Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

Mời các em học sinh cùng phụ huynh tham khảo ngay nội dung soạn bài Cậu bé thông minh chương trình Tiếng Việt lớp 3 được trình bày đầy đủ, dễ hiểu dưới đây.

Soạn Tập đọc lớp 3 bài: Cậu bé thông minh

Câu 1 (trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1):

Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?

Trả lời:

Nhà vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội. Đó là kế do nhà vua nghĩ ra để tìm kiếm người tài giỏi.

Câu 2 (trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1):

Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của vua ?

Trả lời:

Dân chúng lo sợ sẽ bị nhà vua hành tội vì kiếm đâu ra thứ gà trống biết đẻ trứng ? (Chỉ gà mái mới có thể đẻ ra trứng).

Câu 3 (trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1):

Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?

Trả lời:

Cậu bé đã kể cho vua một chuyện vô lí là "bố cậu mới đẻ em bé" để bế. Từ đó chính vua cũng phải thừa nhận mệnh lệnh của mình ban ra là vô lí.

Câu 4 (trang 5 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1):

Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?

Trả lời:

Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu sứ giả tâu vua rèn một chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim sẻ làm ba mâm cỗ theo lệnh vua. Như vậy là yêu cầu một việc vua cũng không thể làm được để khỏi phải tuân theo lệnh làm cỗ của vua.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Tập đọc: Cậu bé thông minh lớp 3 file Word, pdf hoàn toàn miễn phí!

Yêu cầu tài liệu, báo lỗi nội dung

Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 1

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Bài Soạn Tiếng Việt Lớp 3
  • Giải Vở Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3
  • Sách giáo khoa tiếng việt lớp 3 tập 2
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 3 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 3

Tập đọc: Cậu bé thông minh

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Action: Post ID: Post Nonce: ☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Processing your rating...

Đánh giá trung bình {{avgRating}} / 5. Số lượt đánh giá: {{voteCount}} {{successMsg}} {{

errorMsg}} {{.}} {{/errorMsg}}

There was an error rating this post!

Đánh giá trung bình 3.9 / 5. Số lượt đánh giá: 2418

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!

Cậu bé bèn đáp:

- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cầu. Theo em, các bạn cần làm gì để lấy được quả cầu. Đọc. Cậu bé Vinh và các bạn chơi trò gì. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng ở dưới hố lên. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh. Nghe viết. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Giải ô chữ.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Quan sát tranh dưới đây

  1. Chuyện gì xảy ra khi các bạn nhỏ đang chơi đá cầu?
  1. Theo em, các bạn cần làm gì để lấy được quả cầu?

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

  1. Khi các bạn nhỏ chơi đá cầu, cầu bị đá bay lên cành cây.
  1. Theo em, các bạn cần tìm một cây gậy để chọc quả cầu rơi xuống hoặc nhờ người lớn giúp đỡ.

Quảng cáo

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

Câu 2

Đọc

Cậu bé thông minh

Một hôm, cậu bé Vinh đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng để cùng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bóng lăn xuống một cái hố gần đó. Cái hố hẹp và rất sâu nên không thể với tay lấy quả bóng lên được. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc.

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

Suy nghĩ một lát, cậu bé Vinh rủ bạn đi mượn mấy chiếc nón, rồi múc nước đổ đầy hố. Các bạn không hiểu Vinh làm thế để làm gì. Lát sau, thấy Vinh cúi xuống cầm quả bóng lên. Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục.

Cậu bé Vinh ngày ấy chính là Lương Thế Vinh. Về sau, ông trở thành nhà toán học xuất sắc của nước ta.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

Từ ngữ: nuối tiếc, thán phục, nhà toán học, xuất sắc

Câu 3

Trả lời câu hỏi

  1. Cậu bé Vinh và các bạn chơi trò gì?
  1. Vinh làm thế nào để lấy được quả bóng ở dưới hố lên?
  1. Vì sao các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục?

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời các câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

  1. Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng.
  1. Vinh rủ bạn đi mượn mấy chiếc nón, rồi múc nước đổ đầy hố để lấy được quả bóng ở dưới hố lên.
  1. Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì Vinh lấy được quả bóng lên.

Câu 4

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và c ở mục 3

- Cậu bé Vinh và các bạn chơi (…).

- Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì (…).

Phương pháp giải:

Em chủ động viết câu trả lời vào vở.

Lời giải chi tiết:

- Cậu bé Vinh và các bạn chơi đá bóng.

