khác gây ra mụn bao gồm tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng, chế độ ăn uống và di truyền.

Bỗng dưng xuất hiện mụn ở vùng cổ, giải quyết thế nào đây? Nặn mụn hay sử dụng kem trị mụn? Những nguyên nhân và biện pháp phòng tránh mụn ở vùng cổ là gì?

Mụn, vấn đề luôn khiến chúng ta đau đầu. Mụn xuất hiện ở mọi độ tuổi, mọi nơi trên cơ thể. Nhưng… trong một ngày “đẹp trời”, bỗng dưng xuất hiện mụn ở vùng cổ bạn. Chúng ta sẽ bị nhấn chìm trong vô vàn câu hỏi: Tại sao mụn lại xuất hiện ở cổ? Liệu pháp điều trị là gì? Cách nào để phòng ngừa mụn ở vùng cổ?

Nguyên nhân gây mụn ở vùng cổ?

Thông thường, mụn xuất hiện ở vùng cổ do tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông tắc nghẽn do tế bào chết tích tụ, bã nhờn và vi khuẩn P.acnes. Đối với mụn ở vùng cổ, nguyên nhân còn có:

  • Chúng ta không vệ sinh vùng da cổ sạch sẽ, đặc biệt là sau khi tiết nhiều mồ hôi
  • Chúng ta sử dụng những sản phẩm gây bít tắc lỗ chân lông, như các loại kem dưỡng, sản phẩm trang điểm, kem chống nắng và có thể là sản phẩm chăm sóc tóc.
  • Chúng ta mặc những loại quần áo hay phụ kiện quấn quanh vùng cổ và khiến vùng da trở nên bí tắc
  • Những lọn tóc dài quấn quanh cổ khiến bụi bẩn từ tóc dịch chuyển lên da gây mụn.
  • Ngoài ra khi chúng ta thay đổi thổ nhưỡng, thời tiết, thuốc, thực phẩm, hormone hoặc stress cũng khiến mụn xuất hiện ở vùng cổ.

Ảnh: Steve Prezant

Mụn ở vùng cổ báo hiệu một dạng bệnh lý.

Bạn nên quan sát kĩ khi xuất hiện mụn ở vùng cổ, liệu chúng có khác biệt gì với những loại mụn thông thường không? Đôi khi sự bất thường ở những nốt mụn là dấu hiệu bạn đang mắc phải một căn bệnh nào đó, ví dụ như: Ung thư da, nhiễm trùng da, bệnh áp-xe (Abscess), Keloid (quá trình lành vết thương trên da gây ra các vết sẹo)…

Ảnh: healthline

Biện pháp xử lý mụn ở vùng cổ

Nặn mụn

Tự ý nặn mụn ở vùng cổ không phải là một ý kiến hay. Thứ nhất, tự ý nặn mụn không đúng kỹ thuật sẽ khiến nốt mụn hình thành sẹo lõm và lây lan ra khu vực da lân cận. Thứ hai, những dụng cụ nặn mụn không được tiệt trùng kỹ lưỡng sẽ đưa thêm vi khuẩn vào vết thương hở gây nhiễm trùng và viêm da.

Ảnh: healthline

Sử dụng các sản phẩm bôi lưu

Chúng ta có thể sử dụng những sản phẩm bôi lưu để trị các vùng mụn ở cổ. Những sản phẩm bôi trên da có thể là kem, gel, kem dưỡng… Bạn nên cân nhắc đọc kỹ thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng trước khi thoa các sản phẩm này lên da. Những thành phần nên có trong các sản phẩm bôi lưu để trị mụn vùng cổ:

  • Benzoyl peroxide: hoạt chất này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm tình trạng sưng viêm
  • Salicylic acid: sẽ giúp làm khô nhân mụn
  • Sulfur: Lưu huỳnh sẽ tạo một bàn chắn ngăn vi khuẩn bên ngoài tấn công mụn, và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn bên trong. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chấm những sản phẩm chứa lưu huỳnh trên từng nốt mụn tránh thoa lan lên vùng da rộng.

Ảnh: gresei

Chúng ta chỉ thấy được kết quả điều trị sau vài ngày hoặc vài tuần sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu kích ứng xảy ra quá mạnh: kéo dài hơn 1 phút, bỏng rát, tấy đỏ… chúng ta nên ngừng sử dụng sản phẩm. Các hoạt chất trên có thể dùng kèm với các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da khác như: Retinol hay AHA.

Sử dụng thuốc uống

Nếu chúng ta bị mụn ở vùng cổ nặng, chúng ta nên hỏi ý kiến của các bác sĩ da liễu để có liều trình điều trị bôi thoa và dùng thuốc phù hợp. Các bác sĩ điều trị có thể sử dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại để điều trị các nốt mụn. Một số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai để điều tiết lại lượng Estrogen và Progestin giúp hạn chế sự phát triển của mụn.

Ảnh: choice

Cách phòng ngừa mụn ở vùng cổ

Đây là những biện pháp giúp chúng ta phòng tránh sự xuất hiện mụn ở vùng cổ:

  • Nên sử dụng gầu gội và sữa tắm tách biệt
  • Không nên tự ý nặn mụn Nhẹ nhàng vệ sinh da vùng cổ thường xuyên, đặc biệt là sau những lúc tập luyện thể thao và tiết nhiều mồ hôi

Tại sao lại bị nổi mụn ở có?

Nguyên nhân hình thành mụn ở cổ và lưngBã nhờn, cùng với các tế bào da chết và vi khuẩn, có thể tích tụ trên các nang lông trên cổ và lưng, làm tắc nghẽn chúng và hình thành nên mụn. Không vệ sinh những vùng da này thường xuyên, đặc biệt là sau khi ra mồ hôi (do chơi thể thao, đi dưới trời nắng nóng…).

Nổi mụn ở có họng là bệnh gì?

Viêm họng mụn nước là một chứng rối loạn sốt do nhiều loại coxsackievirus nhóm A và thỉnh thoảng các enterovirus khác. Nhiễm trùng gây tổn thương hầu họng, niêm mạc, bọng nước và loét bề mặt. Viêm họng mụn nước có khuynh hướng gây dịch, phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Nổi mụn nhọt bao lâu thì hết?

Mụn nhọt là một loại áp xe da phổ biến. Hầu hết các vết vỡ trong vòng 10 ngày sau khi hình thành và sau khi nhọt chảy ra, nó có xu hướng lành lại trong vòng 1 đến 3 tuần. Trong một số trường hợp, nhọt có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm sẹo, nhiễm trùng toàn thân.

Tại sao da mặt hay bị nổi mụn?

Khi dầu, tế bào da chết và vi khuẩn làm tắc nghẽn các nang lông thì bã nhờn không thể tiết ra khỏi lỗ chân lông. Điều này chính là tác nhân gây nên mụn trứng cá. Mỗi lỗ chân lông trên da của bạn cũng là nơi mở ra một nang lông - được tạo nên từ lông và bã nhờn.

Chủ đề