Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì năm 2024

Sales - kinh doanh/bán hàng là ngành nghề không còn xa lạ với tất cả mọi người. Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhân viên kinh doanh ở một lĩnh vực nhất định nào đó.

Tuy nhiên, để làm Sales giỏi, hay nói cách khác là một chuyên viên kinh doanh thì không phải ai cũng có đủ tố chất và năng lực. Nếu bạn đang muốn bước chân vào ngành Sales và làm ở vị trí nhân viên kinh doanh thì trước hết phải hiểu rõ công việc này là gì. Tất cả sẽ được CareerBuilder bật mí chi tiết trong bài viết sau đây!

Những thông tin cơ bản về vị trí nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là một phần không thể thiếu của các công ty, doanh nghiệp. Vậy họ là ai và công việc của họ cụ thể là làm gì?

Nhân viên kinh doanh là ai?

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên Sales là những cụm từ chỉ chung những người làm Sales. Sales là vị trí bán hàng cho công ty/doanh nghiệp. Nhiệm vụ của nhân viên Sales là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp do công ty/doanh nghiệp cung cấp.

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì năm 2024

Nhân viên kinh doanh là gì? - Ảnh: Internet

Để thực hiện được điều đó, nhân viên Sales cần phải tiếp cận, giới thiệu, giải đáp mọi vấn đề, thắc mắc của khách hàng và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của công ty. Mục đích cuối cùng của đội ngũ nhân viên Sales đó là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Từ đó, giúp tăng doanh thu, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc nhân viên kinh doanh

Về cơ bản, công việc của nhân viên kinh doanh là tạo ra doanh số cho công ty. Vậy cụ thể, nhân viên kinh doanh là làm gì? Dưới đây là mô tả công việc chi tiết.

Tìm kiếm, khai thác và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng

- Tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.

- Chủ động liên hệ, kết nối với khách hàng tiềm năng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty.

- Gửi thông tin sản phẩm, dịch vụ qua email để khách hàng tham khảo, giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu khách hàng có phản hồi).

- Vận dụng những kỹ năng bán hàng để đàm phán, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

- Làm thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty.

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì năm 2024

Tìm kiếm và thu thập nguồn khách hàng tiềm năng cho công ty - Ảnh: Internet

Chăm sóc khách hàng

- Chủ động liên hệ với những khách hàng đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty để nắm tình hình chung, giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng.

- Kịp thời hỗ trợ và giải đáp thắc mắc, yêu cầu hay phàn nàn từ khách hàng.

- Theo dõi tiến độ hợp đồng, nắm rõ mốc thời gian kết thúc để thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng.

- Chủ động gửi thông tin khuyến mãi, ưu đãi cho khách hàng cũ để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

- Làm thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì năm 2024

Chăm sóc khách hàng tận tình, nhanh chóng giải quyết những vấn đề phát sinh - Ảnh: Internet

Triển khai hợp đồng đã ký kết

- Sau khi đã ký kết hợp đồng với khách hàng, bộ phận kinh doanh phối hợp cùng các bộ phận liên quan triển khai thực hiện hợp đồng, đảm bảo đầy đủ yêu cầu từ phía khách hàng.

- Theo dõi sát sao quá trình triển khai hợp đồng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.

- Phối hợp với những bộ phận liên quan để khắc phục nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì năm 2024

Tiến hành triển khai hợp đồng - Ảnh: Internet

Một số công việc liên quan khác

- Theo dõi quá trình thanh lý, kết thúc hợp đồng, hỗ trợ bộ phận kế toán đốc thúc công nợ.

- Phối hợp với bộ phận Marketing để lên kế hoạch, triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào dịp lễ, Tết, tri ân khách hàng; giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới của công ty nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng.

- Liên kết với các bộ phận khác trong công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng mọi yêu cầu và thị hiếu mới nhất từ khách hàng.

Bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh rõ ràng, chi tiết sẽ là “tấm vé” chiêu mộ giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên, trước tiên là phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, hai là có tiềm năng phát triển đến cấp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của công ty. Trong bài viết này, viecTOP sẽ mang đến những thông tin chi tiết về vị trí nhân viên kinh doanh để giúp các nhà tuyển dụng có thể tham khảo và hoàn thiện bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh một cách hoàn hảo nhất.

