Nợ xử lý rủi ro là gì năm 2024

Để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, ngân hàng tuyệt đối không được thông báo cho khách hàng về việc đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu.

Sau khi trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, ngân hàng vẫn phải đôn đốc thu hồi nợ

Trích lập dự phòng rủi ro để xóa nợ song vẫn phải thúc đẩy thu hồi nợ

NHNN vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/10/2021.

Theo Thông tư 11, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Thông tư quy định, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.

Do đó, để đảm bảo ý thức và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, Thông tư bổ sung quy định: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Đồng thời, sau khi xử lý rủi ro, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.

Số tiền thu hồi được từ nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là doanh thu trong kỳ kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đưa nợ xử lý ra ngoại bảng, ngân hàng phải được ĐHĐCĐ thông qua

Liên quan đến việc theo dõi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và xuất toán khỏi ngoại bảng, Thông tư 11 quy định, sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Các khoản nợ được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải theo dõi trong hệ thống quản trị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định.

Đối với ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định chỉ được thực hiện khi có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt bằng văn bản sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

Đối với tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, các ngân hàng TMCP tư nhân, việc xuất toán nợ ra khỏi ngoại bảng quy định chỉ được thực hiện khi có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện tất cả các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua....

TCTD là hợp tác xã không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Dự thảo Thông tư này quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có (gọi tắt là nợ) phát sinh từ các hoạt động sau:

a- Cho vay;

b- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;

c- Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

d- Bao thanh toán

đ- Trả thay theo cam kết ngoại bảng;

e- Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do TCTD khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;

g- Ủy thác cho vay;

h- Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật;

i- Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ;

k- Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;

l- Mua kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành.

Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

Dự thảo nêu rõ, TCTD là hợp tác xã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong các trường hợp khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản; cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

TCTD là hợp tác xã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau:

a- Đối với trường hợp đã xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật, TCTD là hợp tác xã sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với số dư nợ còn lại của khoản nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro;

b- Đối với trường hợp chưa xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng là hợp tác xã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc: Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó; khẩn trương tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ; trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý rủi ro.

c- TCTD là hợp tác xã hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung để xử lý rủi ro quy định tại các điểm a, b khoản này.

Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là hình thức thay đổi hạch toán đối với khoản nợ, chuyển khoản nợ được xử lý rủi ro ra hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng; là công việc nội bộ của TCTD là hợp tác xã; không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.

TCTD là hợp tác xã không được thông báo cho khách hàng về việc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Sau khi xử lý rủi ro, TCTD là hợp tác xã phải theo dõi, có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để đối với khoản nợ được xử lý rủi ro, trừ trường hợp khoản nợ sau khi xử lý rủi ro được TCTD là hợp tác xã bán cho tổ chức, cá nhân, thu được đầy đủ tiền bán nợ theo Hợp đồng mua, bán nợ.

Sử dụng dự phòng rủi ro là gì?

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ.

Quản lý rủi ro trọng ngân hàng là làm gì?

Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

Khoanh nợ ngân hàng là gì?

  1. Khoanh nợ là việc NHCSXH chưa thu nợ của khách hàng và không tính lãi tiền vay phát sinh trong thời gian được khoanh nợ. Khách hàng được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Quy định này.

Rủi ro tín dụng của ngân hàng là gì?

- Rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chủ đề