- Các bạn nhìn Vinh trầm trồ thán phục vì Vinh lấy được quả bóng lên.

Câu 5

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở

thông minh, xuất sắc, thán phục, nuối tiếc, vui mừng

  1. Chúng tôi rất (…) vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua.
  1. Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng (…) bạn ấy.

Phương pháp giải:

Em đọc và chọn từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

  1. Chúng tôi rất nuối tiếc vì đội bóng mình yêu thích đã bị thua.
  1. Hoa vẽ rất đẹp. Cả lớp ai cũng thán phục bạn ấy.

Câu 6

Quan sát tranh và nói về các trò chơi trong tranh

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các bạn nhỏ chơi ô ăn quan và đánh quay.

Câu 7

Nghe viết

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

Phương pháp giải:

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa chữ cái đầu câu

Lời giải chi tiết:

Em hoàn thành bài viết vào vở.

Câu 8

Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông

  1. inh hay uynh?

Thông m… h… huỵch bình t…

  1. oan hay oăn?

Băn kh… hân h… h… thành

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

  1. Thông minh huỳnh huỵch bình tĩnh
  1. Băn khoăn hân hoan hoàn thành

Câu 9

Giải ô chữ

  1. Dựa vào gợi ý ở dưới, tìm ô chữ hàng ngang.
  1. Đọc từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu vàng.

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

(1) Con gì đuôi ngắn tai dài

Mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh?

(2) Con gì tai thính mắt tinh

Nấp trong bóng tối ngồi rình chuột qua?

(3) Con gì cô Tấm quý yêu

Cơm vàng cơm bạc sớm chiều cho ăn?

(4) Quả gì không phải để ăn

Mà dùng để đá, để lăn, đề chuyền?

Phương pháp giải:

Em trả lời các câu đố để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Nội dung bài tập đọc cậu bé thông minh năm 2024

  1. Từ xuất hiện ở hàng dọc là: Toán.
  • Bài 2: Lính cứu hỏa trang 148 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Có chuyện gì đang xảy ra. Chúng ta phải làm gì khi có hỏa hoạn. Đọc. Trang phục của lính cứu hỏa gồm những gì. Lính cứu hỏa dập tắt đám cháy bằng cách nào. Em nghĩ gì về những người lính cứu hỏa. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh. Nghe viết. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Đặt tên cho hình dưới đây.
  • Bài 3: Lớn lên bạn làm gì? trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Quan sát các hình dưới đây. Mỗi người trong hình làm nghề gì. Đọc. Tìm trong khổ thơ thứ hai và thứ ba những tiếng có vần at, ep, êp. Bạn nhỏ muốn trở thành thủy thủ để làm gì. Bạn nhỏ muốn trở thành đầu bếp để làm gì. Bạn nhỏ trong khổ thở thứ ba muốn làm nghề gì. Học thuộc lòng hai khổ thơ cuối. Trao đổi: Lớn lên em thích làm nghề gì. Vì sao.
  • Bài 4: Ruộng bậc thang ở Sa Pa trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Hình ảnh nào trong tranh khiến em chú ý nhất. Em có thích cảnh vật trong tranh không. Vì sao. Đọc. Vào mùa lúa chín, Sa Pa có gì đặc biệt. Ruộng bậc thang có từ bao giờ. Ai đã tạo nên những khu ruộng bậc thang. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Hát một bài hát về quê hương.
  • Bài 5: Nhớ ơn trang 156 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống Các bạn nhỏ đang làm gì. Em hiểu câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ý nói gì. Đọc. Tìm ở cuối các dòng thơ những tiếng cùng vần với nhau. Bài đồng dao nhắc chúng ta cần nhớ ơn những ai. Vì sao chúng ta cần nhớ ơn họ. Còn em, em nhớ ơn những ai. Vì sao. Học thuộc lòng bài đồng dao. Nói việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người thân hoặc thầy cô. Bài 6: Du lịch biển Việt Nam trang 158 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quan sát tranh và cho biết em thấy những gì trong tranh. Đọc. Trong bài đọc, những bãi biển nổi tiếng của nước ta có ở đâu. Chúng ta có thể làm gì khi đi biển. Vì sao hình dạng của những đồi cát luôn thay đổi. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi b và c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và nói về những điều em thích khi đi biển. Nghe viết. Tìm trong hoặc ngoài bài đọc Du lịch biển Việt Nam từ ngữ có tiếng chứa vần anh, ach, ươt, ươp. Đặt tên cho bức tranh d