Giới thiệu chung về vị trí nhân viên kinh doanh

.png)Giới thiệu chung về vị trí nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi là nhân viên bán hàng (Sales staff) là người đảm nhiệm công việc giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Công việc cụ thể là tìm kiếm khách hàng tiềm năng, sau đó gọi điện thoại tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm dịch vụ.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh còn đảm nhiệm công việc chăm sóc khách hàng đang sử dụng và sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh là nhân sự trực thuộc Bộ phận Sales - Marketing, làm việc dưới sự quản lý của Trưởng phòng kinh doanh tiếp thị. Các KPI thường áp dụng đối với nhân viên kinh doanh là KPI doanh số, KPI tỷ lệ chuyển đổi, KPI về số lượng khách hàng mới, KPI tỷ lệ khách hàng hài lòng,…

\>>> Xem thêm: Tìm ứng viên Kinh doanh ở đâu?

Cách nhận diện nhân viên kinh doanh phù hợp

Với góc độ là người tuyển dụng, khi phỏng vấn một nhân sự mới, chúng ta lựa chọn ứng viên phù hợp với văn hóa của công ty, với sản phẩm dịch vụ, đội nhóm. viecTOP sẽ liệt kê một số điều kiện “cần” để đáp ứng nhu cầu của một nhân viên kinh doanh phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp linh hoạt

Là người đại diện cho công ty để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản tốt. Nhờ khả năng giao tiếp lưu loát sẽ giúp họ trình bày rõ ràng về sản phẩm phẩm dịch vụ đến khách hàng, thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng.

Kỹ năng phân tích tốt

Kỹ năng phân tích là một trong những kỹ năng cần thiết giúp phần trình bày của nhân viên kinh doanh tăng sức thuyết phục hơn. Phân tích SWOT (Strength - Điểm mạnh, Weakness - Điểm yếu, Opportunity - Cơ hội và Threat - Thách thức) của sản phẩm/dịch vụ để từ đó cung cấp những thông tin có giá trị, giải pháp tối ưu cho khách hàng tiềm năng.

Làm việc khoa học

Kỹ năng quản lý lịch làm việc cá nhân, thời gian ở công ty và ngoài giờ tốt cũng là một trong những yếu tố giúp nhân viên kinh doanh làm việc hiệu quả. Nhân viên kinh doanh sẽ thường xuyên theo dõi tình trạng bán hàng, chăm sóc khách hàng tiềm năng của họ để mang lại hợp đồng cho công ty.

Nhiệt huyết và luôn tạo động lực bản thân

Nhân viên kinh doanh cần giữ thái độ tích cực, tự tin, nhiệt huyết để hướng tới mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu chung của toàn đội nhóm, phòng và cả công ty. Tính cách cởi mở, biết cân bằng cảm xúc, tìm niềm vui trong cuộc sống sẽ giúp họ có thêm động lực trong công việc.

Ham học hỏi, có chí cầu tiến

Luôn thúc đẩy bản thân học hỏi, tìm tòi những giải pháp mới cũng là một tố chất khác mà một nhân viên kinh doanh nên có. Chủ động tìm hiểu sự biến động của thị trường, đối thủ để đúc kết được kinh nghiệm, bài học cho bản thân nhằm mang lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Tôn trọng người khác

Các mối quan hệ trong công việc là một trong những yếu tố then chốt giúp nhân viên kinh doanh mở rộng cơ hội kinh doanh. Vì thế, nhân viên kinh doanh cần có khả năng thấu hiểu và tôn trọng với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, họ cũng nên tôn trọng và đánh giá cao công việc của đồng nghiệp.

Sử dụng các công cụ bán hàng và kỹ năng báo cáo tốt

.png)Sử dụng các công cụ bán hàng và kỹ năng báo cáo tốt

Nhân viên kinh doanh cần nắm vững vận hành phần mềm lập kế hoạch bán hàng, hệ thống quản lý CRM đang được sử dụng tại doanh nghiệp. Đồng thời biết cách tạo báo cáo tình trạng chăm sóc khách hàng, hợp đồng,... để theo dõi tiến độ thường xuyên.

Chuyên nghiệp

Sự chuyên nghiệp bắt nguồn từ cách làm việc cho đến tác phong. Nhân viên kinh doanh nên xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp để có thể thành công trong công việc. Ngoại hình ưa nhìn và phong cách làm việc chỉn chu, nhanh nhẹn trong mọi hoàn cảnh như: làm việc nhóm, làm việc độc lập là hình ảnh đẹp của nhân viên kinh doanh.

\>>> Xem thêm: Series Phỏng vấn hỏi gì: Nhân viên kinh doanh

Bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh

.png)Những công việc mà nhân viên kinh doanh đảm nhiệm hàng ngày là gì?

Tìm kiếm, khai thác nhu cầu khách hàng tiềm năng

  • Khai thác và tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.
  • Sử dụng Email Marketing gửi thông tin về sản phẩm/dịch vụ mới để khách hàng tham khảo hoặc giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi có mail phản hồi.
  • Trực tiếp liên hệ với khách hàng tiềm năng từ hệ thống dữ liệu của công ty hoặc danh sách tự tìm kiếm để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, chương trình ưu đãi.
  • Thực hiện hồ sơ, thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng đồng ý mua sản phẩm dịch vụ.

