Nội dung giao dịch chuyển tiền là gì năm 2024

Trong thời đại hiện nay, khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc dùng ngân hàng trực tuyến nhanh chóng trở thành xu hướng phổ biến của tất cả mọi người. Nhưng đôi khi, các giao dịch chuyển tiền giữa các ngân hàng bị quá tải, hoặc một trong hai ngân hàng chuyển tiền, ngân hàng nhận tiền đang trong quá trình nâng cấp hệ thống dẫn đến các giao dịch chuyển tiền phát sinh trong thời điểm đó bị treo mà cả người chuyển và người nhận không hề hay biết. Vì vậy, sau giao dịch trích tiền từ tài khoản thành công, các ngân hàng chuyển tiền thường tự động sinh ra một mã giao dịch duy nhất tương ứng với một giao dịch phát sinh để dễ dàng tra soát và xử lý giao dịch giữa ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng nhận tiền

Để giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là mã giao dịch ngân hàng? Làm thế nào để tra cứu mã giao dịch? Tại sao chúng ta cần phải biết thông tin mã giao dịch, hãy cùng VIB tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

1. Mã giao dịch là gì?

Nội dung giao dịch chuyển tiền là gì năm 2024

Mã giao dịch ngân hàng

Mã giao dịch ngân hàng là một chuỗi ký tự duy nhất được tạo ra sau mỗi giao dịch trích tiền thành công. Mã này có vai trò quan trọng được ngân hàng sử dụng để tra cứu chi tiết thông tin về giao dịch cũng như chứng minh rằng giao dịch đã được trích tiền thành công từ tài khoản của khách hàng. Từ thông tin mã giao dịch, có thể kiểm tra được toàn bộ thông tin của giao dịch chuyển tiền: Thời gian giao dịch, số tiền giao dịch, tên người thụ hưởng, tài khoản người thụ hưởng.

2. Phân biệt mã giao dịch và mã xác thực giao dịch

Nội dung giao dịch chuyển tiền là gì năm 2024

Phân biệt mã giao dịch và mã OTP

Mã giao dịch: Mã sinh ra sau khi giao dịch trích tiền thành công từ tài khoản/thẻ của khách hàng. Mã này là duy nhất, gắn liền với một giao dịch và không thay đổi. Tất cả các giao dịch trích tiền hay nạp tiền vào tài khoản, thẻ như: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp tiền, quẹt thẻ qua máy POS, thanh toán mua hàng trực tuyến… đều phát sinh mã giao dịch. Thông qua mã giao dịch, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra lại các giao dịch của mình bất cứ lúc nào. Nó được xem như là bằng chứng chứng minh tài khoản/thẻ của bạn phát sinh giao dịch trích tiền/nạp tiền đó.

Mã OTP (One-Time Password) là mật khẩu giao dịch được sử dụng một lần, nó được ngân hàng gửi qua Email, SMS hoặc ứng dụng của ngân hàng tùy vào quy định của mỗi ngân hàng về hình thức xác thực giao dịch. Mã OTP có hiệu lực trong thời gian ngắn, mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau nhưng thường dao động khoảng 30 - 60 giây. Nếu để quá thời gian này, bạn cần phải sử dụng một mã xác thực khác để thực hiện giao dịch.

3. Vai trò của mã giao dịch ngân hàng

Nội dung giao dịch chuyển tiền là gì năm 2024

Mã giao dịch có vai trò quan trọng

Khi giao dịch của bạn được xử lý thành công, thường thì mã giao dịch không có ý nghĩa nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải vấn đề lỗi trong quá trình chuyển tiền, lúc đó mã giao dịch sẽ trở nên vô cùng quan trọng.

Ví dụ, nếu bạn gặp sự cố khi chuyển tiền, tiền đã trích khỏi tài khoản nhưng đã 3 ngày trôi qua, người hưởng báo chưa nhận được tiền. Lúc đó bạn cần tra cứu lại giao dịch với ngân hàng. Dựa trên thông tin mã giao dịch mà bạn cung cấp, ngân hàng chuyển tiền sẽ truy vấn được thông tin giao dịch liên quan để biết được món tiền đang treo ở ngân hàng chuyển, ngân hàng nhận hay đã bồi hoàn vào tài khoản người chuyển để thông tin đến bạn; và xử lý chuyển tiền đi nếu tiền đang treo bên ngân hàng nhận; hoặc làm lệnh tra soát yêu cầu ngân hàng nhận báo có tiền vào tài khoản người hưởng,...

Xem thêm: 4 cách chuyển khoản khác ngân hàng an toàn, tiện lợi nhất hiện nay. Tại đây 5 dịch vụ chuyển tiền nhanh, miễn phí vào tài khoản ngân hàng. Tại đây

4. Cách tra cứu mã giao dịch và bí quyết tra soát giao dịch đơn giản và nhanh nhất trên ứng dụng di động MyVIB

Nội dung giao dịch chuyển tiền là gì năm 2024

Cách tra cứu mã giao dịch MyVIB

Để tra cứu mã giao dịch tài khoản/thẻ của bạn, chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng số MyVIB, thực hiện các bước theo thứ tự sau:

  • Bước 1: Chọn menu Tài khoản
  • Bước 2: Chọn Tài khoản thanh toán/Tài khoản thẻ có phát sinh giao dịch mà bạn cần tra cứu. Ứng dụng di động MyVIB sẽ hiển thị danh sách tất cả các giao dịch phát sinh của tài khoản/thẻ đó. Để tìm kếm nhanh, bạn có thể chọn lọc xem trong khoản thời gian cụ thể.
  • Bước 3: Bấm vào giao dịch mà bạn tìm kiếm để xem chi tiết giao dịch. Màn hình sẽ hiện thị thông tin chi tiết giao dịch đó bao gồm số giao dịch (đối với tài khoản thanh toán)/số hóa đơn (đối với tài khoản thẻ). Số này cũng là duy nhất và tương đương với mã giao dịch.

Khi phát sinh giao dịch cần tra soát, ở một số ngân hàng, bạn có thể phải ra quầy giao dịch để yêu cầu ngân hàng kiểm tra thông tin giao dịch. Đến với ứng dụng ngân hàng di động MyVIB, mọi thứ sẽ đơn giản hơn bao giờ hết mà không cần phải có thông tin mã giao dịch hay ra ngân hàng tra soát. Chỉ với vài thao tác trên ứng dụng di động MyVIB 2., bạn có thể tạo tra soát giao dịch trực tuyến theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn menu Giao dịch > Tra soát giao dịch
  • Bước 2: Chọn tài khoản phát sinh giao dịch mà bạn cần tra soát
  • Bước 3: Tìm và bấm chọn giao dịch cần tra soát
  • Bước 4: Chọn lí do tra soát là do Giao dịch thất bại, tài khoản bị trừ tiền; hoặc Người nhận chưa nhận được tiền

Các yêu cầu tra soát sẽ được VIB xử lý và phản hồi với bạn trong vòng 3 ngày làm.

Tính năng này có thể sẽ khác biệt đôi chút so với nội dung chia sẻ ở trên do ứng dụng di động MyVIB được nâng cấp định kỳ để phù hợp với quy định của sản phẩm và xu hướng của người dùng.

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi, hi vọng giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích khi giao dịch và trải nghiệm ứng dụng ngân hàng số MyVIB

Tiện ích ngân hàng số,Search news,Kiến thức tài chính,Search

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1800 8180