Chăm sóc khách hàng

  • Chủ động liên hệ với các khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ để nắm tình hình, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Nhanh chóng giải đáp thắc mắc, phàn nàn từ khách hàng và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.
  • Theo dõi thời hạn hợp đồng để đề xuất khách tái ký hợp đồng.
  • Chủ động cung cấp các thông tin về ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng cũ để họ tham khảo và có thể quay lại và tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
  • Hoàn thiện thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Triển khai thực hiện hợp đồng

  • Nhân viên kinh doanh phối hợp với các bộ phận kỹ thuật, sản xuất để triển khai thực hiện theo hợp đồng, đảm bảo các yêu cầu của khách.
  • Theo dõi quá trình triển khai hợp đồng, giám sát chất lượng dịch vụ để khách hàng nhận được những giá trị tốt nhất.
  • Phối hợp nhanh với các bộ phận liên quan khắc phục kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách.

Các công việc khác

  • Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ.
  • Phối hợp với bộ phận Marketing lên kế hoạch và triển khai các chương trình như: giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, ưu đãi vào các dịp lễ/Tết, tri ân khách hàng,…
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng khi được công ty tạo điều kiện.
  • Làm các báo cáo công việc theo định kỳ hoặc phát sinh.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, báo cáo.
  • Thực hiện có công việc khác khi có yêu cầu từ ban quản lý.

Thu nhập của nhân viên kinh doanh là bao nhiêu?

Theo số liệu thống kê từ các trang nghiên cứu thị trường lao động Việt Nam, thu nhập của nhân viên kinh doanh dao động từ 8 - 15 triệu đồng/tháng tùy vào yêu cầu công việc, đặc thù sản phẩm/dịch vụ và quy mô doanh nghiệp. Lương cơ bản của nhân viên kinh doanh không cao, các doanh nghiệp thường áp dụng KPI doanh số, nếu đạt sẽ được hưởng 100% lương cơ bản, nếu vượt KPI đề ra sẽ được hưởng 100% lương cơ bản + % doanh thu vượt định mức. Đồng thời, nhân viên kinh doanh còn được phụ cấp tiền điện thoại, xăng xe, gặp gỡ khách hàng,…

Mẫu mô tả công việc của nhân viên kinh doanh được đăng trên viecTOP

Dựa vào bản mô tả mẫu này, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh để tạo ra bản JD nhân viên kinh doanh phù hợp nhất với nhu cầu của công ty. Sau khi hoàn thành, bạn đăng tin trên website tuyển dụng của viecTOP để có thể tiếp cận đến hơn 1000 ứng viên của chúng tôi!

.jpg)Bản mô tả mô tả công việc nhân viên kinh doanh của Puzzle Studio

\>> Chi tiết bản mô tả công việc nhân viên kinh doanh của Puzzle Studio xem TẠI ĐÂY.

.png)Bản mô tả mô tả công việc nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần Bất động sản Bầu Trời Sài Gòn

\>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY.

Trên đây, viecTOP vừa chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về yêu cầu, tố chất, kỹ năng, thu nhập và bản mô tả công việc của nhân viên kinh doanh. Nếu bạn là nhà tuyển dụng và đang tìm ứng viên tiềm năng phù hợp với công ty, hãy trải nghiệm ngay trang web tuyển dụng uy tín, hiện đại của viecTOP. Mọi thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!

Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm gì?

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên sales là những người thực hiện bán hàng cho doanh nghiệp, họ chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, giới thiệu và tư vấn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy doanh số và lợi nhuận.

Nhân viên kinh doanh là làm những gì?

Nhân viên kinh doanh là người thực hiện hoạt động liên quan đến việc bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng với mục đích thúc đẩy doanh số, mở rộng thị trường, duy trì mối quan hệ với khách hàng, góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Công việc của chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh là một thuật ngữ chỉ người làm việc trong bộ phận chịu trách nhiệm quản lý, phát triển chiến lược, môi giới và tiếp thị. Mục tiêu của hoạt động này nhằm tạo doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Trên thực tế, chuyên viên kinh doanh cần được tuyển dụng trong hầu hết tất cả các ngành nghề.

Làm nhân viên kinh doanh thì học ngành gì?

Học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh?.

Quản trị kinh doanh. ... .

Marketing. ... .

Quản trị bán hàng. ... .

Tâm lý học. ... .

Các ngành liên quan đến truyền thông báo chí và khoa học xã hội..